WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tượng đài trăn trở

tuong dai 1 Như quý vị đã biết, San Jose đang có dự án thực hiện một bức tường tưởng niệm tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong chiến tranh. Công việc này chúng tôi cũng có ý định từ lâu nhưng chưa có hoàn cảnh thuận tiện. May mắn có cô Hoàng Mộng Thu mở đường. Nhân dịp tổ chức lễ tưởng niệm chiến sĩ Hoa Kỳ hy sinh tại Việt Nam tại bức tường Sons of San Jose, ý kiến về một tượng đài Việt Nam bắt đầu. Cô Thu nhân danh biệt đoàn Lam Sơn sẽ thực hiện.  Sẽ đặt tại San Jose History Park, ngay phía trước Việt Museum. Đã vận động xin phép County và City. Đã hoàn tất kỹ thuật, có các nhà chuyên môn hợp tác. Theo lệ thường tượng đài phác họa có thể ghi chiến sĩ vô danh hay hình ảnh một chiến binh tượng trưng như bức tượng thương tiếc nổi tiếng tại Nghĩa trang Biên Hòa. Bên anh chị em Lam Sơn muốn khắc hình 5 vị tướng đã tự sát. Đoàn Lam sơn chuyên trình bầy nhạc đấu tranh và các vở kịch vinh danh anh hùng nên luôn luôn nhắc đến “Ngũ hổ tướng” và đại tá Hồ Ngọc Cẩn. Trong trụ sở của các cộng đồng, các hội cựu quân nhân hay các ngày lễ chúng ta thường thấy  trưng bầy hình quý vị đã tuẫn tiết. Trải qua 38 năm, tên tuổi các anh hùng đã trở thành khuôn mẫu lịch sử, chẳng còn ai thắc mắc phê phán.

Chúng tôi nhận lời phác họa bản vẽ đã đưa thêm hai điểm quan trọng. Đề nghị đưa thêm danh tính và hình ảnh trung tá cảnh sát Nguyễn Văn Long. Ông là người mà hình ảnh cụ thể đã in trên báo chí toàn thế giới. Dù vậy chúng tôi phải mất nhiều năm mới liên lạc được gia đình để ghi lại sinh quán và năm sinh. Tất cả 7 vị anh hùng đều có tên tuổi và hoàn cảnh hy sinh chính xác. Ban tổ chức liên lạc trực tiếp với các gia đình để có được hình ảnh và tài liệu. Thật may mắn chúng ta đã có các vị anh hùng từ cả ba miền đất nước. Đề nghị thứ hai là viết vài hàng chữ song ngữ ghi dấu việc tưởng niệm dành chung cho quân dân cán chính đã hy sinh trong chiến tranh và cả sau cuộc chiến, trong ngục tù trong rừng sâu và biển cả.  Dự án tuy nhỏ bé nhưng rất công phu có dự trù phía dưới là hình bóng chiến binh Việt Nam Cộng Hoà tham dự 3 trận chiến thắng tiêu biểu là 68 Tết Mậu Thân (Huế), Bình Long và Quảng Trị 72. Những hình ảnh này tượng trưng cho tất cả hàng trăm ngàn quân dân cán chính đã hy sinh mà chúng tôi không có khả năng ghi lại đầy đủ.

Nhắc lại nội dung dự án

tuong dai 2.jpgTượng đài này có vị trí tại khu vườn trước Việt Museum, trong công viên History San Jose. Từ phía ngoài nhìn vào, một bên là con thuyền vượt biên, một thứ tượng đài cho thuyền nhân. Phía tay trái là bức tường đen 3 mảnh lớn. Ở giữa là hình 7 vị tướng tá đã tuẫn tiết, hai bên là lời dẫn giải bằng Anh và Việt ngữ.

Chi tiết kỹ thuật: Bức tường dài 10 F cao 7 F bằng đá cẩm thạch.

Nội dung phần dẫn giải Việt ngữ như sau: 

Đài tưởng niệm nhỏ bé này được xây dựng để ghi nhận và vinh danh sự hy sinh lớn lao của hàng triệu quân dân chính Việt Nam Cộng Hòa trong chiến tranh Việt Nam1950-1975. Hàng trăm ngàn người đã chết trong cuộc chiến và sau cuộc chiến. Chết tại chiến trường, trong ngục tù cộng sản, trong rừng sâu và ngoài biển cả. Hàng trăm người đã tuẩn tiết trong thời gian cộng sản thôn tính miền Nam. Trên bức tường này là hình ảnh của 7 vị anh hùng đã tuẫn tiết hoặc bị Việt Cộng xử bắn. Những cái chết cao cả đó tượng trưng cho chính nghĩa quốc gia và tinh thần bất khuất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời cũng ghi dấu uất hận của ngày 30 tháng Tư 1975. 

Đài tưởng niệm xây dựng năm 2013 tại VietMuseum, trong công viên Kelley Park, khu San Jose History.

 Hình ảnh các vị tuẫn tiết

(Thứ tự từ trái qua phải)

tuong dai 31)  Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh Trưởng Chương Thiện, sinh 1938 tại Rạch Giá. Sau 30 tháng tư 75 không chịu đầu hàng. Bị cộng sản bắt giam và tra vấn suốt 3 tháng rồi xử bắn tại sân ban Cần Thơ ngày 4 tháng 8-75.

2) Chuẩn tướng Trần Văn Hai, Tư lệnh sư đoàn 7, sinh 1925 Gò Công. Tự vẫn bằng thuốc độc t ại căn cứ Đồng Tâm đêm 30 tháng 4-75.

3) Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh sư đoàn 5, sinh 1933 tại Sơn Tây. Tự vẫn bằng súng tại căn cứ Lai Khê trưa 30 tháng 4-75.                              

4) Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh quân đoàn IV, sinh 1927 Thừa Thiên. Tự vẫn bằng súng tại Cần Thơ sáng 1-5-75.                                            

5) Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó quân đoàn IV, sinh 1933 Gia Định. Tự vẫn bằng súng đêm 30-4-75 tại Cần Thơ.                                                                                              

6) Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh quân đoàn II, sinh 1928 Hà Đông. Tự vẫn bằng thuốc độc tại Sài Gòn ngày 29 đưa vào nhà thương và chết sáng ngày 30 tháng 4-75.                                                                

 7) Trung tá Nguyễn Văn Long, Cảnh sát quốc gia Việt Nam sinh tại Huế 1919. Tự vẫn bằng súng ngay tại công trường TQLC Sài Gòn tr ưa ngày 30-4-75.

Tu chỉnh quan trọng

Trong nội dung bản văn dự thảo đầu tiên, chúng tôi có viết rằng vào dịp 30 tháng tư-75 đã có nhiều trường hợp cả nhà tự sát. Có sỹ quan và quân nhân bắn vợ con rồi tự tử. Vì tượng đài thực hiện trong khu văn hóa và lịch sử San Jose, sẽ có toàn các học sinh và sinh viên Hoa Kỳ đến thăm, đoạn văn này đã xóa bỏ. Trong hoàn cảnh hiện nay, việc hạ sát con nhỏ và cả gia đình trước khi tự tử không nên nhắc đến.

Ngoài ra đặc biệt mô hình tượng đài được đưa ra triển lãm cho hàng ngàn người tham dự đại nhạc hội giúp thưong phế binh tại San Jose và đã được sự tán thưởng mạnh mẽ. Ban tổ chức cũng nhận được hàng trăm lời khích lệ qua thư tín hay trực tiếp. Chúng tôi cũng nhận được những ý kiến phê bình.

 Những phê bình quan trọng.

Phê bình quan trọng nhất là bác Nguyễn Hữu Luyện với tư cách một quân nhân tại San Jose. Gặp trực tiếp cô Hoàng mộng Thu trên đài Quê Hương bác Luyện cho biết sẽ mở cả chiến dịch để dùng dư luận áp lực cho ý kiến bác đóng góp phải được thực hiện. Ý kiến cụ thể của ông tóm lược như sau. Trên bức tường vinh danh cần có mỗi cấp một người đã tự sát 30 tháng tư-75. Một tướng, một tá, một úy, một hạ sĩ quan và một binh sĩ. Tất cả đều có tên tuổi cụ thể. Ông không đồng ý ghi là chiến sĩ vô danh. Kết quả ý kiến đưa ra cũng có nhiều người lên tiếng tán thành vì cho rẳng nếu có cả hình ảnh người lính thì thể hiện tình chiến hữu không phân biệt cấp bậc. Tất cả cùng hy sinh. Tuy nhiên trên thưc tế quý vị đưa ra sáng kiến không thể đề nghị được một danh sách. Trong 5 vị tướng chọn người nào, hai ông tá sẽ giữ lại ông nào. Ai là sĩ quan anh hùng cấp úy, cấp hạ sĩ quan và ai là anh hùng cấp binh sĩ đã tự sát 30 tháng tư. Những  hình ảnh và tiểu sử lấy từ đâu ra. Hiện nay trên internet phổ biến một danh sách hết sức mơ hồ do góp nhặt từ các câu chuyện kể lại. Ban tổ chức của biệt đoàn Lam Sơn cho biết họ không đủ can đảm loại bỏ bất cứ vị nào trong số 7 anh hùng đã công bố. Đồng thời dù rất kính trọng ý kiến lý tưởng của quý vị nhưng đoàn Lam Sơn hoàn toàn không đủ khả năng, không đủ thẩm quyền đi tìm các vị anh hùng các cấp để bổ túc danh sách. Đó là công việc vĩ đại và trách nhiệm lớn lao dành cho chính quý vị có sáng kiến.

Trong khi chờ đợi mong rằng quý vị vui lòng tùy nghi yểm trợ cho dự án nhỏ bé đầu tiên tại hải ngoại. Trong lịch sử chiến tranh kim cổ, chưa bao giờ có đến 5 vị tướng lãnh tự sát một lượt khi bại trận. Họ không chết vì chịu tội với thiên hoàng như người Nhật. Họ không chết vì tổng thống hay chính phủ. Họ chết vì không muốn sa vào tay giặc. Họ chết vì trách nhiệm chỉ huy nên tự xử. Việc tự sát của những người lãnh đạo có giá trị đặc biệt nên tất cả phải được lưu danh hậu thế. Riêng bà Hồ Ngọc Cẩn cho biết vì anh Cẩn là công giáo nên chấp nhận bị xử bắn. Ngày xưa, cùng chịu mất thành Hoàng Diệu tự tử ngoài Bắc, Phan thanh Giản tự tử trong Nam. Bia đá anh hùng ghi tên cả hai, làm sao lại chỉ chọn lấy một ông.

Vài hàng sau cùng.

Anh chị em Lam Sơn muốn tôi cùng khắc lên bia đá những lời đáng ghi lại. Tôi chọn đoạn sau đây

Trưa 30 tháng tư-75 tướng Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng tại Sài Gòn. Những lời nói sau của thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam tại Cần Thơ. Chiều 30 tháng 4-1975, tư lệnh thăm quân y viện, một  thương binh nói:                                                                     

“Xin thiếu tướng đừng bỏ tụi em.”                                                                                                             

Ông Nam: “Không, qua không bỏ tụi em.”                                                                                                                        

Trở về tư dinh, sĩ quan tùy viên báo cáo:                           

Các sĩ quan đã bỏ đi rồi.                                                        

Ông Nam nói: Đi để làm gì?                                                 

Tối ngày 30 tháng 4-1975, sĩ quan tùy viên báo cáo:                                                                                        

“Thưa, tướng Hưng đã chết rồi.”                                                                                                       

Ông Nam: “Chết để làm gì?”                                              

Sáng 1 tháng 5-1975 tướng Nguyễn Khoa Nam tự tử  

Nhắn tin của tác giả: Chúng tôi nhận được tác giả Điệp Mỹ Linh gửi tặng Viet Museum tác phẩm “Hải quân Việt Nam Cộng Hòa ra khơi 1975.” Tài liệu lịch sử xuất sắc do một phụ nữ trong gia đình hải quân soạn thảo. Trong đó có rất nhiều chi tiết lịch sử liên quan đến giai đoạn khốc liệt của Nam Việt Nam trong hai tháng cuối cùng. Trang 283 của tác phẩm có đề cập đến trường hợp hải quân thiếu tá Lê anh Tuấn CHT giang đoàn 43 đã tự sát trên chiến đỉnh trên sông Vàm cỏ Tây, Long An. Được biết ông Tuấn còn độc thân và là em trai của tướng Lê Nguyên Khang. Chúng tôi rất cần tin tức về những giây phút cuối cùng của thiếu tá Tuấn trên mặt trận sông nước Tiền Giang vào ngày cuối của cuộc chiến.  Xin vui lòng liên lạc về email:  giaochi12@gmail.com            

Xin cảm tạ.

© Giao Chỉ, Vũ Văn Lộc

© Đàn Chim Việt

                                 

31 Phản hồi cho “Tượng đài trăn trở”

  1. Mo Dung says:

    (1) Vào ề NV Giao Chỉ viết lên ước nguyện thực hiện một bức tường tưởng niệm tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong chiến tranh: “Như quý vị đã biết, San Jose đang có dự án thực hiện một bức tường tưởng niệm tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong chiến tranh. Công việc này chúng tôi cũng có ý định từ lâu nhưng chưa có hoàn cảnh thuận tiện.”
    Nay biến thành 7 vị tướng tá VNCH tự tử.

    (2) Mâu thuẫn trong hàng chữ khắc ghi trên đài “Đài tưởng niệm nhỏ bé này được xây dựng để ghi nhận và vinh danh sự hy sinh lớn lao của hàng triệu quân dân chính Việt Nam Cộng Hòa trong chiến tranh Việt Nam1950-1975. Hàng trăm ngàn người đã chết trong cuộc chiến và sau cuộc chiến….”

    Chiến tranh VN bắt đầu từ năm 1955 và nước VNCH cũng thành lập năm 1955, thì lấy đâu ra “quân dân cán chính VNC chết trước 1955? Trong khi ai cũng biết và viết “hàng triệu người đã chết trong và sau cuộc chiến” nhưng bác Giao Chỉ trên tài liệu từ trời rớt xuống dạy “Hàng trăm ngàn người đã chết trong cuộc chiến và sau cuộc chiến….”

    (3) Chữ “tự vẫn” có nghĩa là “tự cắt cổ chết”, vì thế nhà văn Giao Chỉ viết “tự vẫn bằng thuốc độc” nghe nó ngố nghĩnh làm sao đấy.

    (4) Vì đây là công trình lịch sử tránh làm bừa nói càng để tránh thành 1 mẫu chuyện cười cho VC.

  2. mien nam says:

    Quandannambo nói về cái tội nhiều quá, nói về cái tôi thường là khó ngửi
    Quandannambo làm được cái trò trống gì cho đất nước, cho nhân dân mà dám khinh miệt người khác
    Không gì lố bịch và trơ trẽn cho bằng dìm người khác xuống để đưa mình lên cao, khoe khoang nhố nhăng trơ trẽ, anh là cái thá gì mà đòi khinh miệt người khác

  3. says:

    Cách tốt nhất để biến một dự án thành hiện thực trong hoàn cảnh hiện nay là: Tự cá nhân hoặc một nhóm nhỏ có tâm huyết có khả năng rồi âm thầm làm việc thì mới hy vọng thành công.
    Sau 1975, mỗi ông quan của QLVNCH đều trở thành một vị tư lệnh, chẳng ai bảo được ai, ai cũng khôn ngoan, ai cũng giỏi giang, ngồi lại với nhau ai cũng khoe cái tôi ngất ngưỡng rồi thì việc lớn việc nhỏ gì cũng nát bét như nhau. Xem chừng “đẻo cày giữa chợ” còn dễ hơn gọt viết chì giữa các quan nhà ta. Chỉ tổ cho bọn “nằm vùng” có được cơ hội để đâm bị thóc thọc bị gạo. Chẳng trách đám con cháu nhìn qúy quan bằng nửa con mắt !!!

    • BUILAN says:

      ĐỒNG tình vối bác lê says …

      Trân trọng mời quý vị vào LINK
      Học một bài học về CHỮ TA^M !

      http://old.danchimviet.info/archives/77819/chu-tam-kia-moi-bang-ba-chu-tai/2013/07

    • Thắc-Mắc says:

      Kính gởi bạn lê. Phản-hồi của bạn tuy ngắn, nhưng qua đó tôi xin có 3 ý-kiến :
      (1) Hai câu đầu của phản-hồi của bạn, chung chung quá và thiếu thưc-tế. Chung chung là vì bạn đề-cập đến dự-án mà không nói rõ dự-án gì, riêng hay chung. Riêng thì không nói làm gì, còn nếu chung như được đề-cập trong bài viết chủ của VVL, thì không thể âm-thầm được, vì có tính-cách qui-mô, đòi-hỏi tài-chánh, và cũng vì qui-mô liên-quan đến một tập-thể của những người thuộc hai nền Cộng-Hòa cũ của Miền Nam VN trước kia, thì không thể âm-thầm được.
      (2) Những câu tiếp theo của bạn, có vẻ ” vơ đủa cả nắm “. Tôi trước đã là một SQ thuộc QLVNCH. Khi qua Mỹ theo diện HO, tôi cũng có tham-gia các Hội-đoàn như Hội Cựu TNCT, các Hội Quân, Binh-chủng liên-hệ, các CĐVN/Hải-Ngoại, nhưng ít thấy những trường-hợp như bạn kể,(kể cả cá-nhân tôi), chưa thấy ai dám khoe-khoang nhiều huống gì khoe ” trở thành một vị tư-lệnh “. Vì chưng, khoe làm sao được khi còn rất nhiều người cùng thời đang còn sống ở đây.Còn như chẳng ai bảo ai được thì đúng thôi : QLVNCH vốn đã tan-rã, VNCH đã không còn thì còn gì hệ-thống để có kỷ-luật ? Huống hồ, qua Mỹ rồi, mạnh ai nấy lo sinh-sống, còn thì-giờ đâu mà níu-kéo. Tuy nhiên, cũng có nhiều ngoại-lệ. Cũng có những họp mặt. Cũng vẫn còn tình chiến-hữu, cũng tôn-trọng nhau, chứ không hoàn-toàn như bạn đã viết. Vì vậy, tôi, với cá-nhân tôi, và nói thay cho những người thầm-lặng nói trên – vốn còn tự-trọng, còn tôn-trọng những niên-trưởng, những người trước kia có cấp-bậc, chức-vụ lớn hơn mà giờ này còn giữ thể-cách, biết tự-trọng, không xu-thời, không thỏa-hiệp với CSVN. Chúng tôi trước sau vẫn thế, tình chiến-hữu vẫn thế. Do đó, không phải là tôi không tin những điều bạn viết, nhưng đó là một thể-loại nào đó, những con sâu trong nồi canh, mà thời nhiễu-nhương này mới thấy xuất-hiện.
      (3) Cảm ơn bạn vì lời cảnh-giác sau cùng. Dĩ-nhiên bọn ” nằm vùng ” vừa lợi-dụng sự chia-rẽ, thiếu đoàn-kết trong CĐNVHN, vừa chủ-tâm bố-trí người của chúng trong các Hội-đoàn NVHN. Duy bảo rằng con cháu nhìn chúng ta bằng nứa con mắt, thì cũng có ít nhiều, nhưng không phải là tất cả, nên đừng vội bi-quan. Đó là tôi không có thì-giờ nhiều để chứng-minh cho bạn thấy sự tích-cực của các thế-hệ người Việt thứ 2 và 3, một mặt tôn-trọng cha mẹ, ông bà, một mặt chịu khó theo dõi tình-hình chính-trị thế-giới nói chung, VN nói riêng cùng tấm lòng bất-nhẫn trước đường-lối của chính-quyền CSVN hiện nay đối với đất nước, dân-chúng. Chào.

      • Mo Dung says:

        Thắc Mắc?
        Có phải những người thầm lặng nhờ bác nói thay họ chăng?
        “Vì vậy, tôi, với cá-nhân tôi, và nói thay cho những người thầm-lặng nói trên – vốn còn tự-trọng, còn tôn-trọng những niên-trưởng, những người trước kia có cấp-bậc, chức-vụ lớn hơn mà giờ này còn giữ thể-cách, biết tự-trọng, không xu-thời, không thỏa-hiệp với CSVN.”

  4. quandannambo says:

    tôi
    là một người lính Việt Nam Cộng Hòa
    *
    trước năm 1975
    tôi
    bị thương trận 5 lần
    *
    năm 1974
    khi bị thương trận lần thứ 5
    thì
    tôi giải ngủ
    tôi
    hiện còn giử giấy giải ngủ
    *
    nhửng người xưng là
    cựu quan chức Việt Nam Cộng Hòa
    đang
    huênh hoang khoác lác ở nước ngoài
    là nhửng ai
    *
    họ
    chỉ có 2 thành phần
    *
    1

    nhửng quan chức
    đào ngủ đào nhiệm
    bỏ đất nước để mà chạy trốn
    ra nước ngoài
    2-

    nhửng quan chức chạy không kịp
    thì
    đầu hàng việt cộng
    *
    sau khi trình diện

    học tập cải tạo tốt
    họ
    được việt cộng tha về

    nước Mỷ đả chìa tay đón họ
    bằng
    một chương trình nhân đạo
    *
    như vậy
    xét về tư cách công dân Việt Nam Cộng Hòa
    thì
    họ không bằng tôi
    *
    tôi kêu gọi
    ban biên tập danchimviet
    hảy vì
    lương tâm nghề nghiệp

    đăng comment này
    *
    cám ơn *

  5. quandannambo says:

    việt cộng
    *
    nói dân chủ

    không có dân chủ
    *
    nói tự do

    không có tự do
    *
    giao chỉ vủ văn lộc
    nói tượng

    không có tượng
    *
    nói đài

    không có đài
    *
    giống nhau *

  6. quang phan says:

    Một bài viết mà tôi đã đọc qua – nhưng không rõ tính cách xác thực- đã ghi lại những lời khí khái của những vị anh hùng đã khuất như dưới đây mà tôi nghĩ rất nên được khắc trên bia đá :

    -Tướng Lê Văn Hưng :“Tôi chấp nhận chết. Một người tướng không giữ được nước thì phải chết vì nước, không thể bỏ dân, bỏ xứ để cầu an cho bản thân, Vĩnh biệt anh em…”.

    -Tướng Nguyễn Khoa Nam :“… Chúng tôi là tướng chỉ huy, nếu chúng tôi không bảo vệ được đất nước thì chúng tôi phải chết theo đất nước”.

    -Tướng Trần Văn Hai “… Chúng ta đã làm tất cả những gì có thể làm được… Chúng ta đã chiến đấu hết sức mình, nhưng trong giờ phút này chúng ta đành phải bó tay… Xin cám ơn và vĩnh biệt các anh em”.

    -Tướng Lê Nguyên Vỹ: “… Tôi nghĩ thân làm tướng là đã hưởng vinh dự và ân huệ của quốc gia hơn các anh em, nên tôi đã nghĩ đến một lối đi riêng cho tôi”.

    -Tướng Phạm Văn Phú: “… Tôi không thể bỏ ra đi khi đất nước của tôi trong tình trạng như thế này. Tôi sẽ ở lại đây để chết chớ không đời nào chịu đầu hàng Cộng sản”.

  7. TÔ Mã Ý says:

    A lô! A lô!
    Không vì một bức tượng, mà gây ra tranh cãi. DâM được biết, đa sô
    cựu quân nhân QLVNCH không hề phản đối, nhưng không đồng ý
    v/v chỉ khắc hình tượng các vị tướng trên tượng đài, trong khi còn biét
    bao nhiêu quân nhân VNCH đã hy sinh, tuẫn tiết trong ngày 30.4.75.

    Nên nhớ, hai quân chủng Hải quân và Không quân cũng từng có biết
    bao chiến sĩ hy sinh trong ngày 30.4 ấy, ngay cả sau khi ông Minh
    đọc lời đầu hàng. — Còn các nghĩa quân/ Dân Vệ…thì sao?

    Chú ý ! Coi chừng, thiện chí về việc xây tượng không chừng sẽ
    gây ra tranh cãi và chia rẽ trầm trọng trong hàng ngũ còn lại của
    QLVNCH nơi hải ngoại. Coi chừng đa. Phản tác dụng. Chia rẽ.

    TÔ Mã Ý tôi xin phép đề nghị, thay vì hính ảnh các tướng tá, ta
    hãy trưng bảy huy hiễu chung của QLVNCH : chim đải bàng
    tung cánh, với những lời thề: Tổ Quốc-Danh dự-Trách Nhiệm.

    Lời cuối: Tượng đài đang gây xôn xao, bất đồng ý kiến nơi các
    thành phần QLVNCH hải ngoại. — Ông Lộc. cô Thu biết chăng?

  8. Phạm Hòa says:

    Gửi Ông Giao Chỉ Cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc và bà Hòang Mộng Thu.
    Quý vị làm một dự án quá to lớn ngòai tầm tay của quý vị, tốt hơn hết hãy ngưng những việc làm mờ ám, quý vị không đủ khả năng và một dự án sẽ tạo nhiều tranh luận, ngày nay không ai có tất cả tên và đơn vị của những Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam
    đừng nói đến tên và đơn vị của những anh Hùng QLVNCH đã tuẩn tiết trong tháng 4 đen năm 1975.
    Ngay đến cả ngày Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn bị xử bắn tại Sân Vận Động Cần Thơ ông Lộc cũng viết sai,
    Bà Hòang Mộng Thu thì mù tịt về Lịch Sử QLVNCH, xem qua những Video trên youtube sẽ thấy rỏ
    Ông Lộc và Bà Thu hãy ngưng ngay những việc làm ngòai tầm tay của quý vị.

    Trân Trọng
    Phạm Hòa / Nha Kỹ Thuật

  9. quandannambo says:

    tại sao không là
    tổ quốc ghi công
    *
    mà lại là
    tổ quốc ghi ơn
    *
    ơn gì vậy
    *
    hóa ra
    6 ông này chẳng có công trạng gì ráo trọi
    *

    chỉ vì làm ơn cho tổ quốc
    cho nên
    tổ quốc phải ghi ơn
    *
    “tượng đài trăn trở”
    *
    tượng đâu
    đài đâu
    *
    đây chỉ là
    bảng tưởng niệm
    chưa đạt tới
    bia tưởng niệm
    *
    chỉ giỏi
    khiêng con đao to
    cỏng cái búa lớn *

  10. DâM TiêN says:

    DâM xin có mấy nhời, nhắn ông Lộc, tí :

    –Tháng tư thì phải viết tháng Tư;
    –thiếu tá Cá Lóc thì phải viết Thiếu tá Cá Lóc;
    –năm 75 hay 1975, thì viết đủ là 1975;
    –gia đình hải quân phải viết Hải quân.
    –tướng Lê nguyên Khang phải viết Tướng Lê Nguyên Khang.

    vv. chắc ông Lộc đã nắm vững MLA.

    PS: Quý vị cũng nên tìm được một vị sĩ quan tuẫn tiết nào thuộc
    Không Quân và Hải Quân, kể cả một anh Dân vệ sống heo hút
    xa vắng, bảo vệ xóm làng… Thanh kiêu. DâM

    • lethan says:

      Không đồng ý với Dâm Tiên. Tôi đã lớn lên ở thủ đô Sài gòn của nước Việt Nam Cộng Hoà, theo học tại các trường công lập lớn ở Sài gòn, và cũng luôn được điểm tối đa 10 về môn chính tả ở bậc tiểu học, nhưng không một vị giáo sư hay giáo viên nào dạy tôi phải viết hoa ở các chữ như Dâm Tiên đã nêu .

      • DâM TiêN says:

        Thưa LeThan:

        Tượng đài nếu thành hình tại nhà người ta,
        thì ta nên theo cách viết nhà người ta, hơn
        nữa là cách viết quốc tế MLA, mà tất các
        trường học bên Mỹ đều áp dung.

        LeThan thử viết một bài Essay theo cách
        viết ảnh hưởng Tây hay Saigon cũ, xem có
        bị xơi điểm trừ không.

        Kính, Dâm

      • lethan says:

        Để chứng minh cho những gì tôi viết là đúng, dưới đây là một trích đoạn từ tác phẩm Mơ Thành Người Quang Trung của nhà văn Duyên Anh viết trước năm 1975 :

        Jack chỉ huy ba thằng nhô Mỹ. Chúng nó ăn mặc rất đẹp, y hệt lính mũ xanh Mỹ lớn. Jack đeo khẩu Tommy gun như khẩu súng của Vic Morrow. Jimmy, Bill, John, mỗi đứa ôm một khẩu M-16, những khẩu súng trông chẳng khác gì súng thật. Tiếng nổ nhỏ và đạn không có. Ðể giết ai, để giết nhau. Phải chi loài người chỉ biết những khẩu súng đồ chơi trẻ con nhỉ? Năm ngoái, bố Chương còm đi Nhật về cũng mua cho nó khẩu M-16. Lên đạn năm lần một lượt và bắn hàng tràng hay từng phát. Tiếng nổ ròn rã, nghe vui tai đáo để. Chương còm mê có một ngày đầu. Rồi nó đem khoe trẻ con ngõ D, cho mỗi đứa bắn biểu diễn vài phát. Kết quả: súng trở thành đồ bỏ và Chương còm bị mẹ mắng “Ích kỷ, chơi xong không lo để dành, nữa lớn em có đồ chơi.”

        Chương còm giỏi chịu đòn lắm. Mẹ nó mua nho cất trong tủ lạnh. Chờ mẹ ngủ, Chương còm gọi bạn vào ăn nhẵn. Mẹ mắng. Chương còm nhận nó ăn hết. Và giả vờ không ăn cơm. Kẹo, bánh hay tiền bạc hễ có là nó đem phát. Lúc bị mẹ mắng, Chương còm nhìn bố. Bố nó nín thinh. Chờ khi vắng mẹ, bố nó mới cầm tay nó: “Con cứ tiếp tục cho bạn con những gì con có. Ðó là lòng hào hiệp. Về sau, con sẽ nghèo vì lòng hào hiệp nhưng con không mang tiếng bủn xỉn. Mẹ con sợ con nghèo mạt rệp nên khuyên con phòng xa đó. Ý của mẹ con là chỉ nên cho bạn những khi bạn con cầu xin, chớ nên phung phí. Con đừng giận mẹ vì người mẹ nào ở trên đời cũng lo lắng tương lai con mình. Muốn khỏi bị mẹ mắng, con nên nhịn phần của con mà đãi bạn, không xâm phạm vào phần của các em con. Con hiểu chứ?” Chương còm hiểu lắm. Giá nó nghe lời mẹ thì hôm nay nó cũng có M-16. Và con nhà Jack sẽ không dám nghĩ chỉ nhô Mỹ mới có M-16.

        Kính, LeThan

Leave a Reply to Mo Dung