WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chuyến công du của Trương Tấn Sang: Vẫn thế thôi!

 

Obama

                                                                          Barack Obama tiếp Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng – Ảnh: BBC

Chuyến công du của chủ tịch nước Trương Tấn Sang qua Hoa kỳ như tôi đã dự đoán, chẳng có gì đột phá, nếu không nói là một sự thất bại về ngoại giao.

Diễn biến của chuyến đi cho thấy, dù chính thức Tổng thống Barack Obama mời qua, nhưng việc qua Mỹ xem ra do phía Việt Nam chủ động, muốn qua gấp để chuyển một số thông điệp cần thiết sau chuyến triều kiến tại Bắc Kinh.

Khi chiếc chuyên cơ từ Việt Nam tới sân bay quân sự Adrew tại Washington DC vào ngày 23/7, ra đón tay tại sân bay chỉ có đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Sheare. Không thấy một thủ tục lễ nghi nào dành cho nguyên thủ quốc gia, không một ai thuộc hàng tầm cỡ từ phía Hoa Kỳ, chỉ có đại diện Vụ Lễ Tân , Bộ Ngoại giao, tôi cứ nghĩ thông thường ở nước Mỹ có lẽ sẽ thực hiện nghi thức đó tại Nhà Trắng.

Thế nhưng vào sáng ngày 25/7, lễ nghi đón nguyên thủ quốc gia tại Nhà Trắng cũng không xảy ra. Tổng thống Barack Obama tiếp vội vã trong khoảng 30 phút, không dùng bữa cơm trưa làm việc, cũng không có đại yến mời nguyên thủ quốc gia, mặc dù buổi chiều tối Tổng thống Barack Obama đã từ Florida trở về.

Như vậy, có thể nói rằng, ông Trương Tấn Sang đã không được đón tiếp theo nghi lễ cấp nhà nước, thậm chí người đón ông vào Nhà Trắng để giới thiệu với Tổng thống Obama là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear và Đại sứ Marshall người của Lễ tân của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Buổi tiệc duy nhất mà chính phủ Hoa Kỳ chiêu đãi chủ tịch Trương Tấn Sang là buổi ăn trưa làm việc với Ngoại trưởng John Kerry tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 24/7.

Những lời phát biểu qua lại của ông Trương Tấn Sang và John Kerry trong bữa ăn trưa chẳng có gì mới mẻ. Về phía ông Kerry chẳng qua là nhắc lại những gì mà người tiền nhiệm Hillary Clinton đã từng nói vào những dịp khác, từ việc tìm kiếm người Mỹ mất tích đến thay đổi của Việt Nam sau hiệp định thương mại Việt Mỹ, hay đàm phán tham gia Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hy vọng kết thúc vào cuối năm nay.

Mặc dù Liên minh các tổ chức bảo vệ lao động ở Hoa Kỳ cũng kêu gọi Mỹ ngưng lại vòng đàm phán TPP với Việt Nam cho đến khi nào Việt Nam chứng tỏ sự tuân thủ những chuẩn mực lao động cần  có, đại diện thương mại Hoa Kỳ, ông Michael Froman nói Việt Nam đã vượt qua nhiều thử thách và đáp ứng  được mọi tiêu chuẩn của TPP.

Tất cả đều là ngôn ngữ ngoại giao, vẫn còn bỏ ngỏ đấy những… hy vọng. Lời nói đẹp không bị đóng thuế và vô hại. Bởi vì vẫn phụ thuộc vào quốc hội Mỹ, nơi có nhiều dân biểu chỉ trích Việt Nam vi phạm nhân quyền và đòi gắn liền nó với sự chuẩn thuận. Vấn đề bán vũ khi sát thương cho Việt Nam lại càng khó khăn hơn. Có nghĩa rắng, mục tiêu trọng tâm của chuyến đi chẳng có gì tiến triển.

Ông Trương Tấn Sang nói trong chính sách đối ngoại xem Hoa Kỳ là đối tác hàng đầu có vẻ không thành thật. Những phê phán, chỉ trích, những ồn ào trong các ngày lễ “chiến thắng đế quốc Mỹ”, báo chí truyền thông chính thống vẫn nhắm tới Mỹ như là “thế lực thù địch”. Được quan tâm hàng đầu chắc lẽ là như vậy.

Tóm lại, chuyến công du của TrươngTấn Sang cuối cùng chỉ là sự thăm viếng xã giao miễn cưỡng, ngắn ngủi và nhạt nhẽo, không hề đạt được điều gì cụ thể.

Rõ ràng, vẫn tồn tại sự khác biệt lớn và độ tin cậy còn mong manh giữa hai nhà nước, hai hệ thống chính trị, một bên là dân chủ, tự do, một bên là độc tài toàn trị. Bất kỳ hợp tác nào trong bối cảnh này cũng chỉ dừng lại ở mức độ hai bên cùng có lợi, khó có thể đạt tới mức đồng minh thân thiện.

Tập đoàn lãnh đạo Việt Nam đang ở trong thế kẹt. Muốn hay không, chơi với Trung Cộng trong chính sách phò Tàu giữ đảng, Việt Nam đã có quá nhiều bài học cay đắng trong lịch sử về sự tráo trở, lật lọng. Giữ đảng trong thế chư hầu, nhưng có thể sẽ đến lúc đảng cũng chẳng giữ nổi cái thế chư hầu nữa mà thực sự là sẽ lệ thuộc tới mức nô lệ. Cuộc xâm lược mềm, khuynh loát kinh tế trên lãnh thổ đã nằm trong âm mưu thâm hiểm như vậy. Còn Hoàng Sa đương nhiên đã bị xâm chiếm từ năm 1974 và được Hán hoá 100%. Một phần Trường Sa bị xâm lược từ năm 1988 và những đảo còn lại cũng nằm trong lộ trình thôn tính, vấn đề chỉ còn là thời gian mà thôi. Toàn bộ lãnh hải bao bọc khu vực Hoàng – Trường Sa đều bị Tàu không chế, ngang ngược bắt giữ, đánh phá ngư dân Việt Nam.

Giữ đảng để bảo tồn chế độ sẽ có nguy cơ đẩy đất nước vào tình trạng bị Hán hoá, còn ôm chân Tàu sẽ đẩy tập đoàn Hà Nội tới sự bị chi phối toàn diện bởi Trung Cộng.

Hoa Kỳ cần Việt Nam trong mục tiêu chuyển hướng chiến lược về châu Á-Thái Bình Dương và kìm chân Trung Cộng, nhưng Việt Nam không phải là tất cả để có thể đổi chác. Không có Việt nam, tại vùng biển Bắc Á và biển Đông, Hoa Kỳ đang có những đồng minh thân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, xa hơn là Australia, New Zealand, Indonesia và trong vùng tranh chấp có Philippines, Singapore…

Để thiết lập một quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ, Việt Nam không thể là một nhà nước độc tài. Nếu có sự mong muốn ấy từ phía Việt Nam, chỉ có thể là sự giả dối, láu cá. Không thể trở thành bè bạn hay đồng minh được khi có quá nhiều “khác biệt” về các giá trị dân chủ và nhân quyền. Mà thực ra sự “khác biệt” sống sượng, khiên cưỡng ấy là do quan điểm của chủ nghĩa độc tài, phi dân chủ mà ra.

Giá trị của nhân quyền ở mọi nơi, với mọi chủng tộc, màu da là như nhau. Giá trị của nó là phổ quát, không thể có nhân quyền kiểu Mỹ, kiểu Thụy Điển hay kiểu Việt Nam.

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc“. Đó là mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ năm 1776 và đã được Hồ Chí Minh đưa vào Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ngày 2/09/1945.

Người Việt hay người Mỹ đều có những quyền sống như nhau.

© 2013 Lê Diễn Đức – RFA Blog

44 Phản hồi cho “Chuyến công du của Trương Tấn Sang: Vẫn thế thôi!”

  1. DâM TiêN says:

    Có cái này, hay lắm cơ, mà người ta làm ngơ, Dâm buộc tình phải thưa:

    Đó là, dân Nam bộ sau 1975 cái dại thắng mùa xoan do lũ cộng Bắc kỳ
    thừa cơ gian lận, thì lạ quá đi thôi là lạ quá đi thôi…

    nhóm Nam Bộ nhà ta leo lên chỗm chệ ngồi lên đầu lên cổ những thằng
    Bắc Kỳ, khí dụ như lũ lâu la number ten ĐM, Nông đụt Mạnh, hai tên mất
    dạy Phạm Quang Nghị và Thé Thảo… Nhóm Nam Kỳ dễ thương, hẳn phải
    do một đường dây bí ẩn nào dẫn giất mà lên ngôi báu dường ấy.. (Tuy nhiên,
    cũng có lãnh tũ Phạm Hùng bị nhóm Bắc Kỳ ám hại, kể cả trường hộp
    quá vãng bất ngờ của ông VV Kiệt).

    Ngày nay, ông Tấn Dũng thì quán xuyến toàn bộ công việc trong ngoài, kể
    cả Quân đội, Công an, và kinh tế… ông Đường Sang, tuy ồ ề, dù sao
    cũng là chủ nhà. Tên đầu đảng Trọng Ngố thì lui vô góc nhà ngẩn ngơ…

    Đường Sang đi Tàu đi Mỹ phen này phải mang tin vui chung cho Việt Nam,
    tin buồn buồn cho CSVN …tuy phải thay màu áo mới, nhưng an toàn xa
    lộ..( Xin hỏi lại, Đường Sang còn lưu giữ tấm Căn Cước VNCH chăng?)

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      “….Nhóm Nam Kỳ dễ thương, hẳn phải do một đường dây bí ẩn nào dẫn giất mà lên ngôi báu dường ấy ” _ Dâm Tiên

      Mọi chuyện bắt đầu từ một VỤ MƯỢN TIỀN…

      Kính

      • tonydo says:

        Sao lại có vụ mượn tiền gì mà ghê gớm vậy thưa bác. Vẫn để dành chai XO 1984, xin bác chỉ giáo. Kính.

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        *****************************************
        “….Nhóm Nam Kỳ dễ thương, hẳn phải do một đường dây bí ẩn nào dẫn giất mà lên ngôi báu dường ấy ” _ Dâm Tiên
        ***********************************************
        Mọi chuyện bắt đầu từ một VỤ MƯỢN TIỀN…

        Có duyên thì biết TRỌN phần
        Không duyên thì chỉ biết ngần ấy thôi ..

        Kinh Tony

      • tonydo says:

        Ối giời ơi, bác Nguyễn Trọng Dân cứ tra tấn bà con mạng mình như Đại thi sĩ Thượng Ngàn hay đại Văn Hào-Tu sỹ Kỳ Lưu thì chắc chẳng bao giờ đi tới La Mã được. Hai Ngài Dâm Tiên và Trọng Dân cũng nên lưu ý là…..Đây là chuyện Đại Sự chứ chẳng chơi đâu nhá. Có duyên thì biết mọi phần…..Kém duyên xin kể mười phân vẹn mười. Kính bác Dân & Dâm Tiên.

    • nvtncs says:

      Đừng vội gáy bác Dâm Tiên ơi, guồng máy chính phủ, nhà cửa, đất đai ở Sàigòn, lũ bắc kỳ nắm hết sạch; ngoài Dũng-Sang, đại đa số dân Nam còn lầm than lắm. Đã mất hết nhà cửa, ruộng nương cho lũ bắc kỳ thổ phỉ từ khuya rồi.

    • Củ Lẫn says:

      Lý luận theo đường hướng “Bác kỳ – Nam kỳ” thì đến Tết Congo cũng chẳng thấy ánh sáng… Mác Lê!

    • Sơn Tây Đui says:

      Tấn Dũng, Tấn Sang…dân Nam bộ . Tấn Mỹ Bắc kì di cư…dở hơi, tưng tửng, xìu xìu ển ển…

  2. LeBinh says:

    Tên 3D là thủ tướng qua Nga mua 6 tầu ngầm mà bọn Nga cũng không đón tiếp long trọng, bây giờ đến Tư Sang cũng mon men đến Mỹ kiếm tiền đô cũng bị đón tiếp nhạt nhẽo, vậy là người Mỹ cũng quá lịch sự rồi, sự thật chúng là tay sai bán nước cho Tầu chúng đâu có tư cách đại diện cho đất nước Việt, tại sao lại phải đón tiếp chúng long trọng .

  3. quang phan says:

    Trương tấn Sang: ” Ối ngài Ô Bá Mà ui, việc chúng tui bắt giữ một nhúm người chỉ là chuyện nhỏ, xin ngài bỏ qua cho. Ngày trước, Bác Hồ của chúng tui giết hàng mấy trăm ngàn người trong vụ Cải Cách Ruộng Đất mà còn được Liên Xô chấp thuận kìa “.

    Dưới đây là hai bức thư Hồ chí Minh gửi Stalin để xin chỉ thị về đề án Cải Cách Ruộng Đất diệt chủng Việt tộc :

    Thư thứ nhất :

    Đồng chí Stalin thân mến:

    Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San.Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn.

    Gửi lời chào cộng sản.Hồ Chí Minh, 31/10/1952

    Nguồn tài liệu: Cục lưu trữ quốc gia Nga:
    http://www.rusarchives.ru/evants/exh…tnam1/22.shtml
    http://www.rusarchives.ru/evants/exh…tnam1/23.shtml

    Thư thứ hai:

    Đồng chí Stalin kính mến

    Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.
    - Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.
    1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày.
    2. Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và cũng có ngừơi chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về vấn đề này chứ.
    3. Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh ( thuốc sốt rét) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm
    4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau
    (a) Pháo cao xạ 37 li cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.(b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu(c) 200 khẩu súng phòng không 12,7 li và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
    Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.
    Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc tốt đẹp nhất .

    Hồ Chí Minh
    30-10-1952đã ký

    Trong bức thư thứ 2, Hồ Chí Minh ký tên Tàu.Last edited by hatka; 29-12-2010 at 07:48 AM.
    http://vietvungvinh.com/index.php?option=com_content&view= article&id=1901:hai-buc-thu-ho-chi-minh-goi-stalin-tuong-trinh-ve-qcai-cach-ruong-datq&catid=46:chinh-tri-xa-hi&Itemid=82

  4. quang phan says:

    ( Nhà biên khảo Phạm Trần Anh – LƯỢC SỬ VIỆT NAM ) Từ tháng 8-1945 đến 1-1946, Hồ Chí Minh đã gửi 8 bức thư cho TT Harry S Truman và bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi HK xin được công nhận và giúp ngăn quân đội Pháp trở lại Đông Dương. Thế nhưng, toán OSS cơ quan tình báo chiến lược của Hoa Kỳ ở Đông Dương do Thiếu tá Thomas More và Đại úy Patty sống cùng với Hồ Chí Minh trong hang Pắc Pó đã báo cáo Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Ái Quốc, nhận chỉ thị của Đệ tam quốc tế CS nên vẫn sinh hoạt đảng, hát quốc tế ca, học tập chủ nghĩa Mác Lê. Chính vì vậy, Hoa Kỳ đã không công nhận chính phủ Hồ Chí Minh.

    • SÓNG NGÀN says:

      TRỚ TRÊU

      Chuyện đời vốn vẫn trớ trêu
      Một bên tư bản một bên búa liềm
      Đấu tranh nào chỉ im lìm
      Mà bằng súng đạn một thời đã qua
      Bây giờ lịch sử lùi xa
      Đâu còn sửa được xảy ra những gì
      Vậy nên có nói để chi
      Con đường khúc khuỷu nhiều khi vậy mà
      Điều gì sau chợt sáng ra
      Chứ còn trước đó ai mà biết đâu
      Cho nên lịch sử dài lâu
      Cuối cùng rồi cũng qua cầu vậy thôi
      Đời luôn tựa áng mây trôi
      Tựa dòng nước chảy có đâu trụ hoài
      Than thân trách phận ở đời
      Quý hồ nên lấy nụ cười làm vui
      Có cười đời mới vui tươi
      Không cười đời sẽ chỉ luôn u hoài
      Cho nên chỉ nói vậy mà
      Phải cười để thấy cuộc đời vui hơn !

      GIÓ NGÀN
      (28/7/13)

      • DâM TiêN says:

        Bài vè sai luật beaucoup comme ca…
        Cho con D. Dìa nhà hỏi mẹ đĩ, viết lại.
        Maitre DâM sửa cho hai câu kết nhá:

        “Cho nên chỉ nói vậy mà;
        Phải cười để thấy còn ta trong đời.”

        (Maitre DâM)

  5. THIÊN LÝ NHĨ says:

    Nói làm gì với cái quân vô liêm xỉ nhổ rồi lại liếm . Sang, tên là sang mà chẳng sang chút nào là hèn mới phải, được bố chệt dạy ăn dậy nói để trả thù ( vặt) Việt Kiều nên Sang đã phát ngôn nhảm nhí với TT Obama, dĩ nhiên phải bằng tiếng Việt : ” tôi cảm ơn nước Mỹ đã nuôi sống những người Việt Nam bỏ quê cha đất tổ qua đây ” , nói xong câu này, Sang đắc chi, tưởng là danh ngôn ai dè lại là ” ranh ngôn ” Sang bèn xoa tay hể hả cười duyên, trình độ lớp ba trường làng, sao qua mặt được với tiến sĩ, lại là tay hùng biện, nên khi được phiên dịch lại bằng tiếng Anh cho nghe, TT Obama hiểu ngay thâm ý của Sang muốn nhục mạ Việt Kiều nên Ông mỉm cười khinh bỉ, đáp trả đũa : ” không họ làm họ sống,họ nuôi họ …ông phải cảm ơn họ gửi hàng tỉ đô-la về nước nuôi sống đồng bào ông mới đúng ! ” , trả đũa xong câu này ( vì dù sao V/Kiều cũng là công dân Mỹ, phải bênh chứ ) TT Obama đứng dậy cầm ly rượu bước tới bắt tay Sang, thấy vậy Sang ta mừng quá ( quen thói xun xoe cúi lạy thiên triều ) vội xông tới tính đưa cả hai tay ra bắt tay Obama nhưng Obama đưa tay ra dấu cho Sang cầm ly rượu để cùng cụng ly, tội nghiệp Sang ta quá, Sang riu ríu nghe theo như con nít quay về chỗ lấy ly rượu ( quí vị coi lại thấy mà mắc cỡ giùm cho chủ tịt nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Huề ) .

  6. tonydo says:

    Hello LamSon72, cám ơn Ngài đã thương tình tony tôi. Tất cả hàng hoá có mác MADE IN CHINA đều do một công ty Mỹ đặt làm và (dạy làm) tại Tầu, với cái Logo của hãng đó, nếu không ai dám tin mà mua? VN thì cũng vậy thôi, hiện thị trường Mỹ đang có nhiều hàng hoá Made in VN, hy vọng ngày càng nhiều công ty Mỹ đầu tư vào trong nước hơn. Nên nhớ anh nào chơi với Mỹ khoảng 10 năm là giầu sụ ( Nhật, Đài, Nam Hàn, Trung Quốc .v.v). Và đó là cái gương tốt cho những Quốc Gia chậm tiến vì dân Mỹ nó sài dữ lắm. Ít nhất đó là những gì mình nhìn thấy. Chào Tình Thương Ái. Ấy quên, đã ngu đần sao còn đủ khôn để lạm dụng. Kính.

  7. Huong Nguyen says:

    Chỉ cần 1 cái link đến báo Nhân Dân của CSVN là đủ rồi, viết lại làm gì cho choán chổ? Với “tên tuổi” của báo nhân dân thì sự that như thế nào còn phải nói?

    • quang phan says:

      VN Vào Sổ Giam Ký Giả Hàng Đầu
      02/16/2013- VB

      Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia cầm tù nhiều ký giả nhất trên thế giới bên cạnh Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Syria, và Ethiopia. Bản tin VOA ghi rằng đó là đánh giá của Ủy ban Bảo vệ Ký giả Quốc tế (CPJ) trong phúc trình thường niên về tình hình tự do báo chí toàn cầu vừa công bố hôm 14/2.

      Báo cáo của tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế có trụ sở ở New York, Hoa Kỳ, nhan đề ‘Các cuộc tấn công báo chí’ nói rằng năm 2012 là năm có có số ký giả bị cầm tù cao kỷ lục là 232 người.

      Theo CPJ, các nhà báo bị bỏ tù tại Việt Nam chủ yếu vì bị cáo buộc tội ‘chống phá nhà nước’, một trong những tội danh mà Việt Nam thường dùng để trấn áp những tiếng nói chỉ trích chính phủ.

      Ông Bob Dietz, Phối Hợp Viên Chương Trình Châu Á của Ủy Ban Bảo Vệ Ký giả Quốc tế CPJ, phát biểu với VOA Việt ngữ:

      “Bản phúc trình thường niên 2012 này của chúng tôi điểm lại tình hình tại các nước trong năm qua. Qua đó, ta thấy rằng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục tăng cường đàn áp quyền tự do báo chí và tự do internet của công dân. Số người thể hiện quan điểm cá nhân qua các bài viết hay trên mạng internet bị bỏ tù tại Việt Nam tiếp tục tăng. Báo chí trong nước đều của nhà nước và bị kiểm soát chặt chẽ. Còn những ai nói lên những gì nhà nước không thích thì lại bị đi tù. Đây là một xu hướng hết sức đáng quan ngại.”

      Đặc biệt VOA cũng nhắc rằng:

      “Trước báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), cuối tháng rồi, Việt Nam bị tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) ở Pháp liệt kê là một trong 10 nước có nền tự do báo chí tồi tệ nhất toàn cầu, với vị trí giữ nguyên 172/179 quốc gia trong bảng xếp hạng về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2013 do RSF thực hiện.

      Phóng viên Không biên giới cũng nhận xét rằng tình hình tự do báo chí tại Việt Nam đang ngày càng xuống cấp trầm trọng và Việt Nam từ vị trí thứ ba đã nhảy lên hàng thứ hai trong danh sách các nước cầm tù nhiều cư dân mạng nhất trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc.”

      • quang phan says:

        Cả nước có hơn 700 tờ báo và tạp chí in, 67 đài phát thanh-truyền hình. Tất cả đều là những phương tiện tuyên truyền, bôi nhọ, xuyên tạc, vu cáo, kết án của bè lũ Việt cộng bán nước. Tất cả phải phục vụ theo chỉ đạo của chúng. Những người nào mà suy nghĩ độc lập một tí thì tức khắc bị trù dập .

  8. DâM TiêN says:

    Nên tìm hiểu:
    Đường Tăng — ý quên, Đường SANG — tới Mỹ như đi công tác, không phải là khách.
    Đường Sang tới gặp Tập Cận Bình, cũng như đi công tác, không phải là khách quý.

    Đem đặt chuyến đi Đường Sang vô bối cảnh, thì thấy, ngay sau khi Mỹ Hoa họp
    thượng đỉnh với nhau, thì hai ông hoàng đế Hoa và Mỹ, lần lượt cho vời Đường Sang
    tới gặp. Chẳng lẽ bên Hoa nói “gà “với Sang, rồi bên Mỹ lại nói ” vịt” với Sang, ru mà?

    Xem như thế, Đường Sang cùng hội kiến hai hoàng đế Mỹ Hoa, là do vấn đề VN ( có
    thể luôn cả Đông Dương tiếp theo) có liên quan mật thiết tới hợp đồng chung Mỹ Hoa.

    Chuyến đi của Đường Sang thật ra, chì có mục đích là nhận ” thống báo” từ Mỹ Hoa.

  9. TTS-OBM says:

    Toàn văn Tuyên bố chung của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Barack Obama.

    Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chào mừng Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang tới Nhà Trắng ngày 25 tháng 7 năm 2013. Tại cuộc gặp, hai nhà Lãnh đạo khẳng định cam kết mở ra một giai đoạn mới cho quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và những lợi ích chung. Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang diễn ra vào một thời điểm quan trọng đối với cả hai nước, phản ánh mong muốn chung cùng xây dựng mối quan hệ hướng tới tương lai giữa hai nước.

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh các nguyên tắc trong quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Hai nhà Lãnh đạo tuyên bố quan hệ Đối tác toàn diện nhằm góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Quan hệ Đối tác Toàn diện mới sẽ tạo ra các cơ chế hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, văn hóa, thể thao và du lịch.

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama
     

    Hợp tác chính trị và ngoại giao

    Trong khuôn khổ quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi cấp cao, tiếp xúc ở tất cả các cấp và ủng hộ việc tăng cường các cơ chế đối thoại và hợp tác. Tổng thống Obama khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ độc lập, chủ quyền, thịnh vượng và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh Hoa Kỳ tăng cường hợp tác tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.

    Hai nhà Lãnh đạo hoan nghênh việc thiết lập cơ chế đối thoại thường kỳ giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao, và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan đảng của hai nước.

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS), và Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hai nhà Lãnh đạo tái khẳng định ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có những quy định của Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama đồng thời tái khẳng định ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và tầm quan trọng của việc khởi động đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu quả.

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao Sáng kiến Hạ nguồn sông Mê Công (LMI). Hai nhà Lãnh đạo nhất trí hai bên nỗ lực cùng với các nước thành viên LMI khác và Nhóm Những người bạn của khu vực hạ nguồn sông Mê Công, tăng cường hơn nữa hợp tác khu vực nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng và phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường kết nối và ứng phó với các thách thức xuyên quốc gia trong khu vực.

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama chỉ đạo các cơ quan liên quan hoàn thành trong thời gian sớm nhất có thể thỏa thuận song phương về việc xây dựng các sứ quán và cơ quan đại diện của hai nước. Hai nhà Lãnh đạo khẳng định các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam và Hoa Kỳ tại thủ đô mỗi nước cần phản ánh sự phát triển của quan hệ song phương.

    Quan hệ kinh tế và thương mại

    Nhắc lại các cuộc thảo luận tại Campuchia vào tháng 11 năm 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện và tiêu chuẩn cao vào thời điểm sớm nhất có thể trong năm nay. Hiệp định TPP của thế kỷ 21 sẽ tăng cường hội nhập kinh tế khu vực, thúc đẩy các mục tiêu phát triển và giúp tạo việc làm ở Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước thành viên TPP khác, trong khi tính đến sự đa dạng về trình độ phát triển của các thành viên trong khuôn khổ một thỏa thuận cân bằng và toàn diện. Hai nhà Lãnh đạo hoan nghênh những nỗ lực không ngừng nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương và Tổng thống Obama ghi nhận những nỗ lực cải cách của Việt Nam với tư cách một nền kinh tế đang phát triển.
    Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh giá trị then chốt của các nỗ lực này đối với quan hệ song phương và tầm quan trọng của hợp tác kinh tế như một nền tảng và động lực của Đối tác Toàn diện mới Việt Nam – Hoa Kỳ. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Hội đồng Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA), cũng như theo sáng kiến Gắn kết Kinh tế Mở rộng ASEAN và trong APEC nhằm tăng cường liên kết kinh tế và thương mại phù hợp với Đối tác Toàn diện song phương và các mục tiêu chung trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), APEC và các diễn đàn của ASEAN. Tổng thống Obama hoan nghênh những tiến bộ của Việt Nam trong cải cách kinh tế. Tổng thống Obama ghi nhận quan tâm của Việt Nam trong việc đạt được quy chế kinh tế thị trường và cam kết tăng cường hợp tác mang tính xây dựng với Việt Nam về cải cách kinh tế. Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận việc Việt Nam dự định tham gia Công ước Cape Town về lợi ích quốc tế đối với thiết bị di dộng (CTC).

    Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của quan hệ thương mại ngày càng tăng giữa hai nền kinh tế và đặc biệt nhắc tới: Bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ về hỗ trợ thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng ở Việt Nam, Thỏa thuận khung triển khai dự án phát triển mỏ Cá Voi Xanh ngoài khơi Việt Nam giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty Exxon Mobil, Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Công ty thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP) và Công ty dầu khí Murphy, Bản ghi nhớ giữa Công ty bảo hiểm Metropolitan Life (Metlife) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chấp thuận của Bộ Tài chính Việt Nam về chủ trương thành lập công ty quản lý quỹ của Công ty bảo hiểm ACE. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama hoan nghênh sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đối với các chương trình xây dựng năng lực và đào tạo nhằm giúp Việt Nam tiếp nhận và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, mang lại lợi ích cho nông dân, các công ty nông nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ thành phần dân cư dễ bị tổn thương trong khi phát triển kinh tế, trong đó có việc cùng nhau đấu tranh chống lao động trẻ em và lao động cưỡng bức.

    Hợp tác khoa học và công nghệ

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama trao đổi về tầm quan trọng của hợp tác khoa học và công nghệ. Hai nhà Lãnh đạo hoan nghênh cuộc họp lần thứ 8 của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác khoa học và công nghệ sẽ được tổ chức vào mùa thu năm nay, nhấn mạnh các nỗ lực nhằm xây dựng quan hệ giữa các cộng đồng khoa học tại Việt Nam và Hoa Kỳ để tăng cường hợp tác song phương, ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên sự sáng tạo. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama tái khẳng định tiếp tục thúc đẩy hợp tác khoa học, trong đó có lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự, công nghệ không gian và nghiên cứu biển. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh việc hai bên kết thúc thành công chương trình chuyển đổi thanh nhiên liệu có độ giàu uranium cao ra khỏi Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí tiếp tục hợp tác để hỗ trợ chương trình năng lượng hạt nhân hòa bình của Việt Nam với các tiêu chuẩn cao nhất về bảo đảm an toàn, an ninh.

    Hợp tác giáo dục

    Hai nhà Lãnh đạo nhất trí về sự cần thiết tăng cường hợp tác giáo dục, văn hóa và giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh sự gia tăng nhanh chóng số lượng sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học và cao đẳng tại Hoa Kỳ và bày tỏ hy vọng ngày càng nhiều sinh viên Hoa Kỳ tìm kiếm cơ hội du học tại Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí rằng hợp tác chặt chẽ về giáo dục, đào tạo là nhân tố quan trọng trong giai đoạn tới của quan hệ giữa hai nước. Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận việc thúc đẩy đào tạo tiếng Anh sẽ giúp Việt Nam cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu thế kỷ 21.
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận sự thành công của các sáng kiến giáo dục, trao đổi song phương, đặc biệt là chương trình Fulbright và Chương trình Liên minh Giáo dục Đại học ngành kỹ thuật (HEEAP). Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận thành công của Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh sáng kiến thành lập trường Đại học Fullbright ở Việt Nam.

    Môi trường và Y tế

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama hoan nghênh hợp tác song phương ngày càng tăng nhằm giảm khí thải nhà kính tại Việt Nam bằng việc gia tăng năng lượng sạch, hiệu suất năng lượng và lâm nghiệp bền vững và tăng cường khả năng của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thảm họa thiên nhiên, trong đó có Chương trình Năng lượng sạch và Chương trình Rừng và Đồng bằng của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Tổng thống Obama tái khẳng định Hoa Kỳ cam kết tăng hỗ trợ về chăm sóc y tế và các hình thức chăm sóc, trợ giúp khác cho người khuyết tật vì bất cứ nguyên nhân nào ở Việt Nam.

    Hai nhà Lãnh đạo đồng thời nhất trí hợp tác với các nước đối tác LMI thúc đẩy nghiên cứu khoa học, xây dựng năng lực và đối thoại để bảo đảm sức sống lâu dài và bền vững của đồng bằng sông Mê Công và lưu vực hạ nguồn sông. Tổng thống Obama đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Việt Nam trên cương vị đồng chủ tịch Trụ cột Môi trường và Nước trong khuôn khổ LMI, trong đó có hai đề xuất nghiên cứu chung của Việt Nam về quản lý nguồn nước lưu vực sông. Hai nhà Lãnh đạo bày tỏ hài lòng về việc ký kết Hiệp định Hợp tác Y tế và Khoa học Y học gần đây và mong muốn thúc đẩy hợp tác y tế công nhằm tăng cường an ninh y tế toàn cầu. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Chính phủ Hoa Kỳ, thông qua Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp về phòng chống AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR), tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam nhằm xây dựng hệ thống phòng ngừa, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS bền vững.

    Các vấn đề hậu quả chiến tranh

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí rằng việc tăng cường hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh làm sâu sắc sự tin cậy lẫn nhau, cho phép hai nước phát triển mối quan hệ hướng tới tương lai. Tổng thống Obama đánh giá cao việc Việt Nam tiếp tục hợp tác tìm kiếm đầy đủ quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh. Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam trong việc tìm kiếm bộ đội mất tích.
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận những đóng góp của Chính phủ Hoa Kỳ đối với các nỗ lực của Việt Nam trong việc rà phá các vật liệu nổ còn sót lại (UXO), hỗ trợ những nạn nhân bị thương do các vật liệu nổ còn sót lại, và ngăn chặn thương vong trong tương lai. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama bày tỏ sự hài lòng đối với những tiến triển của dự án tẩy độc đioxin tại sân bay Đà Nẵng giữa Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Quốc phòng Việt Nam. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh các kế hoạch của Chính phủ Hoa Kỳ về việc tiến hành đánh giá về mức độ nhiễm độc đioxin đối với môi trường tại sân bay Biên Hòa.

    Quốc phòng và An ninh

    Hai nhà Lãnh đạo nhất trí Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác về quốc phòng và an ninh. Hai nhà Lãnh đạo bày tỏ sự hài lòng đối với Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương ký năm 2011 và tái khẳng định cam kết triển khai đầy đủ Bản ghi nhớ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí tiếp tục Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ và Đối thoại Chính trị – An ninh – Quốc phòng song phương nhằm đánh giá quan hệ quốc phòng và an ninh và thảo luận về hợp tác trong tương lai.
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí mở rộng hợp tác cùng có lợi nhằm tăng cường năng lực trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn và ứng phó thiên tai. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống và nhất trí hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực chống khủng bố; tăng cường hợp tác thực thi pháp luật trên biển; đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, trong đó có chống cướp biển, buôn lậu ma túy, buôn bán người, buôn bán động vật hoang dã; ứng phó với tội phạm công nghệ cao và vấn đề an ninh mạng. Tổng thống Obama hoan nghênh quyết định của Việt Nam tham gia Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và nhấn mạnh Hoa Kỳ mong muốn hỗ trợ đào tạo và các hình thức hỗ trợ khác cho hoạt động này thông qua Sáng kiến hoạt động hòa bình toàn cầu (GPOI).

    Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận lợi ích của việc đối thoại thẳng thắn và cởi mở nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt về quyền con người. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thông báo với Tổng thống Obama những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy quyền con người, nhà nước pháp quyền và bảo vệ quyền của các tín đồ tôn giáo. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng ký Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc vào cuối năm nay và tuyên bố Việt Nam sẽ mời Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng vào năm 2014. Hai bên tái khẳng định cam kết ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người.

    Văn hóa, du lịch và thể thao

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác văn hóa, thể thao và du lịch nhằm tăng cường giao lưu nhân dân và hiểu biết lẫn nhau. Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận thành công của cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ và sự đóng góp quan trọng của họ đối với quan hệ song phương. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama khuyến khích giao lưu nhân dân thông qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hòa nhạc, triển lãm và các sự kiện văn hóa và thể thao khác giữa hai nước./.

    • lethan says:

      Chỉ có bọn Việt cộng mới không cảm thấy nhục, nhục , nhục khi thấy chủ tịch Nhà Nước Trương tấn Sang của chúng- với hơn 90 triêu dân, hơn nửa triêu Quân Đội Nhân Dân “Anh Hùng” đã từng “đánh gục đế quốc Pháp, Mỹ, hơn 3 triệu đảng viên Việt cộng – bị Obama tiếp đãi như dưới đây:

      Không có tiếp đón rềnh rang Trương tấn Sang – không thảm đỏ, không duyệt binh, không đại-bác, không viên-chức nào cao-cấp từ phía Mỹ ra nghênh đón ngoại-trừ đại-sứ Mỹ ở Hà-nội . Không ở nhà khách quốc gia, không có khoản-đãi bằng một bữa tiệc linh đình (“State dinner”), không trưng cờ hai nước trên đường, Sang phải ở khách-sạn thuê gần sứ-quán Trung-Cộng.

      Buổi tiệc duy nhất mà chính phủ Hoa Kỳ chiêu đãi Sang là buổi “ăn trưa làm việc với Ngoại trưởng John Kerry tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 24/7.

      Sang không được nghi lễ đón tiếp cấp nhà nước, thậm chí người đón Sang vào Tòa Bạch Ốc để giới thiệu với Tổng thống Obama chỉ ở cấp Đại sứ đó là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear và Đại sứ Marshall người chịu trách Lễ tân của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

    • lethan says:

      Tư Sang đã tới phi trường quân sự Andrew ở Thủ đô Washington D.C hôm qua bằng sự chào đón “kiêm tốn”. Không trống, không kèn, không có thảm đỏ mà chỉ có ông Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear đến bắt tay Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

      Phía gần cổng ra vào đã có một số lèo tèo chưa tới hai chục ‘Cổ Động Viên’ được Đại Sứ Quán thuê tới, đứng sẵn cầm cờ xí chào đón ông chủ tịch. Một bó hoa đã được một cô gái Việt đem tới trao cho chủ tịch lại không lọt qua được hàng rào an ninh Mỹ nên đứng lớ ngớ phía ngoài hàng rào trông rất đáng thương.

      Mấy anh phóng viên Đài Truyền Hình, báo chí quốc doanh tìm không ra chỗ đứng cao để quay phim chụp ảnh nên leo đại lên trên chiếc Cầu Thang Xe (dùng để đưa khách lên máy bay) đã làm cho các an ninh Mỹ khó chịu vẫy tay đòi đuổi xuống “come down guys, the roof’s not safe” nhưng mấy bác phóng viên ta cứ cười cười ra thể không hiểu tiếng Anh. Viên an ninh nghĩ gì đó rồi lại thôi chắc là khó hiểu nổi Văn Hóa của mấy bác phóng viên nầy.

      Thật là nhục mặt chưa ! Thường khi một vị khách quan trọng như Quốc Khách thì Nhà Trắng đã có bản lịch của Tổng Thống trước một tuần nhưng Tổng Thống Obama đã không có dự định sẽ tiếp bác Tư Sang ra sao nên phần lịch ở trang mạng WhiteHouse để trống như thể ‘tùy cơ ứng biên’.

      Chuyện oái ăm khác là Tư Sang gửi yêu cầu muốn ông Obama mời ăn cơm Chiều tại nhà Trắng nhưng phía Nhà Trắng lại làm ngơ như không biết gì. Không lẽ họ không muốn thốt lên là ‘thằng mọi’ nầy thì liệng cho nó cái Hamburger là xong chứ đòi ăn với uống gì cho tốn tiền nhân dân Mỹ.

      (Nguyễn Thùy Trang
      (viết theo phóng sự của Xuân Nhi tại Washington DC)

  10. nvtncs says:

    Cái trò chạy sang Tầu rồi, vài hôm sau, chạy sang Mỹ, là hành vi của chủ tịch một nước tiểu nhược. Thiên hạ, ai mà chẳng nhìn thấy. Tuy vậy, Mỹ không khinh nước tiểu nhược, hãy coi TT Obama và bà Hillary tiếp đón bà Aung San Suu Kyi, một dân biểu Miến Điện; Mỹ chỉ khinh lũ CS man rợ.
    Thử hỏi nếu nữ hoàng Anh sang thăm, Obama có ra tận sân bay đón không?
    Hóa ra Tầu tiếp đón 4ng Sang long trọng, tử tế hơn.
    Mà đội quân danh dự Tầu có chào mình thì cứ đứng thẳng chào lại, việc gì lãnh đạo của cả một dân tộc phải gập người, cúi đầu, chào!

    Chó nhẩy bàn độc có khác, chăng biết giao thức ngoại giao gì hết ( diplomatic protocol ).

Phản hồi