WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tổng thống Putin nghĩ gì?

putinKhông ít các nhà nghiên cứu Tây Phương kể từ thế kỷ 17 đã tiên liệu sẽ có ngày nước Nga hoà nhập vào đại gia đình Âu Châu để đối phó với hiểm hoạ da vàng – tức là lúc mà Trung Quốc trổi dậy và  đe doạ nước Nga nói riêng và Âu Châu nói chung. Nhưng hiện tổng thống Putin đang đi một hướng trái ngược lại khi ông hợp tác với Bắc Kinh nhằm kềm chế ảnh hưởng của Tây Phương, cho dù hơn ai hết ông hiểu rất rõ thế địa chính trị trong khu vực và đâu là lợi ích lâu dài của nước Nga. Chính sách của Putin dường như chỉ nhằm thoả mãn tự ái dân tộc ngắn hạn và tâm lý nghi ngờ Âu-Mỹ của chính cá nhân ông, điều này đã được nhiều nhà phân tích tìm hiểu vì bắt nguồn từ những nguyên nhân văn hoá và lịch sử xâu xa.

Có người cho rằng tổng thống Putin muốn dành lại vị thế siêu cường giống như thời Liên Xô cũ. Nhưng tham vọng là một chuyện, một người nhiều kiến thức như ông Putin không thể không biết rằng nước Nga gánh chịu những giới hạn về kinh tế và dân số nên chỉ có thể là một cường quốc hạng nhì hay ba trong thế kỷ 21. Hợp tác với Tây Phương vẫn tốt cho lợi ích lâu dài hơn là bắt tay với Trung Quốc. bởi vì Âu-Mỹ không có tham vọng lãnh thổ, trong khi Hoa Lục ấp ủ giấc mơ chiếm lại tài nguyên giàu có trên hàng triệu cây số vuông vùng biên giới mà họ cho là bị Sa Hoàng cướp đoạt trước đây.

Putin có thể chọn thế đu dây, khai thác tình trạng tranh chấp giữa Mỹ-Trung để xác định vai trò của một cường quốc không thể bị lãng quên. Về quân sự Mạc Tư Khoa bán vũ khí vừa cho Hoa-Ấn rồi cả những nước trong ASEAN vốn đang tranh chấp. Về chính trị bênh vực cho chế độ độc tài bị thế giới lên án ở Iran và Syria. Trên bình diện kinh tế xây ống dẫn bán dầu khí cho Trung-Hàn-Nhật để vừa có lời và cũng cho thấy vai trò quan trọng trong nền kinh tế khu vực. Cung cách hành xử của Nga trong nhiều trường hợp lại mang tính cách trục lợi thay vì tạo cho mình một thế đứng cân bằng giữa các xung đột, nên ông Putin dù là một chiến lược gia kinh nghiệm lại bỏ mất thời cơ quan trọng để xây dựng nền tảng vững chắc cho những quyền lợi lâu dài trong tương lai. Nga chỉ hành xử theo cơ hội chủ nghĩa mà không tạo sức thuyết phục và chỗ đứng lâu dài của một cường quốc.

Trong số ba nước đối thủ dưới thời chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ và Trung Quốc có tầm nhìn rất xa trong lúc Nga lạc lõng không xác định được vị trí của mình vào thế kỷ 21 – cho dù chính khuyết điểm này đôi khi lại trở thành ưu thế khi Mạc Tư Khoa theo đuổi chính sách trục lợi làm nghiêng ngả bàn cờ quốc tế. Mỹ dẫn đầu về tính năng động và sáng tạo trong một xã hội mở rộng của mô hình dân chủ tự do, trong trào lưu toàn cầu hoá và nền trật thế giới vốn được hình thành từ sau Thế Chiến Thứ Hai. Hoa Lục ôm ấp giấc đại mộng Phục Hưng Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, và đòi hỏi quan hệ quốc tế phải được thay đổi cho phù hợp với vai trò ngày càng lớn mạnh của mình. Nga ở vào tư thế có thể chọn lựa được vị trí thăng bằng giữa hai siêu cường trong thế kỷ 21, thì trong nước lại không có những cuộc tranh luận về hướng tiến lịch sử của đất nước khi giới lãnh đạo chỉ lo nịnh bợ thi hành các quyết định của tổng thống Putin trong lúc thành phần trí thức bị chia rẽ và vất vả tranh đấu cho quyền tự do bày tỏ ý kiến.

Những bài viết của Putin cho thấy ông không phải là một nhà độc tài ngu muội mà rất thấu hiểu về những nhu cầu của nước Nga: tăng cao dân số; phát triển công nghệ hiện đại bên cạnh lãnh vực quốc phòng; ổn định xã hội để tăng trưởng kinh tế, nhưng đồng thời mở cánh cửa dân chủ và pháp trị vì đây là con đường duy nhất giải quyết tình trạng tham nhũng hối mại nhằm phát huy năng lực sáng tạo và cạnh tranh của xã hội. Nhưng khi hành xử ông dường như chỉ chủ trọng vào ổn định – nhất là cho vai trò Tổng Thống mà ông đang nắm giữ đến nhiệm kỳ thứ ba – mà xao lãng các mục tiêu còn lại dù đây chính là nền tảng lâu dài cho đất nước.

Các biện pháp của ông chỉ nhằm vào thoả mãn tinh thần quốc gia hời hợt của quần chúng, đồng thời tô bóng hình ảnh cá nhân và cũng cố vây cánh thế lực trong các hệ thống kinh tế, an ninh và nhà nước. Putin thực hiện được những điều này không phải với bản lãnh tầm cỡ như các nhà lãnh đạo Lý Quang Diệu hoặc Đặng Tiểu Bình, trái lại một mặt ông áp dụng bàn tay sắt đối với thành phần đối lập, đồng thời lợi dụng vào hoa lợi thu nhập từ nguồn tài nguyên dồi dào phong phú để thúc đẩy nền kinh tế và xoa dịu quần chúng.

Về ngoại giao, việc Putin nâng tầm quan trọng của khối BRIC (gồm Ba Tây – Nga – Ấn Độ – Trung Quốc, cộng thêm Nam Phi) rất hợp lý khi mà tỷ trọng kinh tế của các nước này tăng vọt trong lúc Âu-Mỹ-Nhật không hẳn là đầu máy tăng trưởng và cũng chưa chắc sẽ còn giữ thứ hạng hiện thời trong vài thập niên tới đây. Nhưng bù lại, Putin không hề cố gắng tạo dựng một khuôn mẫu để khối BRIC tín nhiệm và hợp tác, vì các nước đều biết ông muốn lợi dụng họ để làm suy yếu Tây Phương và nâng tầm quan trọng của riêng nước Nga; giống vậy, Bắc Kinh muốn dùng làm bàn đạp tạo ảnh hưởng khắp thế giới nhằm phục vụ cho giấc mơ Phục Hưng Trung Hoa; trong khi Ba Tây – Ấn Độ và Nam Phi không có tham vọng toàn cầu nên cảm thấy an toàn hơn khi nền trật tự thế giới hiện thời được duy trì, cho dù họ muốn có tiếng nói mạnh hơn trong các vấn đề kinh tế.

***

Sau khi Liên Bang Xô Viết tan rã, nước Nga cảm thấy bị tổn thương cả về uy tín lẫn quyền lợi mỗi dịp hợp tác với Tây Phương. Lần thứ nhất khi bỏ phiếu đồng thuận ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lên án Iraq xâm lăng Kuwait năm 1990, rồi sau đó dẫn đến hai cuộc chiến vùng vịnh làm sụp đổ một chế độ vốn là thế lực và thân chủ lâu đời từ sau Thế Chiến Thứ Hai. Lần thứ hai khi đồng minh truyền thống của Nga là sắc dân Serbia phải thua cuộc trong cuộc chiến tại Kosovo thuộc Nam Tư cũ năm 1998-99. Cạnh đó nhiều người Nga nghĩ rằng Âu-Mỹ đã âm mưu phá hoại nền kinh tế để nước Nga vĩnh viễn không còn là một đối thủ của Tây Phương. Khi NATO thu nhận các nước Đông Âu cùng nhiều quốc gia trước đây nằm trong Liên Bang Xô Viết làm thành viên, Mạc Tư Khoa xem đây là bước xâm phạm vào vùng trái độn và đe doạ nền an ninh của Nga, dẫn đến ba lần tranh chấp (1) chiến tranh với Georgia năm 2008 (2) cắt không bán khí đốt cho Ukraine năm 2009 (3) phản đối hệ thống tên lửa phòng thủ của Hoa Kỳ không được đặt tại Ba Lan năm 2009.

Hố sâu giữa Nga và Âu Châu bắt đầu từ khởi nguồn xa xôi trong lịch sử khi một bên theo Chính Thống Giáo còn phía kia là Cơ Đốc Giáo. Nước Nga bị Tây Phương xem như lạc hậu và thô kệch cho dù nơi đây đã sinh sản các đại văn hào như Tolstoi và Doestoyevsky, những toán học gia lừng lẫy như Markov và Euler, và hoàn thiện điệu vũ ballet vốn được thế giới ngưỡng mộ. Nga là một quốc gia nông nghiệp truyền thống từ thời Sa Hoàng (đất đai thuộc về quý tộc) sang Xô-Viết (đất đai thuộc tập thể) nên quan niệm về sỡ hữu tư nhân và quyền tự do cá nhân chỉ mới manh nha bộc phát sau này. Những nhà lãnh đạo mà dân Nga cảm thấy gần gũi như Yeltsin (tài giỏi, nhưng thô lỗ và thích say rượu) và Putin (nghị lực và quyết đoán) thay vì Gorbachev vốn quá nhiều dáng dấp của giới trí thức Tây Phương.

Như trên đã đề cập đến, tổng thống Putin nhiều lần viết bài cho thấy ông hiểu rất rõ nhu cầu ổn định của dân Nga – hay nói đúng hơn đây là tâm lý thụ động chờ đợi nhà nước lo liệu về an ninh và đời sống. Nhưng chính ông đã nhận xét rằng cánh cửa dân chủ và pháp luật phải được mở để bài trừ tham nhũng và tạo cơ hội cho sức cạnh tranh sáng tạo bùng phát thì mới xây dựng được tương lai lâu dài. Dù vậy phản ứng của Putin đối với những chỉ trích vi phạm nhân quyền hình như bị thúc đẩy bởi tâm lý cá nhân không thể chấp nhận bị Tây Phương và thành phần trí thức trịch thượng, thay vì ông chọn con đường lợi ích cho quốc gia. Hoạ chăng điểm khác biệt của Putin tuy dung túng bè đảng nhưng ông xem thường họ như những con cờ để sử dụng, chớ ông không chiụ đơn thuần làm lãnh tụ của đám cướp theo kiểu như nhiều chính trị gia độc tài nước khác.

Putin cũng không phân biệt được giữa khát vọng dân chủ – độc lập – an ninh của các quốc gia Đông Âu và thuộc Liên Bang Xô Viết trước đây mà xem việc NATO mở rộng như mối đe doạ cho Nga. Các nước này trước đây đã nhiều lần bị bán đứng, xâm lăng rồi chà đạp bởi cả Tây Âu, Đức Quốc Xã rồi Xô Viết; đến nay là cơ hội đầu tiên họ có hy vọng vào tương lai. Khó mà hình dung NATO dù bành trướng lại có ngày tấn công nước Nga; trái lại khi Đông và Tây Âu cùng thịnh vượng và dân chủ chính là cơ hội để nước Nga cung cấp nhiên liệu đồng thời tiếp nhận đầu tư, kỹ thuật, cùng tính kỷ luật và tổ chức để phát triển lâu dài. Đây lại còn là thế lực giúp Nga cân bằng lực lượng với tham vọng của Trung Quốc từ phương Nam.  Tóm lại, cả Nga cùng Âu Châu cùng hợp tác có lợi (win-win) thay vì đối nghịch để kẻ thắng người thua (zero sum game).

Trái lại, con gấu Nga đã chọn bắt tay – không phải với con rồng mà là con rắn độc Trung Quốc vì thể nào cũng có ngày nó quay lại cắn người bạn đồng hành. Tuy đây có thể là bước tính giai đoạn nhưng những quyết định bán kỹ thuật quân sự cho Hoa Lục (cho dù biết trước rằng sẽ bị sao chép) cũng như khai thác để làm mất thế cân bằng giữa Tây Phương và Hoa Lục sẽ còn để lại hậu hoạn lâu dài về sau.

Lịch sử sẽ đánh giá Putin như một nhà lãnh đạo có nhiều tư duy nhưng lại bỏ lỡ cơ hội đưa nước Nga vào con đường phát triển bền vững và vai trò cường quốc trách nhiệm trên quốc tế. Nước Nga trong thời hậu Putin sẽ bắt đầu đi lại từ đầu để tìm ra vị trí của mình trong thế kỷ 21.

© Đoàn Hưng Quốc

© Đàn Chim Việt

 

 

 

 

 

11 Phản hồi cho “Tổng thống Putin nghĩ gì?”

  1. Hải Ngoại says:

    Nước Nga bây giờ hết thời rồi các cụ ơi, bây giờ chỉ là cường quốc hạng nhì
    Dân số tụt xuống còn có 140 triệu đứng thứ 9 trên thế giới, thua cả Nam Dương, xưa thứ ba, nay các nước thuộc địa nó đòi tự trị, Sô viết tan rã trở lại nước Nga. Khác với các nước khác trên thế giới , dân Nga không tăng mà có khuynh hướng giảm vì số tử tăng , số sinh giảm
    Nến Dân chủ nước Nga thối nhất thế giới, Putin sửa mẹ nó cả hiến pháp ra làm Tổng thống thêm một nhiệm kỳ, cựu Tổng thống xuống làm Thủ tướng, Thủ tướng lên làm Tổng thống, chưa có nên dân chủ nào thối đến thế
    Trước thập niên 1990 hồi còn theo CS, mải chạy đua vũ trang với Mỹ đến sập tiệm nên phải bỏ chế độ CS, may mà Gorbachev từ bỏ CS chứ nêu không thì chết đói cả lũ. Từ bỏ chế độ CS là con đường sống duy nhất của Nga
    Nuớc Nga chỉ giỏi về văn chương cổ điển, sáng tác được nhiều tác phẩm bất hủ nhưng khoa học, kinh tế , xã hội thua Tây phương, người Tây phương hồi xưa rất khinh nước Nga lạc hậu. Hitler và tập đoàn Quốc xã khinh giống Nga vì thuộc giống Slave, họ cho là không văn minh
    Nay Putin cũng quậy dữ lắm vì bị thế giới coi khinh chả có ký lô nào cả nên cũng lại giở trò đao búa.
    Có một ông bạn (ở Mỹ) mới đi du lịch Nga cho biết dân còn nghèo bỏ bố, đến tết mới bằng Đài Loan, Nhật, Đại Hàn…so với Singapore, Hong Kong, Nam Hàn.. Nga còn lạc hậu nhiều, ông bạn nói về miền quê Nga chơi, có cho một bà cụ 20 US dollars, bà ấy ôm chân ông bạn khóc, nói trong đời bà chưa có ai cho bà một số tiền lớn như thế !!! ối giời ơi, nước Nga văn minh như thế đó

  2. vietminhlinh says:

    Nếu chỉ nghĩ như ông thì ai cũng nhận thấy, ông nghĩ quá đơn giản và ngây thơ, ai gây chiên tranh, ai đi xâm chiếm nước khác, ai xâm chiếm quê hương ông, bản chất của các cuộc chiến tranh do mỹ, châu âu gây ra. chắc ông chỉ viết vì tiền nhuận but thôi.

  3. nguyễn Huy says:

    Ngoài Mãn, Mông, Tân Cương, Tây Tạng …có lẽ thêm Việt Nam nữa nếu giữ 16 chữ Vàng và 4 tốt ( !! ?? )

  4. Vũ duy Giang says:

    Trong những chuyến đi thăm chính thức nước ngoài,các LÁNH đạo CSVN thường phải chuồn cửa sau(hậu môn)để LÁNH mặt VK biểu tình chống đối,còn có những chống VC vẫn còn mộng tinh 1 thời đại”HẬU Cộng” (đừng nhầm với hậu cổng=hậu môn!),và bây giờ tác giả lại tự đặt ra câu hỏi:
    “Nước Nga trong thời HẬU Ptutin…”thì hãy đọc phản hồi rất đúng của Lại thế Hồng:”Giờ Nga không còn coi Mỹ là đối tác nữa,mà coi như 1 quốc gia BẬC TRUNG,chớ không còn là 1 siêu cường”

    Vậy đừng nhìn cái”Hậu”của Putin nữa,vì Putin là 1 lãnh đạo sừng sỏ nhất của Nga,chỉ sau Stalin,và Putin cũng đã xuất thân từ CA/mật vụ Nga, cũng như thủ tướng(hay TT kiêm TBT tương lai của nước CSVN?!) Nguyễn tấn Dũng.Và cũng đừng mang”con rắn độc TQ”ra dọa nữa,vì Kroutchev cũng đã từng đương đầu với con”trạch” Mao rồi!Và cũng đừng bắt tội Do Thái H.Kissinger đã hy sinh VNCH (cho TQ!) để cứu nước Israel,vì khi đó lobby Do Thái mạnh hơn VN,mà bây giờ lobby VN ở Mỹ đã mạnh lên nhiều, thì có thể Mỹ cũng sẽ hy sinh CSVN vì VK,để cứu…TQ chăng?!!

  5. Lâm Vũ says:

    Đồng ý với bác Hai Lúa quá đi thôi! Và, theo tôi, Hoa Kỳ không học được bài học lịch sử nào cả. Sau cái ngu dại ở VN, lại tiếp tục ngu dại hơn nữa ở Afganistan rồi Irak. Nhẩy vào rồi (ôm đầu máu) nhẩy ra ở VN thì còn bảo là thiết yếu lịch sử, còn ơ Iraq thì chẳng lợi lộc cho ai, ngoài những tay lái súng, các nhà thầu xây cất… và Iran! Nhưng cũng không thể đổ hết tội lên đầu bọn lái súng, mà phần lớn vẫn là ở chính phủ. Ngày xưa coi thường “thằng” Tầu, nay quay ra khinh miệt “thằng” Nga. Trong chính trị ngoại giao đó là điều tối ky, giống như tự sát! Nhà vô địch nào cũng chết có một kiểu giống nhau!!!

    TB. Tác giả “khuyên” Putin theo đường lối dân chủ Tây Phương! Theo tôi đây là việc khó xẩy ra khi Putin còn nắm quyền.. once a king… nhất là khi nền kinh tế Nga không đến nỗi tệ… so với Mỹ hay Liên Hiệp Âu Châu…. Khó quá, khi Hoa Kỳ làm hết lỗi lầm này sang lỗi lầm khác… đến nỗi, khi Washington có được một quyết định đúng, như chuyển lực lượng sang vùng Thái Bình Dương (sân nhà) là thế giới bàn tán xôn xao cả năm!

  6. Năm Khoai says:

    Bài phản hồi đọc xong. . .hết Lúa luôn !
    Quá bịnh…..

  7. Tổng thống Putin cho rằng, ông thấy không cần phải treo ảnh chân dung của người kế nhiệm trong văn phòng của mình sau khi rời điện Kremlin. Trong khi đó, một nguyên tắc đã được chấp nhận rộng rãi tại Nga là tất cả các quan chức nước này đều treo ảnh của tổng thống tại phòng làm việc.

  8. DÂN ĐEN says:

    HỎI : “…TỔNG THỐNG PUTIN ĐANG NGHĨ GÌ ? …” DÁP : ” đang nghĩ quẩn !!! ??? ” . Mẹ kiếp đúng là dân ” VÕ BIỀN ” vai u thịt nhão, sẽ cũng lại đưa đất nước Xuống Hố Cả Nút như mấy cha lớp ba trường làng ở Việt Nam cho mà xem ( mà Putin có võ thiệt, Judo đai đen chứ ít à ?, ) . Wait and see hỉ !

  9. Đảng Nước Nga thống nhất ủng hộ Putin đã giành được một thắng lợi vô tiền khoáng hậu trong cuộc Bầu cử Nghị viện Nga 2003 . Các nhà quan sát chính thức từ nước ngoài đã gọi đó là một cuộc bầu cử tự do nhưng ghi chú rằng các cơ quan truyền thông lớn do nhà nước kiểm soát, đặc biệt là Truyền hình quốc gia Nga, đã tiến hành các chiến dịch truyền thông rộng lớn và không công bằng dành riêng cho đảng cầm quyền. Quả vậy, đa số các đài truyền hình Nga hiện dưới quyền quản lý trực tiếp hay gián tiếp của Kremlin. Trong khi có số độc giả hạn chế hơn, các tờ báo hiện đa dạng hơn; một số tờ chỉ trích chính phủ Kremlin, trong khi số khác ủng hộ đường lối chính phủ. Một trong hai tờ báo thương mại chính chính, Kommersant , do Boris Abramovich Berezovsky trực tiếp kiểm soát, trong khi tờ kia – tờ Vedomosti vốn được độc giả rất tin tưởng – thuộc sự đồng sở hữu của hai tờ Financial Times và Wall Street Journal .

  10. le hoang says:

    bắt tay với Tây phương còn phát triển được ,trái laị đi gắn bó với con cáo TQ,nó chỉ có đớp chứ không bao giờ để cho ai hơn nó,nói,chuyện phaỉ trái với nó thật uổng phí ,nó chẳng bao giờ nghe ,như điếc,ngang ngược hơn ai hết.làm bạn với người tốt học được nhiều lợi ích còn làm bạn với kẻ xấu chỉ bị nó tham lam
    ích kỷ ,tỉểu nhân haị mà thôi.sao ông la putin không biết sao…? Tuị Tàu là loài man rợ suốt triều dài lịch sử
    nhân loaị nó chỉ đi ăn cứơp.chứ có lợi gì cho nhân loaị.4 nước nó xâm haị đó là ;Mãn,Mông,tân cương,Tây
    Tạng ,…..các quốc gia naỳ chờ ngaỳ độc lập để dành laị chủ quyền khi TQ bị phanh thây ra làm nhiều mảnh ngày đó không xa ông La puTin phaỉ hiểu chứ….?

Leave a Reply to Dwight H. Porter