WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khi các cuộc khủng hoảng kinh tế xoay vòng

 

Kể từ đầu thập niên 90 đến nay có hiện tượng khủng hoảng kinh tế chạy vòng quanh từ Nhật Bản (1991); lan rộng khắp vùng Đông Á (1997); tràn vào Nga (1998); sang Nam Mỹ (1999); tiến đến Hoa Kỳ hai lần vào năm 2001 với bong bóng tin học (Hi Tech buble), tiếp theo năm 2007 khủng hoảng địa ốc và tài chánh; lây lan sang Âu Châu (2009); hiện đang ảnh hưởng khối các nước tân hưng (BRIC – 2013); và bắt đầu có dự đoán sẽ trở lại Hoa Kỳ năm 2015!

Người Mỹ có câu “Follow the money”, nếu theo dõi các nguồn tư bản khổng lồ từ 20 năm nay mới thấy được căn nguyên các cuộc khủng hoảng.

1. Nguồn tiền thứ nhất khi tư bản Âu-Mỹ-Nhật tuông vào đầu tư ồ ạt sang Trung Quốc cùng các quốc gia đang mở mang sau khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt.

2. Lượng tài chánh thứ hai do các nước Đông Á tích tụ một trữ lượng tiền tệ khổng lồ nhờ vào xuất cảng nên chảy ngược gởi về Hoa Kỳ.

3. Nguồn tiền thứ ba khi giá dầu thô tăng vọt từ 2002 khiến Nga và các nước Trung Đông thu vào lợi tức lớn, một phần không ít chạy ngược sang sang Âu-Mỹ.

4. Nguồn tiền thứ tư tuy không lớn bằng các khoảng tư bản nói trên nhưng lại làm nổi bật tình trạng mất cân đối và tạo ra khủng hoảng Euro, xảy ra sau khi khối này thống nhất và tiền đổ vào Nam Âu đầu tư.

Trên đây là những đề tài cho nhiều cuộc nghiên cứu vô cùng sâu rộng khác, nội dung bài này chỉ nhằm phác hoạ vài nét chính trong mối liên hệ tài chánh giữa các cuộc khủng hoảng kinh tế để độc giả có ấn tượng về một thế giới đã trở nên nhỏ bé như thế nào chỉ trong vòng 20 năm qua.

1. 1997: khủng hoảng tài chánh tại Đông Á

Trong khi Nhật Bản rơi vào suy thoái từ 1986 thì các nước Thái Lan – Mã Lai – Indonesia – Singapore – Nam Hàn phát triển liên tục 8-12% trong thập niên 90. Giới tư bản thấy hấp dẫn nên đổ tiền ào ạt vào các con rồng Á Châu, một phần qua FDI (đầu tư trực tiếp để xây nhà máy v.v…), phần khác với các khoảng cho vay ngắn hạn và mua bán cổ phiếu cùng địa ốc vào lúc các thị trường tài chánh mở cửa (financial liberization).

Tín dụng dễ dãi giúp nhà nước và doanh nghiệp Thái Lan vay mượn bằng USD để đầu tư thành cẩu thả bơm ra bong bóng địa ốc. Đến khi nguy cơ bị phát hiện thì các nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy bằng cách rút lại các khoảng cho vay ngắn hạn. Doanh nghiệp Thái trước đây vay theo đô-la, đến lúc tiền Thái mất giá thì gánh nợ trở nên vô cùng nặng dẫn đến tình trạng phá sản hàng loạt. Cơn chấn động từ Thái Lan khiến nhiều nước vùng Đông Á như Indonesia và Nam Hàn bị vạ lây. IMF can thiệp nhưng đưa ra điều kiện khắc khe là những quốc gia này phải áp dụng chính sách thắc lưng buộc bụng ngặt nghèo khiến kinh tế khu vực bị co thắt.

2. 1998: khủng hoảng kinh tế tại Nga và các quốc gia lân cận

Tăng trưởng toàn cầu chậm lại do khủng hoảng Đông Á nên nhu cầu tiêu thụ năng lượng sụt giảm. Nga vốn là nước sản xuất dầu hoả và kim loại nên bị vạ lây. Cộng thêm tình trạng chính trị bấp bênh và tham nhũng cuối thời Yeltsin nên các nhà đầu tư ngoại quốc rút vốn khỏi Nga, ảnh hưởng dây chuyền sang các quốc gia lân cận (Estonia, Latvia, Belarus, Kazakhstan, Moldova, ….)

3. 1999: khủng hoảng kinh tế Nam Mỹ

financial-crisis-2

Chính quyền dân sự tại Argentina đang cố gắng hồi phục nền kinh tế từ sau chiến tranh với Anh tại quần đảo Faklands năm 1982. Họ cố giữ giá trị đồng tiền để chống lạm phát, nhưng do vậy lại ảnh hưởng đến xuất cảng. IMF cho vay với điều kiện thắc lưng buộc bụng nhằm giải quyết tình trạng nợ công quá cao (do chiến tranh, các khoảng chi tiêu vực dậy kinh tế và tình trạng tham nhũng khiến thuế má thất thu). Kết quả là kinh tế suy sụp, dân chúng biểu tình ồ ạt vì không có công ăn việc làm. Các nhà đầu tư quốc tế đang âu lo vì khủng hoảng Đông Á và Nga nên lại rút vốn chẳng những khỏi Argentina mà còn ảnh hưởng đến Brazil và Urugay.

4. 2000: bong bóng tin học tại Hoa Kỳ

Bong bóng tin học (Hi-tech buble) ở Mỹ nổ bùng do tâm lý hồ hởi đầu tư vào công nghệ điện toán. Nhưng trái với các trường hợp khác, lần khủng hoảng này tuy lớn nhưng chỉ giới hạn vào các khoảng đầu tư trực tiếp trong ngành điện toán nên không lây lan sang lãnh vực tài chánh và những khu vực khác.

5. 2001-07

Giai đoạn này tuy ổn định nhưng lại chính là sự an tỉnh trong tâm bảo trước khi hai cuộc đại khủng hoảng xảy đến tại Hoa Kỳ và châu Âu. Mấu chốt nơi hai nguồn tiền, một chảy vào Mỹ và một vào Nam Âu:

- Đông Á và Trung Quốc phục hồi rất nhanh từ sau 1997. Các nước này tăng trưởng bằng cách thúc đẩy xuất khẩu, từ đó tích trử một khoảng ngoại tệ khổng lồ nhằm ngăn chận trường hợp bị tư bản nước ngoài thao túng như trước đây. Song cả hai mục tiêu này đều cần đến một thị trường tiêu thụ và tài chánh rất lớn nên chỉ có Hoa Kỳ hội đủ cả hai điều kiện. Do đó Đông Á theo chính sách chung, giữ giá tiền thấp nhằm bán hàng sang Mỹ; sau đó dùng thặng dư mậu dịch để mua lại nợ công của Hoa Kỳ và kềm giữ hối đối!

- Chiến tranh vùng vịnh cùng kinh tế Đông Á tăng trưởng khiến giá dầu nhảy vọt hơn gấp ba lần. Nga và các nước Trung Đông thu vào nguồn lợi khổng lồ nên cũng lại đầu tư hoặc gởi tiền sang Tây Phương.

- Riêng tại Âu Châu nước Đức sau 10 năm thắt lưng buộc bụng để thống nhất hai miền Đông-Tây đã trở thành nền kinh tế mạnh nhất trong khu vực. Sau khi khối Euro sát nhập, mậu dịch trở nên thuận tiện các ngân hàng Đức đã dễ dãi cho vay tín dụng sang Nam Âu nhằm bán hàng hoá sản xuất từ Đức.

6. Hoa Kỳ – khủng hoảng địa ốc và tài chánh 2007

Tiền đổ vào Mỹ không dùng trong tăng trưởng sản xuất (vì sản xuất chạy sang Đông Á) nên thổi phòng thị trường địa ốc. Tín dụng quá dễ dãi và giá nhà tăng nhanh khiến các tay phù thủy ngành tài chánh và ngân hàng lại vẽ ra nhiều kiểu đầu tư mới để bơm tiền vào bong bóng cho nhanh hơn. Đến khi bóng nổ thì không những giá nhà rơi xuống rất nhanh mà còn ảnh hưởng đến cả ngân hàng và bảo hiểm vì không ai biết công ty nào ôm bao nhiêu nợ xấu.

Kinh tế suy thoái và chiến tranh khiến ngân sách Hoa Kỳ bị thâm thủng nặng nề. Nợ công lên đến 17 ngàn tỷ USD nhưng Quốc Hội và Hành Pháp vẫn không đồng ý về chính sách thuế khoá và tài chánh nên sẽ là một gánh vô cùng nặng trong tương lai.

Ngân Hàng Trung Ương đã tung vào 4 ngàn tỷ USD để cứu vớt ngân hàng và doanh nghiệp, đồng thời giữ mức lời ở mức cực thấp để vực dậy ngành địa ốc. Nhờ vậy nên kinh tế Hoa Kỳ hiện đang hồi phục chậm chạp.

7. 2009: khủng hoảng khối Euro

Cuộc khủng hoảng tại Hoa Kỳ khiến giới tài chánh Tây Phương rúng động và xem xét kỹ lưỡng sổ sách nên mới phát hiện ra nước Hy Lạp che dấu thống kê để mượn tiền.

Kinh tế Hy Lạp rất nhỏ chỉ bằng 2% GDP của khối Euro – tức khoảng một thành phố lớn như Miami tại Mỹ – lẻ ra không thể đe doạ toàn khối. Nhưng các ngân hàng Đức, Pháp, Tây Ban Nha cho vay nên bị vạ lây. Từ nổi lo âu nói trên mới dấy lên sự kiện là nhiều nước Nam Âu như Ý và Bồ Đào Nha bị bội thu ngân sách. Hình ảnh toàn khối giống như đám người bị cột chặt vào nhau (bởi đồng tiền chung Euro) nhưng khi cùng rơi xuống nước lại không chịu hợp tác (bởi mỗi nước vẫn có nhà nước và ngân sách độc lập) nên kéo nhau chết chùm.

Để kết luận, tiền cũng giống như nước: khi các rào cản được mở ra (nhờ vào công nghệ thông tin và Chiến Tranh Lạnh chấm dứt) thì tự động tìm nơi trũng hay chổ có nhiều lợi nhuận để tuông vào. Nhưng khi dồn vào quá nhanh thì sẽ sinh ra lụt lội.

Các khối Âu-Mỹ-Nhật tung ra khoảng 6 ngàn tỷ USD để đối phó với khủng hoảng. Một lượng tiền lớn chạy về các nước tân hưng (BRIC) vốn phát triển nhanh chóng trong khi Tây Phương trì trệ. Nay các nước công nghiệp có dấu hiệu phục hồi thì tiền rút ngược lại khiến các quốc gia gồm Ấn Độ, Nga, Brazil gặp rất nhiều khó khăn.

Trung Quốc hiện đang phải đối đầu với những thử thách lớn: Bắc Kinh trước đây đầu tư rất mạnh để giữ phát triển 10% trong lúc kinh tế thế giới suy thoái, nay phải tìm cách cắt giảm đầu tư do thị trường xuất khẩu thu hẹp lại. Muốn tăng trưởng phải đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, nhưng cải tổ sang mô hình kinh tế mới đòi hỏi nhiều thay đổi rộng lớn về chính trị để đối phó với các nhóm lợi ích.

Xem ra nền kinh tế toàn cầu sẽ còn nhiều bấp bênh trong nhiều năm tới đây.

© Đoàn Hưng Quốc

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Khi các cuộc khủng hoảng kinh tế xoay vòng”

  1. ĐẠI NGÀN says:

    TRÁI BÓNG KINH TẾ

    Đọc bài “Khi các cuộc khủng hoảng kinh tế xoay vòng” của ông Đoàn Hưng Quốc quả giống như ông đang tường thuật một cuộc bóng đá. Người ta thấy ông dẫn trái bóng bằng mắt đi hết chỗ này đến chỗ khác.
    Thật ra kinh tế luôn gắn với tiền tệ như hai mặt của một sự vật. Khủng hoảng kinh tế do vậy liên quan đến khủng hoảng tiền tệ cũng như ngược lại.
    Tiền tệ chỉ là yếu tố biểu kiến của kinh tế. Không có yếu tố kinh tế không thể có yếu tố tiền tệ nhưng chưa chắc đã ngược lại. Một anh cóc vàng giàu sụ, chưa hẳn đã có thực chất kinh tế.
    Kinh tế cũng không phải tự trên trời rơi xuống, mà nó phải có quá trình lịch sử, quá trình lao động nhất định của nó. Chính lao động mọi loại làm ra kinh tế mà không là gì khác. Cho kinh tế chỉ là sản phẩm của duy thứ lao động duy nhất nào đó quả thật chỉ ngu dốt. Kinh tế là sản phẩm chung của xã hội, nhưng cá nhân là nguồn gốc, là động lực, và cũng cá nhân là người thụ hưởng, người ăn bám, thậm chí là kẻ phá hoại kinh tế.
    Sự giàu có của các nước phát triển, sự nghèo khó của các nước kém mở mang đều không đi ra ngoài các nguyên tắc, các quy luật đó.
    Lao động cá nhân là chất liệu của kinh tế. Khoa học kỹ thuật là động lực của kinh tế. Xã hội nói chung là môi trường của kinh tế. Kinh tế thực tế cũng giống như tình trạng một cái ao cá. Một nền kinh tế công nghiệp phát triển thật sự khác với một nền kinh tế lạc hậu hay tư bản sơ khai cũng ở trên khía cạnh đó.
    Tiền tệ như vậy chỉ là đám mây của kinh tế mà không là gì khác. Kinh tế như mặt đất bốc hơi lên, tức được trừu tượng hóa đi, nó trở thành tiền tệ, tức thành những đám mây. Những đám mây gặp lạnh, tức thời tiết phù hợp, lại rơi xuống để nuôi dưỡng mặt đất, đó là sự đầu tư tiền tệ vào kinh tế. Cuộc sống tự nhiên và xã hội cứ mãi xoay vần như vậy kể từ khi có văn minh con người tới nay, kể từ khi có hệ thống kinh tế và hệ thống tiền tệ được ra đời và lan rộng trên toàn cầu đến nay.
    Các Mác chỉ là anh biết một mà không biết mười. Mọi cái biết đều lơ mơ, nửa lừng, chẳng có cái gì rạch ròi ra cái gì cả, triết học, kinh tế, chính trị, lịch sử, xã hội, con người … thực chất cũng chỉ đều hổ lốn, ba mớ như thế. Chỉ có những người nào nhận thức yếu hơn, tư duy không bao quát hơn mới tôn vinh giả tạo là đỉnh cao của trí tuệ loài người !
    Mác đưa ra nguyên lý đấu tranh giai cấp, nguyên lý chuyên chính vô sản, nguyên lý biện chứng lịch sử, cả về mặt lô-gích tư duy lý luận nhận thức cho đến thực tế hiện thực trong cuộc đời, kể từ ngày đầu xuất hiện cho tới tận ngày nay, đều tỏ ra chỉ nông cạn, phản thực tế, phản hiệu lực và kết quả. Cái ba mớ của lý thuyết Mác chính là như thế.
    Ngày nay kinh tế thị trường hội nhập toàn cầu đã chứng tỏ xã hội loài người đã trở lại phát triển đúng hướng. Sân chơi cứ tiếp tục. Trái banh kinh tế cứ chuyền nhau, đá qua đá lại chỉ là như thế. Đấy là một cuộc chơi tự nhiên phải có, cần thiết, và có ích. Cầu thủ nào đá tốt thì giành được banh, cơ hội được giao banh là nhiều, nếu không thì ngược lại.
    Chính kinh tế là một ý nghĩa lịch sử xã hội cũng như cá nhân như vậy, cho nên việc muốn cào bằng thế giới, cào bằng giai cấp trong một nước chỉ là điều ngu xuẩn. Việc lấy không ruộng đất, tài sản của ngưởi khác, việc muốn dùng chiến tranh nhân dân kiểu Mao Trạch Đông để bao vây thành thị, để tiêu diệt các nước giàu, đều đại loại như thế. Việc gây ra cả trăm triệu người chết oan tức trên thế giới trước đây vì mục đích muốn cào bằng và trả thù do bản năng đố kỵ cũng đều là đại loại kiểu như thế.
    Cho nên không hiểu khoa học xã hội, khoa học kinh tế, khoa học lịch sử mà làm “cách mạng” theo kiểu cuồng tín, kiểu bắt chước, kiểu làm theo, kiểu thời cơ chủ nghĩa v.v… thật sự đều quái ác và tai hại như vậy. Bây giờ thì lịch sử thế giới hầu đã sang trang rồi qua bao đêm dài đen tối của sự ngu muội và sự dốt nát ngày nay đã đã thấy rõ.
    Dó đó cũng chẳng hiểu bài viết của ông Đoàn Quốc Hưng nhằm mục đích gì. Nếu chỉ là người tường thuật bóng đá thì không nói. Còn nếu là người bình luận bóng đá thì nên coi lại vấn đề.
    Bởi khoa học kinh tế và khoa học xã hội luôn đi theo hay đi liền với nhau.
    Bởi hoạt động xã hội và hoạt động kinh tế luôn là hai mặt của một sự vật duy nhất.
    Kiểu nói hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc của Mác mà nhiều người cho là chính xác và chịp theo từ bấy lâu nay, thật ra nó chỉ mới là một cảm nhận mà chẳng gì là cụ thể hoặc chính xác về mặt khoa học cả. Học thuyết Mác chỉ mới là học thuyết về cảm tính mà không thật sự là một học thuyết khoa học khách quan hay đúng nghĩa chính là như thế.
    Cho nên xã hội loài người càn phát triển, con người càng tách với cảm tính để đi vào lý tính, đi vào khoa học chỉ là lẽ đương nhiên.
    Đời sống xã hội nói chung luôn là nền tảng, còn khoa học mọi loại là thượng tầng của nền tảng đó. Đó là con đường phát triển khoa học của nhân loại. Dĩ nhiên không cái nào loại bỏ được cái nào bởi vì chúng chỉ là hai đầu của một thực tại duy nhất : thực tại của tồn tại xã hội.
    Triết học hay tư duy nói chung cúa con người không hoàn toàn ở trong phạm trù đó. Nó chỉ có tính cách chân trong chân ngoài, cả nghệ thuật cũng vậy. Bởi vậy chủ trương duy vật toàn diện của Mác rồi lại phịa ra hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc để lòa bịp người khác, quả tình chỉ ma mãnh, lập lờ trong ý nghĩa khoa học và triết học. Bởi nước lỏng, nước đá, hay hơi nước cũng vẫn chỉ là nước, nào có khác gì. Cái nông cạn, hời hợt, thiển cận, hay thậm chí ngụy biện, ma lanh của Mác chính là ở đó. Mọi cái cốc đều không chứa hết cái lu chính là ở đó.
    Cho nên các phân tích về trái bóng kinh tế hay trái bóng tiền tệ của ông Đoàn Hưng Quốc thật sự cũng chưa thoát ra khỏi thực tế cảm tính là mấy. Mong ông càng nghiên cứu sâu hơn về các phạm vi khoa học, đặc biệt phạm vi khoa học kinh tế, khoa học tài chánh để cho những bài viết của ông càng có chiều sâu, thực tế và đắc dụng hơn.

    VÕ HƯNG THANH
    (06/9/13)

Leave a Reply to ĐẠI NGÀN