WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Diện mạo văn hóa, văn học miền Nam trong những tình thế cực đoan lại là nơi hội tụ của bốn dòng chảy văn hóa-văn học [kết]

Tiếp theo phần trước

 

 

Về mặt báo chí

Sự có mặt của các nhà báo, phóng viên, các người làm truyền thông từ miền Bắc di cư vào miền Nam là một thách thức lớn lao đối với cá nhân và sự nghiệp của chính họ.

Điều trước tiên là họ không hoặc chưa có độc giả-. Trong Nam, người ta quen với văn phong của Bà Tùng Long và cách làm báo của bà Bút Trà rồi. Báo Sài Gòn Mới ra mỗi ngày 65.000 ngàn số, rồi còn Tiếng Chuông, 60.000 số, tiếp theo là Tin Điển, Tiếng Dội, Buổi Sáng, Thời Cuộc, Ánh Sáng, Lẽ Sống..

Không có độc giả, báo di cư lúc đầu lèo tèo bán được mười lăm đến 20 ngàn số đã là quý rồi. Đó là hoàn cảnh các báo Ngôn Luận của Hồ Anh, Tự Do của Phạm Việt Tuyền lúc đầu. Nhưng đến khi báo Sống của Chu Tử, tức Chu Văn Bình)- tác giả của các tác phẩm như  YêuGhét-. Ông nổi tiếng với mục Ao Thả Vịt. Và ông cũng là người đưa truyện dài Loan Mắt Nhung của Nguyễn Thụy Long ra trình làng.

Báo Sống của Chu Tử xuất hiện như một thứ nổi loạn thành công ngay từ đầ và đã tự tạo cho mình một phong cách làm báo riêng.- Đó là Phong cách Chu Tử- và nó có một số độc giả phần lớn ở Sài Gòn vượt mọi con số.

Chính Luận của bác sĩ Đăng Văn Sung thì đã chững chạc, uy tín lắm rồi về mặt tin tức và bình luận chính trị mà thường các báo chí khác ở Sài Gòn thường coi nhẹ..

Đây là một khúc quanh khá quan trọng trong làng báo Sài Gòn. Chính Luận tránh đưa những loại tin giật gân và nhảm nhí. Uy tín ấy nay nằm trong các tin tức bình luận chính trị sắc bén thay vì các tin tức nhảm nhí, bịa đặt.

Rồi điều thứ hai dân làm báo Bắc Kỳ chưa tạo được tên tuổi-. Tên tuổi ở miền Bắc thì có thể có- như trường hợp  Tam Lang, Vũ Bằng, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Lê Văn Trương, Thượng Sĩ, Trực Ngôn.

Nhưng tên tuổi ở trong Nam lại là một chuyện khác. Họ phải tự ngoi lên.

Những tên tuổi như Tam Lang, Vũ Bằng, nhất là Lê Văn Trương chẳng mấy chốc lu mờ đi nhường chỗ cho Sức Mấy, Hiếu Chân, Dương Hùng Cường hay Dê Húc Càn, Thần Đăng, Công Tử Hà Đông, Gã Thâm (hai bút hiệu của Hoàng Hải thủy), Thợ đấu Hoàng Anh Tuấn và đặc biệt nhất là Duyên Anh.

Nguyễn Thụy Long- tiêu biểu cho số phận một nhà báo long đong, cơ cực nhất, vào tù ra khám, lúc làm culy ở kho 5 Khánh Hội, lúc làm thợ hồ. Chỉ đến khi Chu Tử ra báo Sống, sau  1963 đã thu nhận ông. Trong hồi ký ông viết: ông run lên vì nhận được số tiền nhuận bút đấu tiên, từ đó đời ông mới khấm khá lên được.

Rồi đến Duyên Anh cũng có lúc ba chìm bảy nổi- nhưng không đến nỗi long đong như Nguyễn Thụy Long-, ông đã gây được sự nghiệp làm báo với nhiều bút hiệu như  Thương Sinh, Nã Cẩu, Bếp Lửa. Nhưng bút hiệu Thương Sinh quen thuộc hơn khi ông ra tờ Con Ong.[1]

Xem Duyên Anh và tôi,  Vũ Trung Hiên, 2000

Nếu Nguyễn Thụy Long may mắn gặp được Chu Tử với bào Sống, thì Duyên Anh cũng may mắn khi về cộng tác với tờ Xây Dựng của linh mục Nguyễn Quang Lãm, bút hiệu Thiên Hổ.

Duyên Anh (1935-1997)

Duyên Anh (1935-1997)

Truyện ngắn đầu tay Duyên Anh là Hoa Thiên Lý và Con sáo của em tôi đăng trên tờ Chỉ Đạo của Nguyễn Mạnh Côn đã chinh phục được lứa tuổi nhi đồng bấy giờ cũng như những truyện khác của ông sau này.

Ngoài Nhật Tiến viết về các thiếu nhi bất hạnh còn có Lê Tất Điều. Nhưng Duyên Anh có thể nói là một nhà văn viết dành cho tuổi trẻ. Thế giới của tuổi nhi đồng  trong truyện của Nhật Tiến thường gặp nhiều bất hạnh. Trong khi thế giới trong truyện của Duyên Anh là một thế giới vui tươi, nghịch phá. Thế mới là tuổ trẻ. Vio2 thế, những truyện thiếu nhi  của ông được nhiều thanh thiếu niên tìm đọc. Trội vượt hơn cả là các cuốn Luật hè phố, Thằng Vũ, Bồn Lừa, Thằng Côn vv..

Nhưng Duyên Anh còn nổi tiếng- như một thứ vua không ngai- trong các phóng sự mang tính châm chọc, chửi  bới đủ hạng người trong xã hộii và gây nhiêu thù oán với những bài viết phóng sự như Tiền Mẽo, Sến Việt, Đầm Giao Chĩ.. Ông chế ra nhiều chữ, chửi ai thì người đó chỉ có chết. Tỉ dụ chửi tác giả Cậu Chó, ký tên Trần Đức Lai của ông Tô Văn. Tô Văn tên thật là Bùi Bá Nhân, Thương Sinh đổi ra là Bùi bất Nhân..

Khen ai cũng hết lòng khi gọi  Phạm Kim Vinh, tức Trương Tử Phòng, bình luận gia của báo Chính Luận là quân tử. Cũng đúng chừ không phải là sai. Những Trần Kim Tuyến, Ngô Đình Diệm thì đều có trong mắt của Duyên Anh. Ông trân trọng cả hai. Điề đó cũng đúng cả.

Khi ông làm phòng viên cho tờ Xây Dựng đi dự phiên tòa xử Đặng Sỹ, ông thấy rõ  việc dàn dựng của Trí Quang trong việc này. Ít báo nào dám lên tiếng. Ông ghi nhận và những ghi nhận của ông trong phiên tòa được giao cho một người viết ký tên Lê Thương Hòa. Lê Thương Hòa là ai? Theo Duyên Anh tiết lộ chính là Trần Kim Tuyến.

Cuộc đời Duyên Anh lúc cuối đời gặp rất nhiều truân chuyên, oan trái từ đi tù cải tạo đến bị đánh oan và gia đình gặp nhiều lủng củng..

Vài dòng ghi nhận vắn tắt về ông như một chứng nhân đặc biệt của nhà báo di cư vào miền Nam.

Trước cuộc di cư, làng báo Sài Gòn bị cộng sản trà trộn, chi phối. Đó là cái khó khăn thứ ba.

Đó cũng là một thử thách thêm nữa cho các nhà làm báo di cư phía Bắc.

Một trong những vết đen của làng báo Nam Kỳ là là có sự thả lỏng cho sự xâm nhập của cộng sản vào trong các tòa doạn.

Quả thực, họ đãng lũng đoạn nhiều tờ báo mà nhiều khi chủ nhiệm chủ bút không biết.

Các tờ báo trong Nam một cách nào đó đã bị chi phối bởi cộng sản qua những nhân vật chủ chốt như Trần Bạch Đằng, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Văn Linh và Mai Văn Bộ. Ngoài ra hầu như báo nào cũng bị  chi phối xâm nhập như các tờ Dân Chúng, Sài Gòn mới và sau đó là các tờ Tiếng Dội, Trời Nam, Lẽ Sống, Buổi Sángvv..

Điều tai hại là ngay một số số ký giả lão thành có uy tín như Nam Đình, Nguyễn Ang Ca, Trần tấn Quốc cũng ngả theo cộng sản.

Cho nên, ngay khi vừa chấp chánh thì chính quyền của Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã đóng cửa ngay lập tức tờ Thần Chung của Nam Đình.

Ngày nay nhìn lại, phải nhìn nhận là các tờ báo này thiếu nhạy bén về chính trị, chú trọng nhiều vào phạm vi thương mại nên phần đông đều có bọn ký giả nằm vùng theo cộng sản  xâm nhập. Triệu Công Minh len lỏi vào báo Tiếng Dội, Trường Xuân Trúc vào báo Dân Chúng, Nam  Thanh, báo Lẽ Sống, Đồng Văn Nam, Phương Ngọc, Phan Ba, báo Buổi Sáng, Trần Thanh Thế, Văn Mạnh, báo Sài Gòn mới, Nguyễn Văn Hiếu, báo Tiếng Chuông.. Cộng thêm một số ký giả kỳ cựu và nghệ sĩ cải lương cũng theo cộng sản như Các ông Lý Văn Sâm, Dương Tử Giang, Nguyễn Tích Dẫn, Nguyễn Huy, Hồ Văn trai, Sơn Tùng, Phong Đạm, Quốc Phượng, Hoài Trinh,  đạo diễn Lê Dân và Mai Thế Đồng, nhà văn Thẩm Thệ Hà, Nguyễn Bảo Hóa. Các cán bộ trí vận như  Nguyễn Văn Chì, Trần Văn Hanh, Nguyễn Trường Cửu, Cổ Tấn Văn, Bùi Đức Tịnh, Hồ Văn Trai..

Cộng chung, trên dưới  cũng 40-50 chục người.

[2]Đọc Địa Chí Văn Hóa, thành phố Hồ Chí Minh, trang 600-604.

Sự xâm nhập của cộng sản vào làng báo Nam Kỳ là điều khó kiểm soát cho các vị chủ báo như ông Đinh Văn Khai, báo Tiếng Chuông hay bà Bút Trà, bào Sài Gòn mới vv..

Ngay cả những tờ báo sau này do người Bắc di cư làm chủ báo cũng bị cộng sản cài người vào như trường hợp ký giả Thành Hương vào báo Dân Chủ của ông Vũ Ngọc Các, Châu Dương vào báo Ngôn Luận của ông Hồ Anh, Ty Ca vào tờ Sài Gòn Mai của ông Ngô  Quân, Ký Ninh vào tờ Thời Luận của ông Nghiêm Xuân Thiện, Nam Đình vào tờ Dân Chủ Mới.

Việc kiểm soát càng trở nên khó khăn khi làng báo quy tụ một số lớn các nhà báo thuộc đủ thành phần, đủ nguồn gốc như cựu kháng chiến, kháng chiến về thành, di cư mới vào. Làm thế nào để phân biệt dứt khoát ai là thân cộng, ai chống cộng. Làm thế nào xác định, đánh giá được Văn Bia, Bình Nguyên Lộc, Kiên Giang Hà Huy Hà, Hiếu Đệ, Nguyễn Ang Ca, Sơn Nam? .. hay những tên tuổi như Đỗ Tấn, Vũ Hạnh, Đông Tùng..

Ngay giữa Sài Gòn nhởn nhơ những người ngả theo cộng sản như Sơn Nam, Vũ Hạnh. Họ là bạn bè của những Thanh Lãng, Nhật Tiến, Nguyễn Tường Tam. Bên cạnh họ là những nhà báo chống cộng sản như Từ Chung, Sức Mấy, Chu Tử…

Tất nhiên chính quyền không thể không nghĩ tới tình thế nan giải trên và đã bày tỏ nỗi ưu tư đó bằng cách đưa ra 7 Nghị định về xuất bản và kiểm duyệt báo chí từ ngày 7-7-1954- ngay ngày đầu tiên chấp chính của thủ tướng Ngô Đình Diệm.

Và chỉ ba tuần sau, chính phủ Ngô Đình Diệm phải đương đầu sự khuấy rối của cộng sản qua Phong Trào Bảo vệ Hòa Bình tổ chức mít tinh ngay tại chợ Bến Thành, ngày 1-8-1954. Kẻ đứng làm bình phong là kỹ sư Lưu Văn Lang mà đằng sau ông ta là những cán bộ cộng sản như Phạm Huy Thông, Nguyễn Thị Châu Sa(về sau đổi tên là Nguyễn Thị Bình), Nguyễn Bảo Hóa tức ký giả Tô Nguyệt Đình và những trí thức như Nguyễn Hữu Thọ, nhà sư Thích Huệ Quảng, dược sĩ Trần Kim Quan, ký giả Nguyễn Thị Lựu, Giám điốc Pháp Hoa ngân hàng Nguyễn Văn Vỹ, tức Michel Vi Van.

Chính quyền phản ứng bằng cách băt giam 28 người cầm đầu Phong trào này. Nhưng cuối cùng do Ủy Hội Quốc tế can thiệp, chỉ có hai người bị đưa ra Bắc.

Trong số những ký giả trên, chính quyền VNCH ra lệnh bắt hàng loạt ký giả của nhiều tờ báo như Trần Ngọc Sơn, Anh Tín, Lý Văn Sâm, Dương Tử Giang, Diệp Liên Anh, Trần Quốc Thảo.. đã bị đưa đi các trại tù ở Tân Hiệp, Biên Hoàn hoặc đầy ra Côn Đảo.

Có những biện pháp nhẹ hơn như nhóm Chân Trời Mới của bộ ba Tam Ích, Thiên Giang, Thê Húc phải tự ý đình bản đồng thời tuần báo Cải Tạo vốn do một ký giả miền Bắc di cư vào- ký giả Phạm Văn Thụ bị thu hồi giấy phép vì trao cho nhóm Hoàng Trọng Miên( điều hành tòa soạn. Riêng tờ Nhân Loại, nơi tập trung nhiều ký giả cộng sản thuộc hàng ngũ kháng chiến hoặc thiên tả.[3]

Nguyễn Văn Lục, Hai mươi năm miền Nam, 1955-1975, các trang 443-446

Trong một tình trạng bị cộng sản giật dây chi phối, lũng đoạn, vai trò của các phóng viên, nhà báo di cư trở thành một thứ Mặt trận với cộng sản nhằm tranh đấu loại bỏ ảnh hưởng của cộng sản và tranh đấu cho Tự do, dân chủ.

Nhưng chỉ một thời gian ngắn, các nhà báo miền Bắc, với ngòi bút phần lớn sắc bén về chính trị dần dần tạo dựng được tên tuổi, tạo dựng được uy tín nơi các độc giả di cư và ngay cả độc giả gốc miền Nam..

Những tờ báo đi đầu trong giai đoạn này là tờ báo Tự Do với bác sĩ Lý Trung Dung và nhóm sáng lập bị loại ra ngoài như các ông Tam Lang Vũ Đình Chí, Mặc Đỗ, Mặc Thu, Như Phong, Nguyễn Hoạt để thay thế bằng nhà giáo Phạm Việt Tuyền đứng chủ nhệm.(Sau này, Nguyễn Hoạt cay cú và chỉ trích, nói xấu chế độ đệ nhất cộng hòa cũng như nói xấuTrần Kim Tuyến).

Tờ Tự Do lúc ấy được coi là tiêu biểu nhất cho các văn nhà báo thuộc diện di cư với các cây bút như Tam Lang, Hiếu Chân, Vũ Bình, Bùi Xuân Uyên, Như Phong Mai Nguyệt ( tức Tchya Đái Đức Tuấn), Hà Thượng Nhân.

Tiếp theo là tờ Ngôn Luận

Tiếp theo là các tờ Chính Luận, Dân Đen, rồi Xây Dựng, Hòa Bình, Tiền Tuyến Sống, và tờ Sóng Thần..

Nhiều nhà báo từ ngoài Bắc vào- tùy theo tuổi tác và kinh nghiệm nghề nghiệp- đã được đồng hóa vào sĩ quan quân đội để tiện nắm những chức vụ chỉ huy các cơ quan truyền thông đủ loại. Như trường hợp nhà báo Hà Thượng Nhân được biệt cách mang lon thiếu tá để làm việc.. Đã có rất nhiều những cây bút trở thành những ngòi bút tranh đấu như người lính ngoài mặt trận. Họ là những người  như Hà Thượng Nhân, Dương Hùng Cường hay Dê Húc Càn, Sức Mấy, Hiếu Chân, Minh Võ, Từ Chung, Chu Tử vvVà nhiều ký giả trở thành mục tiêu cho cộng sán ám hại.

Rất tiếc là vào những năm cuối của chế độ đệ nhất cộng hòa phải lo đối phó với các thành phần đối lập nhất là bận tâm trước phong trào Phật giáo Ấn Quang..

Vai trò chống cộng sản bị tạm thời sao lãng. Mối ưu tư của chính quyền về hiểm họa cộng sản chuyển hướng qua sự lo âu về các hoạt động đối lập.

Thay vì chống Cộng nay phải lo chống đối lập, chống những người biểu tình. Phần một số nhà báo cũng bắt đầu quay ra chống chính phủ. Trước chống cộng nay chống chính quyền.

Và không có gì lạ sau 1963, tất cả những thành tích đạt được của các nhà báo chống cộng sản cũng như của chính quyền đã bị xóa hết mọi kết quả thâu được trong suốt 9 năm trước về mức kìm giữ được sự xâm nhập của cộng sản.

Sau 1963 là thời cơ của cộng sản đẩy mọi hoạt động khuynh đảo, khuấy rối thuộc đủ thành phần do cộng sản giật giây.. Nhiều lúc, chính quyền tỏ ra không còn có khả năng kiểm soát nổi trật tự ở ngay Sài Gòn.

Hầu như có một mặt trận ở ngoài trận địa với bom đạn và một thứ mặt trận với hàng rào kẽm gai, lựu đan cay và người biểu tình. Làm sao chúng ta không thua được?

Và mặc dù có một số tờ báo vẫn đứng vững, trụ chân làm thế chống đối bạo quyền cộng sản và bảo vệ miền Nam như các tờ Tin Sáng (do Lý Đại Nguyên đứng tên chủ nhiệm), Chính Luận, Sống, Đuốc Nhà Nam và Xây Dựng…Liệu những con én trên có làm nổi nên một mùa xuân không?

Sự chống đối lên đến cực điểm giữa chính quyền và tờ Sóng Thần, chống tham nhũng, tờ báo có lúc số phát hành theo Uyên Thao lên tới 200.000 số.

Bên cạnh đó chính quyền đệ nhị cộng hòa lại không quan tâm cho đủ đến  một tờ tạp chí Tin Văn,- một tờ do Nguyễn Nguyên- một cán bộ cộng sản được cử vào Nam từ 1954- Tờ báo quy tụ nhiều ký giả nằm vùng như bà Minh Quân, Vũ Hạnh, Kiên Giang, Sơn Nam, Thẩm Thệ Hà, Thanh Việt Sơn, Phan Du, Đông Tùng ( Nguỹn Văn Bồng), Lương Sơn, Hướng Dương tức Rum Bảo Việt hay Sáu Chiến ủy viên đảng ủy văn hóa.. Ngoài ra còn có sự cộng tác của một số khuôn mặt nằm vùng theo MTGPMN như Lữ Phương, Thái Bạch và kéo theo được một số người khác như Nguyễn Hiến Lê, Á Nam Trần Tuần Khải, họa sĩ Tú Duyên, Nguyễn Đức Quỳnh, Trọng Lang, Thạch Chuong tức nhạc sĩ Cung Tiến, vv..

Qua Tin văn, Vũ Hạnh, Lữ Phương, Nguyễn Trọng Văn đã đánh phá các nhà báo như Chu Tử suốt từ 1966-1971. Riêng Phạm Duy bị Nguyễn Trọng Văn viết hẳn một cuốn sách nhan đề: Phạm Duy đã chết như thế nào ? vào năm 1971, do Văn Mới xuất bản..

Tin Văn đã đạt được một kết quả là vận động, lôi cuốn được 118 văn nhân, nghệ sĩ ký giả.. đồng ký tên vào bản Tuyên Ngôn chống Văn Nghệ đồi trụy để kết án tòan bộ sinh hoạt văn học nghệ thuật  miền Nam..

Sau luật 007 được ban hành thì phần thắng nghiêng hẳn về phía cộng sản.

Hai tờ Điện TínBút Thép, ký giả Lê Hiền, người của cộng cài vào trực tiếp chi phối tờ báo. Còn lại một số tờ khác như Sài Gòn Mới, Dân Luận, Hòa Bình, Độc Lập nặng về phần kinh doanh hơn là chống cộng sản..

Còn lại tờ Đại Dân Tộc, Đông Phương thì người điều khiển tờ báo là một cán bộ cộng sản—ký giả Tô Nguyệt Đình, tức Nguyễn Bảo Hóa- từng bị bắt giam thời đệ nhất cộng hòa.

Nhìn lại cuộc tranh đấu xuống đường của nhật báo Sóng Thần với Ngày Ký giả đi ăn mày vào màn chót của  miền Nam Việt Nam.. Tôi vẫn nghĩ là nó mang giá trị lưỡng tính của một chọn lựa: Hoặc chọn lựa giữa tranh đấu dân chủ, tự do báo chí  hay là chọn lựa tranh đấu chống cộng sản?

Không lạ gì, cộng sản rêu rao về cái ngày đó như một thành tích của chính họ..

Về mặt Văn Học

Trí thức, nhà văn miền Bắc khi chọn di cư vào miền Nam đều có một mẫu số chung: chọn tự do.  Tự do là lẽ sống và là lý do chính yếu để họ rời khỏi miền Bắc. 9 năm liên hệ, đối đầu với cộng sản đủ để họ hiểu thực chất người cộng sản là gì.

Khi bước chân vào miền Nam, các nhà văn, nhà thơ trẻ của miền Bắc đều có một thái độ chính trị rõ rệt, dứt khoát qua các bài viết trên tờ Người Việt( tiền thân của Sáng Tạo) như:

-  Hòa bình và Hội Nghị Geneve

- Phải bảo vệ nền độc lập văn hóa

- Thực chất văn nghệ cộng sản

-  Văn Nghệ và cách mạng

- Chủ nghĩa Mác với văn Ngệ Việt Nam

-  Vấn đề giai cấp xã hội

- Nhân sinh quan của người Việt.

Và nếu họ có viết truyện thì truyện cũng mang vóc dáng chính trị. Hà Nội qua tác giả Trần Trọng Đăng Đàn gọi đó là một đường lối chiến lược của Mỹ Diệm. Chẳng hạn truyện ngắn: Người bệnh giữa mùa xuân của Thanh Tâm Tuyền, Đêm giã từ Hà Nội, Góc đường Tự Do, Đồn Phòng Ngự 21 của Mai Thảo. Hay truyện Gánh Xiếc của Doãn Quốc Sỹ rõ ràng ám chỉ cộng sản..Sau này Tô Hoài có quen biết Doãn Quốc Sỹ tự hỏi Cách mạng có nợ tiền, nợ máu gì với cái gia đình công chức quèn là nghề giấy, thế mà sao Doãn Quốc Sỹ chửi cộng sản hăng thế..[4]

Trích: Thanh Tâm Tuyền và những người bạn trước khi có tạp chí Sáng Tạo, Hợp Lưu tháng 8-9, 2010,  Dương Nghiễm Mậu, trang 33

Hay trường hợp Võ Phiến với Người Tù, Mưa đêm cuối nămvv..

Thời gian 1954-1955 là thời kỳ khởi sắc, đầy sinh khí của văn học miền Nam. Cả một thế hệ văn học sau tiền chiến bùng phát. Hầu như tất cả đều sắn tay áo, sẵn sàng lên đường với bầu nhiệt huyết tuổi trẻ. Hết Sáng Tạo, rồi Bách Khoa, Hiện Đại, Thế kỷ Hai Mươi, Văn Nghệ, Khởi Hành, Văn vv..

Họ viết hăng. Viết với tin tưởng. Viết mạnh. Viết với sáng tạo. Viết với tìm tòi. Họ- nhất là Mai Thảo- hầu như được coi như hướng đi của văn nghệ miền Nam lúc bấy giờ. Và điều quan trọng nhất nơi họ. Đó là họ tạo ra một niềm phấn khởi như Mai Thảo từng viết: Đem ngọn lửa Văn hóa vượt vĩ tuyến sáng lên ở đây hôm nay.

Năm 19545 còn ghi lại, chói lói, cái đẹp ấy của mùa mới, cái đẹp ấy của lên đường. Ta từng đi chật đất. Ta từng có lớp lớp. Ta từng đến hàng hàng. Những khởi đầu của từng hoạt động văn học, từng phát động nghệ thuật nói chung của ta tuyệt đúng, tuyệt đẹp.

Sự hứng khởi ấy chắc hẳn lây lan sang các tác giả khác như Vũ Hoàng Chương.  Như Nhất Linh quyết định hạ sơn, chiêu tập lại nhân tài lại làm báo và gây được những ấn tượng mạnh nơi các người thanh niên trẻ như chúng tôi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Chỉ rất tiếc là niềm phấn khởi đó không bao lâu lịm tắt-và dần để lộ ra chỉ là một thứ làm dáng trí thức- một lối chơi chữ kêu rổn rảng mà nội dung không đi đôi với ngôn từ.

Sáng Tạo, thoái thân của tờ Người Việt đình bản trước đó có mặt với Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền vào năm 1956 với Doãn Quốc Sỹ, Duy Thanh, Nguyễn Sỹ Tế, Thái Tuấn, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên và Trần Thanh Hiệp.

Nhưng ngoài các người viết mới vừa kể trên, Sáng Tạo còn có nhiều nhà văn thuộc thế hệ tiền chiến hoặc ngoài nhóm như: Vũ Hoàng Chương, Lê Văn Siêu, Nguyễn Đình Hòa, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Duy Diễn, Lê Thương, Lê Cao Phan, nhà thơ Nguyên Sa, Nguyễn Phụng, Lữ Hồ hoặc những người như Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Tạ Tỵ, Vĩnh Lộc, Thanh Nam, Tô Kiều Ngân.

Sau này trong Sáng Tạo, bộ mới năm 1960 có thêm Trần Dạ Từ, Viên Linh, Thảo Trường, Trần Thị Nhã Ca, Thạch Chương, Sao Trên Rừng và Dương Nghiễm Mậu.

Khi ra hải ngoại, vào năm 1958, Nguyên Sa Trần Bích Lan đã thu tóm văn học miền Nam thời kỳ đó vào bốn khối lớn là:

-  Nhóm Sáng Tạo của Mai Thảo

-  Nhóm Đất nước của Nguyễn Văn Trung

- Nhóm Bách Khoa của Võ Phiến

- Nhóm thứ tư, những nhà văn, nhà thơ độc lập như Vũ Hoàng Chương, Du Tử Lê, Đinh Hùng, Trần Dạ Từ..

Tôi nghĩ rằng, nhận xét của Trần Bích Lan có tính cách tán dương nhiều hơn là sự  thật. Sự xếp loại như vậy có phần gượng ép.

Sau Sáng Tạo thì tiếp nối theo một số tạp chí như Hiện Đại do Nguyên Sa chủ trương. Trong tờ Hiện Đại, người ta cũng thấy sự có mặt của bốn tác giả trong bộ biên tập Sáng Tạo là Duy Thanh, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ.  Hiện Đại ra được 9 số thì đình bản.

Tạp chí Thế Kỷ Hai Mươi do Nguyễn khắc Hoạch chủ trương biên tập quy tụ thêm một số giáo sư đại học như Nguyễn Khắc Hoạch, Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung, Thanh Lãng, Nguyễn Đăng Thục và một số cây viết của Sáng Tạo.

Không khí nhộn nhịp, sôi động của một nền văn nghệ mới của cái hôm nay thay thế và đoạn tuyệt với quá khứ xem ra đến đây thì khựng lại.

Mai Thảo một mình một cõi, ngất ngưởng một chiếu trước đây xem ra đã cạn dòng. Một chữ cũng Mai Thảo, một câu cũng vẫn là Mai Thảo của Nguyễn Đình Toàn xem ra lời khen không còn đúng chỗ nữa.. Vẫn viết như thế mặc cho tình thế đổi thay. Cái hào khí Đêm Giã từ Hà Nội  không còn nữa. Mai Thảo năm 1954 không khác gì Mai Thảo thập niên 1960 và nhất là sau 1963..

Tiền tài trợ của Mỹ qua trung gian Trần Kim Tuyến không còn nữa.. Các tờ tập san lần lượt thi nhau rụng, không kèn không trống..

Có một khựng lại trong sinh hoạt văn học. Không có tiền tài trợ, những người như Mai Thảo quay ra viết feulleton, kiếm sống. Chữ nghĩa tụt dốc chỉ còn là cái cần câu cơm.

Nguyễn Mạnh Trinh đã lột tả hết nỗi cô đơn bất hạnh của một nhà văn sáng giá nhất từ miền Bắc di cư vào miền Nam lúc cuối đời qua ngòi bút của nhà văn Tuấn Huy:

Tâm tư cô đơn xót đau ấy có lẽ những người trẻ hơn khi đêm khuya đưa ông về phòng đã chứng kiến. Nhà văn Tuấn Huy, một người hay đưa ông về lúc canh khuya kể lại những giây phút ấy:

Chiếc chìa khóa nhỏ được móc ra từ đáy túi. Giơ lên rung rẩy dưới ánh sáng của ngọn đèn lờ mờ.. cuối cùng mới trúng ổ. Cửa mở. Anh loạng choạng bước vào. Đèn phòng bật sáng. Những kệ sách đầy kín. Những bức tranh, những khung hình thờ ơ, câm lặng. Chợt bàn tay trái của anh xô mạnh đống giấy tờ bừa bộn trên bàn. Anh mất thăng bằng, té bổ ngửa người ngay trên chiếc ghế dựa giữa bàn viết. Tôi hơi hoảng hốt đỡ anh lên. Một thân thể nhẹ hẫng gầy còm, rũ rượi.. Tôi dìu anh đến bên chiếc giường và lo âu hỏi: Anh có sao không Anh? Chỗ ở đầu của anh có việc gì không? Anh gượng gạo kéo lại tay áo rồi trả lời dấm dẳng:Không sao hết.. ngã thế đã ăn nhằm gì.. chết mẹ nó đi được cũng chẳng sao.. Tôi thật tâm ái ngại: Anh lớn tuổi rồi phải cẩn thận. Ở một mình mà lỡ té ngã là nguy hiểm lắm.. Anh vẫn ngang ngược, gạt di: Nguy hiểm cái đếch gì, không sao cả. Bao nhiêu người còn khốn khổ hơn mình nhiều..

Tôi đứng lặng nhìn Anh. Phút giây tôi ứa nước mắt. Chưa bao giờ tôi thương anh cho  bằng phút này. Dù rằng từ trước đến nay, đã hơn một lần, tôi xót xa ái ngại cho anh.[5]

Tạp ghi Văn Nghệ, Nguyễn Mạnh Trinh, trang 28-29

Cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 và sự chấm dứt dòng hội nhập của người miền Bắc sau chín năm của Đệ nhất cộng hòa miền Nam

Biến cố Phật giáo đi đến thành công nhờ có ba thành phần sau đây: giới Phật giáo miền Trung do TT Trí Quang cầm đầu. Sự ủng hộ và tiếp tay gián tiếp đằng sau của chính quyền Mỹ qua đại sứ CabotLodge và nhóm sĩ quan cầm đầu với Trần Thiện Khiêm- Dương Văn Minh- Trần Văn Đôn.

Mục tiêu của cuộc đảo chánh là để lật đổ: Một chính thể độc tài và kỳ thị đàn áp Phật giáo.

Câu hỏi đặt ra cho mọi người miền Nam ngày hôm nay là cả hai mục tiêu trên có thực hiện được không và đạt được gì sau cái chết của hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu?

Không mấy ai dám bày tỏ một cách thẳng thắn thành quả về biến cố chính trị 1963.

Hậu quả là sự tan rã, rối loạn về mặt chính trị, quân sự, kinh tế và xã hội.

Hơn ai hết, các nhà văn, nhà báo uy tín thời đó- do nhạy cảm hơn cả- đã bầy tỏ sự chán chường, thất vọng và mất niềm tin nơi họ bằng nhiều cách thức khác nhau.

Quan trọng nhất là sự mất niềm tin vào chính nghĩa quốc gia trong khả năng đương đầu với cộng sản.

Võ Phiến sau này klhi ra hải ngoại đã bày tỏ tâm trạng chán chường của các nhà văn trong Văn Học miền Nam, tổng quan, vào năm 2000..[6]

[7] Văn học miền Nam tổng quan, Võ Phiến,m trang 245 trở đi

Đó là các nhà văn, nhà báo như Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng, Võ Phiến, Nguyễn Mạnh Côn, Vũ Hoàng Chương và những nhà báo trẻ như Phan Nhật Nam và Dương Nghiễm Mậu..

Và đối với các nhà văn miền Bắc di cư nói chung có sự khựng lại, có sự chuyển hướng, có sự tránh né, buông xuôi như một Mai Thảo( Một người từng tuyên bố- một người di cư không có quyền ngán một điều gì)- có người nấp vào Thiền, vào tôn giáo, vào dịch thuật..

Sách Thiền và nhất là sách dịch nở rộ lên đến nỗi  vào thập niên 1970, nó chiếm đến 75% thị  phần sách xuất bản ở miền Nam.

Tâm sự chán chường, buông xuôi ấy tiêu biểu trong một bài phỏng vấn Vũ Hoàng Chương- một Vũ Hoàng trước đây lồng lộng  tin tưởng và hăng say trong tập thơ Hoa Đăng-  và một Vũ Hoàng Chương tuyệt vọng sau này:

Tôi bây giờ chỉ chờ ngày chết thôi. Lắm lúc muốn tự tử. Thơ không viết nữa, giá viết cũng không người đọc. Đoc tâm sự ấy, Nguyễn Mạnh Côn kêu lên: Câu tâm sự thoáng qua nghe mà lạnh gáy. Tôi về rồi, một tuần sau trở lại, yêu cầu anh xác nhận, anh gật đầu.

Cho nên kể từ sau 1963, dòng hội nhập văn hóa, văn học từ phía Bắc chói sáng một thời đã chết dần, chết mòn- chết nhiều kiểu, nhiều cách và chết hẳn vào 1970..

Thay vảo đó, chiến tranh mỗi ngày mỗi gia tăng, sự có mặt đông đảo của người Mỹ và đồng minh đã tạo ra một dòng văn học dấn thân ở miền Nam. Dòng văn học này nặng tính cách chính trị  ảnh hưởng trực tiếp do chiến tranh mỗi ngày một tàn khốc.;

Dòng văn học này không còn phân biệt các nhà văn Nam- Bắc, nhưng nói lên thân phận con người trong chiến tranh. Một mặ nó nói lên sự tàn khốc của chiến tranh và khát vọng một nền hòa bình và chấm dứt chiến tranh.

Nó không hẳn là phản chiến. Và vì thế cần phân biệt ra nhiều loại.

Từ phản chiến có thể mang nghĩa tiêu cực thường để chỉ định những thành phần nghiêng về phía bên kia như trường hởp Trịnh Công Sơn, Ngụy Ngữ, Kinh Dương Vương, Thái Luân, Trần Hữu Lục, Thế Vũ, Thích Nhất Hạnh..

Hoặc chỉ định họ những người đãn quyết định chọn ngản hẳn về phía bên kia như Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín (trước 1975), Thế Nguyên, Vũ Hạnh, Lữ Phương, Nguyễn Trọng Văn, Trương Thìn, Lý Chánh Trung, Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Dương Van Ba, Đinh Xuân Dũng, Châu Tâm Luân, dân biểu Lê Tấn Trạng, Lê Văn Nuôi,  dân biểu Nguyễn Hữu Hiệp, dân biểu Nguyễn Văn Binh, db Tư Đồ Minh,Thạch Phen, luật sư Trần Ngọc Liễng, Thích Hiển Pháp, Thích Minh Nguyệt, thầu khoán Nguyễn Văn Hạnh, ni sư Huỳnh Liên, bà Ngô Bá Thành, nữ nghệ sĩ Kim Cương,  Lý Quý Chung, nghị sĩ Hồng Sơn Đông,  Mường Mán.

Loại thứ ba, mượn danh nghĩa phản chiến, nhưng là cộng sản thứ thiệt như Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy, Cao Thị Quế Hương,, Trương Thị Kim Liên, Lê Thành Yến, Hoàng Phủ Ngọc Tường, HPN Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Công Giàu, họa sĩ Ớt, Lm Huỳnh Công Minh, Phan Khắc Từ, Trương Bá Cần..và Vương Đình Bích..Ngô Kha,  Mường Mán, Trần Vàng Sao, Tiêu Dao Bảo Cự..

- Bên cạnh đó, một số lượng đông đảo các nhà thơ được coi như chống lại chiến tranh, từng là binh sĩ, sĩ quan trong quân độ VNCH. Họ bầy tỏ một tâm trạng của những người lính ngoài mặt trận và làm một thứ văn chương xám, nhìn cuộc chiến với một mầu đen. Hơn ai hết họ là những người tham dự trực tiếp vào cuộc chiến ấy- Họ có thể là nạn nhân của cuộc chiến. Có người đã ngã xuống và bỏ thây ngoài mặt trận, người mang tàn phế. Họ là Doãn Dân, Y Uyênvv.. Trong một tuyển tập thơ dày 854 trang với sự quy tụ của 263 nhà thơ, do nhà văn Trần Hoài Thư biên soạn với lời nhà xuât bản:

Đây là những trang thơ được sưu tập từ một thời kỳ đen tối của quê hương..

Hy vọng tập sách này là một nguồn tài liệu giúp cho những nhà phê bình văn học, những người nghiên cứu văn học sử, và những ai chưa có dịp tiếp cận với nền văn chương miền Nam trong thời chiến tranh để họ có cái nhìn rõ và đứng đắn hơn về một dòng văn chương tình tự, rất là tự do, khai phóng, sáng tạo và nhân bản…[8]

Thơ miền Nam trong thời chiến, Tủ sách di sản văn chương Việt Nam, Thư ấn quán xuất bản, 2006.

Xin trích một đoạn thơ tiêu biểu, đậm tình người:

Dù chỉ một ngày ngưng bắn đó con

Cũng đem chiếc áo lành ra mặc

Cũng ăn một bữa cơm cho no

Cũng ngủ một giấc trên giường trên chiếu

Khổ đau lúc này mẹ gói trong mo

(Trích thơ Hồ Minh Dũng)

 

Trời mưa, không lớn lắm

Nhưng đủ ướt đôi đầu!

Tình yêu không đáng lắm

Nhưng đủ làm.. tiêu nhau!..(..0

Em phải nằm xuống trước

Ám ảnh một đời ta!!

(Trích Thơ Khởi Tự Mê cuồng- Nguyễn Tất Nhiên-.

Văn thơ miền Nam là một dòng thơ để lại mà nhiều người nay đã không còn nữa. Trong trường hợp Nguyễn Tất Nhiên đã để lại những dòng thơ tình bất hủ giữa lòng cuộc chiến như Khúc buồn tình, Đám đông, Ma soeurvv…

Có những nhà văn thuộc thế hệ sau di cư, những người trực tiếp trong cuộc chiến có thái độ phẫn uất như Phan Nhật Nam, Dương Nghiễm Mậu. Nhã Ca, Lê Tất Điều..hay những  người khác như Thế Uyên hay Chu Tử, Tha3on Trường, Từ Chung vừa chống cộng sản, vừa bất mãn với chính quyền.

Nhưng có một số thành phần những trí thức, phần lớn gôc gác miền Trung cần được bàn riêng ở đây và thái độ chính trị của họ đã gây nhiều tác hại không ít cho chính quyền VNCH không ít.

Sau 1963, ông Diệm và ông Nhu mặc dầu không không còn nữa.

Họ đã chết. Nhưng chế độ của đệ nhất cộng hòa vẫn còn đó. Người ta nói đến một chế độ Diệm không Diệm.

Người ta mới thực sự mới lật đổ được một cái ghế, nhưng chưa thay đổi được chế độ ấy.

Vì thế, tờ Lập Trường, ngoài Huế do ông Tôn Thất Hanh làm chủ nhiệm, ông Lê Tuyên làm chủ bút và Cao Huy Thuần làm Tổng thư ký, tòa soạn đặt tại 17 B, Lý Thường Kiệt, Huế cho rằng cuộc cách mạng còn dang dở, chưa làm xong, cần tiếp tục.  Có thể nói trắng ra là họ muốn nhổ cỏ thì cần nhổ tận rễ.

Họ muốn tiếp tục con đường cách mạng, nghĩa là quét sạch những tàn tích dơ bẩn của quá khứ. Những rác rưởi dơ bẩn đó, ở Việt Nam, đã cao lên ngút đầu trong 9 năm qua, phi quân đội, không  lực lượng nào có thể quét sạch được…[9]

Trích bài Mở Một nước cờ, tờ lập Trường, thứ bảy 6-6-1964

Và họ đặt vấn đề: Hôm nay, chúng tôi muốn đặt câu hỏi đó ra trước chínhquyền: Nhân dna6 đã trao quyền cho các tướng lãnh để thi hành trọng trách quét sạch quá khứ; trọng trách đó, chính quyền đã làm xong chưa?

Đây là những thành phần tả phái cực đoan, quá khích đến cùng cực. Họ bất mãn, họ đả phá tất cả. Họ chống công giáo qua trung gian các thành phần được gọi là Cần Lao còn sót lại trong chính quyền. Họ chống chiến Tranh, chống một chính phủ quân nhân, chống sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam. Nghĩa là họ chống tất cả.

Chẳng hạn họ đã đốt thư viện của Mỹ ở Huế. Chửi Mỹ như thể giọng điệu cộng sản đòi Mỹ rút quân, Mỹ Go Home.

Trong thực tế, họ cổ súy một chiến dịch diệt Cần Lao bằng cách ủng hộ chuyện tử hình Phan Quang Đông, rồi sau Phan Quang Đông họ làm áp lực qua ông Trí Quang để đưa Đặng Sỹ ra tòa. Nhưng dưới áp lực của TGM Nguyễn Văn Bình, Đặng Sỹ chỉ bị kết án 20 năm tù..

Ngay tại huế, họ lật đổ vai trò của linh mục Cao Văn Luận trong chức viện trưởng đại học..

Họ làm áp lực  buộc viện trưởng Viện Đại Học Huế phải từ chức và ra đi..Trước tình hình căng thẳng như vậy, một số giáo sư đại học đã xin đổi vào Sài Gòn.

Nhất là họ lập ra một Hội Đồng gọi là Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc mà danh xưng  cũng như cách hành động na ná như một tổ chức của Việt Minh, cộng sản. Nhiều viên chức trong chế độ cũ lo sợ bị trả thù.

Ít tháng sau, không biết vì lý do gì  tổ chức và tờ báo này đóng cửa. Nhưng nó cũng là cớ khai mào ra nhiều phong trào thanh niên, sinh viên Phật Tử đoàn ngũ lại và hệ quả của việc này gây tình trạng xáo trộn liên tiếp ba năm liền- Miền Trung gần như một miền dất tự trị dưới sự ủng hộ của quân đội do tướng tướng Nguyễn Chánh thi cầm đầu-. một thứ chính quyền bên trong một chính quyền-  cho đến khi ông Trí Quang bị dẫn độ về Sài Hòn và ông đã tuyệt thực 100 ngày tại Dưỡng Đường Duy Tân của bác sĩ  Tài. Tướng Thi buộc phải rời VN, sang Mỹ chữa bệnh,  phong trào tranh đấu miền Trung mới tạm yên ổn..

Sau 100 ngày tuyệt thực không đạt được kết quả gì, ông Thích Trí Quang theo lời khuyên của Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, ông đã rút lui về ở ẩn cho đến 1975, rồi sau này nữa, ông vẫn giữ thái độ tịnh khẩu.

Sau ba năm xáo trộn, các thành viên của nhóm thiên tả cực đoan miền Trung phân tán, ngả rẽ làm ba loại.

- Một loại, nhờ có thế, cách này cách khác, một số tìm đường ra ngoại quốc  du học như trường hợp Thái Kim Lan, Cao Huy Thuần vv.. Với tư cách sinh viên, họ tụ lại và thành lập nhóm sinh viên phản chiến- gọi là thành phần thứ ba- cấu kết với sinh viên nơi họ cư ngụ. Họ tổ chức biểu tình chống chiến tranh- một cách gián tiếp chống Mỹ và chính thể VNCH. Ở trong nước, họ quậy phá một cách, ra ngoại quốc, họ quậy phá một cách khác. Tâm tình của họ, thái độ của họ, đời sống của họ, hoạt động của họ luôn luôn đẩy họ về phía đối lập, chống đối VNCH. Họ hãnh diện về thành tích và việc làm của họ ở trong nước cũng như khi ngoài nước.

- Một số lớn còn lại, tiếp tục ăn học trở thành những sĩ quan, công chức của VNCH. Nhưng họ sống với nhiều hoang mang, trăn trở ở cái tình trạng mà Trịnh Công Sơn gọi là: Tiến thoái lưỡng nan. Một số nhỏ, che dấu cái quá khứ của họ hoặc tham gia chính quyền, hoặc ra tranh cử dân biểu như trường hợp Hoàng Văn Giàu đi theo Bùi Tường Huân. Một số  tham gia chính quyền với tư cách dân biểu với sự đỡ đầu của Phật giáo.  TT. Trí Quang chắc hẳn đã bảo trợ và đỡ đầu cho các dân biểu này.. Với tư cách dân biểu, họ đứng trong danh sách các dân biểu đối lập của nhóm Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức quậy phá một cách công khai và hợp pháp, hỗ trợ cho đám sinh viên cộng sản nằm vùng như Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy. Hoàng Văn Giàu, sau khi đi tù cộng sản, ra hải ngoại- vẫn chưa thấm đòn cộng sản tiếp tục giao lưu móc nối với đám Giao Điểm làm cầu nối cho cộng sản. Họ tham gia chính quyền để tranh đấu hợp pháp, không bị cầm tù. Nếu có thể nói đây là những kẻ nội thù của chính quyền miền Nam.

- Còn một số rất nhỏ, vì lộ diện trong việc tranh đấu, vì sợ bị chính quyền VNCH bắt cầm tù đã chạy trốn hẳn sang bên kia như trường hợp  anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân..Thái Ngọc San, Tiêu Dao Bảo Cự. Sau này, họ cũng vỡ mộng cộng sản nhưng rơi vào tình trạng gái ngồi phải cọc như trường hợp Tiêu Dao Bảo Cự. Riêng Nguyễn Đắc Xuân,  anh ta là người cộng sản hơn cả người cộng sản.

Bắng cách nào ở vị trí nào, ở trong nước hay ở hải ngoại. Đám người cực đoan và quá khích- một số nhõ- miền Trung cũng chống phá VNCH trong suốt hai mươi năm miền Nam và sau này ở Hải Ngoại..

Tôi xin xác nhận, họ không phải là cộng sản thứ thiệt, nhưng việc làm của họ, việc tranh đấu của họ  trở thành thứ nối giáo- kẻ nội thù- cho người cộng sản.

Người ta có cảm tưởng chống phá là lý lẽ đời sống của đời họ. Họ sinh ra để chống phá. Và họ chỉ thực sự lớn lên trong khí thế tranh đấu bạo động.

Nhiều người trong bọn họ chắc chắn không phải  là cộng sản. Nhưng một điều chắc chắn họ cũng không bao giờ là những người con dân của miền Nam.

Nhận định về các thành phần trí thức trong các tờ Hành Trình, Đất Nước..và Trình Bầy

Sau biến cố chính trị 1963, một số trí thức miền Nam- trăn trở trước tình hình đất nước- thấy không thể ngồi yên. Họ thấy cần làm một điều gì, thấy cần lên tiếng và nhất là thấy cần phải bầy tỏ một thái độ nhập cuộc, phải dấn thân không thể ngồi trong tháp ngà của suy tưởng lý thuyết suông.

Trong số trí thức ấy có hai người là các ông Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung chủ trương tờ Hành Trình vào tháng 10- 1964 và sau này tờ Đất Nước.

Do vị thế trí thức của họ với giới sinh viên, họ thu hút được một số trí thức khuynh tả và giới trẻ đi theo họ.

Danh sách những thành phần trí thức viết cho Hành Trình bao gồm một số linh mục như Đỗ Phùng Khoan, tức linh mục Nguyễn Huy Lịch, Võ Hồng Ngự, tức nhà thơ Diễm Châu, Trần Trọng Phủ, tức nhà văn Thế Nguyên.( Thế Nguyên là một người đi theo cộng sản và sau này làm chủ bút tờ Trình Bày). Trương Cẩm Xuyên, tức linh mục Trương Đình Hòe, Hương Khuê, tức linh mục Trương Bá Cần, linh mục Nguyễn Ngọc Lan, giáo sư Trần Văn Toàn, các nhà Văn như  Thảo Trường, Thái Lãng,  Nguyễn Vũ Văn, Lê Tất Hữu, Thế Uyên, Trịnh Viết Đức, chủ nhà in Nam Sơn- người tài trợ cho việc in ấn.         

Trong lời nói đầu ghi:

- Không thể tìm ra một lối thoát thực sự nếu không dám đụng đến những nguyên nhân sâu xa là nguồn gốc  tình trạng đang rơi vào suy sụp hoàn toàn. Tạp chí Hành Trình ra đời nhằm phê phán đến tận cùng những nguyên n nhân sâu xa đó, để góp phần tìm ra một lối thoát thực sự và hiệu nghiệm ».[10]

Hành Trình, số 1, tháng 10-1964

Tờ báo mặc dầu chỉ ra được hơn mười số, đã có  một tiếng vang cả trong lẫn ngoài nước cũng như dư luận Hoa Kỳ và Ngoài Bắc.

David  Marr, vừa tốt nghiệp đại học sang VN  đã cho dịch những bài báo của Nguyễn Văn Trung và cho đăng trên các báo Mỹ và các cơ quan truyền thông của công giáo Mỹ như các bài: (War, Peace, and Revolution) Hoặc bài Our problems: Ourselves.

Trong số những bài viết phản biện có các bài từ Miền Bắc lên tiếng sớm nhất như bài : Từ Chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam, thực chất và huyền thoại đến Hành Trình, của Phong Hiền, tháng 4 năm 1965 và bài của Tam Thanh, đọc Nhận Định 4 của Nguyễn Văn Trung.

Phía VNCH  có bài nhan đề: Phê bình quan điểm Cách mạng xã hội của hai ông Nguyễn Văn Trung và Lý Chánh trung, Nguyễn Văn Bảy, Sài Gòn 10-1967. Và bài : Nghĩ về một số trí thức ảo tưởng..  Ánh Việt, đăng trên Chính Luận, 10-1971.

Đặc biệt cho đến sau 1975, còn có những loại trí thức nằm vùng lôi câu truyện 10 năm về trước viết bài nhằm tâng công với cộng sản, Nguyễn Trọng Văn viết bài tham luận nhằm, phê phán Nguyễn Văn Trung nhan đề: Chủ nghĩa xã hội không cộng, tại miền Nam Việt Nam, thời Mỹ- Ngụy- Nội Dung và ảnh hường.

Phần Lữ Phương viết bài : Mấy ý kiến về các xu hướng gọi là Cách Mạng xã hội không cộng sản ở miền Nam trước 1975..[11]

Hồ sơ về tạp chí Hành Trình, Sài Gòn 1964-1965, Nguyễn Văn Trung

Tờ báo sau đó đóng cửa không một lời giải thích.

Tờ Đất Nước

Hành Trình đóng cửa, Đất Nước thay thế. Ban biên tập với Chủ nhiệm là nguyễn Văn Trung,  Chủn trương biên tập : Lý Chánh Trung, Tổng Thư ký tòa soạn lả Thế Nguyên..

Trước hết, tờ báo có sự cộng tác chính yếu của nhà thơ Nguyên Sa- một Nguyên Sa dấn thân, nhập cuộc không làm thơ tình nữa như trong bài thơ : Tắm hay Sân Bắn.. của ông.

Bên cạnh Nguyên Sa có nhiều cây bút khác như Du Tử Lê, Đinh Phụng Tiến, Hồ Minh Dũng, Lê Văn Ngăn, La Nuyễn, Bùi Khải Nguyên, Nguyễn Quốc Thái, Lê Khoa, Nguyễn Tất Nhiên, Luân Hoán, Thế Phong. Nguyễn Tường Giang, Tần Hoài Dạ Vũ, Lưu Kiển Xuân..Phong Sơn, Thái Lãng

Nhưng sự có mặt của Thế Nguyên trong vai trò Tổng Thư ký tòa soạn- một người theo cộng sản- nên đã có kéo theo nhiều nhà thơ nhà văn thân cộng viết cho tờ báo như các ông: Ngụy Ngữ, Lưu Nghi, Thái Ngọc San, Tôn Thấp Lập, Phạm Thế Mỹ, Ngô Kha, Nguyễn Trọng Văn, Lữ Phương, Trần Hữu Lục.

Chắc chắn ông Nguyễn văn Trung và Lý Chánh Trung hoàn toàn không nắm được vấn đề này.. Họ- nhất là Nguyễn Văn Trung- mất chủ động-, mặc cho Thế Nguyên thao túng về bài vở, tác giả cộng tác, quản lý tiền bạc, nhà in phát hành.

Thế cho nên mang tiếng là báo của trí thức thiên tả, nhưng thực sự chủ động là cộng sản giật giây.

Miền Nam mất cái đà làm chủ tình hình báo chí, văn học, văn nghệ dần dần như thế.

Hãy trích lại giọng điệu trong thơ của Phạm Thế Mỹ sặc mùi tuyên truyền, chống Mỹ, chống chiến tranh như bài:

Những ngày sắp tới

Thưa thầy, họ đã dạy con:

Không có bom đạn Mỹ

Việt Nam mất nước từ khuya

Không có viện trợ Hoa Kỳ

Việt Nam sức mấy..

Đất nước linh thiêng ơi,

Sao họ không chỉ dạy chúng làm toán đại số

Dạy chúng ấm no

Có hơn không?

Giữa Hành Trình và Đất Nước, cộng sản như thể đang ở ngoài nhà, nay đã vào đến trong nhà, vào buồng ngủ..của tờ báo.

Nó lộ liễu và công khai quá..Nó không cần đeo mặt nạ. Tôi ngạc nhiên  khi nhìn thấy tên tuổi những Nguyên Sa, Luân Hoán, Du Tử Lê, Nguyễn Tử Quý, Thảo Trường bên cạnh Ngô Kha, Ngụy Ngữ.

Với cung cách lộn sòng như thế này- không phân biệt tà-ngụy.. cùng đứng chung, xếp hàng.

Miền Nam đang trải qua một mùa gió chướng và những cơn thử thách cuối cùng của một dòng lũ triều cường có thể cuốn trôi và phá sạch tất cả..

Tờ Trình Bầy

Tờ Trình Bày xuất hiện vào tháng 08-1970, cũng lại do Thế Nguyên làm chủ bút và chủ nhiệm.(Thế Nguyên sau 1975 không được trọng dụng, chết lãng xẹt, rất sớm vì bị  nhiễm trùng sài uốn ván). Ở giai đoạn chót của miền Nam, Trình Bày ngang nhiên xuất hiện, in ấn đàng hoàng,  bất chấp kiểm duyệt, bất chấp tịch thu báo..Ai tài trợ cho tờ báo? Có thể một phần do nhà in Nam Sơn tài trợ. Nhưng phần còn lại là ai? Còn ai vào đây nữa?

Lần này nó lại được tăng cường thêm những cây viết của người quốc gia chân chính, chính hiệu như Phạm Cao Dương, Trần Tuấn Nhậm, Trùng Dương, Nguyễn Đa, Nguyễn Đồng, Chu Vương Miện,  Hoàng Ngọc Nguyên, Trần Hoài Thư, Trần Đỗ Dũng, Thanh Lãng, Nguyễn Đăng Thường,  Lê Văn Thiện, Trần Huiền Ân, Đoàn Luân, Thuận Giao.

Và làm sao thiếu được Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung. – Những người đứng làm bảng hiệu chính danh và hợp pháp-.

Nhất là nay có thêm sự có mặt của Nguyễn Nguyên-  tay trùm cộng sản- núp bóng trong tờ Tin Văn với Vũ Hạnh, Lữ Phương.

Nào ta đếm thử coi, còn thiếu ai nữa, những nhà văn, nhà thơ của miền Nam xem  ai là người vắng mặt?

Ở trong tình trạng này, thật khó xếp hạng, thật khó biết ai là người quốc gia, ai là người bị cộng sản lợi dụng và ai là người cộng sản thứ thiệt?

Nếu cần tố cáo thì tố cáo ai nhỉ? Ai là người anh em của ta, ai là kẻ thù? Và hôm nay, nhiều người còn sống sờ sờ trong các cơ quan truyền thông, trong các tờ báo ở Mỹ, ở mọi nơi?

Trong số đầu, thơ Nguyên Sa cặp với Ngô Kha. Nguyễn Khắc Ngữ sánh đôi Nguyễn Quốc Thái, rồi lại Nguyên Sa với Ngụy Ngữ. Bài viết của Phạm Cao Dương đi kèm với bài của Trần Tuấn Nhậm.

Ngay trong lời mở đầu với nhan đề: Con đường đi tới..  Người đọc hiểu thế nào cũng được với thứ ngôn ngữ tuyên truyền bi thảm hóa cuộc chiến như sau:

Một phần tư  thế kỷ đã trôi qua trên cuộc cách mạng mùa thu..Tuy vậy, những hy sinh ròng rã suốt 25 năm trời ấy dường như chưa đủ để cho một dân tộc yêu chuộng hoà bình như dân tộc Việt Nam có thể buông súng xuống vui hưởng tự do.

Bây giờ vẫn còn những cụ già tóc bạc bị trói tay, bịt miệng, những em bé bất lực quằn quại trên vũng máu, những thanh niên bị đánh đập dã man, những thiếu nữ bị hãm hại.

Bây giờ vẫn còn những cảnh tra hỏi, bắt bớ ở mỗi nẻo đường, những tiếng hét rùng rợn của những nạn nhân trong những phòng tra tấn,: cả một miền đất nước biến thành một cái chuồng thú vĩ đại. Máu hòa nước mắt. Roi da và thép gai, thép gai trùng trùng, điệp điệp…

Con đường đi tới là con đường giải phóng: giải phóng đất nước và giải phóng con người Việt Nam toàn diện[12]

Những người quốc gia ở đâu, những chiến sĩ VNCH ở đâu để cho tờ báo thóa mạ VNCH..Những tác giả cộng tác với Trình Bày nay còn sống ở Hải ngoại nay họ nghĩ gì?

Tôi viết phần bài này nhân sắp đến dịp 50 năm năm kỷ niệm 50 năm của nền Đệ Nhất Cộng Hòa..

Sau 1963, Hồ Chí Minh nói với nhà báo thân cộng Wilfrid Burchett:

Tôi không thể ngờ tụi Mỹ nó ngu như thế.

Nguyễn Hữu Thọ của MTGPMN phát biểu:

Sự lật đổ Diệm là một món quà Trời ban cho chúng ta..

Trách ai và trách cái gì bây giờ?

© Đàn Chim Việt


[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

[7]  Văn học miền Nam tổng quan, Võ Phiến,m trang 245 trở đi

[8]

[9]

[12] Trình Bày, Tập I, tháng tám 1970, tranmg đầu

Tags:

107 Phản hồi cho “Diện mạo văn hóa, văn học miền Nam trong những tình thế cực đoan lại là nơi hội tụ của bốn dòng chảy văn hóa-văn học [kết]”

  1. giang hồ chợ lớn says:

    Tôi cũng muốn chia sẻ với nhận xét của anh Ẩn Danh. Mặc dù thuốc đắng thì chả ai thích uống. Phái chống cộng luôn bị phái thân cộng dắt mũi,thậm trí có lúc bị gây nhiễu đến độ mất hết phương hướng. Này nhé trong bài tranh luận phần một của “diện mạo văn hóa…” thay vì tranh luận theo chủ đề chính các vị cứ mải miết đi cãi nhau với hai thành viên mặc quần không đáy là MẸ ĐỐP VÀ TỈNH TÌNH TINH. Đến khi hai nhân vật này chửi ghê quá thì dạt hết chỉ còn Trọng Dân chịu trận bằng cách vớt vát mấy bài vớ vẩn dù cho kết thúc bằng KÍNH, RẤT KÍNH, VẠN KÍNH mà cũng chả có ma nào muốn giây vào nữa. Sang đến phần hai của “diện mạo văn hóa…” thì từ Trong Dân, Tiên Ngu, Dâm Tiên cứ quáng quàng đi thanh minh, đôi chối với nhũng vấn đề nhảm nhí của THƠ CỦA TÔI, NHẠC CỦA TÔI, THAY LỜI MUỐN NÓI. Thậm chí Lão Ngoan Đồng quýnh quáng thế nào lại công khai thừa nhận giá trị của VĂN HỌC CÁCH MẠNG bằng cách tự trích nguyên bài BÃO NỔI LÊN RỒI Và Trọng dân cũng it nhiều thừa nhận giá trị của các bài viết của phái thân cộng qua việc nhái thơ: TỪ TRONG LỬA ĐỎ ĐẤU TRANH ….
    Nhưng điều đáng nói là phái chống cộng đã bị phái thân cộng kéo đi quá xa chủ đề chính. Thậm trí đã có người thốt lên để nhắc nhở: CHUYỆN LÁ CỜ ĐÂU PHẢI NÓI Ở ĐÂY vậy mà mấy ông Dâm Tiên….. vẫn cứ mê muội làm chuyện đôi chối làm cho bài viết “diện mạo văn hóa……” của tác giả trở thành hàng ế. Xin nhắc phái chống cộng là lại đang xuất hiện một VŨ NHƯ VŨ đó, đừng LAO THEO VẾT XE ĐỔ NỮA NHÉ

  2. Hồ Minh says:

    Đạo đức giả dối của HCM đã làm băng hoại truyền thống tốt đẹp của rất nhiều người Việt hiện nay nhất là giới trẻ, vì sao dân tôi nói như vậy?! Xin thưa:

    1- HCM xin học trường École Coloniale để làm việc cho thực dân Pháp: Ngày 15-9-1911, tại Marseilles (Pháp), Nguyễn Ái Quốc đã viết thư đến Tổng thống Pháp, xin được nhận vào học Trường Thuộc địa “École Coloniale”, trường chuyên đào tạo các nhân viên hành chánh cho chính quyền thực dân, để làm việc cho Pháp nhưng bị từ chối. Lá thư đã được dịch ra tiếng Việt như sau:

    Thưa Ngài Tổng thống!

    Tôi xin hân hạnh yêu cầu Ngài giúp đỡ cho tôi được vào học nội trú tại Trường Thuộc địa.
    Hiện nay, để nuôi thân, tôi đang làm việc cho công ty Chargeurs Réunis (Tàu Amiral Latouche – Tréville). Tôi hoàn toàn không còn nguồn lực nào và rất thiết tha muốn có học vấn. Tôi muốn trở nên có ích cho nước Pháp trong quan hệ với đồng bào tôi và đồng thời mong muốn đồng bào tôi thu lợi được từ học hành.
    Quê tôi ở tỉnh Nghệ An, Trung Kỳ. Với hy vọng rằng Ngài sẽ phúc đáp theo hướng thuận lợi đề nghị của tôi, tôi xin Ngài Tổng thống nhận sự biết ơn sâu sắc của tôi.

    Nguyễn Tất Thành
    Sinh tại Vinh, 1892 – Con trai của Ông Nguyễn Sinh Huy (tiến sĩ văn chương)

    Giả sử ông ta được nhận vào học và làm việc cho Pháp, là một nhân viên của thực dân Pháp, thì ông ta sẽ không theo Cộng sản, đất nước và đồng bào Việt Nam cũng không bị Đảng Cộng sản gây lầm than và tương tàn vì nội chiến.

    2- HCM làm Việt gian bán đứng cụ Phan Bội Châu cho Pháp: Âm mưu bán đứng cụ Phan, ngày nay đã rõ ràng và được ghi nhận như sau: Lý Thụy (bí danh Hồ Chí Minh) và Lâm Đức Thụ (bí danh Nguyễn Công Viễn), Nguyễn Công Viễn từng theo Phan Bội Châu, nhưng sau đấy theo Hồ Chí Minh. Nguyễn Công Viễn có nhiều liên hệ với mật thám Pháp, hai người này liên lạc và thỏa thuận điều kiện với mật thám Pháp, rồi điện tín mời cụ Phan về Quảng Châu để dự lễ thành lập phân hội “Á Tế Á”. Ngày 30-6-1925, lúc 12 giờ trưa, cụ Phan vừa xuống xe lửa ở Quảng Châu, thì bị ba tên mật thám Pháp bắt cụ đẩy lên xe hơi của chúng đang nổ máy chờ sẵn, liền cho xe

    chạy về tô giới Pháp ở Thượng Hải. Sau đó, hai người đã lãnh một số tiền thưởng rất lớn là 100.000 đồng quan lúc bấy giờ của thực dân Pháp, cả hai dùng tiền này cưới 2 chị em ruột của người Tàu làm vợ. Theo cuốn “Hồ Chí Minh với Trung quốc” của tác giả Hoàng Tranh (Huang Zheng) “người vợ HCM tên Tăng Tuyết Minh (Zeng Xuewming), sinh năm 1905, ở Quảng Châu”. Cuốn “Ho Chi Minh A Life” của sử gia William J. Duker thì viết: “họ Hồ có một người con gái với Tăng Tuyết Minh”.

    Số tiền còn lại, ông Hồ dùng vào việc củng cố “Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội” của ông ta. Đến năm 1928, Nhượng Tống Hoàng Phạm Trân, trong tài liệu “Ai bán đứng cụ Phan Bội Châu?”, một lần nữa đã chỉ đích danh Lý Thụy (HCM) đã bán đứng cụ Phan cho Pháp. Cụ Phan bị giải về Hà Nội, Pháp kết án tử hình, đồng bào cả nước phản đối kịch liệt, toàn quyền Varenne phải bỏ án tử hình và an trí cụ Phan tại Bến Ngự (Huế).

    3- HCM thiếu nhân tính làm người: Bà Nông Thị Xuân, quê làng Hà Mạ, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, thuộc sắc tộc Nùng nhưng có nhan sắc. Năm 1955, cán bộ Đảng đưa bà Xuân về Hà Nội để điều hòa tâm sinh lý cho chủ tịch nước. Lúc đó, HCM đã 65 tuổi, còn cô Xuân 22 tuổi cho ở tại nhà số 66 phố Hàng Bông, Hà Nội. Để giữ bí mật chủ tịch nước làm tình, chính bộ trưởng bộ Công an Hà Nội là Trần Quốc Hoàn, tên thật là Nguyễn Cảnh (1916-1986), thường đưa cô Xuân vào gặp HCM, khi hai người mây mưa xong thì Hoàn chở về. Đến năm 1956, bà Xuân sinh một con trai với HCM được đặt tên là Nguyễn Tất Trung, nhưng HCM vẫn không cho bà Xuân vào ở trong phủ chủ tịch với ông, và không làm lễ cưới. Than ôi! Một buổi sáng mùa xuân năm 1957, người ta thấy xác bà Xuân bị xe ô tô đụng chết ở dốc Cổ Ngư. Tác giả Nguyễn Minh Cần, lúc xảy ra vụ án dã man này, ông là Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội, cho biết: “Trần Quốc Hoàn, từ ngày 6-2-1957 đã nhiều lần đến nhà bà Xuân để hãm hiếp bà và đến ngày 11-2-1957, cho người dùng búa đập vào đỉnh đầu bà Xuân cho đến chết (theo khám nghiệm của bác sĩ), rồi quăng xác ở dốc Cổ Ngư?!”. Việc này nếu không có sự đồng ý hay chỉ thị của ông Hồ, liệu rằng tên bộ trưởng bộ Công an có dám làm việc trời không dung đất không tha này không?!

    4- HCM đã viết sách tự đề cao mình: Quyển “Hoa Xuyên Tuyết” trang 116-117, Bùi Tín (cựu đại tá CSVN) đã viết: “Ông Hồ cũng không tỉnh táo, khi viết cuốn sách, kể chuyện về cuộc đời của chính mình. Đó là cuốn ‘Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch’ ký tên Trần Dân Tiên…, có nhiều đoạn tự khen mình”. Trớ trêu thay! Chỉ có người như HCM không biết thẹn thùng là gì, mới tự viết sách, tự “mèo khen mèo dài đuôi” mà thôi?!

    HCM còn nhiều điều gian dối khác, nhưng nêu lên chừng đấy chuyện cũng đủ hiểu ông Hồ thuộc loại nào rồi, phải không bà con?!

    (Cali Today)

  3. tien võ says:

    CHIẾN THẮNG VẠN TƯỜNG
    Phía Hoa Kỳ huy động Lữ đoàn Thuỷ quân lục chiến số 9 thuộc Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 3 tham gia trực tiếp, có 5.500 binh sĩ gồm:Tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến 2/4; Tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến 3/3; Tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến 3/7; Lực lượng đổ bộ đặc biệt. Hoả lực yểm trợ do tàu USS Galveston, USS Cabildo và tiểu đoàn pháo binh TQLC 3/12 cùng đảm nhận. Trợ giúp không quân do tàu USS Iwo Jima hỗ trợ.
    Khai trận lúc 6 giờ 15 sáng 18/8/1965, không quân của TQLC Mỹ cho xuất kích 20 lần chiếc F-4 và A-4, ném 18 tấn bom sát thương, bom napalm xuống Vạn Tường và các địa điểm lân cận. Các pháo hạm trên biển bắn phá dọn bãi cho D2/E4 TQLC đổ bộ bằng máy bay trực thăng và D3/E3 TQLC đổ bộ bằng tàu LCU. 6 giờ 30, 2 đại đội thuộc D3/E3 TQLC có 5 xe tăng M-48, 3 xe tăng phun lửa M-67 dùng tàu LCU đổ bộ lên An Cường (mật danh Green Beach – Vịnh xanh), hình thành vòng vây phía Nam; đánh chiếm thôn An Cường 1 và tiến quân về phía Tây. 6 giờ 45, C1/D4 TQLC đổ bộ bằng máy bay trực thăng xuống thôn Bình Phước (trên bản đồ là bãi đỏ – LZ Red), C2, C3/D4 TQLC đổ bộ xuống thôn Bình Long (trên bản đồ là bãi trắng – LZ White), C4/D4 +C4/D3 TQLC đổ bộ xuống thôn Bình Thạnh Tây (bãi xanh – LZ Blue), hình thành cánh quân bao vây phía Tây. Từ Chu Lai, C1 và C2/D3 TQLC có 8 xe tăng M41 và 18 xe bọc thép M113 đột kích theo đường bộ vượt sông Trà Bồng đánh xuống, hình thành cánh quân bao vây phía Bắc. Ý đồ của Bộ chỉ huy Mỹ là dồn lực lượng QGP ra biển, buộc họ phải giao chiến trên địa bàn trống trải. Ở đó, không quân, pháo binh và xe tăng – thiết giáp Mỹ có thể phát huy hết khả năng tác chiến.
    Ở phía Tây Nam Vạn Tường, cánh quân của D3 + C7/D4 TQLC Mỹ tiến đến Lạc Sơn đã phải dừng lại vì D40/E1 và Đại đội trinh sát thuộc E1 QGP phòng ngự, chốt chặn tại điểm cao BANANA (Cao điểm 30 thuộc thôn An Cường 2). D3/E3 TQLC phải đưa thêm 1 đại đội vào tham chiến, tổ chức nhiều đợt ném bom, bắn phá mới vượt qua chốt của QGP, đến trưa 18/8 mới chiếm được thôn An Cường 2 và hội quân với C4/D3 sau khi đã bị tổn thất khoảng 1 trung đội (5 chết, 17 bị thương).
    Sau khi cho trực thăng và pháo binh bắn phá dọn bãi, quân Mỹ tổ chức một đoàn gồm 5 xe thiết giáp chở quân loại LVT và 3 tăng phun lửa M-67 tiến quân theo đội hình hàng dọc từ An Cường đi theo con đường mòn giữa An Thái và Nam Yên tấn công D40 và D60/E1 QGP. Lợi dụng địa hình kín đáo, các đơn vị thuộc Tiểu đoàn 40 và Tiểu đoàn 60 chờ cho đoàn xe TQLC Mỹ đến cách 50m mới nổ súng. Bằng súng không giật, súng chống tăng B40 và lựu đạn phóng AT, QGP đã bắn cháy 4 chiếc đi đầu ngay trong loạt đạn đầu. Những chiếc còn lại hoảng loạn bỏ chạy, sa xuống ruộng lầy. Tiểu đội trưởng Hồ Công Thám chỉ huy tiểu đội của mình dùng lựu đạn AT và lựu đạn diệt tiếp 3 xe.
    Do không xác định dược vị trí đóng quân của QGP, hai đại đội thuộc D3/E3 TQLC Mỹ đã đổ bộ xuống ngay trước trận địa của D60/E2 QGP và bị tập kích ngay từ lúc máy bay trực thăng còn ở trên không. 4 máy bay trực thăng H-34 bị bắn rơi. TQLC Mỹ phải gọi trực thăng vũ trang HU-1A đến chi viện và chiếm được Cao điểm 43 sau khi đã bị tổn thất hơn 150 quân. Chiều 18/8/1965, D45/E2 BB QGP nằm ngoài vòng vây từ Châu Bình mở một mũi đột kích đánh vào sau lưng cánh quân đổ bộ đường biển của TQLC Mỹ. Bị đánh bất ngờ từ sau lưng D3/E3 và D2/E4 TQLC Mỹ phải xoay chính diện về hướng Tây Nam để chống lại các mũi tập kích của D45/E1 QGP. Do đó cánh quân này đã bị hở sườn phía Bắc, bị D40/E1 QGP phản kích và buộc phải lùi về co cụm tại Bình Hòa với sự yểm họ của các xe tăng và trực thăng vũ trang.
    Phối hợp với chiến trường chính, chiều 18/8/1965, Đại đội 21 địa phương quân (QGP) tỉnh Quảng Ngãi mở mũi đột kích sâu từ Tây Hy, qua Thượng Hòa xuống Lệ Thủy, phối hợp với du kích các xã Đồng Lễ và Bình Trị đánh vào sau lưng cánh quân của D3/E7 TQLC Mỹ, buộc cánh quân này phải tập trung đối phó, không chi viện được cho cánh quân của D3/E3 và D2/E4 TQLC Mỹ. Trong khi dùng hỏa lực yểm hộ cho D3/E7 TQLC Mỹ, thêm 3 máy bay trực thăng HU-1A bị bắn rơi tại thôn Lệ Thủy.
    Lợi dụng vòng vây bị đứt đoạn giữa cánh Bắc và cánh Nam của TQLC Mỹ, đêm 18 rạng ngày 19/8/1965. Trung đoàn Ba Gia đã rút được phần lớn sở chỉ huy nhẹ và tiểu đoàn 40 ra khỏi vòng vây. Riêng đại đội trinh sát phòng ngự độc lập tại Cao điểm 45 (núi Đầm Tái, thôn Vạn Tường) bị tổn thất hầu hết quân số.
    Quân Giải phóng coi đây là một trận thắng lớn sau khi đã loại khỏi vòn chiến đấu hơn 900 lính Mỹ, bắn cháy 22 xe tăng và xe bọc thép, hạ 13 máy bay (Mỹ chỉ thừa nhận có 45 người chết và 203 người bị thương). Trên thực tế, quân Mỹ đã không thể xoá sổ Trung đoàn Ba Gia, và Quân Giải phóng vẫn còn giữ được một vài ấp trên bán đảo.
    Trong cuộc hành quân Ánh sáng sao, quân Mỹ hoàn toàn chủ động tổ chức hành quân, lựa chọn chiến trường, đối tượng, thời gian và cách đánh, tập trung lực lượng gấp bội đối phương và có ưu thế tuyệt đối về binh khí kỹ thuật, nhưng biểu tượng “sức mạnh của Hoa Kỳ” đã thất bại. Bình luận về cách đánh tài tình của QGP miền Nam, hãng AP (Mỹ) thuật lại lời một số sĩ quan Mỹ đã tham dự cuộc hành quân “Ánh sáng sao”: “Trận đánh này giống như trận đánh Ô-ki-na-oa trong chiến tranh thế giới thứ hai…Việt cộng xuất hiện từ trong các hầm hố mà lính thuỷ đánh bộ không trông thấy. Việt cộng xuất hiện thình lình cả đằng trước mặt và đằng sau lưng…” Rõ ràng thua ở trận Vạn Tường quân Mỹ không thể đổ lỗi cho sự bị động.

    • Phú Đảng Viên says:

      “Trung đoàn Ba Gia đã rút được phần lớn sở chỉ huy nhẹ và tiểu đoàn 40 ra khỏi vòng vây. Riêng đại đội trinh sát phòng ngự độc lập tại Cao điểm 45 (núi Đầm Tái, thôn Vạn Tường) bị tổn thất hầu hết quân số.
      Quân Giải phóng coi đây là một trận thắng lớn sau khi đã loại khỏi vòn chiến đấu hơn 900 lính Mỹ, bắn cháy 22 xe tăng và xe bọc thép, hạ 13 máy bay ”

      Nếu thật sự quân ta bị vây & đã thành công rút lui khỏi chiến trường (vòng vây) tốt đẹp, vậy thì ai của bên ta ở lại chiến trường để đếm mà biết được có 900 xác của quân Mỹ !

      Lại trích dẫn thiếu suy nghĩ giấu đầu lòi đuôi ! Thiệt là hết y’ mấy ông !

  4. tien võ says:

    Thời gian 2 tháng 1 năm 1963
    Ấp Bắc, Việt Nam Cộng hòa
    Trận Ấp Bắc là một trận quy mô lớn diễn ra vào giao đọan đầu của cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kì với kết quả là chiến thắng lớn đầu tiên của du kích Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam (Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa gọi là Việt Cộng) đối với quân chính quy của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trận này diễn ra vào ngày 2 tháng 1 năm 1963, gần Ấp Bắc thuộc tỉnh Tiền Giang ngày nay, cách Sài Gòn 65 km về phía tây nam.
    Những cuộc giao tranh nhỏ, phát triển trong chiến tranh Việt Nam, đã bắt đầu cuối những năm 50 với chiến dịch chống Cộng của Ngô Đình Diệm. Vào thời điểm đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã mong muốn cuộc tổng tuyển cử theo Hiệp định Geneve, sẽ thống nhất 2 miền Nam Bắc. Điều này bị phá bỏ do viện trợ của Mỹ vào miền Nam ngày càng lớn, và chính sách tránh giao tranh bằng mọi giá.
    Về mặt này, Diệm đã rất thành công khi giữ cho quân đội của ông ta không hành động, và những cuộc giao tranh quy mô nhỏ bùng nổ khắp miền Nam. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lo lắng về sự can thiệp của Mỹ và từ chối mọi sự viện trợ quân sự, họ yêu cầu những đơn vị Việt Minh miền Nam rút về những miền thôn quê và rừng núi. Thế bí tăng lên, khi quân đội Việt Nam Cộng hòa mất rất nhiều thời gian để tìm tới các khu vực này, nên quân du kích có đủ thời gian để phục kích và rút lui.
    Quân đội Sài Gòn đã huy động một lực lượng gồm một tiểu đoàn bộ binh của Sư đoàn 7 và 2 tiểu đoàn bảo an, 1 chi đoàn thiết giáp (13 xe M113) và 3 đại đội bộ binh (trong đó có 2 đại đội làm lực lượng dự bị); khoảng 8 máy bay tiêm kích, 20 trực thăng đổ quân và vũ trang, 11 máy bay quan sát và vận tải, 13 tàu xuồng các loại và khoảng 1 tiểu đoàn pháo binh chi viện. Tổng cộng gần 1.800 quân do cố vấn Mĩ chỉ huy.
    Quân Giải phóng có 2 đại đội bộ binh và khoảng 30 du kích Ấp Bắc với 1 khẩu súng cối 60mm là hoả lực chi viện
    Quân Giải phóng áp dụng nguyên tắc không bắn máy bay quan sát và chờ xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Lần lượt ba chiếc trực thăng chiến đấu xuất hiện, bắt đầu bắn súng máy và rốc két. Ngay lúc đó, Quân Giải phóng khai hỏa hàng loạt của súng tự động và súng trường từ kênh tưới. Đến trưa họ loại khỏi vòng chiến đấu 5 chiếc trực thăng.
    Các toán quân của Sư đoàn 7 Việt Nam Cộng hòa tiến vào ấp từ phía bắc không quay lại để cứu đại đội dự phòng và các tổ lái trực thăng. Đến 12 giờ 15, cuối cùng tiểu đoàn Sài Gòn đến Tân Thới. Rồi trước 13 giờ những chiếc thiết giáp M113 tiến lại dần dần trên đồng ruộng. Quân Giải phóng không có vũ khí chống tăng, không thể chiến đấu chống M113 có hiệu quả. Để cố truyền cho các toán quân can đảm đứng lên chống xe bọc thép với vũ khí nhẹ và lựu đạn, các huấn luyện viên đã lên một bản danh sách những điểm yếu của xe bọc thép: người bắn súng máy trên đỉnh đứng sau giá súng để lộ từ thắt lưng trở lên hoặc có thể bắn trúng lái xe qua khe ngắm, những chiến sĩ dũng cảm thì có thể tiếp cận rồi ném lựu đạn lên nóc xe. Các chỉ huy cũng đã truyền thụ cho chiến sĩ tập trung bắn vào M113 như đã bắn máy bay. Mỗi tiểu đội hoặc trung đội phải chọn chiếc xe gần nhất bắn tập trung vào đấy.
    Sau một ngày chiến đấu, với 5 đợt tấn công bằng những phương pháp tác chiến “tân kì” nhất như thiết xa vận, trực thăng vận, bủa lưới phóng lao… từ nhiều hướng, kể cả đổ bộ đường không bằng nhảy dù, song quân đội VNCH đều bị đẩy lùi. Kết quả trong trận này quân VNCH có 83 người thiệt mạng trên tổng số gần 200 lính thương vong, 3 cố vấn Mỹ bị giết và 16 cố vấn, phi công Mỹ bị thương. Phía QGP có 18 người chết.
    Lúc 22 giờ cùng ngày, quân Giải phóng theo hàng dọc rút về hướng căn cứ Đồng Tháp Mười. Dân quân địa phương và nông dân Ấp Bắc, Tân Thới đã hỗ trợ họ trong suốt cuộc chiến cũng đi theo một con đường khác về chỗ trú ẩn trong những rừng dừa lân cận. Đi đầu là các toán quân chủ lực của Tiểu đoàn 261 đã chống cự ở ấp Bắc. Quân địa phương của Tiểu đoàn 514 đi đoạn hậu với một trung đội bảo vệ phía sau. Hàng quân tiếp tục đi đến một chỗ lội qua sông, tiến lên không bị phát hiện và về đến trại lúc 7 giờ sáng..
    Nhà báo Neil Sheehan viết: “Họ đã làm được nhiều hơn việc thắng một trận, mang về một thắng lợi theo kiểu Việt Nam cũng như tổ tiên họ đã làm từ nhiều thế kỷ. Họ đã chiến thắng quân địch mạnh hơn họ… 350 Việt cộng đã giữ vững trận địa và hạ nhục một quân đội hiện đại với quân số lớn gấp bốn lần, trang bị xe bọc thép, trọng pháo, trực thăng và máy bay ném bom. Để đối chọi, vũ khí mạnh nhất của họ là một khẩu súng trường nhỏ, cỡ 60, được xem là vô dụng. Họ có 18 người chết và 39 bị thương, thiệt hại tương đối nhẹ trong cuộc chiến mà người Mỹ và những người Việt Nam do họ bảo vệ đã dội vào nhiều nghìn loạt đạn súng thường và súng máy hạng nặng, 600 đạn súng cối, napalm và bom cùng những quà tặng khác chở trên 13 máy bay và năm trực thăng chiến đấu. Riêng những chiếc Huey đã trút xuống hàng cây Ấp Bắc 8400 viên đạn súng máy và một trăm rốc két. Với vũ khí hạng nhẹ, Việt cộng đã gây gấp bốn lần thiệt hại cho họ, giết được khoảng 80 lính Sài Gòn, làm bị thương hơn 100; ba người Mỹ chết và 8 người khác bị thương, 5 chiếc trực thăng bị bắn hạ. Việt cộng gây ra những tổn thất ấy mà tiết kiệm đạn dược. Từ những loạt đạn đầu bắn nhau với quân bảo an cho đến những loạt cuối cùng với lính dù, họ chỉ dùng khoảng 5000 đạn súng thường và súng máy.”
    Cố vấn Mỹ John Paul Vann thì nhận xét sau trận đánh: “Họ (quân Giải phóng) thật dũng cảm, họ đã cho chúng ta một hình ảnh đẹp về bản thân họ ngày hôm nay”.
    Thất bại của Mĩ và quân đội Sài Gòn trong trận này không chỉ là một thất bại thuần tuý về chiến thuật mà còn mang ý nghĩa chiến lược, đã làm rung chuyển giới báo chí Mĩ, làm cho nhân dân Mĩ quan tâm hơn đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Chiến thắng của QGP tại Ấp Bắc đã đánh dấu sự thất bại của chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ tại miền Nam Việt Nam.

    • Phú Đảng Viên says:

      ” Về mặt này, Diệm đã rất thành công khi giữ cho quân đội của ông ta không hành động, và những cuộc giao tranh quy mô nhỏ bùng nổ khắp miền Nam.”

      Cắt xén trích dẫn lòi ngu ngốc. Thiệt là hết biết mấy ông !

      • Builan says:

        “Cắt xén trích dẫn lòi ngu ngốc. Thiệt là hết biết mấy ông !”

        Đọc lời mắng nhiết – hơi nặng
        Tôi tò mò xem ông PHú Đảng Viên MẮNG ai !

        HÓA RA là tiên võ !! !
        Mắng nhiết như thế xem ra cũng hơi phí lời !

        Noí cho cùng cũng hơi tôi nghiệp !
        Caí thân phận HẠ BỘ 900 cuả HQL – dạy sao viết vậy chứ làm gì dám caĩ lời _ Phân biệt phaỉ trái đúng sai ! Phaỉ vậy không tiên võ ??
        Kiếm miếng ăn bằng việc làm khác , có được không ???

        Tôi thương anh nắm nắm !!

    • Mẹ Đốp says:

      tien võ says:
      05/11/2013 at 22:29
      Cũng chả có gì mà phải giấu giếm. Tự giới thiệu, tôi là một Đảng Viên ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. Tôi sinh hoạt đảng tại một chi bộ ở Ang Giang.

      ***Tổng thống Nga Putin – cựu trùm tình báo Liên xô KGB – phát biểu: Kẻ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu.

      ***Cựu Tổng bí thư đảng CS Liên xô Mr. Gorbachev nói : “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng CS. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng CS chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”

      ***Nguyễn Khải -đại tá, đại biểu quốc hội CSVN, phó chủ tịch hội nhà văn CS, viết trong “Đi tìm cái tôi đã mất”: Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ…

      ***Xuân Vũ – một cựu cán bộ thời kháng chiến- trong quyển “Đồng bằng Gai Góc” viết : Đảng cộng sản sinh ra để làm hai việc: Nói láo và làm bậy. Hễ chúng nói là nói láo, hễ chúng làm là làm bậy .

    • Haile says:

      Tien Võ. Phấn-đấu lên, kiên-cường không mệt mõi. Viết, viết, viết nữa đi. Đâu có ai biết trời trăng mây nước gì đâu. Khuyếch-đai của anh có bài-bảng nhưng vẫn chưa đạt được mục-đích và yêu cầu của đảng. Động não thêm . Thoãi-mái cho Mỹ chết nhiều hơn nữa. Phá nhiều chiến-xa, bắn rớt hàng ngàn máy bay, trong đó có mấy chục chiếc không người lái. Bắt sống mấy ngàn lính Mỹ làm tù binh. Chiên thắng Vạn-Tượng (bản lề) Tín-Ngãi. Ấp-Bắc Bến-tre. Tien Võ viết như thật. Còn trận Phước-Châu Tiên-phước Quảng-Tín. Xảy ra không lâu sau chiên-dịch Đồng-khởi Bến-tre Tien Võ quên sao ? D (Tiểu-đoàn) 60 do Thiếu-tá Trần-quốc-Dân thủ-trưởng. Hợp-dồng với lực-lượng Cơ-động chủ-lực Quảng-Đà cùng Du-kích địa-phương trợ chiến. Tấn công cao diểm Phước-Châu do Thiếu-úy Lê-văn-Trinh Đại-đội-trưởng. Sau một đêm chiến-đấu. Sáng ra Cờ Vàng ba sọc đỏ vẫn ngạo-nghễ tung bay trên cao-diểm Phước-Châu. D 60 của Việt cọng không thềm sơ-táng ruốt lui mà ngũ không thở tại trận. Sau dó không lâu. Tiểu-đoàn-trưởng (D) 60 Việt cọng cùng vợ về xin hồi-chánh. Kết quả thật là vậy đó. Tùy khả-năng kỷ-thuật tráo-trở bài-bảng có bằng cấp chính-quy của Tien Võ mà triễn-khai sao cho thuyết-phục đươc Thủ-trưởng của Huynh. Chào quyết thắng

  5. tien võ says:

    SỰ THẬT VỀ VỤ THẢM SÁT Ở HUẾ NĂM 1968
    Bùi Tín
    Bùi Tín, một người bất đồng chính kiến, trong hồi ký về giai đoạn còn ở Việt Nam, ông kể rằng mình đã hỏi nhiều sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào trận đánh ở Huế. Ông đi đến kết luận:
    “Khi kiểm tra lại thì không một ai, không cấp nào có ra lệnh thủ tiêu tù binh cả. Không có chỉ thị, chủ trương tàn sát tù binh. Trong bản qui định về kỷ luật chiến trường còn có ghi: Không được đánh đập tù binh; chỉ các cán bộ chỉ huy và chuyên môn (là quân báo và địch vận) mới được hỏi cung tù binh… Trên lại chỉ thị nghiêm không được để xổng tù binh, vì sẽ lộ bí mật quân sự, rất nguy hiểm. Đến khi chiến sự khẩn trương, quân Mỹ đổ bộ, ứng cứu, máy bay, pháo binh, pháo từ biển bắn dữ dội, bộ đội di chuyển, rồi lệnh rút lên núi, phải mang cả tù binh theo…
    Giữa cảnh hỗn loạn khi có lệnh rút, quân đối phương lại có những mũi vu hồi chặn hậu. Phía sau, phía trước, ngay trong khu vực hành quân đều bị bom và hỏa lực pháo… Quân hai bên và tù binh chết hoặc bị thương lẫn lộn. Cuối cùng cũng còn một số ít tù binh giải về căn cứ, được dùng để đào hầm hố, khuân vác… một số về sau được thả về. Hai nữa là có trường hợp xảy ra những trận ném bom rất lớn của máy bay Mỹ khi quân Mỹ phản công, bom Mỹ giết hại người của cả 2 bên (quân Giải phóng cùng với những tù binh họ giải đi). Thi hài quân Giải phóng thì được chôn và đánh dấu, có khi được đưa về gần căn cứ, còn thi hài tù binh thì phải vùi nhanh.”
    GARETH PORTER
    Về sau có khảo cứu của Gareth Porter về vụ thảm sát Huế, trong đó, ông chỉ trích những phóng đại tuyên truyền từ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa. Ông nói các thông tin về cái gọi là đàn áp tôn giáo là thiếu chính xác. Porter cũng nêu là tại khu Gia Hội, nơi quân Giải phóng đã kiểm soát trong 26 ngày, một linh mục Công giáo nói với Len Ackland rằng không có một ai trong số các giáo dân của ông bị hại.
    Ông đã nêu ra các nguồn gốc không xác thực của những thông tin về vụ “thảm sát”: sự không rõ ràng trong việc điều tra tại thực địa các ngôi mộ tập thể; những mâu thuẫn trong các báo cáo về số lượng tử thi tìm thấy; những mâu thuẫn với kết quả tìm hiểu của một bác sỹ y khoa làm việc tại Huế lúc đó; một số chi tiết đáng chú ý xung quanh các cuộc khai quật vào năm 1969; những mâu thuẫn giữa bài viết của Douglas Pike với các nguồn thông tin khác, rằng “Bộ trưởng Y tế Trần Lưu Y, sau khi đi thăm các địa điểm chôn cất vào tháng Tư năm 1969, đã thông báo với Phó Tỉnh trưởng Thừa Thiên rằng các tử thi có thể là của những người lính Mặt trận Dân tộc Giải phóng bị chết trong các trận giao tranh”; những mâu thuẫn trong các lời khai của “người làm chứng” cho vụ thảm sát; và thêm vào đó là kết quả của những trận bom Mỹ tại Huế đã khiến nhiều thường dân thiệt mạng.
    Gareth Porter cho biết rằng một người bác sỹ có mặt tại Huế vào thời điểm tìm thấy các mộ chôn, Alje Vennema, viết rằng đối với các địa điểm trong khu lăng vua, hầu hết các tử thi có dấu vết của quân phục. Vennema đã hỏi chuyện các dân làng gần đó, họ nói rằng trong các ngày 21 đến 26 tháng 2 khu vực trung gian đã bị bom và pháo dữ dội. Và, trái với các tuyên bố của chính phủ rằng nhiều nạn nhân đã bị chôn sống tại đó, Vennema nói rằng tất cả các tử thi đều có các vết thương.
    Trong kết luận của bài viết, Gareth Porter đồng ý rằng có những vụ xử tử, giết người tại Huế trong giai đoạn đóng quân; tuy nhiên không có bằng chứng cụ thể về nguyên nhân của những cái chết.
    “Các bằng chứng có được — không phải từ nguồn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, mà từ nguồn chính thức của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa và từ các quan sát viên độc lập — cho thấy rằng câu chuyện chính thức về một cuộc tàn sát bừa bãi đối với những người được cho là không thích hợp với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là hoàn toàn bịa đặt. Không chỉ số lượng các thi thể được tìm thấy trong và xung quanh Huế đáng nghi vấn, mà quan trọng hơn, nguyên do của các cái chết có vẻ như là bị chuyển từ chính các trận đánh quân sự sang việc xử tử của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Và tường trình chi tiết nhất “có thẩm quyền” mà các chính phủ Mỹ hay Việt Nam Cộng hòa đưa ra về sự việc được cho là vụ thảm sát này đã không đứng vững trước các thẩm định.”
    NOAM CHOMSKY VÀ EDWARD S. HERMAN
    Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học người Mỹ, và Edward S. Herman, nhà kinh tế học người Mỹ, trong “Tài liệu về Kinh tế và Nhân quyền” tập 1, cho rằng vụ việc đã bị mô tả một cách sai lệch, bị thổi phồng, bị tô vẽ nhằm mục đích tuyên truyền. “Đó là những thường dân bị chết do những trận bom pháo Mỹ san bằng TP Huế. Rồi sau đó khi Mỹ và VNCH phản kích trả thù lại thời kỳ hậu Mậu Thân cũng giết chóc rất nhiều. Thứ nữa là lực lượng quân Giải phóng đã tử trận trong lúc chiến đấu. Tất cả đều là người Việt với nhau và Mỹ gộp vô hết. Tất cả những điều đó được Mỹ dựng thành một vụ thảm sát tưởng tượng” Các căn cứ được nêu ra có thể tóm lược như sau:
    Những tài liệu căn bản cho câu chuyện này gồm một bản báo cáo do chính phủ Sài Gòn đưa ra vào tháng 4/1968, một “tài liệu bắt được” và đã phổ biến trong công chúng của phái đoàn Hoa Kỳ vào tháng 11/1969, và một bài phân tích dài xuất bản năm 1970 của một nhân viên Phòng Thông tin “USIS” (Tâm lý chiến) là Douglas Pike. Cả hai bản báo cáo của Sài gòn và của Pike đã gây nên một sự nghi ngờ về nguồn tin, giọng điệu và vai trò của chúng trong một chiến dịch tuyên truyền mở rộng nhằm làm giảm đi ảnh hưởng của vụ thảm sát Mỹ Lai. Trong một phân tích cẩn thận về “tài liệu bắt được”, Gareth Porter cho thấy bộ máy tuyên truyền của Mỹ đã cố tình nhập nhằng từ ngữ để đánh lừa. Cụm từ “loại bỏ” đã bị diễn giải thành “giết chết”, mặc dù trong tiếng Việt từ này mang ý nghĩa rất rộng (giết chết, bị thương, bắt sống, đầu hàng hoặc bỏ trốn). Nhưng quan trọng hơn là những tài liệu này không được viết ngay khi sự việc diễn ra mà chỉ được viết ra nhiều tháng sau đó, và đã không có sự điều tra hay nghiên cứu tỉ mỉ để xác thực. Porter báo cáo rằng: không có tài liệu nào cho thấy rằng quân Giải phóng có ý định tàn sát dân thường hoặc ngay cả các chỉ huy của đối phương ở Huế. Chiến lược chung của quân Giải phóng chuyển tải trong các tài liệu đã bị bóp méo bởi Douglas Pike và cộng sự của mình.
    Bằng chứng về các ngôi mộ tập thể cũng rất mơ hồ. Các con số này nhằm che lấp thực tế là đã có rất nhiều thường dân bị thiệt mạng khi quân Mỹ chiếm lại thành phố Huế bởi việc sử dụng hỏa lực mạnh một cách bừa bãi. Sau trận đánh 25 ngày, trong số 17.134 nhà thì 9.776 ngôi nhà đã hoàn toàn bị phá hủy và 3.169 ngôi nhà bị thiệt hại khá trầm trọng bởi bom đạn của Mỹ. David Douglas Duncan, phóng viên chiến trường, mô tả đó là “một sự nỗ lực dốc hết sức để loại bỏ bất cứ một kẻ địch nào. Tâm trí tôi bấn loạn trước cuộc tàn sát.” Robert Shaplen viết về khi đó “Không có gì trong cuộc chiến ở Triều Tiên và Việt Nam khi nói về sự tàn phá, mà tôi thấy kinh hoàng bằng những điều tôi thấy được ở Huế năm ấy”. Townsend Hoopes, người có quyền truy cập đặc biệt thông tin mật Bộ Quốc phòng, nói rằng các nỗ lực tái chiếm Huế đã khiến 80% các tòa nhà trở thành đống đổ nát, và rằng “trong đống đổ nát, khoảng 2.000 dân thường đã chết…”. Quân Giải phóng cũng cho biết họ đã chôn cất khoảng 2000 nạn nhân bị oanh tạc trong các ngôi mộ tập thể cùng binh sĩ tử trận của chính họ.
    Một thông tin thú vị là việc các nhà báo độc lập không bao giờ được phép có mặt tại những cuộc khai quật mộ tập thể. Sự ước lượng về những nạn nhân của thảm sát tại Huế đã tăng vọt lên một cách đáng kể để đáp ứng lại với những nhu cầu chính trị bất ngờ đột xuất của chính quyền Nixon. Không có nhà báo phương Tây nào đã được dẫn đến những mồ chôn tập thể khi các hố chôn đó được khai quật cả. Ngược lại một nhà nhiếp ảnh người Pháp, Marc Riboud, đã nhiều lần bị từ chối yêu cầu muốn đi xem một trong số địa điểm nơi mà ông tỉnh trưởng tuyên bố “có 300 cán bộ chính phủ đã bị Việt cộng giết”. Người tổ chức AFSC tại Huế cũng không thể khẳng định bản báo cáo về những hố chôn tập thể, những nhà báo độc lập không hề được phép có mặt tại hiện trường và họ rất khó xác định chỗ chính xác nơi những hố chôn tập thể mặc dù đã nhiều lần yêu cầu được đến xem.
    Một giả thuyết khác ít được nhắc tới, rằng những nạn nhân ở Huế là do quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trả thù khi tái chiếm thành phố. Nhiều người ủng hộ Mặt trận dân tộc đã lộ dạng trong suốt cuộc tổng tấn công, và đã hợp tác với chính quyền địa phương của những người cách mạng ở Huế, hoặc bầy tỏ sự ủng hộ của họ đối với Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam. Khi quân giải phóng rút đi, nhiều cán bộ và những người ủng hộ quân Giải phóng kẹt lại và họ trở thành nạn nhân của những sự trả thù. Trong một bài mô tả, một nhà báo người Ý Oriana Fallaci, trích dẫn lời một linh mục Pháp ở Huế đã kết luận rằng: “Tất cả có khoảng 1100 người bị giết (sau ngày quân Mỹ tái chiếm thành phố). Hầu hết là sinh viên, giảng viên, giáo sĩ. Những trí thức và người dân Huế đã không bao giờ che giấu cảm tình của họ với Mặt trận Dân tộc Giải phóng”.
    Hai ông kết luận: Trong bất kỳ trường hợp nào, tình trạng rất lộn xộn về các sự kiện và bằng chứng, cộng với các “bằng chứng” không thuyết phục, ít ra cũng có thể nói rằng việc “tắm máu” tại Huế hiển nhiên đã được phóng đại. Nó có vẻ khá rõ ràng rằng bom đạn Mỹ nhằm “bảo vệ” Việt Nam đã giết nhiều thường dân hơn là do quân Giải phóng. Những ví dụ này, tất nhiên, không chỉ gợi lên một thực tế rằng các báo cáo chính thức của chính quyền Sài Gòn là dối trá và lừa bịp, và trong một số trường hợp đã được chuyển thành những câu chuyện hoang đường không có bằng chứng xác thực.
    MARILYN B. YOUNG
    Marilyn B. Young trong sách tựa đề The Vietnam Wars, 1945-1990
    “Trong những ngày đầu của cuộc chiếm đóng quả thực có những vụ xử tử công khai tại chỗ … khi trận chiến gần kết thúc bởi cuộc công pháo, lính miền Bắc trên đường rút lui xử tử những người họ đang giam giữ thay vì thả họ ra hay bắt theo làm tù binh – với con số người chết không nhiều như chính phủ Sài gòn và Washington công bố, nhưng nhiều đủ để tạo những câu hỏi tang thương cho những người sống sót ở Huế…”
    CÁC NGUỒN KHÁC
    Philip W. Manhard, một cố vấn cao cấp Hoa Kỳ tại Huế bị bắt đem ra trại tù binh ở miền Bắc Việt Nam (được thả năm 1973). Ông tuyên bố rằng mình còn nhớ rõ những vụ bắn giết tại chỗ những người già yếu không đủ sức đi theo cuộc di tản tù nhân.
    Năm 1969, phóng viên Don Oberdorfer sang ở Huế 5 ngày với Paul Vogle, giáo sư dạy Anh Văn người Mỹ tại Đại học Huế, và phỏng vấn nhiều nhân chứng trong thời gian Huế bị quân Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đóng giữ. Theo Oberdorfer, các vụ giết người chia làm hai loại:
    Một nhân chứng người Việt ở Huế, chị Nguyễn Thị Hoa, thì cho biết: “Bắt đầu là chúng nó (quân Mỹ) dùng phi pháo. Chúng dội pháo vào khu vực chúng tôi sinh sống, san bằng nhà cửa, cây cối. Chúng bắn pháo vào nhà những khu vực quanh đó. Những nhà này bán xăng dầu nên khi pháo bắn thì cháy trụi. Tất cả người già, trẻ nhỏ, phụ nữ lánh nạn ở đây đều bị thiêu sống.”

    • Builan says:

      MỞ MẮT TIỀN VÔ

      Bà con cô bác gần xa
      Mời xem con cháu cuả nhà VO TIÊN
      900 hạ bộ vô tiền
      Láo lừa ngụy biện vô duyên HỒ ĐỒ
      CHA GIÀ Tiên chết không mồ
      Làm sao che nôĩ miệng Hồ TIÊN Ơi
      “Hoa thơm quả ngọt” dâng mời
      NGU TRUNG ai cứu được đời NGU TRUNG

      http://www.youtube.com/watch?v=NRSWfnp3AE0

    • Mẹ Đốp says:

      tien võ says:
      05/11/2013 at 22:29

      Cũng chả có gì mà phải giấu giếm. Tự giới thiệu, tôi là một Đảng Viên ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. Tôi sinh hoạt đảng tại một chi bộ ở Ang Giang.

      ***Tổng thống Nga Putin – cựu trùm tình báo Liên xô KGB – phát biểu: Kẻ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu.

      ***Cựu Tổng bí thư đảng CS Liên xô Mr. Gorbachev nói : “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng CS. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng CS chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”

      ***Nguyễn Khải -đại tá, đại biểu quốc hội CSVN, phó chủ tịch hội nhà văn CS, viết trong “Đi tìm cái tôi đã mất”: Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ…

      ***Xuân Vũ – một cựu cán bộ thời kháng chiến- trong quyển “Đồng bằng Gai Góc” viết : Đảng cộng sản sinh ra để làm hai việc: Nói láo và làm bậy. Hễ chúng nói là nói láo, hễ chúng làm là làm bậy .

    • phaman51 says:

      Tôi xin mạn phép ABC copy phần ý kiến qua đây.
      ABC says:
      09/11/2013 at 16:22
      Cuộc thảm sát tại Huế
      Báo TIME xuất bản ngày 31-10-1969
      “Lúc đầu thì họ không dám bước xuống giòng suối”, một trong những người thuộc toán tìm kiếm kể lại. “Nhưng mặt trời đang lặn và cuối cùng thì chúng tôi bước xuống nước, cầu nguyện cùng những người chết xin hãy thông cảm cho chúng tôi”. Những người thuộc toán tìm kiếm, khảo sát giòng suối cạn trong một khe núi ở phía nam thành phố Huế đã cầu nguyện cho sự thông cảm vì những người chết nằm ở đây đã không được chôn cất suốt 19 tháng trời, mà theo tín ngưỡng Việt Nam thì linh hồn của họ bị trừng phạt phải vất vưởng ở thế gian do hậu quả đó. Trong dòng suối, toán tìm kiếm đã tìm thấy những gì mà họ đang tìm kiếm – khoảng 250 xương sọ và một đống xương người. “Các tròng mắt thì sâu và đen, và nước suối chảy tràn qua các xương sườn”, một người Mỹ có mặt tại hiện trường cho biết.
      Sự khám phá kinh khiếp này vào hồi cuối tháng trước đã nâng tổng số lên khoảng 2,300 xác của đàn ông, đàn bà và trẻ con được đào lên chung quanh thành phố Huế. Tất cả đã bị cộng sản hành quyết vào khoảng thời gian 25 ngày Việt cộng tấn công mãnh liệt vào thành phố, trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân năm 1968. Những xác chết trong dòng suối ở Nam Hòa thuộc về 398 người đàn ông ở quận Phủ Cam một khu vực của thành phố Huế. Vào ngày thứ 5 của cuộc tấn công, bộ đội Cộng sản xuất hiện tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam, nơi những người đàn ông này trú ẩn cùng gia đình họ, và dẫn họ đi. Bộ đội Cộng sản nói rằng những người đàn ông sẽ được tuyên truyền học tập và cho phép trở về, nhưng gia đình họ đã không bao giờ nghe gì về họ nữa. Tại chân núi Nam Hòa, cách mười dặm từ nhà thờ chính tòa, những người bị bắt đã bị bắn hoặc đập cho đến chết.
      Những ngôi mộ tập thể lộ thiên.
      Khi cuộc tấn công vào Huế chấm dứt ngày 24-02-1968, khoảng 3,500 thường dân bị mất tích. Một số rõ ràng là bị chết trong lúc loạn lạc và nằm chôn vùi dưới những đống gạch đổ nát. Nhưng khi dân chúng và quân đội chính quyền bắt đầu việc dọn dẹp, thì họ gặp phải nhiều ngôi mộ tập thể được chôn vội vàng ở phía tây Thành Nội, là một cổ thành bao bọc hoàng cung cũ của Huế. Khoảng 150 xác người được đào lên từ nấm mồ tập thể đầu tiên, nhiều xác bị cột lại với nhau bằng dây kẽm và bằng dây lạt tre. Một số bị bắn, còn số khác thì rõ ràng là đã bị chôn sống. Hầu hết các nạn nhân là viên chức chính phủ hoặc những người làm việc cho Mỹ, bị bắt đi trong một cuộc lục soát từng cửa nhà người dân do cán binh Cộng sản có cầm theo những danh sách đen với đầy đủ chi tiết. Nhiều ngôi mộ tương tự đã tìm thấy bên trong thành phố và ở phía tây nam, gần khu vực lăng tẩm của các hoàng đế Việt Nam. Trong số các xác được đào lên có thi hài của 3 vị bác sĩ người Ðức làm việc tại Viện Ðại học Huế.
      Chiến dịch tìm kiếm.
      Trong suốt năm đầu tiên sau biến cố Tết Mậu Thân, có nhiều tin đồn dai dẳng cho rằng có nhiều sự kinh khiếp đã xảy ra trong những đụn cát ở phía tây nam thành phố. Hồi tháng 3 năm ngoái, một nông dân đã vướng chân vào một sợi dây kẽm, khi ông ta lôi kéo sợi dây kẽm thì một mảnh xương tay lòi lên khỏi đống cát. Chính quyền lập tức phát động một chiến dịch tìm kiếm. “Có một số dải đất nơi mà cỏ mọc dài và rất xanh tươi một cách bất bình thường”, phóng viên thường trực William Marmon của tạp chí TIME tường trình hồi tuần trước tại Huế. “Bên dưới những chùm cỏ dại tươi tốt một cách bí hiểm này là những nấm mồ tập thể, cứ 20 đến 40 xác vào một mộ. Khi tin tức về sự khám phá này trở nên rõ ràng, thì công việc làm ăn được tạm ngưng và từng đoàn người kéo ra Phú Thứ để tìm kiếm thân nhân mất tích đã lâu, sàng lọc qua từng mớ quần áo giầy dép và vật dụng cá nhân. Hình như họ hy vọng rằng họ sẽ tìm được ai đó và đồng thời cũng hy vọng rằng họ sẽ không tìm được người nào”, theo một viên chức Hoa Kỳ cho biết. Cuối cùng thì 24 địa điểm đã được đào lên và thi hài của 809 người đã được tìm thấy.
      Vụ khám phá ở giòng suối thuộc quận Nam Hòa không xảy ra cho đến hồi tháng trước – sau một lời khai báo của một cán binh cộng sản về hồi chánh. Giòng suối và cái bí mật khủng khiếp đã được giấu kín dưới tàn cây rừng rất rậm rạp cho đến nỗi các bãi đáp phải được dọn dẹp bằng chất nổ trước khi trực thăng có thể đáp xuống để thả các toán tìm kiếm. Trong 3 tuần lễ, thi hài của các nạn nhân được để trên các kệ dài trong một trường học gần đó, và hàng trăm người dân Huế đã đến để nhận diện thân nhân mất tích của họ.
      Sự tuyên truyền lơ là.
      Ðiều gì đã khiến cộng sản gây ra cuộc thảm sát? Nhiều người dân Huế cho rằng lệnh hành quyết được đưa thẳng xuống từ Hồ Chí Minh. Nhưng có lẽ một cách chắc chắn, đơn giản hơn là cộng sản đã mất tinh thần. Họ đã bị nhồi sọ để tin tưởng rằng nhiều người dân miền Nam sẽ xuống đường tranh đấu cùng với họ trong cuộc tổng tấn công vào dịp Tết. Nhưng điều đó đã không xảy ra, và khi trận chiến ở Huế phần thắng bắt đầu nghiêng về phía quân đồng minh, thì rõ ràng là Việt cộng đã hoảng sợ và giết sạch các tù nhân để rảnh tay tẩu thoát.
      Chính quyền VNCH, cho rằng Việt cộng đã giết chết 25,000 thường dân từ năm 1957 và bắt cóc thêm 46,000 người khác, đã lơ là trong việc dùng vụ thảm sát để tuyên truyền. Tại Huế thì không phải cần đến chuyện đó. Theo Ðại tá Lê Văn Thân, tỉnh trưởng địa phương, thì “Sau cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, mọi người đều biết rằng Việt cộng sẽ giết họ, không cần biết đến lập trường chính trị”. Nỗi suy nghĩ sợ hãi đó đã ám ảnh nhiều người dân miền Nam, nhất là những người làm việc cho chính phủ của họ hoặc cho người Mỹ. Với sự triệt thoái của quân đội Hoa Kỳ đang bắt đầu, vụ thảm sát tại Huế có lẽ đã đưa ra một thí dụ rùng rợn của những gì có thể sẽ xảy ra trong tương lai”.

  6. vũ như vũ says:

    “Mặc dù Việt cộng đã bang giao với Mỹ nhưng tại các trường Mỹ người ta không dám treo cờ đỏ vì bị bà con VN ta phỉ nhổ
    …………bang giao rồi mà cờ đỏ chỉ được treo có vài nơi, chỉ những chỗ có Việt cộng như tòa đại sứ”

    Treo cờ hay không hoàn toàn không quan trọng. Vấn đề là trongb tim, trong tâm tưởng của mỗi người dân Việt nam có hình ảnh lá Cờ Đỏ Sao Vàng hay không. Hơn nữa chuyện mọi người đang nói là chuyện ở nước Mỹ – không phải ở Việt nam. Một số it doanh nghiệp trong nước mới chỉ lỡ đăng quảng cáo bằng tiếng Trung Quốc các ngài đã lên giọng chửi cho thối đất. Thử hỏi công sở ở Mỹ mà lại treo Quốc Kỳ Việt Nam thì các ngài có để yên cho người ta làm ăn không? Hay là bom sẽ nổ, súng sẽ nhả đạn như liên tục những vụ bắn giết hàng loạt vừa qua ở Mỹ?
    Trước 11 giờ 30 ngày 30 tháng 4 năm 1975 có ai giám treo Cở Đỏ Sao Vàng đâu, vậy mà trong khoảnh khắc quân giải phóng tiến vào, Cờ Đỏ Sao Vàng rợp trời thành phố. Vì sao vì Cờ đã nằm sẵn trong trái tim người Sài Gòn rồi và khi thời cơ chín mùi thì Cờ sẽ tung bay kiêu hãnh
    Nước Mỹ không phải là khuôn vàng thước ngọc để đo lường giá trị và vai trò của một ai đó, quốc gia nào đó. Chuyện viếng thăm một quốc gia là để nhằm vào một mục đích cụ thể, và miễn là ta đạt được mục đích. Cần gì cứ phải trống giong cờ mở như một đám hủ lậu. Chuyện long trọng ,hay tôn trọng hay nghiêm trọng mà chỉ nhìn vào mức độ niềm nở của chủ nhà thì thiển cận quá

    • Trần Ngọc says:

      Tôi xin can ngài vũ như vũ, hôm 30/4/75 tôi đã chứng kiến tất cả những giờ phút thay đổi đó tại trung tâm SG, không có cảnh ” Trong khoảnh khắc quân giải phóng tiến vào, Cờ Đỏ Sao Vàng rợp trời thành phố ”. Lúc đó chỉ thấy rất ít là cờ của Mặt trận giải phóng miền nam và cờ Đỏ sao vàng, những lá cờ này có được là do những người nằm vùng, họ có sẵn trong nhà, chỉ sau đó một vài ngày mới thấy xuất hiện hai lá cờ trên ở nhiều nơi. Ngày ấy người dân SG sợ CS lắm, cán bộ hay bộ đội CS kêu làm gì họ răm rắp tuân theo, nên khi có lệnh may cờ, treo cờ, họ đâu có dám chống đối.
      Trước đây, vụ Trần Trường treo cờ Đỏ sao vàng, bi cộng đồng người Việt tỵ nạn CS biểu tình chống đối, nhằm chủ nhà hạ là cờ đó xuống, chứ làm gì có cảnh” Bom sẽ nổ, súng sẽ nhả đạn như liên tục những vụ bắn giết hàng loạt vừa qua ở Mỹ ”? Người Việt sống ở Mỹ, họ biết luật chứ. Họ chỉ làm những gì trong phạm vi luật pháp cho phép mà thôi. Nói gì thì nói chứ đừng có phóng đại quá xá cỡ.

  7. tien võ says:

    THÊM MỘT SỐ THÀNH TÍCH oai hùng CỦA VNCH TRƯỚC KHI CHÍNH THỂ ẤY BỊ LỊCH SỬ CHÔN VÙI
    Chiến dịch mùa hè 1972
    Tháng 3 năm 1972 quân Giải phóng đã tung ra một cuộc tổng tiến công và nổi dậy chiến lược mùa xuân năm 1972. Đây là đòn đánh để kết hợp với nỗ lực ngoại giao, nhằm làm thoái chí Hoa Kỳ, buộc họ rút hẳn ra khỏi cuộc chiến. Tuy rằng tên và kế hoạch như vậy nhưng rút kinh nghiệm từ năm 1968, quân du kích và cán bộ nằm vùng sẽ không “nổi dậy” tại vùng địch hậu mà chỉ đóng vai trò chỉ đường và tải đạn, họ sẽ chỉ ra mặt tại những nơi chủ lực Quân Giải phóng đã kiểm soát vững chắc. Điều đó cho thấy các nỗ lực bình định của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa trong thời gian 1969-1971 đã có những hiệu quả nhất định.
    Đây là cuộc tiến công chiến lược gồm các chiến dịch tiến công quy mô lớn, hiệp đồng binh chủng, tiến công sâu vào hệ thống phòng ngự của Việt Nam Cộng hòa trên ba hướng chiến lược quan trọng: Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ. Trong suốt quá trình diễn ra cuộc chiến tranh, chưa bao giờ quân Giải phóng lại phát động một cuộc tiến công ồ ạt dưới sự hỗ trợ của các lực lượng được trang bị tốt đến như vậy, cuộc tiến công này mạnh hơn bất cứ những gì mà Việt Nam Cộng hòa có thể tập trung lại được vào mùa xuân năm 1972.
    Cuộc tấn công năm 1972 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã không nhận được sự ủng hộ từ 2 đồng minh chủ chốt là Trung Quốc và Liên Xô do 2 quốc gia chỉ mong muốn kết thúc nhanh 1 thỏa ước hòa bình với Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa tại Paris. Liên Xô đã cắt giảm viện trợ, còn Trung Quốc thì thậm chí còn gây sức ép lên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để buộc họ ngừng chiến đấu. Tuy thế các lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn quyết tâm khởi động một chiến dịch quy mô nhằm đánh bại triệt để Việt Nam hóa chiến tranh, giành lợi thế trên bàn đàm phán ở Paris.
    Trong 2 tháng đầu, quân Giải phóng liên tiếp chọc thủng cả 3 tuyến phòng ngự, tiêu diệt hoặc làm tan rã nhiều sinh lực đối phương, gây kinh ngạc cho cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam Cộng hòa. Hoa Kỳ phải gấp rút điều động lực lượng không quân và hải quân tới chi viện để ngăn đà tiến của quân Giải phóng, đồng thời viện trợ khẩn cấp nhiều vũ khí cho Việt Nam Cộng hòa để bổ sung cho thiệt hại trước đó.
    Tại Bắc Tây Nguyên, sau các thắng lợi ban đầu của Quân Giải phóng tại trận Đắc Tô – Tân Cảnh, chiến sự mau chóng êm dịu trở lại sau khi đội quân này bị chặn lại trong Trận Kon Tum.
    Tại Đông Nam Bộ, ở tỉnh Bình Long sau khi thắng lợi tại trận Lộc Ninh, Quân Giải phóng tiến công theo đường 13 để đánh chiếm thị xã An Lộc trong trận An Lộc, dùng xe tăng và pháo binh tấn công dữ dội. Quân lực Việt Nam Cộng hòa quyết tâm cố thủ thị xã và đưa quân lên ứng cứu. Không quân Mỹ dùng B-52 đánh phá ác liệt các khu vực tập kết của Quân Giải phóng và gây thiệt hại lớn. Chiến trận xảy ra rất dữ dội tại thị xã, thương vong của hai bên và của dân chúng rất cao. Cuối cùng, Quân Giải phóng không thể lấy nổi thị xã phải rút đi và sau 3 tháng chiến sự đi vào ổn định. Lần đầu tiên tại vùng Đông Nam Bộ, xe tăng T-54 và PT-76 của Liên Xô chế tạo xuất hiện, cho thấy hệ thống tiếp tế của Quân Giải phóng đã hoàn chỉnh vì đã có thể đưa được xe tăng đến tận chiến trường phía nam.
    Chiến trường chính của năm 1972 là tại tỉnh Quảng Trị. Tại đây có tập đoàn phòng ngự dày đặc của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, nơi tuyến đầu đối chọi với miền Bắc. Cuộc tiến công của Quân Giải phóng tại Quảng Trị đã thành công to lớn, 40.000 quân phòng ngự tại đây hoảng loạn, thậm chí Trung đoàn 56 của Sư đoàn 3 đầu hàng không chiến đấu. Chỉ sau một tháng và qua 2 đợt tấn công, Quân Giải phóng đã chiếm toàn bộ tỉnh Quảng Trị, uy hiếp tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế.
    Đến lúc đó, việc giữ vững vùng chiếm được và tái chiếm vùng đã mất tại Quảng Trị đã thành vấn đề chính trị thể hiện ý chí và bản lĩnh của cả hai bên và là thế mạnh để đàm phán tại Hội nghị Paris. Hoa Kỳ để tỏ rõ ý chí của mình bằng cách từ ngày 16 tháng 4 năm 1972 ném bom trở lại miền Bắc với cường độ rất ác liệt: dùng máy bay B-52 rải thảm bom xuống Hải Phòng, đem hải quân thả thuỷ lôi phong toả các hải cảng tại miền Bắc Việt Nam.
    Tại chiến trường Quảng Trị, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đem hết quân dự bị ra quyết tái chiếm thị xã Quảng Trị với sự hỗ trợ tối đa bằng máy bay B-52 của Hoa Kỳ. Quân Giải phóng quyết tâm giữ vững khu vực thành cổ Quảng Trị của thị xã. Chiến sự cực kỳ ác liệt, thương vong hai bên rất lớn để tranh chấp một mẩu đất rất nhỏ không dân đã bị tàn phá hoàn toàn. Sau gần 3 tháng đánh nhau quyết liệt, Quân Giải phóng không giữ nổi và Quân lực Việt Nam Cộng hòa chiếm được thành cổ và thị xã Quảng Trị. Nhưng, dù có hỗ trợ của không quân Mỹ, việc tái chiếm thị xã Đông Hà và các vùng đã mất khác là không thể làm được.
    Sau chiến dịch, Quân Giải phóng nắm giữ thêm 10% lãnh thổ miền Nam, có thêm các bàn đạp quân sự, và thị xã quan trọng Lộc Ninh đã trở thành thủ đô mới của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam.
    Chiến dịch đã làm xã hội Hoa Kỳ quá mệt mỏi. Dư luận Mỹ và thế giới thúc ép chính quyền phải đạt được một nền hòa bình bằng thương lượng theo đúng cam kết giải quyết chiến tranh trong nhiệm kỳ tổng thống của họ. Đến cuối năm 1972, Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đạt được thoả hiệp cơ bản những ý chính của Hiệp định Paris, và đầu năm 1973, Hoa Kỳ rút hẳn quân viễn chinh khỏi cuộc chiến, chỉ để lại cố vấn quân sự
    NẾU BẠN MUỐN BIẾT THÊM (có hình ảnh minh họa)HÃY VÀO GOOGLE CHO KHÁCH QUAN
    chỉ cần gõ: những vụ thảm sát của mỹ ở việt nam

    • Trần Ngọc says:

      Tri ân hay thú nhận thí quân
      Vào ngày 10/7 vừa qua, nhà nước cộng sản VN đã tổ chức rầm rộ cái gọi là đại lễ cầu siêu và tri ân những bộ độ tử trận tại Cổ thành Quảng Trị trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972.
      Chính nhờ đại lễ này, qua những chi tiết tường trình trên báo chí, người ta mới biết chính xác là có đến 4000 bộ đội Bắc Việt thuộc các sư đoàn 312, 308, 320 cùng một số tướng tá đã thiệt mạng trong 81 ngày giao tranh tại cổ thành này. Nhưng tại sao phải mất gần 40 năm sau cuộc chiến nam – bắc, nhà nước cộng sản VN mới vinh danh những người lính đã nằm xuống đó?
      Câu trả lời cũng nằm trong những dòng chữ lấp liếm được đăng trên các tờ báo đảng. Đó là một sự thất trận quá lớn của quân đội Bắc Việt trong chiến dịch xua quân vượt vĩ tuyến 17 để đánh vào miền Nam. Sau khi vượt sông Bến Hải, đánh chiếm được Cổ thành Quảng Trị và truy sát hàng vạn quân dân trên đại lộ kinh hoàng dẫn về Huế, các sư đoàn hùng hậu của Bắc Việt đã bị quân đội Việt Nam Cộng Hòa, dưới sự yểm trợ của không quân và hạm đội 7 Hoa Kỳ, chận đứng ở bờ nam sông Thạch Hãn.
      Chỉ vài tuần sau đó, dưới sự chỉ huy của tướng Ngô Quang Trưởng, quân đội VNCH đã phản công chiếm lại các vùng đất đã mất và bao vây cổ thành Quảng Trị, nơi mà đại quân Bắc Việt lui về cố thủ, chứ không phải là để “bảo vệ” như tường thuật trên báo chí trong nước vào tuần qua. Quân đội VNCH cũng đã tổn thất nhiều binh sĩ khi tung hai sư đoàn Nhảy Dù và Thủy quân Lục chiến thay nhau quần thảo với 3 sư đoàn chính qui Bắc Việt ở mặt trận đó suốt hơn 2 tháng.
      Nhưng không chỉ ở mặt trận Quảng Trị, mà trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 đó, quân cộng sản Bắc Việt và Mặt trận Giảo phóng Miền Nam cũng dùng chiến thuật biển người để tấn công ở các vùng trên Tây Nguyên và tây nam bộ, với quân số tham chiến lên đến hàng chục sư đoàn. Hầu hết các báo chí Tây phương, nhất là giới ký giả thiên tả, đều tường trình rất chi tiết về cuộc chiến tàn khốc đó. Và điều mà họ không thể nào ngờ là quân dân Việt Nam Cộng Hòa có thể bẻ gẫy được các cuộc tấn công qui mô của quân đội Bắc Việt.
      Nhưng suốt nhiều năm qua, đảng cộng sản VN không bao giờ thú nhận về những tổn thất quá lớn trong chiến dịch thí quân đó. Những thế hệ lớn lên sau chiến tranh ở VN không hề biết rằng đã có hàng trăm ngàn quân nhân ở hai miền đã nằm xuống trong mùa hè đỏ lửa đó và cho đến bây giờ hàng chục ngàn gia đình vẫn chưa tìm được thi hài của chồng, cha hay con cháu mình ở những trận địa đẫm máu đó.
      Thật sự thì chiến dịch tổng tấn công vào mùa hè năm 1972 chỉ là nước cờ thí quân của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ nhằm gia tăng uy thế khi bước vào hội nghị ở Paris và ép buộc Hoa Kỳ phải bỏ rơi miền Nam Việt Nam. Và cuối cùng thì Hoa Kỳ cũng bỏ rơi miền Nam. Nhưng không phải vì sợ sức mạnh của quân đội Bắc Việt mà là vì nước Mỹ đã bắt tay với Trung Cộng để cùng chống Liên Xô.
      Điều đáng nói là, trong lúc giặc phương Bắc đang lăm le tiến vào cõi bờ, thì tại sao đảng cộng sản lại tổ chức đại lễ này để khơi dậy một quá khứ đau buồn, gây phân hóa thêm trong lòng dân tộc? Và tại sao các vị tu hành Phật giáo lại có thể tham gia vào một đại lễ chỉ nhằm cầu siêu 4000 bộ đội Bắc Việt tử trận, trong khi dòng nước sông Thạch Hãn cũng nhuốm máu hàng ngàn thường dân vô tội và quân nhân miền Nam trước cuộc tấn công xé rào đó?
      Nhưng câu hỏi lớn nhất là những cái chết phi lý đó, có được bù đắp xứng đáng hay không, khi mảnh đất Quảng Trị hôm nay vẫn còn là vùng nghèo khổ nhất nước? Nếu những người đã chết đó biết rằng họ đã hy sinh để dựng lên một chế độ tham nhũng và thối nát hiện nay thì liệu hương linh của họ có thể siêu thoát được không?
      Nếu thật sự muốn đoàn kết toàn dân tộc, đảng cộng sàn VN không nên khơi lại những vết thương còn rỉ máu trong lòng dân tộc. Và nếu thật tâm tri ân những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc thì phải tổ chức đại lễ cầu siêu cho những chiến sĩ hải quân VNCH đã bỏ mình trong trận chiến Hoàng Sa vào năm 1974, để khơi dậy lòng yêu nước của toàn dân trước hiểm họa xâm lăng của giặc phương Bắc.
      Nhưng dường như hai chữ “thật tâm” đó không có ở giới lãnh đạo VN hiện nay. Họ chỉ có quyết tâm bán nước và đàn áp những người yêu nước theo mệnh lệnh của thiên triều Đại Hán. Đó là lý do tại sao mà hội nghị lần thứ nhì của ban chấp hành trung ương đảng vừa kết thúc mà không có một nghị quyết nào lên án Trung Cộng!
      Cầu chúc cho 4000 tử sĩ ở Cổ thành Quảng Trị được nhắm mắt siêu thăng sau đại lễ vừa rồi để khỏi nhìn thấy sự ô nhục của đảng cộng sản VN!

    • Mẹ Đốp says:

      tien võ says:
      05/11/2013 at 22:29
      Cũng chả có gì mà phải giấu giếm. Tự giới thiệu, tôi là một Đảng Viên ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. Tôi sinh hoạt đảng tại một chi bộ ở Ang Giang.

      ***Tổng thống Nga Putin – cựu trùm tình báo Liên xô KGB – phát biểu: Kẻ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu.

      ***Cựu Tổng bí thư đảng CS Liên xô Mr. Gorbachev nói : “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng CS. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng CS chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”

      ***Nguyễn Khải -đại tá, đại biểu quốc hội CSVN, phó chủ tịch hội nhà văn CS, viết trong “Đi tìm cái tôi đã mất”: Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ…

      ***Xuân Vũ – một cựu cán bộ thời kháng chiến- trong quyển “Đồng bằng Gai Góc” viết : Đảng cộng sản sinh ra để làm hai việc: Nói láo và làm bậy. Hễ chúng nói là nói láo, hễ chúng làm là làm bậy .

  8. Nói với Tiên Võ says:

    Phải nói các anh Đảng viên CS An nam ta trơ trẽn, vô liêm sỉ hết chỗ nói
    Giờ phút này mà các anh còn khoe khoang chiên thắng, cờ đỏ cách mạng…các anh hết thời bịp bơm rồi, các anh nói đảng của ta là đảng của giai cấp công nhân nhưng nay nhân dân khinh bỉ các anh như những con chó ghẻ vì sao
    -Các anh vơ vét ăn cắp của dân, cướp đất cướp nhà của dân
    -Các anh nói đảng viên là đầy tớ trung thành của nhân dân nhưng các anh đè đầu cưỡi cổ nhân dân, cướp đất cướp nhà của dân
    -Các anh ăn trên ngồi chốc, con cái các anh cho đi du học nước ngoài
    -Nhân dân thì đói khổ, làm đầu tắt mặt tối không đủ bỏ vào mồm
    Một lũ những thằng ăn cắp mặt chai mày đá bây giờ đã lộ nguyên hình, nhân dân không còn dại dột như xưa nữa, thế thì còn bịp bợm ai?
    Nhưng cái lũ ăn cắp áp bức nhân dân ấy có bao giờ biết phải trái là gì? khoe khoang đánh Mỹ, Ngụy mà vẫn ăn cơm thừa canh cặn của Mỹ ngụy gửi về

  9. tien võ says:

    THÊM MỘT SỐ THÀNH TÍCH CỦA VNCH TRƯỚC KHI CHÍNH THỂ ẤY BỊ LỊCH SỬ CHÔN VÙI
    Trong chiến tranh Việt Nam, có nhiều chứng cứ rõ ràng để chứng minh tội ác của quân đội Hoa Kỳ.Dựa trên các tài liệu của quân đội Mỹ, do một lực lượng đặc nhiệm của quân đội chịu trách nhiệm điều tra tội ác chiến tranh thu thập và giải mật, một trung tá Mỹ đã tố cáo các binh sĩ Lữ đoàn không vận 173 tra tấn những người bị bắt giữ ở miền Nam Việt Nam. Các nhà điều tra thuộc lực lượng đặc nhiệm trên đã phát hiện hàng loạt những vụ bạo hành của quân sĩ Mỹ, Trong các tài liệu này còn có báo cáo chi tiết về 142 vụ bắt giữ và ngược đãi tù nhân, trong đó có 127 trường hợp liên quan đến lữ đoàn 173.
    Các vụ việc được chứng minh trong hồ sơ có thể kể đến: 7 vụ thảm sát từ 1967 đến 1971, trong đó có ít nhất 137 dân thường bị giết; 78 vụ tấn công khác nhau vào những người không tham chiến, trong đó ít nhất 57 người bị giết, 56 người bị thương và 15 vụ cưỡng hiếp; 141 vụ tra tấn những người tình nghi hoặc tù binh chiến tranh.
    Các nhà điều tra đã xác định được bằng chứng chống lại 203 lính Mỹ bị cáo buộc giết hại dân thường Việt Nam hoặc tù binh. 57 người trong số họ đã bị đưa ra tòa án quân sự và 22 người đã bị kết án. 14 người đã nhận án từ 6 tháng đến 20 năm nhưng hầu hết đều được giảm án đáng kể trong phiên phúc thẩm. Ngoài 320 vụ việc được xác minh, hồ sơ còn có những tài liệu có liên quan đến hơn 500 hành động tàn ác mà các điều tra viên chưa thể chứng minh hoặc không được quan tâm đến.
    Quân đội Mỹ còn sử dụng máy bay ném bom trên nhiều địa phương tại Việt Nam mà đỉnh cao là Chiến dịch Linebacker II, theo ước tính của phương Tây, đã có 1.624 thường dân thiệt mạng trong chiến dịch này. Ngoài việc tiến hành các cuộc thảm sát, tra tấn và bắn giết, quân đội Hoa Kỳ còn gây tội ác khi rải chất độc da cam lên Việt Nam. Theo các nhà khoa học, do công nghệ sản xuất 2,4,5 T trong những năm 60 còn lạc hậu, nên lượng dioxin có thể là 600–680 kg. Trong khi đó, chỉ cần một vài phần tỷ gam dioxin đã có thể gây ung thư, tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh ở động vật thực nghiệm. Từ năm 1962 đến 1971, quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ rải chất da cam/dioxin trên diện tích 2.631.297 ha (trong đó, có 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần; 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần; có 25.585 thôn bản bị rải chất da cam/dioxin).
    Cơ quan Lưu trữ Hồ sơ và Tài liệu Quốc gia (NARA) của Hoa Kỳ đã miêu tả khoảng 320 hành động tàn bạo – không tính thảm sát Mỹ Lai năm 1968 – của quân đội Mỹ, được phát hiện bởi những nhân viên điều tra trong quân đội.

    • Tien Ngu says:

      Nghe anh cò mồi kể tội ác của Mỹ nguy, đề mục nào ảnh copy & past, mà…chán mớ đời…

      Đảng Cộng cầm quyền bằng láo như thế, nó càng bền thì dân VN càng…tối thui vì láo.

      Đài tưỡng niệm tội ác của Mỹ nguỵ ở Bình Long ( An Lộc), tưỡng niệm chục ngàn đồng bào VN bị Mỹ nguỵ thả bom…tiêu diệt năm 1972, đời đời căm thù…

      Thực tế, toàn dân miền Nam thời đó đều biết rằng dân chết đều là do giặc Cộng từ ngoài pháo kích vào, mỗi một mét vuông đất của An Lộc, tính ra bình quân phải…ăn cả ngàn quả đạn của giặc Cộng khi chúng tấn công An Lộc.

      Quãng Trị, Huế, Kon Tum…cũng y chang. Dân di tãn theo lính VNCH, giặc Cộng bắn chết gần hết, ra cái đại lộ kinh hoàng.

      Chuyện, ai cũng biết…

      Cò mồi cố hát toàn nà tội ác Mỹ nguỵ không hè, ý khoe Cộng láo rất nà…hiền khô, nhân đức. Bà con không nên nghe lời Mỹ nguỵ mà…đạp vô mặt Cộng.

      Thiệt nà…thãm cho cái tỉnh rụi của các anh cò…

    • Hường-Dung says:

      Kính Ông Tiên.
      Ông viết những dữ kiện như trên đọc thì nghe cảm động lắm,nhưng hình như Ông quên không chứnh minh được những tài liệu nầy Ông lấy được từ đâu. Nói có sách,mách có chứng. Nếu không được như vậy thì mọi người sẽ nghĩ rằng Ông chỉ nói LÁO mà thôi.

  10. TỈNH TÌNH TINH says:

    TRỌNG DÂN RÚC VÁY TỈNH TÌNH TINH says:
    07/11/2013 at 21:56
    Đả đảo bè lũ Việt cộng bán nước
    Đả đảo tên đại Việt gian Hồ chí Minh
    Đả đảo bè lũ tay sai Trung quốc Nguyễn phú Trọng
    Đả đảo bè lũ hung thần Nguyễn phú Trọng
    Đả đảo bè lũ tham ô Nguyễn phú Trọng
    AI LÀ KẺ CHỦ MƯU GÂY TỘI ÁC
    TRONG VỤ THẢM SÁT MẬU THÂN TẠI HUẾ?

    trọng dân ơi sao cứ thích rúc váy em hoài

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Chủ nhà bóp họng không cho em Thua Te Tua mở miệng, lại cho người khác đâm em thế này…

      Em không dám chưởi chủ nhà , em qua mắng vốn anh , anh biết làm sao

      Anh cũng là dân ở mướn ( diễn đàng ) như em thôi….

      Thôi thì anh quay ngón trỏ về mấy bác Chống Cộng , chưởi mấy bác ấy hộ em một lần bù lổ chiến tranh cho em ha?

      Tội nghiệp nghê, bao nhiêu năm trời bóp cổ người không cho nói , Vu oan giá họa người không cho cãi , bây giờ bóp cổ vu oan , em tức lắm phải không

      Chưởi mấy bác dùm em lần này thôi nghen . không thể có lần thứ II

      Bài 14

      Nè Nè

      Nè nè mấy bác cờ Vàng
      Ỷ sâu hiếp cạn , Ỷ “Vàng” hiếp “sao”
      Lương tâm chính nghĩa thì sao?
      Mưu gian kế độc ai cao tay nào
      Binh quyền nắm trọn trước sau
      Có gào cho lắm chỉ đau linh hồn
      Đau tình dân tộc luồn chôn
      Đau người thuận Đảng , đau hồn nạn nhân
      Thôi thì im lặng an thân
      Cuộc bày như thế nhọc thân làm gì?

      Ăn thời ở thế phải thì…
      Giáp làm Đại Tướng còn đi… đặt vòng
      Còn như mấy bác ….Lưu Vong
      Phận hiu thân hẫm sao không an phần?

      ( Nhắc lại , giúp em Thua te tua một lần thôi đó )

Leave a Reply to tien võ