WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Gs NB Châu làm tin học – Lấy tầu ngầm đua công thức 1?

79793 biometrics

Cách đây vài tuần, mình có đọc tin trên Tuổi trẻ nói rằng, Bộ Tư pháp đã liên hệ với Gs Ngô Bảo Châu, khôi nguyên giải Fields, để dùng toán học trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDL) về dân cư. Đây là một trong những mục đích mà chính phủ VN đang nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân, mọi thứ sẽ được điện tử hóa.

Dự án CSDL quốc gia dự trù khoản kinh phí khoảng 3500 tỷ đồng, tương đương khoảng 175 triệu đô la Mỹ. CSDL là mục đích rất tốt cho chính phủ điện tử, một khái niệm mới của thế giới văn minh.

Nếu không hiểu nhầm thì Bộ Tư pháp định xây dựng CSDL quản lý công dân, bao gồm tên tuổi, địa chỉ, nơi sinh, nơi làm việc, và vài thông tin sinh học (biometrics) về vân tay, vân mắt, kể cả định dạng khuôn mặt.

Đó là một ý tưởng mà dân IT đã bàn từ cách đây 30 năm, nhưng nay vẫn ở dạng …dự án. Không biết bao nhiêu hội thảo, seminar học thuật, nhưng rồi chủ dự án lĩnh tiền, tiêu, viết báo cáo và đưa vào trong tủ. Nay được xới lên và Bộ Tư Pháp mời hẳn Nobel toán học (giải Fields) Ngô Bảo Châu về làm cố vấn.

Một bạn đọc tên là Lê Văn Thuận comment, Gs Châu là một người tài trong lĩnh vực toán học, không đồng nghĩa với việc gì cũng biết. Cũng có thể ông có tư duy nhanh nhạy, hết sức logic, nhưng hãy để Gs Châu chuyên tâm cho toán. Xin đừng dùng tàu ngầm trên đường đua công thức I”.

Muốn xem UID hệ định danh cá nhân – hãy đến World Disney và nhiều nơi khác

Ai từng đến World Disney ở Florida sẽ thấy hệ thống soát vé ở đây rất tin học. Bạn mua vé, trả tiền, bạn được yêu cầu thò ngón trỏ vào máy quét vân tay. Chỉ cần vài giây, hệ thống đã nhận dạng được khách. Sau đó, khách có thể ra ngoài cửa soát vé, rồi vào lại bằng cách đưa ngón tay trỏ vào máy quét. Máy so sánh vân tay, thấy bạn đã trả tiền và cửa mở.

Lấy vân tay ở cửa soát vé. Ảnh: Internet

Lấy vân tay ở cửa soát vé. Ảnh: Internet

Hệ thống này đã giúp cho World Disney quản lý khách ra vào thoải mái và không có chuyện chuyển vé cho nhau. Tây giống ta về  mặt gian thôi. Vé vào hàng ngày là 40-50$, đôi khi là hàng trăm đô la, nếu dùng lại được thì người ta vẫn gian như thường.

Vân tay, vân mắt, khuôn mặt, DNA và một số số liệu sinh học của mỗi người là riêng biệt hoàn toàn, không thể giống nhau. Vì thế, khi bắt được tội phạm, việc đầu tiên là công an lấy dấu vân tay.Nhưng nhiều kẻ đã tìm cách làm biến dạng vân tay để lừa cảnh sát. Hệ thống y học đã phân tích, vân mắt cũng giống như vân tay, không ai giống ai. Nhưng mắt có thể bị hỏng, họ dùng thêm định dạng khuôn mặt. Và DNA là vũ khí cuối cùng nhằm định dạng cá nhân một cách chính xác.

Các nhà tin học nghĩ ra cái máy quét vân tay, dùng một phần mềm nhận dạng và so sánh vân tay vừa quét và hàng triệu bản đã lưu. Từ đó tìm ra người có vân tay này là ai. Ngày nay thêm cái máy chụp vân mắt rất hiện đại. Rồi máy phân tích nhận dạng mặt và cả DNA nếu thấy cần thiết.

Nếu thông tin về vân tay được kèm với ảnh, lý lịch, quê quán, nơi làm việc… và một con số như chứng minh thư thì bạn đã nằm trong hồ sơ lưu trữ của một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh.

Hoa Kỳ có một hệ thống nhận dạng sinh học quản lý 120 triệu người ra vào nước Mỹ. Lấy visa, vào cửa khẩu của Mỹ, khách tới đều phải quét 10 đầu ngón tay và chụp ảnh.Năm ngoái Ấn Độ vừa chính thức dùng hệ thống định danh sinh học (Unique Identification Number – UID) cho 1.2 tỷ người. Mỗi địa phương cấp phường, huyện có một đội mang scanner (máy quét), máy chụp ảnh (hình và vân mắt), cùng một máy tính cá nhân, đi gặp từng người dân từ 18 tuổi trở lên, và lấy dữ liệu đưa vào hệ thống đã nối mạng quốc gia.

Hiện nay, Ấn Độ đã thu thập dữ liệu được khoảng 425 triệu người (1/3 dân số), dự định đến 2014 sẽ hoàn tất khoảng một nửa dân số. Mỗi công có một số định danh dài 12 số gọi là AADHAAR, một thẻ điện tử kèm code đặc biệt. Hộ khẩu, giấy tờ, lý lịch cá nhân đều nằm trong đó. Khi đưa vào máy quét, được nối mạng, sẽ hiện hết lên màn hình.

Kinh phí dự toán là 2.8 tỷ đô la cho tới năm 2017 là hoàn tất toàn quốc. Năm tài khóa 2012-2013, Bộ TC Ấn độ duyệt 270 triệu đô la cho mục đích này. Hiện có 36.000 trạm thu thập dữ liệu để cấp số UID. Như vậy mỗi trạm giá khoảng 7000-8000 USD để vận hành hàng năm.UID không đơn giản dùng trong quản lý dân số mà còn giúp cho chính phủ quản lý khai thuế, đóng thuế và cả truy tìm tội phạm nếu cần. Công dân tới vay Ngân hàng thường phải giải thích anh từ đâu đến, có lịch sử vay mướn như thế nào. Nếu chỉ có sổ hộ khẩu hay chứng minh thư thì hoàn toàn chưa đủ. Nếu mọi sự vay trả ngân hàng hay thẻ tín dụng được lưu trữ theo ID này thì việc các ngân hàng muốn kiểm tra “đạo đức” trả lãi và vốn của khách hàng là khá dễ. Chưa kể bao như tiện dụng khác mà thế giới online của IT mang lại cho khách hàng có UID.

Thử tính Cua trong lỗ

Iris Scanner – Quét vân mắt. Ảnh: Internet

Iris Scanner – Quét vân mắt. Ảnh: Internet

Như vậy để có UID như Ấn Độ, Israel, Mỹ và nhiều người nước khác đang dùng, chỉ cần máy chủ, máy quét vân tay, vân mắt, máy chụp ảnh, và phần mềm nhận dạng. Với VN, mỗi tỉnh cần một máy chủ với đĩa cứng vài chục terabyte, giá vài chục ngàn đô la/server, đội ngũ IT 1-2 nhân viên lo bảo trì và backup dữ liệu hàng ngày.

Cả nước hiện có 700 đơn vị hành chính cấp quận, thị xã và huyện. Mỗi đơn vị dùng một đội 50 người chia làm 5 trạm trong đơn vị hành chính, tổng cộng cả nước cần một lực lượng 35.000 người, để thực hiện dự án với 8 giờ/ngày, thì có thể hoàn thành trong vòng 1 năm với tốc độ 30 phút người cho 90 triệu dân. Lực lượng này không cần thiết phải hiểu IT mà chỉ cần tập huấn ngắn về cách nhập dữ liệu là có thể làm được.  So với Ấn Độ dân số gấp 13 lần VN, ta cần khoảng 3500 trạm là rất hợp lý.

Để cho các cụ quan trên duyệt nhanh, nên có một chuyến study tour ở một số nước đang dùng biometrics như Australia, Brazil, Canada, Gambia, Germany, India, Iraq, Israel, Italy, Netherlands, New Zealand, Norway, Ukraine, United Kingdom, and United States. Hiện trên thế giới đã có 1,2 tỷ người nằm trong hệ thống này. Thăm thú rồi đưa ra shopping mall hay xem Disney Land. Các cụ được đi rồi, về dễ duyệt dự án hơn. Nếu cần ta mua luôn trọn gói bao gồm phần cứng, phần mềm, và đào tạo cho dự án này.

Xin đừng lấy tầu ngầm kilo đua công thức 1

Tôi xin giới thiệu chị Chi Mai, bậc thầy về nhận dạng của VN, đang ôm chức viện phó viện CNTT. Trước Chi Mai còn có giáo sư Hồ Tú Bảo đang bên Nhật. Chi Mai đang đi bán phần mềm nhận dạng, lấy tiền nuôi quân và nuôi con bên Mỹ. Chi Mai mà làm chủ dự án này thì đảm bảo không tham nhũng, không thất thoát, clean clear and effective, chắc chắn thành công.

Mời Giáo sư Châu về nghiên cứu toán học cao cấp để xây dựng CSDL và nhận dạng vân tay thì sợ hơi muộn. Thế nào ông Châu cũng nhờ chị Chi Mai hay giáo sư Hồ Tú Bảo cho mà xem.

Như một bạn đọc đã chế nhạo, đưa ông Fields về làm cơ sở dữ liệu quốc gia “là dùng tầu ngầm kilo đua công thức 1”

PS. Entry này không có ý định coi thường tài năng thế giới của giáo sư Ngô Bảo Châu, xin thứ lỗi nếu có gì làm ông phiền lòng. Tôi chỉ muốn gửi một thông điệp đến các nhà hoạch định chính sách IT nên đi cho đúng hướng.

Giả sử được duyệt 3500 tỷ VND (175 triệu USD) thì chủ blog sẽ dùng như sau. 4 triệu dư ra xin chia cho bà con hang Cua, mỗi comment 5$ vì hiện có khoảng gần 80 ngàn comments.

Dự chi 170 triệu USD

79793 Lay Tau Ngam

Tổng Cua tính cho vui thôi, các bạn đừng coi bảng tính này là nghiêm túc, nhưng cũng là gợi ý khi viết dự án ICT.

Theo blog Hiệu Minh

1 Phản hồi cho “Gs NB Châu làm tin học – Lấy tầu ngầm đua công thức 1?”

  1. SÓNG NGÀN says:

    DAO PHAY MỔ GÀ

    Tài năng Ngô Bảo Châu là tài năng toán học lý thuyết. Những yêu cầu quản lý dữ liệu xã hội ngày nay thực tế lại thuộc lĩnh vực tin học ứng dụng. Một đầu là sự khám phá ra các cái mới chưa có, một đầu chỉ là viết các lập trình về mọi cái gì đang có để đưa vào vận dụng. Đó là hai đầu của sông Tương, nếu đem gắn vào một thì thật uổng phí hoặc thật ra là không đúng chỗ. Dao phay lại đem mổ gà, dùng dao rừng để đi giãi phẩu, thực chất là có hơi mang mang.
    Trời đất sinh mỗi đơn vị sự sống đều không thể trùng lặp nhau. Mỗi cá nhân con người đều có những dữ liệu sinh học khác nhau là hoàn toàn như thế. Nó cũng chẳng khác gì không có một đơn vị số học nào lại giống đơn vị số học khác trong phép đếm, bởi vì tọa độ không gian trong trường số của nó là hoàn toàn sai biệt nhau. Đó cũng là cơ sở của toán ứng dụng vào việc quản lý các dữ liệu xã hội mà đây là xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDL) về dân cư. Nó nằm trong mục đích đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân, khiến mọi thứ đều sẽ được điện tử hóa. Trong yêu cầu như thế, tất nhiên những đầu óc toán lý thuyết đều có thể góp một phần giữa các đầu óc tin học hoặc các tài năng lập trình điện tử tin học khác nhau. Toán học lý thuyết không thể nào bao sân hoặc tuyệt đối chủ đạo nếu không có những kỹ năng thực tế khác nhau về mặt tin học.
    Bởi đó, việc dự trù một khoản kinh phí lên đến khoảng 3500 tỷ đồng, tương đương khoảng 175 triệu đô la Mỹ cho mục đích CSDL đối với yêu cầu về chính phủ điện tử, một khái niệm mới của thế giới văn minh thật sự, có thể là điều cần thiết, tự nhiên hay không có gì đáng nói. Cái đáng nói là phải cần vận dụng nó làm sao cho hiệu quả và tiết kiệm trong thực tế, không thể hươi gươm kiểu chém gió theo trí tưởng tượng hoặc kiểu lạc quan ảo tưởng.
    Vì sao, vì dữ liệu cũng chẳng qua là các số hóa mà không phải là những đơn vị con người thực tế hoàn toàn sống động. Cái mã số nằm trên bao bì, cho dẫu cái bao bì độc nhất, nhiều lắm cũng chỉ để nhận diện, để tính toán giá tiền, chưa hẳn là nội dung đầy đủ của chính các sự vật đựng trong bao bì. Bởi mọi cá nhân con người có đời sống ý thức và hành vi trong thực tế, đó là cái mà các dữ liêu sinh học chưa chắc đã phản ảnh được mọi giá trị trọn đủ. Cho nên quản lý chặt chẽ chưa chắc là là quản lý lợi ích đối với đối tượng được quản lý. Vấn đề bài toán xã hội trong thế giới văn minh hiện đại không phải chỉ lợi ích của người quản lý mà mục đích đích thực nhất chính là các lợi ích của những đối tượng được quản lý. Yêu cầu của tự do dân chủ đích thực và yêu cầu của sự độc tài máy móc chính là ở chỗ khác nhau theo hướng đó.
    Nói khác đi, yêu cầu quản lý dữ liệu chẳng qua chỉ là yêu cầu cơ bản tối thiểu nhằm cho việc quản lý, không phải ý nghĩa nhằm phát huy nội lực đúng nghĩa của toàn xã hội. Có nghĩa trong khi những tài năng về quốc sách, về chiến lược phát triển thực sự của xã hội trong nhiều mặt còn chưa được quan tâm đúng mức, còn chưa được đầu tư chút nào, lại hồ hỡi không tiếc của đầu tư vào các yêu cầu quản lý dữ liệu thô cứng quả cũng chỉ là yếu tố ý thức cục bộ hoặc lãng mạn. Đúng nghĩa chỉ cần bỏ tiền ra mua những phần mềm tương tự trên thế giới về để vận dụng sử dụng cũng đủ, có cần gì phải dao phay để đi mổ gà.
    Có lẽ cái tâm lý chạy theo hình thức, chạy theo danh tiếng, chạy theo bằng cấp, hiện tại vẫn là căn bệnh trầm kha của VN. Tức đều là các thị yếu muốn lấy những cái mơ ước hão huyền làm hiện thực, thay thế cho hiện thực mà ít khi nào chú trọng đến tính hiện thực của bản thân hiện thực. Đối với các việc như thế, một đầu óc toán học như Bảo Châu thực ra chỉ là chuyện nhỏ, chuyện nhỏ trong chuyện bao quát hay lớn hơn của nhiều người có tài năng tin học khác nhau cùng tham gia vào đó. Nghĩa vụ góp phần của Bảo Châu nếu là người có ý thức, có trách nhiệm chỉ là lẽ đương nhiên. Còn như nếu muốn bao sân như một tài năng hay ý nghĩa độc quyền lại là nội dung của các ý nghĩa khác.

    NGÀN KHƠI
    (22/9/13)

Leave a Reply to SÓNG NGÀN