WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

May mắn lần thứ ba

The Third Time’s Charm
Robert Kelly
Foreign Policy
8-11-2013

Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

Hình (Reuters): Chủ Tịch Tập Cận Bình và Thủ Tướng Lý Khắc Cường.

Hình (Reuters): Chủ Tịch Tập Cận Bình và Thủ Tướng Lý Khắc Cường.

Những nhà lãnh đạo Trung Quốc một cách chính xác không làm giảm tầm mức quan trọng của Hội Nghị Trung Ương Thứ Ba của Đảng Cộng Sản sẽ được tổ chức từ ngày 9-11 cho đến ngày 12-11 tại Bắc Kinh. Chủ Tịch của Trung Quốc Tập Cận Bình hứa sẽ tiết lộ “kế hoạch cải tổ toàn diện” tại hội nghị này, trong khi đó Ông Du Chính Thanh (Yu Zhensheng), nhân vật thứ tư trong hệ thống Đảng, gọi những cải tổ mà Đảng dự trù “khảo sát” tại hội nghị sắp đến là “chưa hề có” trong lịch sử.

Quả vậy, tình trạng kinh tế phát triển chậm lại và nạn ô nhiễm chưa từng thấy, và một số lo ngại nghiêm trọng khác chứng tỏ sự cải tổ là cần thiết vô cùng. Và Hội Nghị Trung Ương lần thứ Ba thường là nơi để giới thiệu những kế hoạch táo bạo mới. Trong khi Đại Hội Đảng thông thường công bố ban lãnh đạo mới – dạ tiệc thứ 18 vào tháng 11 [năm ngoái] đã chứng kiến Ông Tập Cận Bình lên ngôi chủ tịch – và những Hội Nghị Trung Ương Thứ Nhất và Thứ Hai tiếp theo thường thảo luận về những vấn đề nhân sự và tổ chức, Hội Nghị Trung Ương Thứ Ba theo thông lệ ban hành những thay đổi ý nghĩa nhất.

Có hai Hội Nghị Trung Ương Thứ Ba trong lịch sử để so sánh với Hội Nghị Trung Ương Thứ Ba sắp tới. Hội Nghị Trung Ương Thứ Ba vào năm 1978 đã mở cửa cho Trung Quốc hội nhập vào nền kinh tế thế giới và bãi bỏ chính sách tuân theo bất cứ cái gì Mao Trạch Đông quyết định hay ra sắc lệnh, nên chính sách này được gọi là “hai bất cứ cái gì,” (“two whatevers”). Và vào năm 1993, một năm sau khi Đặng Tiểu Bình kêu gọi cởi mở thêm về kinh tế trong chuyến viếng thăm miền Nam bao gồm thành phố đang phát triển mạnh Thẩm Quyên (Shenzhen) và công khai ca ngợi việc cải tổ, Hội Nghị Trung Ương Thứ Ba này đã chấp thuận xây dựng nền “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, tạo sự an toàn về mặt chính trị cho những nhà lãnh đạo Trung Quốc thực hiện thêm những điểm đặc trưng của thị trường tự do.

Về những vấn đề kinh tế, có nhiều thứ cần phải làm. Trung Quốc đã hưởng sự phát triển trên 10% (hai con số) trong 30 năm, một kỳ công chưa từng thấy đã giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói. Tuy nhiên những cố gắng to lớn này dựa vào mức tiêu thụ ồ ạt của nhà nước, xuất cảng nhiều hàng hóa với giá sản xuất thấp nhờ giá nhân công rẻ, và thị trường bong bóng bất động sản gần đây hơn. Nhưng chiến lược này không cho phép phát triển một nền kinh tế dựa trên tiêu thụ cần thiết đối với Trung Quốc để chuyển qua một mô hình bền vững. Khi sự phát triển kinh tế của Trung Quốc chậm lại – tổng sản phẩm nội địa của năm 2013 được ước tính tăng 7.5% hay ít hơn, giảm từ 10.4% trong năm 2010 – những nhà lãnh đạo Trung Quốc tìm tòi một mô hình mới.

Những nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc ưng thuận những cuộc cải tổ kinh tế nghiêm trọng, với Thủ Tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) được chỉ định giữ vai trò tiên phong. Nhưng hầu hết những thành viên của Ủy Ban Thường Trường Trực gồm bẩy người của Bộ Chính Trị — ở vị thế cao nhất trong hệ thống quyền lực của Trung Quốc – xem ra sợ rủi ro, làm cản trở những cố gắng của Ông Lý . Thí dụ vào đầu tháng Bẩy, Hội Đồng Nhà Nước, do Ông Lý lãnh đạo, chấp thuận khu vực thương mại tự do tại Thượng Hải. Không phải theo những sự giới hạn áp dụng tại những nơi khác trong nước, khu vực thương mại tự do này đảo ngược luật lệ thông thường được thi hành là cấm tất cả mọi thứ ngoại trừ được cho phép một cách rõ ràng. Thay vào đó, khu vực thương mại tự do cho phép bất cứ doanh nghiệp nào không bị cấm một cách cụ thể.

Ít nhất, đó là ý kiến. Nhưng khi khu vực thương mại tự do được khai trương vào ngày 29-9, cả Ông Lý lẫn những nhân vật cao cấp khác đều không có mặt. Điều này ngụ ý rằng cấp lãnh đạo đã nghĩ lại về những gì họ dám làm. Ngoài ra, một ngày sau khi khánh thành, chính quyền Thượng Hải phổ biến một danh sách gồm 200 giới hạn về đầu tư của nước ngoài trong khu vực thương mại tự do, nghĩa là áp đặt thêm nhiều giới hạn.

Tài chánh là một lãnh vực quan trọng khác mà những nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn thay đổi. Những doanh nghiệp nhà nước chiếm 40% của tổng số tích sản công nghệ, phát triển nhờ những khoản tiền vay với lãi suất thấp của những ngân hàng nhà nước, nhưng chỉ có môt nửa có lời như những công ty tư nhân của Trung Quốc. Sự dàn xếp thân thiện này không những thiên vị những người lãnh đạo của những công ty quốc doanh, những người này thông thường có quan hệ mật thiết với những viên chức ấn định chính sách tài chánh, mà cả những bạn bè và thân nhân của họ. Điều này buộc những công ty tư nhân nhỏ phải vất vả đi tìm vốn. Họ thường rơi vào một hệ thống “ngân hàng chui” của những người cho vay với lãi suất cắt cổ.

Hệ thống tài chánh sẽ được lợi nhờ sự cạnh tranh nhiều hơn và kiểm soát ít hơn của Đảng với các ngân hàng có nhiều tự do để điều chỉnh lãi suất và phương cách tiết kiệm và cho vay. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước không cần phải lo lắng về những thay đổi cực đoan. Những công ty này phải trả tiền lời cổ phần cho những cơ quan chính phủ và những người có cổ phần chiếm thiểu số, và phục vụ những mục tiêu chính sách, như bảo đảm quyền lợi dầu hỏa và khoáng sản quốc tế. Những doanh nghiệp nhà nước cũng cho phép những gia đình quyền thế và vững vàng làm giầu cho chính mình: thí dụ, thân nhân của gia đình của cựu Thủ Tướng Lý Bằng (Li Peng) nắm giữ vai trò chủ chốt trong khu vực điện. Như tài liệu chính thức nói rõ, những doanh nghiệp nhà nước là “nền tảng quan trọng của quyền lực của Đảng Cộng Sản” — điều này rất khó có thể sớm thay đổi.

Tuy nhiên cái rất có thể thay đổi là hệ thống tài chánh của chính quyền địa phương. Theo một phúc trình của Bộ Tài Chánh, các chính quyền địa phương có thể tạo một hơn một nửa thu nhập bằng những vụ bán đất. Điều này khuyến khích họ tịch thu nông trại, nhà cửa để bán lại cho những nhà đầu tư và phát triển bất động sản với giá cao. Một số tiền thu được thuộc vào ngân sách địa phương, một số vào tay những viên chức tham nhũng và một số ít oi hơn dành cho dân chúng bị mất nhà mất đất. Do đó sự kiện này thường đưa đến những cuộc biểu tình chống đối tức giận — ngay cả quá khích. Bắc Kinh biết rằng điều này phải thay đổi, và những kinh tế gia Trung Quốc trông đợi một chế độ thuế và trợ cấp mới. Tương tự như vậy, hệ thống hộ khẩu mang tính chất phân biệt — giấy phép cư trú cho phép hưởng thụ những quyền lợi địa phương như trường học công. Khoảng 200 triệu công nhân di trú không được hưởng những quyền lợi này. Họ làm những việc quan trọng trong các khu vực đô thị nhưng không thể cư trú ở đây hợp pháp — sẽ rất có thể được điều chỉnh để cho những công nhân di trú được hưởng nhiều quyền lợi hơn.

Về cải tổ chính trị, giai cấp thống trị có địa vị cao trong xã hội đã minh xác rằng những đòi hỏi cởi mở và trách nhiệm nhiều hơn của đa số dân chúng sẽ không được chấp thuận tại Hội Nghị Trung Ương hay ở bất cứ nơi nào khác. Ông Tập Cận Bình tiếp tục đàn áp dữ dội bất đồng chính kiến và truyền thông xã hội. Các nhà hoạt động kêu gọi cấp lãnh đạo kê khai tài sản cá nhân như một trong những biện pháp chống tham nhũng, như học giả pháp lý Từ Trí Vĩnh (Xu Zhiyong), đã bị giam vào tù. Trong khi chiến dịch chống tham nhũng, lúc cao lúc thấp, sẽ tiếp tục suốt trong thời kỳ và sau Hội Nghị Trung Ương Thứ Ba — chống cả “hạm lớn cũng như hạm nhỏ” — mục tiêu của chiến dịch này là để gột rửa những bối rối chính trị ít nhất bằng cách chấm dứt những mánh lới gậm nhấm làm lợi cho biết bao nhiêu viên chức nhà nước. Nhưng những cơ hội của Ông Tập Cận Bình để tiết lộ “kế hoạch cải tổ” mạnh mẽ như người tiền niệm Đặng Tiểu Bình xem ra khó có thể xẩy ra. Và trong năm năm tới, những nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ có thể nhắc lại sự quan trọng của cải tổ — nhưng có ít người hơn tin tưởng vào họ.

Ông Robert Keatley là cựu chủ bút của tờ báo South China Morning Post và Wall Street Journal Asia.

Tags:

3 Phản hồi cho “May mắn lần thứ ba”

  1. quandannambo says:

    nhìn
    bọn tàu cộng
    *
    đang
    giẩy giụa điên cuồng
    *
    trong
    cái bẩy phát triển
    *
    thấy thương quá *

  2. ANGuyen says:

    Ngày huy hoàng của Trung cộng đã hết. Từ đây biểu đồ phát triển kinh tế của Trung cộng chỉ có đi xuống chứ không bao giờ hướng lên được nữa.

    Chiến lược đầu tư toàn cầu đã thay đổi. Kinh nghiệm làm ăn với nước cộng sản lớn nhất Châu Á này chỉ còn là những kinh nghiệm cay đắng.

    Hoàn cảnh kinh tế thế giới đã thay đổi. Vật giá ở Trung Hoa lục địa tăng cao, giá lao động tăng cao. Chi phí chuyễn vận đường biển của hệ thông tiếp vận thế giới tăng phi mã theo giá dầu thô, từ 46 đô la một thùng lên đến 140 đô la một thùng.

    Giá cước chuyển vận tăng, giá lao động tăng đã lấy mất đi khoản lợi do giá lao động rẻ. Bên cạnh phẩm chất hàng hóa xấu, thực phẩm đạt tiêu chuẩn, có hại cho sức khỏe người tiêu dùng, có hai cho uy tín của những nhà bán lẻ. Đầu tư ngoại quốc ở lục đia Trung Hoa đang ra đi. Đầu tư ngoại quốc ở Việt Nam cũng ra đi.
    Buổi vàng son của đảng cộng sản Trung Hoa đã hết.
    Việt Nam đang chơi vơi bên bờ vực thẳm!

    • Lý Chính Luận says:

      Mấy thằng ăn cướp thường rêu rao rằng “tình hữu nghị của chúng sẽ đời đời bền vững” kia mà!

Phản hồi