WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phó Chủ tịch nước: “Người ta “ăn” của dân không từ cái gì”

Bà "phó Doan" từng nổi tiếng với phát biểu: Việt Nam dân chủ gấp vạn lần tư bản.

Bà “phó Doan” từng nổi tiếng với phát biểu: Việt Nam dân chủ gấp vạn lần tư bản.

Từ vụ nhân bản xét nghiệm “vô lương” ở Hoài Đức đến vụ biển thủ 3 tỷ đồng của học sinh dân tộc thiểu số, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan bức xúc: “Người ta ăn của dân không từ cái gì nữa, từ liều vacxin con con đến tiền chữa bệnh bảo hiểm”.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu tại phiên thảo luận về báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 tại UB Thường vụ Quốc hội ngày 11/9.

Mổ xẻ nguyên nhân người dân không “mặn mà” với bảo hiểm y tế, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc lý giải:

“Vào bệnh viện, câu đầu tiên bác sĩ hỏi là có bảo hiểm không. Mà câu trả lời lại quyết định thái độ của nhân viên y tế”. Nhận định có sự phân biệt đối xử, ông Phúc cho rằng, điều đó khiến nhiều người bệnh ngại, kể cả có bảo hiểm thì vẫn muốn được khám chữa bệnh theo theo diện tự nguyện.

Ông Phúc kết luận, sự bất công bằng dẫn đến việc người dân cũng ko nhiệt tình tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đề nghị thay đổi cách thức sao để bác sỹ chỉ làm việc khám chữa bệnh còn giải quyết thủ tục, bảo hiểm hay tự chi trả có bộ phận khác đảm nhiệm.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: “Thái độ phân biệt đối xử khiến nhiều người bệnh ngại sử dụng thẻ BHYT”.
Góp ý chung báo cáo giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn “phê” đoàn giám sát chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế nhưng lại không đề cập địa chỉ trách nhiệm. Đánh giá khía cạnh chất lượng khám chữa bệnh cho người có BHYT cũng được nhận xét chưa sâu, vấn đề y đức cũng chưa được đề cập. Trong khi đó, tiếp xúc cử tri, ông Sơn cho biết, các cán bộ hưu trí rất “kêu”, từ việc thuốc bảo hiểm hạn chế đến liều thuốc chích vào người cũng đau hơn nếu không có những khoản lót thêm.

Dẫn lại 2 vụ việc nhân bản xét nghiệm ở bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức (Hà Nội) và vụ người tố cáo không nhận khen thưởng khi vạch trần việc 1 trạm y tế xã ở Quảng Nam làm hồ sơ khống để lấy tiền bảo hiểm, ông Sơn thể hiện rõ bức xúc, yêu cầu chỉ rõ trách nhiệm trong từng trường hợp.

Không thể để tình trạng tiếp tục như hiện nay. Cần có báo cáo giám sát thể hiện sự đánh giá rõ ràng, thẳng thắn của đại biểu Quốc hội chứ không làm chỉ để lấy lòng nhau” – ông Sơn yêu cầu.

Tán thành ý kiến này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu một loạt biểu hiện mà người dân phàn nàn khi khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tề, từ chuyện thủ tục nhiêu khê, thái độ phục vụ miễn cưỡng, y đức có vấn đề… dẫn đến nhiều vướng mắc, khó dễ nên người dân rất e ngại, cực chẳng đã mới phải dùng đến thẻ, không thì sẵn sàng bỏ tiền túi đi khám bệnh theo kênh dịch vụ. Tình trạng lạm dụng BHYT trong kê đơn, chỉ định xét nghiệm, chiếu chụp khiến giá dịch vụ y tế đội lên nhiều, ai chịu trách nhiệm?

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhận xét, báo cáo giám sát đã chỉ ra được bức tranh với những mảng sáng và những mảng rất tối hiện nay trong việc thực hiện chính sách BHYT với người nghèo và người lao động. Qua đó có thể khẳng định những ưu việt của chế độ, đất nước khi luôn quan tâm đến nhiều đối tượng, đảm bảo an sinh xã hội.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch nước cũng đồng tình với nhận xét của Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn về những “điểm khuyết” trách nhiệm trong báo cáo.

Theo Phó Chủ tịch nước, khiếm khuyết trong khám chữa bệnh mới được nói chủ yếu từ tình hình sử dụng kinh phí, chế độ chi trả nhưng vấn đề nghiêm trọng hơn là việc người có thẻ BHYT không được đối xử công bằng như người có tiền đi khám bệnh. Bệnh viện địa phương muốn giữ bệnh nhân có bảo hiểm làm bệnh tình trầm trọng hơn. Việc chi trả bảo hiểm cũng rất lâu, thủ tục khó khăn và thậm chí chi trả không đủ. “Người có thẻ bảo hiểm y tế rất cực” – bà Doan ca thán.

Tách biệt khu vực của bệnh nhân BHYT và bệnh nhân dịch vụ là 1 giải pháp Bộ trưởng Y tế đưa ra để tránh áp lực tâm lý về khoảng cách.

Đoàn giám sát có chỉ ra những bất cập trong cách tính, cách chi trả bảo hiểm, tình trạng kết dư quỹ lớn trong khi người có thẻ BHYT đi khám bệnh vẫn không có thuốc tốt, không được hưởng kỹ thuật cao… Đáng nói là những vấn đề đó được chỉ ra nhưng lại chưa có hướng khắc phục.

Tỏ ý thông cảm với ngành y vì những vấn đề đã tích tụ qua thời gian dài, không phải đến giờ mới bức xúc nên Bộ trưởng Y tế nhiều lúc bị oan nhưng Phó Chủ tịch nước vẫn băn khoăn vì tình hình đã diễn ra lâu mà không được phát hiện, xử lý thì “nhờn thuốc” dẫn đến vi phạm sau nặng hơn vi phạm trước.

Chung bức xúc khi nhắc lại hiện tượng “vô lương tâm vô đạo đức” ở Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức (Hà Nội), Phó Chủ tịch nước cũng dẫn thêm hiện tượng giám đốc bệnh viện khám bệnh cho bệnh nhân rồi đưa đơn thuốc đến nhà mình mua, cho đưa phương tiện bên ngoài vào bệnh viện rồi cùng chia doanh thu… Liên hệ với thông tin mới nhất trên báo chí về việc MTTQ ở Hà Tĩnh “nuốt” tiền TƯ hỗ trợ hộ nghèo, gia đình chính sách, cũng như việc một trường miền núi biển thủ gần 3 tỷ đồng của học sinh dân tộc thiểu số, Phó Chủ tịch nước khái quát: “Người ta “ăn” của dân không từ cái gì nữa”.

“Sao giờ không ai sợ pháp luật, sợ bị trừng trị nữa? Mỗi ngày người ta “ăn” từng tí của dân, từ liều vacxin con con đến tiền chữa bệnh bảo hiểm, trách nhiệm thuộc về ai?” – Phó Chủ tịch nước nêu câu hỏi và yêu cầu chỉ rõ chi tiết về trách nhiệm trong bức tranh đã vẽ về việc thực hiện chính sách BHYT.

“Giải trình nóng” những vấn đề nêu ra, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận những hạn chế được chỉ ra và nhấn mạnh, còn nhiều hạn chế nữa mà hàng chục năm sau ngành cũng chưa khắc phục xong vì như lộ trình các nước đã đi qua đều mất một thời gian rất dài để hoàn thiện mô hình BHYT toàn dân.

Nói thêm chuyện cấp cứu về y đức, bà Tiến cũng xác nhận thông tin các đại biểu đưa ra, những biểu hiện hoặc là tham nhũng, hoặc là vô cảm, kém đạo đức. Về những thủ tục hành bệnh nhân, Bộ trưởng Y tế khẳng định, mới đây đã yêu cầu cắt giảm, rút gọn từ 9 bước trong quy trình khám chữa bệnh BHYT xuống tối đa 6 bước. Khoa khám chữa bệnh dịch vụ và bảo hiểm tại các bệnh viện cũng đang được tách riêng để người bệnh, gia đình không nhìn thấy những khoảng cách giữa 2 loại hình…

P.Thảo (Dân Trí)

16 Phản hồi cho “Phó Chủ tịch nước: “Người ta “ăn” của dân không từ cái gì””

  1. Chu Mot says:

    Hôm nay mới được nghe Bà Phó Doan phán một câu đúng: “Người ta ăn của dân không còn thứ gì” ! Vâng, quá chính xác. Nhưng “người ta” là ai ? Có phải vì kiêng kỵ, vì “tình đồng chí” mà Bà còn úp mở, như các vị trên trước của Bà cũng chỉ dám ám chỉ 3D là đ/c X ?
    Bà chỉ mới phát hiện ra tệ nạn “tiêu cực” và cất tiếng than, nhưng người dân đã quá hiểu, quá bức xúc, kể từ ngày có đảng “mà vì thân phậ̣n kẻ bần, tiếng kêu nào thấu chín tầng bệ̣ cao” không khéo còn bị quy chụp “tội nói xấu đảng, bôi bác chế độ” có mà rũ tù !
    Câu “chế độ ta có dân chủ gấp vạn lần chế độ tư bản” của Bà là hoàn toàn sai, Bà có biết chăng? Vì độc tài, độc đoán, độc quyền, độc ác mà csvn mới phạm nhiều tội ác với nhân dân; nếu có tự do dân chủ thực sự, có nhân quyền, luật pháp công minh (như tư bản) chắc chắn Bà sẽ không còn than thở như hiện nay !
    Mong Bà và đảng của Bà sớm đổi thay, để nhân dân còn thấy hình hài tự do, mong thay !

  2. Tổng Bí Thư says:

    Bà Đoan này có tư tưởng suy thoái, nói xấu chế độ ta, thế thì phải kiểm điểm và bỏ phiếu tín nhiệm thấp, cần phải xử lý ngay.

  3. Choi Song Djong says:

    “người ta ăn của dân không từ cái gì.”

    Điêu quá chị Doan ơi,người ta ở đây là ai vậy ? có phải là lũ cùng Đảng với chị không ?
    Đảng của chị,chúng nó đâu có ăn hết,chúng nó vẫn để phần cho dân và những thế hệ sau này nhiều ấy chứ.Bằng chứng là chúng nó để lại số nợ mấy trăm tỉ us$.Vì Đảng của chỉ dân chủ gấp vạn lần tư bản nên người dân chúng tôi mới được sung sướng thế.Đồ nạ dòng

  4. Thưa bà Phó Chủ tịch nước bà hỏi “Sao giờ không ai sợ pháp luật, sợ bị trừng trị nữa? Mỗi ngày người ta “ăn” từng tí của dân, từ liều vacxin con con đến tiền chữa bệnh bảo hiểm, trách nhiệm thuộc về ai?” ư?

    Ai giành hết quyền hành lãnh đạo và quản lý nhà nước và xã hội Việt nam hiện nay thưa bà? Nếu bà trả lời được câu hỏi này của tôi thì bà đã trả lời được câu hỏi của bà rồi đấy ạ.

    Chỉ trừ những thứ gì không thể ăn được, còn thì “Chúng nó” cái lũ “cướp ngày” ấy nó ăn tất tần tật chẳng chừa thứ gì cho người dân cả. Chúng nó thành bè đảng rồi, che chắn cho nhau hết. Quan Thầy làm bậy chỉ thừa nhận cái gọi là “Trách nhiệm chính trị” là xong hết thì có thằng “Đ” nào sợ và nể thàng nào nữa hỡi bà “Phá Chủ Tịt” ơi. Bà biết tỏng tòng tong là tại sao rồi vẫn còn giả bộ vậy sao???
    Đúng là Vừa ăn “C” vừa la làng. Giả nhân giả nghĩa là nghề của những người “Khoác áo Cộng sản” miệng nam mô bụng chứa cả bồ giao găm.

    Chỉ có một con đường duy nhất là trao lại chính quyền và đất nước này cho người dân làm chủ thông qua cuộc tổng tuyển cử tự do với sự cạnh tranh lành mạnh hòa bình của các tổ chức chính trị tự nguỵện của mọi tầng lớp nhân dân thì mới mong có một nền pháp trị lành mạnh mà mọi nguời dân và tổ chức đều bình đẳng như nhau. Lúc đó mới có ý thức thượng tôn pháp luật trong toàn xã hội.

    Vài dòng nhắn gửi bà để bà suy ngẫm và có ý kiến lại với đồng đảng của bà.
    Hãy tuân theo quy luật khách quan và theo ý chí của toàn dân. Hy vọng bà và các đồng đảng của bà kịp tỉnh ngộ khi chưa quá muộn.

    Nguyễn Thanh Tùng

  5. kỳ Lưu says:

    Tỗ chức công quyền như nay thì bộ nào cũng nhà nước củng chính quyền, tha hồ mà ra luật mà ép dân, còn công an thì như thú săn cứ đi săn lùng dân mà phạt để kiếm ăn kẻ nào càng tham ăn bất chính thì càng bỏ tiền cuả mua cho con em vào công an, mà cha vậy thì con đâu có tốt.
    Trách nhiệm cuả chính quyền là .
    1 Hể dân oan kêu kiện thì lập tức lôi cổ kẻ ra luật cùng với dân ra phán xét ai sai trị ngay không đặt bút ký bất kỳ một luật nào thuộc về ban ngành tổ chức kinh tế.
    Ta đưa ra hai nguyên khó khăn mà muôn dân không lo được.
    Thứ nhất Công bằng là lẻ phải được mọi người công nhận là công bằng, anh không tìm được chân lý là không có đức không có lẻ phãi không xử công được.
    Quan ra quan quân ra quân, kẻ thất phu không thể thay hiền đức nỗi. Nên nhớ quyết định thành lập nghành an ninh ở Việt Nam là gio H C M đặt bút ký nhưng vì không có khả năng dao quyền cho người hiền co đức chịu trách nhiệm (muốn làm thánh triết phải ở chính tâm, thắng được dặc tâm mới điều binh khiển tướng) không biết phê thơ chọn hiền đức nên tướng quân thi nhau lập công thay quan nắm quyền, nhân nghiã quân binh thì được bao nhiêu bảo dân không oan, đây là tôi chưa nói quan phãi dùng lẻ phãi mà dân nhận ra lổi lầm trước công chúng thì muôn dân mới phục chứ ép cung bắt dân ký nhận tội ấy củng là áp bức dân việc này kẻ tàn bạo hung đồ rất có khả năng lập công.
    Chưa nói đến công an phục vụ cho ban ngành, bộ ngành kinh tế nhà nước thì phản dân chứ đâu phãi phục vụ công lý cho dân, bởi vậy mà hể dân oan kêu kíu thì đổ cho dân phạm luật muôn đời luật chúng nó vẽ ra vì có lợi cho tổ chức đó chứ đâu cho dân.
    Chính trị lo công lý lấy chính trị tà lấy ngay trị dan, là lẻ phải trị là đức trị , không tham da vào vào lảnh đạo kinh tế dưã muôn dân, không được để cho bộ nào ẩn thân dưạ dẩm cã.
    Thứ hai
    Xác định lại văn hoá để muôn dân nhận thức cho đúng về văn hoá. Xưa nay nhận thức về văn hoá sai nên muôn dân đua nhau suy thoái đạo đức, mà suy thoái đạo đức thì hung đồ cướp dật bốn phương nổi lên.
    Tôi không minh dải về văn hoá nưã vì tôi đã minh dải quá nhiều trên tất cả các diển đàn.
    Ta chĩ có lẽ phải mà dúp thế dan, trái ý ta thì thế dan cùng tàn sát nhau mà thôi.
    KỲ lưu

  6. Buá Tạ says:

    “Người ta” là ai? ba` biết mà không dám noí.
    Ba` ma` còn sợ thi` noí gi` đến đám dân đen này.
    “Biết kẻ gian mà không khai báo la` đồng loã”

  7. Phan Huy says:

    Chuyện Người Trộm Chó

    “Chuyện xãy ban ngày tại nước tôi
    Mà nghe như chuyện ở xa xôi
    Từ thời trung cổ trong rừng rú
    Bộ lạc Phi châu ăn thịt người.”

    “Vì đâu nên nỗi thế này đây?
    Người giết người xong đi rửa tay
    Chẳng hề thương xót còn quay quắt:
    ‘Đáng kiếp cho mi, kẻ trộm ngày.’”

    “Trộm  ngày vì đói, biết làm sao?
    Con mèo, con chó có là bao
    Nếu mà bị bắt thì kêu án
    Vài năm tù tội, có ngờ đâu…”

    “Còn hơn đảng cướp cạn Cờ Sao
    Cướp nhà, cướp đất, cướp hồ ao
    Cướp luôn tự do và quyền sống
    Cướp cả non sông hiến Cộng Tàu.”

    “Ngày nao tôi xuống gặp diêm vương
    Ngài phán: “Tuy mi, thằng vô luân
    Chẳng qua bần cùng sinh đạo tặc
    Còn khá hơn nhiều đảng bất lương.”

    “Nay ta cho mi đầu thai lại
    Về nói dân mi đừng giết hại
    Mà phải hết lòng thương yêu nhau
    Đoàn kết đấu tranh cho lẽ phải.”

    “Đảng kia tuy vẫn còn hung bạo
    Nhưng mà tới đây đà hết số
    Tương lai nước Việt lại thắm tươi
    Sắp qua những chuổi ngày gian khổ.”

    http://fdfvn.wordpress.com

  8. vu trung says:

    Chả thèm xài luật pháp mà mở miệng ra là “đức”, nào là y đức, nhân đức, đạo đức (kiểu hcm) … để rồi cả nước đi “đứt”.

  9. Người góp ý says:

    Nói chuyện tham nhũng ở VN thì viết chục quyển sách cũng chưa hết nhưng có 1 điều mà người ta không chịu hiểu là “tham nhũng” đã ăn vào máu của mọi người VN và dân ngu khu đen cũng không vừa,người ta nói “nhà dột từ nóc dột xuống” không sai ,quan ăn theo quan,dân cũng 1 sách nhưng kín đáo không thua quan.Vật tư xây dựng cầu kỳ , đường sá chỉ trong 1 đêm đã hao hụt ít nhiều ( cát , đá …) do dân ăn cắp đem về làm của riêng.Nói chỉ có quan tham nhũng cũng tội cho các quan ?

  10. nguenha says:

    “Tôi muốn đúc thơ thành đạn,
    Bắn vào tim những kẻ làm càn,
    những con người tiêu máu của Dân
    Như tiêu giấy bạc giả..”
    Hoặc: “Tôi không nói quá,
    Về Nam Định mà xem
    Đài xem lể,họ cao hung dung lên
    Nửa chừng bỏ dở,
    Mười một triệu đồng dầm mưa dải nắng
    Mồ hôi máu đỏ móc rêu!!…”
    “Những con chó sói quan liêu’
    Nhe rang cắn đứt thịt da Cách mạng”./ Đó là những vần thơ bất khuất của Phùng-Quán,thi sĩ xứ Huế
    Viết vào thời Nhân văn giai phẩm 1956. Điều đó chứng tỏ việc ăn của Dân và không sợ Luật pháp, không phải có từ bây giờ,mà nói thẳng ra kể từ khi ; “Việt-Cộng xuống Núi”.! Sau hiệp định 1954,VC về thành(Hanoi).Khi ở trên rừng,toàn là cây-lá-cành, lấy chi mà ăn hối lộ.. Vào thành-phố,của cải chất đầy,lòng tham trổi dậy,nếu không có nền giáo dục Nhân bản đi kèm,thì phút chốc chúng nó trở thành Lang-Sói .Đó là điều đương nhiên!.Đó cũng chính là hình ảnh” Đạo quân Cụ Hồ” tiến vào thành phố mà Quí vị đả thấy, qua nhiều giai đoạn của Lịch-Sử…Muốn chấm dứt những hiện trạng tiêu cực đó, là DCS phải ra đi,!!để nhường chổ lại cho một chính quyền that sự là của Dân.Có Tài,có Đức .Để bắt đầu lại một nền giáo dục nhân bản, chứ không phải một nền giáo dục mang tính đào tạo Chủ nghĩa như hiện nay.Một nền giáo-dục chỉ đào tạo những tên”Ăn cướp-ăn cắp”của cải Dân và Nước. Đất nước không thể ĐI (lên) được khi nền Giáo-dục chưa that sự bắt đầu. Đừng so sánh với nước này,nước nọ.Đất nước người ta không ngừng đi lên :Có đi thì có Tới.! Còn Dất nước VN Có Đi đâu ?? mà đòi có Tới!! “ĐI” ở đây là nền giáo-dục!! Vừa rồi
    trên Facebook,Ông Billgate đưa hình ảnh cái trụ điện, dây giăng như ổ nhện,nhà Tỷ phú tự hói: “làm sao mà phát triển điện năng được?/” Nền giáo dục VN bây giờ còn hơn Ổ-nhện! Ổ nhện đến nổi, mà Văn bang đại học viết sai chính tả : Hiệu Trưởng” viết thành “Hệu trưởng”.Có người nói : phải chăng đây là Điềm!!
    (quái gở).

Leave a Reply to Người góp ý