WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những sự khác biệt

baochiNhững kẻ lừa đảo trên đời dối lừa người ta bằng cách nào? Ấy là chúng lợi dụng sự giống nhau về hình thức để đánh tráo nội dung, hoặc tạo nên sự hỗn loạn rồi “mập mờ đánh lận con đen”. Đó là cách thức mà chúng vẫn thường sử dụng để dối lừa nhân thế. Cái sai trái và xấu xa không được người đời chấp nhận, vì thế mà phải nương vào cái đúng, cái tốt để tồn tại. Vì vậy mà tạo nên hiện tượng tốt xấu – trắng đen lẫn lộn, để rồi đảo lộn nhân tâm. Một ví dụ không gì sát thực hơn là bản tin thời sự của truyền thông Cộng Sản Việt Nam. Ấy là bao giờ họ cũng đưa những tin tức dàn dựng trong nước, kế đó mới là thời sự quốc tế. Mà tin tức quốc tế thì bao giờ cũng trung thực (vì xã hội người ta thông tin tự do, có sao nói vậy), do đó mà người dân dễ nhầm lẫn rằng tin tức trong nước cũng khách quan như thế. Đó là ý đồ tạo sự trắng đen lẫn lộn của nhà nước Cộng Sản, thực chất tin tức trong nước là do họ tuyên truyền lừa dối.

Hệ thống tuyên truyền của nhà nước Cộng Sản vẫn làm cho người dân Việt Nam hiểu rằng: Các nước dân chủ (có hệ thống chính trị đa đảng) kém an ninh. Hay có đánh bom khủng bố, kinh tế thì thường xuyên khủng hoảng, quan chức thì tham nhũng…; còn Việt Nam chúng ta ( Độc tài độc đảng) thì an ninh tốt, không có khủng bố bao giờ, kinh tế thì ổn định, không bao giờ xảy ra tham nhũng…; họ quên rằng người dân Việt Nam bị đảng tước hết các quyền dân chủ, bị đè đầu cưỡi cổ thì làm sao mà an ninh chả tốt? Kinh tế thì trì trệ tụt hậu, nhưng lúc nào cũng bị đảng tuyên truyền là ổn định phát triển thì sao mà có khủng hoảng? Ti Vi, báo đài của nhà nước rất ít khi đưa tin về tham nhũng, chứ thực chất chế độ độc tài Cộng Sản là thiên đường của tham nhũng. Do đó mà tình hình đất nước bề ngoài được sơn phết và đánh bóng rất đẹp, nhưng bên trong chứa toàn ung nhọt sắp vỡ. Không như xã hội người ta, tin tức tự do nên những điều chưa tốt được nêu ra và giải quyết ngay một cách ổn thỏa. Vì thế mà xã hội luôn được làm mới, làm sạch để tiến lên phía trước với một trạng thái tốt đẹp và khỏe mạnh hơn.

Loài người luôn đi tìm những hình thái xã hội tốt đẹp, tiến bộ để xây dựng và phát triển. Để xã hội được công bằng hạnh phúc, ổn định và bền vững hơn. Vượt lên trên tất cả là sự làm chủ của người dân đối với xã hội mà mình đang sống, để đạt được những giá trị tự do cao đẹp. Tuy nhiên, mô hình xã hội tiến bộ nào cũng có những nhược điểm của nó, vì rằng sự vật trên đời không có cái gì vẹn toàn. Điều quan trọng là chúng ta lựa chọn mô hình dân chủ tiến bộ vì cuộc sống hạnh phúc người dân, vì sự phát triển của đất nước. Tiếc thay, đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn cứ nhắm vào những cái không may của người ta để dè bỉu và lên án, cho rằng xã hội tự do dân chủ là kém cỏi và sai trái. Để rồi từ đó đảng lý luận rằng: Chỉ có chế độ độc tài do đảng Cộng Sản lãnh đạo là ưu việt và hạnh phúc nhất trên đời.

Nghe thì bất bình thật, nhưng quả thực để tồn tại thì đảng Cộng Sản không còn cách giải thích nào khác. Vì rằng để chứng minh cái sai là đúng (Chế độ Cộng Sản) thì người ta phải phủ nhận cái đúng (Chế độ dân chủ).

Để làm được điều đó, đảng Cộng Sản đã trở thành một kẻ siêu lừa đảo bằng cách “Mập mờ đánh lận con đen”, dựa vào sự giống nhau về hình thức để lừa bịp bản chất vấn đề. Đảng bắt chước người ta cái tên gọi, còn nội dung thì đảng chiếm lấy làm của riêng. Ví như đất nước người ta có các hội đoàn thì đảng ta cũng có, chỉ có điều bản chất khác nhau (nếu không muốn nói là trái ngược). Vì rằng trong các xã hội dân chủ thì những hội đoàn đó do người dân tự do thành lập và điều hành. Mục đích là để bảo vệ quyền lợi thành viên, phát triển các lợi ích cộng đồng. Ngược lại, ở xứ ta đảng cũng thành lập các hội đoàn có tên gọi như vậy, nhưng do đảng lãnh đạo. Vậy là, về hình thức thì giống nhau, nhưng nội dung thì đã có sự khác biệt. Một đằng là người dân làm chủ cuộc sống và xã hội, một đằng thì đảng kìm kẹp và quyết định tất cả. Đó chính là bi kịch của dân tộc Việt Nam, chừng nào còn tồn tại thì đảng còn hành động như vậy. Đảng luôn tồn tại và vinh quang bằng cách tạo nên sự khác biệt kỳ dị như thế.

Trong môi trường tự do, sự cạnh tranh lành mạnh khiến con người tiến bộ và lớn hơn lên (nhờ sự phấn đấu và so sánh). Do đó mà tốc độ phát triển của xã hội được đẩy nhanh, tránh được sự chậm tiến và trì trệ. Cũng trong môi trường đó, người ta chỉ có thể tiến lên bằng cách ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.

Vừa rồi có mấy người nói lên sự thật mà phải bị ngồi tù. Đó là mấy sinh viên trí thức trích dẫn một câu danh ngôn như vầy: “Chỉ có thể làm cho người ta yêu bạn bằng cách làm cho mình trở nên đáng yêu hơn, chứ không thể bắt người ta yêu bạn”. Câu này nghe qua thì đúng và vô hại, nhưng đã đánh trúng tim đen của đảng Cộng Sản. Cả đời đảng tồn tại bằng cách bắt người ta yêu mình, nay mấy sinh viên kia đi ngược với “chủ trương đường lối” thì bị ngồi tù là đáng, ai bảo học nhiều cho lắm rồi trở nên cuồng chữ mà thách thức đảng độc tài.

Xưa nay chưa thấy ai trở nên giỏi bằng cách chê người khác dốt, bắt người ta yêu mình thay vì làm cho mình trở nên đáng yêu hơn như đảng Cộng Sản. Phải chăng đó là những sự khác biệt mà chế độ Cộng Sản cống hiến cho loài người?

© Minh Văn

© Đàn Chim Việt

4 Phản hồi cho “Những sự khác biệt”

  1. Người Buôn Mộng says:

    “Chỉ có thể làm cho người ta yêu bạn bằng cách làm cho mình trở nên đáng yêu hơn, chứ không thể bắt người ta yêu bạn” thì rõ ràng không thể là “Yêu nước tức là (phải) yêu Xã hội Chủ nghĩa”!

  2. nvtncs says:

    Dân nước văn minh bầu người giỏi và tử tế làm lãnh đạo và số nhiệm kỳ có giới hạn. Ở VN thì hồng hơn chuyên và cha truyền con nối như thời phong kiến.

  3. nvtncs says:

    “Những kẻ lừa đảo trên đời dối lừa người ta bằng cách nào?”

    Người tài, chỉ dùng trí thông minh, sự hiểu biết đã thành công, không cần phải ăn gian.

    Vấn đề là thế này: lãnh đạo của một dân tộc, có thể lừa dối dân tộc của họ, nhưng không sao lừa được các dân tộc khác, các lãnh đạo nước khác, cho nên những lãnh đạo ăn gian nói dối, chỉ đưa nước họ đến thất bại khi cạnh tranh với các nược khác.

  4. ĐẠI NGÀN says:

    TỰ DO VÀ KHÔNG TỰ DO

    Trong xã hội con người, tự do là cá nhân được quyền làm điều gì mình muốn. Có nghĩa tự do luôn luôn ràng buộc hay phải đặt trên cơ sở là cái quyền nào đó. Quyền đó là quyền xã hội cho phép, quyền đó là quyền do pháp luật qui định. Cho nên tự do chỉ có ý nghĩa và có giá trị thật sự khi xã hội đó có một nền pháp luật lành mạnh, khoa học, khách quan, tiến bộ và hữu lý. Nếu không được như thế, cá nhân không bao giờ có quyền tự do và cả xã hội cũng không bao giờ có tự do.
    Nhưng ai là người làm ra luật chung cho xã hội. Về nguyên tắc, xã hội tự do thì do Quốc hội đích thực làm luật, còn xã hội độc tài thì chỉ có một hay một số cá nhân nắm quyền điều khiển Quốc hội đó làm luật. Điều đó cũng có nghĩa chính giá trị hay bản thân pháp luật mới chính yếu còn không phải ai làm ra nó mới chính yếu. Tuy nhiên, một đất nước dân chủ thì chắc chắn pháp luật đó là luật dân chủ, còn các nhà nước độc tài thì chắc chắn luật pháp đó là luật pháp độc tài.
    Song cái gì khiến những người đang nắm quyền của một đất nước là độc tài hay dân chủ ? Không ngoài ba ý nghĩa sau :
    1/ Chủ quan : Tự coi mình là tài giỏi hơn mọi người khác. Điều này chắc chắn không khách quan, bởi vì không thể ai tự nhận mình là tài giỏi hơn tất cả mọi người. Mọi sự độc tài đều phi lý hay mê tín chỉ đều như thế.
    2/ Bị động : Mình không hề tự do mà bị buộc chặt bởi thế lực nào đó. Như vậy cũng là tồi, không xứng đáng với ý nghĩa lãnh đạo trong tính cách lành mạnh, ưu việt và lương hảo.
    3/ Vì quyền lợi riêng tư mà không hề yêu dân, yêu nước. Bởi yêu dân, yêu nước thật bụng thì chỉ muốn làm tốt cho dân, cho nước mà không thể là điều gì khác. Mà muốn vậy thì phải thực hành tự do dân chủ nhưng không thể độc tài.
    Cho nên sự tự do bao giờ cũng là chân lý, là yêu cầu cần thiết, chính đáng, khách quan, trong khi đó sự không tự do luôn luôn chỉ nhất thiết chính là điều hoàn toàn ngược lại.

    Võ Hưng Thanh
    (25/4/13)

Leave a Reply to nvtncs