WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thư ngỏ gửi nhà văn Phạm Đình Trọng: Không đồng ca, nhưng lĩnh xướng

Đám tang tướng Giáp. Ảnh Google

Đám tang tướng Giáp. Ảnh Google

 Thưa nhà văn,

Tôi mạo muội gởi thư này tới ông, để đưa ra một nhận thức khác về những sự kiện ông đã viết trong bài “Về với dân

Ông mặc định cuộc chiến Đông Dương lần thứ I (1946 -1954) là: “Không còn con đường nào khác, buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước.”

Cuộc chiến này do người Pháp thực hiên, và người Mỹ chịu 80% chi phí chiến tranh, nhằm đắp đập be bờ, ngăn lại cơn đại hồng thuỷ cộng sản đang tràn xuống Đông Nam Á. Người Pháp và cả người Mỹ nữa không có ý biến Việt Nam thành “thuộc địa kiểu mới” như đã tuyên truyền.

Hồ Chí Minh là một chính trị gia lão luyện đã đánh tráo lịch sử. Ông biến cuộc chiến chống cộng của người Pháp và Mỹ thành một cuộc chiến tranh xâm lược. Ngược lại, ông cũng đã biến cuộc chiến bảo vệ ý thứ hệ của đảng Cộng sản thành một cuộc chiến vệ quốc, để lôi kéo những người dân Việt nhẹ dạ vào cuộc chém giết đẫm máu này.

Nhưng thôi, hãy gác lại sự khác biệt, cứ cho rằng Pháp có ý định tái chiếm Việt Nam như ông mặc định. Vậy, có cần thiết phải tiêu hao quá nhiều xương máu, để hàng triệu gia đình tan vỡ, quốc gia tan hoang, hận thù giữa các dân tộc đến như vậy không. Những quốc gia láng giềng cũng giành độc lập nhưng không phải trả giá đắt như chúng ta.

Hơn nữa, chúng ta chấp nhận hy sinh để đổi lấy một chính quyền độc lập. Nhưng chính quyền mới này lại tồi tệ hơn chính quyền của Pháp trước đây. Vậy hàng triệu người ngã xuống để đánh đổi lấy gì?

Thưa nhà văn,

Nếu Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp, thì bây giờ chúng ta không mất Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, chúng ta không mất Hoàng Sa, Trường Sa. Nhìn lại pháo đài Đồng Đăng, hẳn ông hiểu người Pháp đã gìn giữ giang sơn của chúng ta cẩn thận đến mức nào. Chúng ta cũng không phải nhọc lòng xin đảng ban cho chút quyền con người, bởi những quyền này chúng ta đã có từ thời Pháp thuộc.

Lịch sử đôi khi chỉ là những trò trớ trêu và cay nghiệt. Chúng ta đánh Pháp, đuổi Mỹ ở cổng trước, nhưng lại rước Tầu, mời Nga vào cổng sau. Quả là một nghịch lý, một bất hạnh khổng lồ cho dân tộc chúng ta. Có dịp lần mò vào những kho sử liệu, biết đâu ông tìm ra những điều thú vi. Bởi lịch sử cũng là những cuộc truy đuổi khôn cùng để tìm ra sự thực.

Trong bài ông có mô phỏng lại tiếng hô của người dân nhiều nước trên thế giới “Hồ Chí Minh! Giáp! Giáp! Hồ Chí Minh! Giáp Giáp!”. Ông coi đó như là một miền tự hào dân tộc. Nhưng có khi nào chúng ta tự hỏi. Những người reo ca kia bây giờ đang sống ra sao? Quốc gia của họ đang ở đâu trên bậc thang của nền văn minh nhân lọai?

Những công dân thuộc những quốc gia tiên tiến như tôi biết, họ tự tin và bản lĩnh, không qùy lậy, không sùng bái, đất nước họ không có lãnh tụ ca, không đề cao những người dùng súng đạn và mạng người để giải quyết sự khác biệt.

Hẳn ông đã biết điển tích này, nhưng tôi vẫn kể ra đây: Năm 1991, khi thăm Thái Lan thủ tướng Võ Văn Kiệt nói: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng hai đế quốc to”. Thủ tướng Thái Lan nói: “Còn chúng tôi cũng rất tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả.” Không biết ông Kiệt còn dám tự hào khi nghe xong lời đáp lễ trên không.

Trong bài viết, ông có đề cập đến bữa ăn tối ngày 5 tháng 7 năm 1967 do Hồ Chí Minh khoản đãi tướng Thanh trước khi trở lại chiến trường. Ông mô tả đó là bữa ăn “đạm bạc”. Ông có đọc được nhật ký ở phủ chủ tịch, hay có gặp đầu bếp nấu bữa ăn đó không? Tôi nghi ngờ tính “đạm bạc” của bữa ăn tối lịch sử này.

Rồi ông kể tiếp Nguyễn Chí Thanh “rạo rực nghĩ đến chiến thắng trong tầm tay”, “âm thầm vui sướng đến mất ngủ. Quá phấn kích, rạng sáng ngày 6.7.1967, ông bị cơn nhồi máu cơ tim cướp đi mạng sống.”

Tướng Thanh thao thức trong đêm cuối, trước khi xa vợ con nghe có vẻ hợp lý hơn. Cơn nhồi máu cơ tim xẩy ra lúc ba giờ sáng. Căn nguyên có thể là di truyền, cao Cholesterol, cao huyết áp, hút thuốc nhiều. Mất ngủ chỉ là một yếu tố phụ vào căn bệnh đã tiềm ẩn từ lâu. Cách ông mô tả đêm cuối cùng của tướng Thanh, có vẻ suy diễn và gán ghép làm tôi nghi ngờ về những nguồn sử liệu mà ông đã viện dẫn.

Tôi đánh giá tướng Thanh hơn tướng Giáp về cả tài năng và tư cách. Tướng Thanh bình dân hơn, gần gũi với lính hơn, xông pha, lăn lộn trận mạc nhiều hơn, sắc sảo hơn, dám đứng ra bênh đỡ được vài người oan khuất. Đó cũng là một trong những lý do tại sao tướng Thanh được nhiều người khâm phục, còn tướng Giáp bị coi thường ra mặt.

Ông có giải thích vì sao cả ông Hồ và tướng Giáp vắng mặt ở Hà Nội dịp Tết Mậu Thân 1968. Do vậy, tôi cũng đưa ra một cái nhìn khác về sự kiện này.

Người ta đồn rằng Tướng Giáp nhận định nếu đánh mạnh qúa, dồn Mỹ vào chân tường. Có thể Mỹ sẽ sử dụng đến bom nguyên tử, ném thẳng vào Hà Nội như họ đã từng làm với Nhật để kết thúc chiến tranh. Thế nên cả hai cùng đi lánh nạn. Ông Hồ qua Bắc Kinh, tướng Giáp đến Budapest.

Lời đồn đoán này không phải là không cơ sở. Ông Hồ từng vào sinh ra tử, từng thay tên đổi họ trên trăm lần, qua mặt những trùm mật thám, sở cẩm Tây, Tàu, vào tù ra khám như đi chợ. Một bậc cao thủ, một đấng đa mưu túc kế. Ông Hồ đâu phải con bò để cho Lê Duẩn muốn dắt đâu thì dắt, muốn cột đâu thì cột. Nếu tướng Giáp không cáo bệnh, không xin nghỉ, thì Lê Duận có ba đầu sáu tay, cũng không thể cưỡng bức một ủy viên bộ chính trị, tổng tư lệnh, tổng tham mưu trưởng, bộ trưởng quốc phòng, đi đâu được.

Trong bài ông cũng ca ngợi tướng Giáp “không tham gia vào những tội ác… trong những vụ tàn sát đẫm máu như cải cách ruộng đất hay Nhân văn Gia Phẩm… ” Thưa nhà văn, nhìn thấy người đang bị bách hại mà mình không có một động thái gì để cứu nạn nhân thì đó là một kẻ tòng phạm không hơn không kém.

Ông viết “Không vào chỗ dành riêng cho tầng lớp vua quan xa dân ở Mai Dịch, Võ Nguyên Giáp về với dân gian Việt Nam ở doi đất bình dị ven biển Vũng Chùa, Quảng Bình quê nhà”. Ông kết luận rằng tướng Giáp đã về với dân.

Tướng Giáp muốn về với dân sao lại không chọn nghĩa trang Vị Xuyên, Cao Bằng, sao không chọnnghĩa trang Trường Sơn, hay nghĩa trang Quốc Tế ở Xa Mát, Tây Ninh.

Tướng Giáp chọn một mình một cõi, các nhà phong thủy ví đó là đất của “ngọa hổ tàng long”, chỉ có các bậc đế vương mới chọn nơi an nghỉ vĩnh hằng như vậy. Tầng lớp tiện dân, chết chưa có đất chôn, đâu dám mơ đến việc có voi chầu hổ phục.

Nhà văn thử tính toán lại xem tổng chi phí cho đám tang tướng Giáp là bao nhiêu, chưa kể đến một đại đội đang canh giữ phần mộ 24/24 giờ hằng ngày, hẳn ông có câu trả lời rằng tướng Giáp ở với quan hay về với dân.

Cha anh chúng ta nhập đồng, yêu nước nghĩa là yêu chủ nghĩa cộng sản, đã ôm mã tấu lao vào họng súng, mang lại hào quang cho tướng Giáp. Con em chúng ta lên đồng, yêu nước nghĩa là yêu đảng, còn đảng còn mình, ôm hoa lao vào khóc một người không bao giờ bỏ đảng. Nhưng khi thoát đồng, họ cũng yêu miếng sushi không thua kém gì tình yêu giành cho tướng Giáp.

Nhà văn tâm sự rằng “không thể góp giọng trong dàn đồng ca kia”. Ông chờ sự yên tĩnh trở lại rồi ông mới lên giọng.

Thưa nhà văn,

Ông có một giọng nam cao, cuồn cuộn mà êm ái, sang sảng mà du dương. Giọng của một người hát thánh ca trong vai lĩnh xướng.

5.11.2013

Trần Hồng Tâm

Nguyên trung úy QĐND

© Đàn Chim Việt

25 Phản hồi cho “Thư ngỏ gửi nhà văn Phạm Đình Trọng: Không đồng ca, nhưng lĩnh xướng”

  1. Trần Tưởng says:

    Bài viết của t/g Trần Hồng Tâm tiêu biểu cho một cái nhìn khác xa với cái nhìn vẫn còn u mê
    với những thần thánh : Hồ chí Minh ,Võ nguyên Giáp …. của các nhà “phản tỉnh ” luống tuổi, tranh đấu cho
    dân chủ,nhân quyền , nhưng vẫn còn quyến luyến với những bóng ma cộng sản .

    Cái nhìn về thế giới quan , xã hội ,nhân sinh ,lịch sử thay đổi với những thông tin chính xác và nhanh
    chóng của kỹ thuật “mạng vi tính ” đã thổi vào giới trẻ VN nhiều luồng gió mới . Bên cạnh những luồng gió
    đua đòi ăn chơi ,xa hoa, trụy lạc của thành phần con ông ,cháu cha tư bản đỏ ; thì đây là luồng gió đầy
    hy vọng ,hy vọng cho một tương lai Việt Nam sáng sủa hơn và không cộng sản .

  2. Cộng Sản says:

    Cộng sản là quái thai của lịch sử, cộng sản Việt Nam như loài sâu bọ nhưng Bác Giáp mãi mãi là anh hùng dân tộc, một tướng tài ba của lịch sử nhân loài mà Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh kgoong thể nào sánh nổi. Người dân khóc thương Bác Giáp vì kính trọng một con người, một vị tướng tài và cũng là khóc thương cho chính bản thân mình cho thân phận một dân tộc bị dọa đày trong gông cùm của cộng sản.

  3. Nguyen Kim Bien says:

    Cái gì hả Trời?!

    “Người Pháp (…..) không có ý biến Việt Nam thành “thuộc địa kiểu mới” như đã tuyên truyền”

    Người Mỹ thì không. Nhưng Pháp rõ ràng là sau Thế Chiến II đã muốn tiếp tục giữ Việt Nam làm thuộc địa bẵng võ lực, bằng sắt máu.

    Ông Trần Hồng Tâm dựa vào cái gì để nói Pháp không có ý?

    Thực dân Pháp gian ác chính là nguyên nhân sâu xa làm cho nước Việt bị cộng sản thống trị sau đó.

    • Trần Tưởng says:

      Đồng ý là :”sau Thế Chiến II đã muốn tiếp tục giữ Việt Nam làm thuộc địa bẵng võ lực, bằng sắt máu.” . Nhưng thực đân Pháp có ̣đủ khả năng để duy trì chính sách thực dân lâu dài ở VN hay không ? Hơn nữa phong trào chiếm các nước khác làm thuộc địa đã không còn “hợp thời trang” nữa . Trước hay sau gì Pháp cũng phải chấm dứt chính sách thuộc điạ ở VN .

      Giáp đã thắng ở Điện Biên Phủ , VN thoát khỏi vòng thực đân Pháp ; nhưng lại đưa VN vào
      tròng cuả thực dân nội hóa ,thì có ích chi .

  4. con cua says:

    HỒ CHÍ MINH và những đảng viên cộng sản ,không sao thoát khỏi tội ,giết dân ,vì tham vọng trong mơ mộng ,chỉ là hy vọng ,họ lại xông pha đưa dân vào cỏi chết ,chiến tranh ,
    Trong đoạn các bác nói về sự vắng mặt của hai ông HCM và VNG , đây là đoạn cần tìm ra và làm cho rỏ .có thể hai ông này không chấp nhận chiến tranh tương tàn ,nhưng hai ông không thể cản trở lại những toan tính của tất cả thế lực của những cường quốc ,họ dùng chiến tranh để giải quyết những bế tắc của quốc gia của họ ,giải quyết nạn đói ,thất nghiệp ,và buôn chiến tranh ,làm giàu trong chiến tranh ,ngay cả phía cụ NGÔ ĐÌNH DIỆM sau những tháng ngày canh tân cũng phải bị chúng làm sập .bàn cờ bây giờ cũng vậy ,hảy nhìn qua PHI LUẬT TÂN ,họ cũng đang xoay thế ,nhưng nếu thế thì LÊ DUẨN và LÊ ĐỨC THỌ tội vô cùng vô tận với dân với nước ,vì bất kỳ lý do nào ,chính hai ông này đã ngu lại hiếu chiến và lòng đầy tham vọng xâm lăng cướp đoạt ,gây bao nhiêu tang thương ,đây có phải là nghiệp chướng của VIỆT NAM trên đường mở nước ,?
    Tuy nhiên ,
    TRUNG CỘNG cũng đã lọt ổ phục kích .họ tin tưởng những gì họ ràng buộc là có thể buộc Mỷ đứng ngoài vòng chiến cho họ mở đường ra biển ,trên cuộc sống ở địa cầu ,loài người cũng như cây cỏ đều nằm trong những gì đã định ,ngay một giọt nước mưa các bác nghỉ lại coi ,đâu phải vô tình cuộc đời của cơn mưa và từng giọt mưa từ đâu và về đâu đã định sẳn cả rồi trong bao nhiêu ảnh hưởng của vủ trụ ,lúa đâu bồ câu ở đó ,hay là nước chảy về chổ trũng ,nền văn minh của tây phương sẻ là ánh sáng ,soi tan bóng tối của Trung cộng gian tham ác độc và ích kỷ .chiến tranh cũng phải xảy ra ,như là mùa thu lá phải rụng ,con người phải chết ,chúng ta phải làm sao ?có thật là nhân định thắng thiên cũng nhiều không ?đã đến lúc phải ăn năn xưng tội và chịu tội ,hảy nhìn lại mình và hảy trách bản thân trước thì có đường cho chân để xuống ,đó là cơ hội cho đức thắng tài ,làm sao cãm động được đất trời .

  5. nguyen van Duc says:

    vai trò của ông Giáp năm 58 như thế nào mà Phạm văn Đồng ký công hàm đồng ý với đòi hỏi của TQ Hs Ts thuộc về chúng nó. không có sự đồng ý của BCT thì sao Phạm văn Đồng dám tự tiện.

  6. Tướng quân Dương Đắc Chí says:

    Trên đời bao giờ cũng có những kẻ khôn hậu. Phê phán quá khứ cứ như ông tướng.
    Chúng tài ở chỗ đặt sự kiện ra khỏi bối cảnh. Khi Pháp với lực lượng gấp 10 Việt Minh nổ súng đánh Hà Nội, giá mà Việt Minh cứ đầu hàng đi, ngồi đợi, ít năm sau tự nhiên sẽ có độc lập.

  7. Hồ Bác Cụ says:

    Quy’ vị có bao giờ xem những tên tráo bài 3 lá trên lề đường chưa?? Ngón tay của chúng thoăn thoắt tráo lá bài Tây từ vị tri này qua vị trí khác lợi dụng lúc người chơi cờ bạc sơ y’ hoặc chúng dùng bọn đàn em cò mồi đứng chung quanh cố tình làm cho con bạc nhìn qua chỗ khác để tên kia tráo bài. Ai biết mà chỉ cho người khác biết sẽ bị bọn cò mồi đàn em chung quanh gây sự đánh lộn đuổi đi.

    So sánh hình ảnh tên tráo bài 3 lá đó với Hồ chí minh, đảng CSVN với đám cò mồi chung quanh hắn cỡ như Võ Nguyên Giáp, thật là chính xác và sống động. Xin cám ơn tác giả Trần Hồng Tâm!!!! “Hồ Chí Minh là một chính trị gia lão luyện đã đánh tráo lịch sử. Ông biến cuộc chiến chống cộng của người Pháp và Mỹ thành một cuộc chiến tranh xâm lược. Ngược lại, ông cũng đã biến cuộc chiến bảo vệ ý thứ hệ của đảng Cộng sản thành một cuộc chiến vệ quốc, để lôi kéo những người dân Việt nhẹ dạ vào cuộc chém giết đẫm máu này….” Hồ chí minh và đám tay em cò mồi như Giáp, Đồng, Duẩn, Chinh, Thọ,….rõ ràng là những tên đánh tráo lịch sử, la` tội đồ của lịch sử VN ngàn đời bị nhân dân nguyền rủa

  8. TBA says:

    Xin Đàn Chim Việt lưu lại những bài viết có giá trị này để bạn đọc có thể tìm lại những khi cần tra cứu tìm hiểu.

  9. cuoi says:

    “Ông biến cuộc chiến chống cộng của người Pháp và Mỹ thành một cuộc chiến tranh xâm lược. Ngược lại, ông cũng đã biến cuộc chiến bảo vệ ý thứ hệ của đảng Cộng sản thành một cuộc chiến vệ quốc, để lôi kéo những người dân Việt nhẹ dạ vào cuộc chém giết đẫm máu này”.

    Một nhận định quá hay. Cám ơn tác giả

  10. Hồ Bác Cụ says:

    Về vấn đề “…. tướng Giáp “không tham gia vào những tội ác… trong những vụ tàn sát đẫm máu như cải cách ruộng đất hay Nhân văn Giai Phẩm… ” trong bài viết của nhà văn Phạm Đình Trọng hình như bỏ qua giai đoạn chính ông Giáp là người đã thủ tiêu, ám hại rất nhiều người VN yêu nước không CS. Tội ác của Giáp không thua gì ông Thống Soái người Đức dưới thời Hitler. Cho dù hắn có trốn chui trốn nhủi ở đâu sau bao nhiêu năm, người ta vẫn moi hắn ra mà trị tội giết người hàng loạt. Ông Giáp và các đồng phạm trong đảng CSVN cũng phải bị trừng trị như thế mới đúng với công ly’!!!

Phản hồi