Tự xử
Trong suốt gần bảy thập kỷ độc quyền lãnh đạo đất nước, đảng cộng sản đã gây ra vô số những sai lầm nghiêm trọng, và những sai lầm ấy thường gắn liền với những từ ngữ, cụm từ, còn lưu giữ hoặc vẫn đang tồn tại, trong ký ức lẫn đời sống của xã hội, con người, văn hóa VN.
Chẳng hạn, cứ nghe đến những cụm từ như Nhân văn Giai phẩm, cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản mại bản, cải tạo tư thương, học tập cải tạo, thuyền nhân, kinh tế thời bao cấp, đổi mới, mở cửa, giải phóng mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất đai, dân oan v.v…là ngay lập tức, người Việt nhớ hoặc nghĩ ngay đến những ký ức, những giai đoạn khốn khổ, đau thương trong quá khứ và cả trong hiện tại.
Một trong những chữ thường xuất hiện trên báo chí, trong dư luận thời gian gần đây là “tự xử”, nói lên tình trạng người dân “tự làm luật” với nhau và với chính quyền.
“Tự xử” ví dụ như những vụ người dân hè nhau đánh đập, có khi tới chết, một kẻ bắt trộm chó. Hiện tượng này đã xảy ra nhiều lần, tại các vùng khác nhau như Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị… Kẻ trộm chó thường là những con người lâm vào cảnh túng thiếu, cùng quẫn đến mức dù đã nghe có những vụ trộm chó bị đánh chết nhưng vẫn làm liều. Có khi người dân tức giận đến mức đánh chết xong còn thiêu cả xe, cả xác của kẻ trộm chó.
Đỉnh điểm là vụ hai nghi can trộm chó ở xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ngày 27 tháng 8 năm 2013, bị hàng trăm người đuổi đánh, khiến một nghi can tử vong tại chỗ, một bị thương nặng sau đó cũng chết tại bệnh viện.
Khi công an khởi tố 7 người về tội đánh chết người, hàng trăm người ở xã Danh Thắng đã ký đơn xin nhận tội khiến công an cũng phải đau đầu, không biết xử lý ra sao. (“Hàng trăm người ký đơn nhận tội đánh chết trộm chó”, báo Thanh Niên).
Dư luận xã hội ở VN xung quanh những vụ việc như vậy vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Đa số lên án chuyện đánh chết người vì dù sao đi nữa mạng chó không thể đổi với mạng người, và không ai có quyền tước đi sinh mạng của người khác, nhưng vẫn có những người đồng tình, lấy lý do nạn trộm chó ngày càng hoàng hành, không coi ai ra gì, còn chính quyền địa phương thì xử lý chậm chạp, không thật cương quyết, khiến người dân bức xúc, phải “tự xử”.
“Tự xử” ví dụ như có những bệnh nhân, sản phụ bị tử vong do “tai nạn nghề nghiệp”, do cung cách làm việc tắc trách, vô lương tâm của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ y tế, khiến người nhà nạn nhân tức giận, xông vào bệnh viện đập phá đồ đạc, đuổi đánh y bác sĩ, hoặc mang xác nạn nhân tới bệnh viện để đòi làm ra lẽ.
Thỉnh thoảng lại thấy những vụ như vậy xảy ra, như tại BV Đa khoa tỉnh Lâm Đồng ngày 20 tháng Sáu, 2013 (trong đó một bác sĩ bị người nhà bệnh nhận đánh gãy tay), tại BV Đa khoa Hà Tĩnh ngày 12 tháng Tám 2013, tại BV Nhân dân Gia định ngày 22 tháng Chín, 2013, tại BV Đa khoa Bạc Liêu ngày 23 tháng Chín, 2013 v.v…
Khi một sản phụ và em bé mới sinh bị tử vong tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) ngày 18 tháng 10, năm 2013 vì sự thờ ơ, vô trách nhiệm của kíp trực, gia đình đã đưa quan tài lên xe diễu qua khắp các phố, đến tận nhà ông bác sĩ Phó Giám đốc Bệnh viện đòi “xử lý”. Hàng nghìn người dân đã tự phát đi theo, khiến giao thông bị ách tắc nhiều giờ, công an phải huy động hàng trăm người để vãn hồi trật tự. (“Hàng nghìn người đưa quan tài sản phụ diễu phô”, VNExpress).
Điều đáng nói là đám đông đi theo đó không hề có quen biết, ruột thịt gì với mẹ con sản phụ đã chết. Chỉ vì đã có quá nhiều những cái chết oan ức khác nhau do ngành Y tế gây ra, và câu chuyện này như một giọt nước làm tràn chiếc ly phẫn nộ của mọi người. Mặt khác, người dân nhìn thấy số phận của hai mẹ con người sản phụ bất hạnh có thể cũng sẽ xảy ra với họ, với người thân của họ nếu ngành Y không thật sự chấn chỉnh, sửa đổi (mà điều này thì còn…xa lắm).
Có những vụ người dân khiếu nại mãi nhưng chính quyền địa phương vẫn không giải quyết, buộc họ phải cùng nhau “làm luật” như vụ hàng ngàn người xuống đường phản đối việc khai thác cát gây sạt lở nặng cửa biển Cửa Đại của sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi (“Dân xuống đường, phản đối khai thác cát”, Người Lao Động).
Hay hàng trăm người dân bao vây Công ty Cổ phần Nicotex Thành Thái để ngăn chặn không cho tẩu tán khối lượng lớn hóa chất độc hại đã được đào lên, cho đến khi chính quyền địa phương, các ban ngành phải vào cuộc xử lý (“Hàng trăm người vây hiện tường DN chôn giấu thuốc trừ sâu”, Người Lao Động)…
Có những khi, vì uất ức, tuyệt vọng quá mức, người ta chỉ còn cách đem chính sinh mạng của mình ra “tự xử”. Đã có những vụ tự thiêu mà nguyên nhân sâu xa do cách làm ăn quan liêu, coi thường tính mạng, danh dự nhân phẩm người dân của nhà cầm quyền, hay do luật pháp bất công, xét xử oan sai.
Kể từ vụ tự thiêu trước cửa UBND thành phố Đà Nẵng vào ngày 17 tháng Hai, 2011, của kỹ sư Phạm Thành Sơn, do phản đối chính quyền địa phương giải tỏa và đền bù đất đai không công bằng cho đến nay thỉnh thoảng chúng ta lại đọc, nghe thấy những vụ việc tương tự.
Trong đó được dư luận biết đến nhiều là vụ tự thiêu ngay trước cửa UBND tỉnh Bạc Liêu của bà Đặng Thị Kim Liêng, thân mẫu người tù lương tâm Tạ Phong Tần tức blogger Công lý và Sự thật. Vì mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai chưa được chính quyền địa phương giải quyết rốt ráo, nỗi uất ức trước án tù của con gái, cộng với sự bức bối do bị nhà cầm quyền liên tục đe dọa, khủng bố tinh thần vì “tội lỗi” của Tạ Phong Tần.
Dấn thêm một bước nữa, người dân không chỉ đem sinh mạng ra để gióng lên tiếng chuông cảnh báo những sự bất công, sai trái của nhà cầm quyền mà còn đương đầu lại, phản kháng lại.
Thật ra những vụ nhân dân nổi dậy đã có từ lâu, có những vụ lên đến hàng nghìn người như vụ nông dân nổi dậy ở một số xã, huyện thuộc tỉnh Thái Bình năm 1997. Nhưng hổi đó chưa có internet, báo chí nhà nước bưng bít nên ít người biết rõ chuyện gì đã xảy ra. Sau này khi đã có internet, có báo chí “lề trái”, nhà cầm quyền dù có muốn cũng không bưng bít nổi.
Chỉ trong hai năm trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến những vụ nổi dậy làm xôn xao dư luận. Điển hình là vụ án cưỡng chế đất tại đầm Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng vào đầu năm 2012, mà nhiều người vẫn so sánh với vụ án Đồng Nọc Nạn thời Pháp thuộc.
Hai anh em nông dân Đoàn Văn Vươn đã dùng súng hoa cải chống lại lực lượng cưỡng chế đất đông đảo hơn 100 người bao gồm cả lực lượng công an và quân đội, làm bị thương 2 công an và 4 người thuộc ngành quân đội.
Vụ thứ hai là anh Đặng Ngọc Viết, xuất phát từ việc bồi thường giải phóng mặt bằng không thỏa đáng của chính quyền địa phương, đã dùng súng bắn chết và bị thương 5 cán bộ của Trung tâm phát triển Quỹ đất TP Thái Bình, rồi tự sát sau đó vài giờ.
Cả hai anh em ông Đoàn Văn Vươn hay anh Đặng Ngọc Viết đều là những người chưa hề có tiền án tiền sự, ông Vươn là cựu bộ đội, từng được xem như anh hùng vì đã có công lấn biển cải tạo đầm lầy, còn anh Viết như nhiều người đánh giá là hết sức hiền lành, gia đình thuộc diện thương binh cách mạng. Thế nhưng khi đã quyết định hành động, có nghĩa là họ đã tuyệt vọng với việc “đối thoại” với nhà cầm quyền, tuyệt vọng với sự chờ đợi và những bất công phi lý phải chịu đựng quá lâu.
Từ việc chỉ dùng súng hoa cải ít sát thương cho tới súng col bắn thẳng vào mặt các quan chức cán bộ, nỗi tức giận và hành động bạo lực đã được đẩy lên một bước.
Và còn nữa, “Thanh Hóa: Phóng hỏa đốt nhà phó bí thư xã trong đêm” (Tiền Phong), “Nhà phó công an xã bị dội bom xăng” (Thanh Niên) tại xã Tam Hiệp (Châu Thành, Tiền Giang), “Nổ mìn giữa đêm tại phòng Bí thư đảng ủy xã” (VTC), thuộc xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc-Nghệ An…
Những hành vi “tự xử” liên tục xảy ra, với mức độ bạo lực ngày càng cao chứng tỏ mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giữa nhà cầm quyền và nhân dân ngày càng sâu sắc. Về phía dân chúng, là sự mất lòng tin vào chính quyền, vào luật pháp. Về phía nhà cầm quyền là sự bất lực của bộ máy khi không thể giải quyết được những yêu cầu chính đáng của người dân.
Xâu xa hơn, nó nói lên bản chất của chế độ: sự quan liêu, xa rời dân, coi thường dân, không lắng nghe, thấu hiểu những nỗi bức xúc của dân.
Một xã hội có quá nhiều hành vi dùng luật rừng để “tự xử” là một xã hội thụt lùi trở về thời kỳ mông muội, dã man, con người coi thường luật pháp, vì chính nhà nước này đã tự đặt mình, đặt đảng cầm quyền đứng cao hơn luật pháp.
Âu cũng là “luật nhân quả”. Chính quyền đối với dân thế nào thì dân sẽ đối lại như thế.
Không ai ủng hộ hành vi bạo lực nhưng trước hiện tượng đông đảo người dân tình nguyện đi theo quan tài một con người xa lạ, hay sự thương xót, đồng cảm của dư luận dành cho những trường hợp như anh em ông Đoàn Văn Vươn hay anh Đặng Ngọc Viết, nhà cầm quyền nghĩ gì?
Trước mắt, trong từ điển 70 năm cầm quyền của đảng cộng sản VN, đã lại có thêm hai chữ “tự xử” gợi lên những sai lầm, đau thương mới.
Theo Facebook Song Chi
Điều hại nhất là đa số các website ngoài nước hay các bloger chủ trương “nhân quyền” lại tán thành và cổ vủ trực tiếp hay gián tiếp đối với các sự kiện “tự xử ” ?! Tôi chẳng hiểu người Việt (chỉ số ít ) đang muốn gì và làm gì khi quốc gia đang trăn trở vì miếng cơm manh áo thì các ông bà đóng vai con
kỳ đà rình mò cản ngăn bước tiến của đất nước ? Nói phét thì ai cũng giỏi ,nhưng không thể làm ra
của cải , Việt nam không cần nói giỏi mà chỉ cần mấy ông bà nên “SHUT UP ” !
“SHUT UP” ngay cái loa rè độc ác cúa cộng sán là ưu tiên số 1.
” Đừng nghe những gì công sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”
Tieu Doi
Rỏ ràng là – Nhà nước bỏ trống (của Ngô Nhân Dụng)
Trích đoạn:
“Trong tình trạng không ai biết mình phải làm cái gì mới, hành động tự nhiên của tất cả các cỗ xe là cứ chạy trên con đường cũ, theo tốc độ cũ, tới đâu hay đó. Người bạn tôi mô tả cảnh tượng guồng máy cai trị ở nước ta, từ trên xuống dưới, là “buông xuôi.” Không ai dám, mà cũng không ai muốn làm cái gì ngoài những thói quen hàng ngày vẫn làm. Cứ coi như chung quanh chẳng có vấn đề nào đáng lo ngại hết. Nếu có gì bất thường, cứ theo chủ nghĩa Mặc kệ. Các ông trên chóp bu mở miệng ra là hùng hôn nói phải “đột phá,” nhưng tay chân họ thì cứng đơ, không ngó ngoáy! Ở dưới, không ai chờ đợi cái gì khác, cũng không ai hy vọng gì mới cả.
Người bạn tôi nêu một thí dụ: Giữa Tháng Sáu năm ngoái, ông Nguyễn Phú Trọng ban hành một bản “Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.” Ðể chống tham nhũng cho mạnh, ông tổng bí thư chính thức loan báo: “Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí tổng bí thư làm trưởng ban.” Thế bây giờ có ai còn nhớ có một cái Ban Chỉ đạo Trung ương đó hay không? Ai cũng quên rồi. Không cần ngó vô coi, cũng thấy một cảnh tiêu điều như một căn phòng hoàn toàn bỏ trống. Dân chúng chẳng ai thắc mắc!
Một thí dụ khác: Năm ngoái, ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên tiếng than rằng hiện nay “không chỉ có một bầy sâu đang lũng đoạn triều đình mà ở đó còn có kẻ âm mưu cõng rắn cắn gà nhà, rước voi dày mả tổ.” Nhưng tới năm nay, đã có ai bắt được con sâu nào chưa? Rồi chính ông Sang đã đi Bắc Kinh ký một loạt các hiệp ước với các đồng chí anh em, rước về nước cả một đàn voi. Khi thực hiện các hiệp ước do ông ký, trong nhiều năm sắp tới các đàn voi lớn voi nhỏ sẽ còn tiếp tục kéo sang nước ta. Chẳng thấy ai thắc mắc chi hết! Ðiều này cho thấy không những cả căn nhà đang bỏ trống mà đầu óc của con người cũng bị bỏ trống nữa! Người dân được tập thói quen chứng kiến và chịu đựng không có phản ứng. Tình trạng chung là “tê liệt,” trong hành động cũng như trong ý tưởng.”…
Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=176847&zoneid=7#.UoE3_lJp5Ko
Xã Hội Khốn Cùng
Có chuyện buồn đau đến thế ư?
Mạng người thua mạng chó, trời ơi!
Người dân túng quẫn đi chôm chó
Đã bị người dân đánh chết tươi.
Người dân sao lại giết người dân?
Vì đâu nên nỗi, chuyện thương tâm?
Vì đâu con người thua con chó?
Tất cả chỉ vì đảng bất nhân!
Tất cả chỉ vì đảng bất nhân!
Khi mà lãnh đạo hoá sài lang
Khi người dân trở thành vô cảm
Khi trí thức còn thua cục phân.
Tất cả chỉ vì đảng bất lương!
Chia nhau tài sản của quê hương
Rừng vàng biển bạc đều thâu tóm
Vứt xuống người dân những cục xương.
Tất cả chỉ vì đảng ác gian!
Sưu cao thuế nặng ách hung tàn
Đè lên cái kiếp dân cùng khổ
Một cổ trăm tròng chẳng dám than.
Tất cả chỉ vì đảng chí phèo!
Gồm toàn thiến chó với đâm heo
Lũ người hoang tưởng còn mê muội
Ảo giác thiên đường mãi chạy theo.
Nếu mà truy cứu kẻ sát nhân
Đảng là thủ phạm phải chung thân
Chung thân làm kiếp con bò sát
Để cả loài người giẫm dưới chân.
Xã hội khốn cùng đến thế sao?
Còn đâu cái bảng hiệu năm nao
Độc lập- tự do- và dân chủ
Nghĩ lại mà nghe nỗi nghẹn ngào!
Bao giờ cái đảng mặt bôi vôi
Độc quyền trị nước mãi không thôi
Thì bao nhiêu chuyện “phi thường” ấy
Là chuyện bình thường ở nước tôi.
http://fdfvn.wordpress.com
Một nhận xét rỏ nét về một xả hôi vn, một Xả hội “thụt lùi”!! Giàu hay nghèo chỉ là một sự-thay-đổi “chóng vánh”,nhưng đánh mất những giá trị Đạo đức,thì quả thât một tai họa cho Đất nước-Dân Tộc! Đạo đức ở đây bao gồm cả trong Gia đình lẩn,ngoài Xả-Hội.Đạo đức của Xả-Hội hoàn toàn dựa vào nền Giáo dục và Luật -pháp. Học tập noi gường Đạo đức HCM chính là Cội nguồn của “Vô-đạo-đức” và “tự Xử”! Vì sao vậy?? Khi Bác nói “dây mà không phải dậy”, Bác là biểu hiệu của “luật-pháp”,thì người Dân không còn tin tưởng vào Luật-pháp,nên phải Tự Xử!” Tự Xử”một từ ngử mới có thời “học tập noi gương Bác,chứ trước 1975 ở Miền Nam không có từ nầy!. Nói rộng ra ,”tự Xử”,không những chỉ là” hành vi”(action) mà còn là việc làm (jobs) nửa. Tự làm “Chủ tịch” Nước-Quốc Hội_Thẩm phán…tất cả nó củng chỉ là Hình-thái của TỰ-XỬ. Một Việc làm đại sự ,không do Dân bầu lên,thì đó củng là Tự Xử chứ còn gì nửa?? Thậm chí có khi đi thi Hoa hậu Thế giới cũng tự -xử nốt!! Vì thế người ta không ngạc nhiên, toàn là “nhan sắc Ô-SIN” đi dự thi.! Mất giá trị Đạo đức ,VN hôm nay đả đánh mất tính Quý-phái (Noblesse) của 4000 năm Văn hiến Dân tộc.