WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhân ngày Nhà giáo VN 20.11

Ảnh Báo Mới

Ảnh Báo Mới

Không có mấy quốc gia trên thế giới này có hẳn một ngày để vinh danh nghề giáo như nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa VN với ngày 20.11 hàng năm (cho dù, xuất phát là từ ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” của các tổ chức, công đoàn cách mạng, các nước trong khối XHCN cũ trước đây, dần dần chính thức trở thành Ngày Nhà giáo VN). Nhưng VN, từ trong truyền thống văn hóa lâu đời, đã là một dân tộc trọng người thầy: “Tôn sư trọng đạo”, “Không thầy đố mày làm nên”, “Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”…
Tất nhiên, nếu xã hội chỉ vinh danh bằng những lời nói, cho dù bằng cả những bó hoa hồng đỏ thắm trong ngày lễ của thầy cô giáo thì vẫn là chưa đủ, bởi cuộc sống buộc con người phải thực tế hơn nhiều và nhà giáo thì cũng phải ăn, phải sống.

Khi đồng lương dành cho giáo viên ở nước ta vẫn thuộc loại thấp so với nhiều ngành nghề khác trong xã hội, càng “teo tóp” hơn khi lạm phát phi mã, xăng dầu điện nước, giá cả sinh hoạt cái gì cũng tăng, khiến đời sống các thầy cô chật vật hơn. Phần lớn giáo viên, giáo sư phải dạy thêm, làm thêm những công việc khác để tăng thêm thu nhập.

Cuộc sống nhiều vất vả lo toan, cộng thêm áp lực trong công việc do bệnh thành tích khá nặng nề của ngành giáo dục nói chung, khiến nhiều thầy cô thường xuyên phải đến lớp và giảng dạy trong tâm trạng mệt mỏi, nhiều ức chế.

Trong khi đó, có những quốc gia chẳng cần phải có một ngày để tôn vinh thầy cô giáo nhưng bằng chế độ lương bổng công bằng, xứng đáng, đã chứng tỏ sự ghi nhận công lao của giáo viên và ý nghĩa của nghề giáo. Bên cạnh đó, xã hội và ngành giáo dục còn có rất nhiều cách biểu lộ sự tôn trọng giáo viên như không đánh giá, xếp hạng giáo viên, không có những cuộc thi sát hạch giáo viên, ngược lại, cho phép thầy cô được tự do chọn lựa giáo trình, phương pháp giảng dạy sao cho tốt nhất…

Và những chính sách đó đã tạo ra những trái ngọt mà ai cũng có thể thấy.

Phần Lan chẳng hạn, là một ví dụ. Nghề giáo ở nước này được lãnh lương khá cao, tuy không phải cao nhất nhưng là nghề được tôn trọng nhất trong xã hội. Giáo viên, cho dù là giáo viên mẫu giáo, tiểu học, trung học hay đại học, đều được đào tạo theo một chương trình chất lượng cao. Giáo viên tiểu học, trung học cho tới giáo sư đại học được tự do chọn lựa giáo trình, phương pháp giảng dạy…

Đáng nói hơn, học sinh trong suốt những năm học phổ thông không hề phải trải qua những cuộc thi cử, xếp hạng, đánh giá, so sánh giữa các học sinh với nhau hay giữa lớp này, trường này với lớp khác, trường khác. Chẳng phải chạy theo những con số thành tích nào cả nhưng trách nhiệm cao nhất thuộc về người thầy. Thầy cô và cả học sinh do đó, không phải những chịu sức ép “vớ vẩn” từ bên ngoài, ngoại trừ niềm đam mê dạy và học.

Không có trường chuyên, lớp chuyên, trường điểm, trường chất lượng cao với học phí cao hơn, không có trường này tốt hơn trường kia. Học là để có kiến thức chứ không phải để có điểm cao hơn người khác, không phải để đi thi hay có bằng cấp.

Kết quả là giáo dục Phần Lan nhiều năm nay thường đứng đầu các bảng xếp hạng giáo dục toàn cầu, trong các bài đánh giá học sinh quốc tế tại các kỳ thi PISA (Programme for International Student Assessment), học sinh Phần Lan luôn luôn đạt thành tích rất cao, khiến cả thế giới ngạc nhiên.

Nhìn lại các thầy cô và học sinh của chúng ta mà ngậm ngùi, dễ hiểu tại sao với một nền giáo dục tệ hại, bị chệch hướng ngay từ mục tiêu đào tạo như vậy thì làm sao có được thầy tốt, trò giỏi thật sự?

Mặt khác, nếu chúng ta thông cảm với những nỗi khổ tâm của thầy cô giáo thì chúng ta phải thông cảm, thương cảm hơn gấp ba đối với học sinh VN. Bởi như người ta thường nói, con hư tại cha mẹ, học trò hư tại thầy, dù sao, thầy cô phải chịu trách nhiệm về chính những “sản phẩm giáo dục” mà mình góp phần đào tạo nên.

Trong một xã hội bát nháo, mọi giá trị đạo đức đều sa sút, niềm tin vào con người, vào luật pháp, vào sự công bằng, cái thiện, lòng tốt, sự tử tế…bị phá nát, con người biết dựa vào đâu, tin vào đâu. Chỉ còn lại gia đình và nhà trường là nơi trú ẩn. Đặc biệt đối với những tâm hồn trẻ thơ. Chính nhà trường, thầy cô phải ý thức điều này. Xã hội càng tồi tệ thì vai trò của gia đình và nhà trường càng thêm nặng nề.

Thế nhưng thời gian qua chúng ta lại phải chứng kiến hoặc đọc, nghe thấy những cách hành xử vô cảm, thiếu tính nhân văn, phản sư phạm, phản giáo dục… diễn ra khá nhiều trong môi trường giáo dục. Xã hội VN dưới sự lãnh đạo của đảng và nhà nước cộng sản là một xã hội thiếu lòng tôn trọng con người. Nạn vi phạm nhân quyền diễn ra nhan nhản khắp nơi, nên nhiều khi thầy cô cũng vi phạm nhân quyền, xúc phạm học trò mà không ý thức hết hậu quả.
Đã có những trường hợp cô giáo chửi học sinh không ra gì, bị học sinh ghi âm đưa lên mạng, người nghe được cũng phải sốc vì ngôn ngữ của cô. Đã có những thầy cô dùng những lời lẽ nặng nề xúc phạm các em, hay có những lời phê rất phản giáo dục trong bài làm, bài kiểm tra của các em. Một số thầy cô có những biện pháp trừng phạt học sinh rất lạ lùng, phản sư phạm như đánh, bắt học trò nuốt phấn, liếm ghế, bắt em này tát em kia…

Đã có những trường hợp học sinh nhảy lầu, treo cổ, hoặc uống thuốc rầy tự tử vì bị thầy cô chửi mắng, xúc phạm.

Có những vụ nhà trường ứng xử vô cảm, thiếu lòng nhân bản với học sinh. Như một trường mầm non ở Hà Nội, thu 40.000 đồng/học sinh để tổ chức cho các em xem xiếc, em nào không đóng bị buộc phải ngồi trong lớp với lý lẽ “để công bằng cho các em đã đóng tiền” (“Bốn chục ngàn xem xiếc và tiếng khóc trẻ thơ”, VietnamNet). Vì cha mẹ chậm đóng tiền, một học sinh lớp 2 tại một trường tiểu học TP.HCM bị cắt suất ăn trưa, phải ra đứng bơ vơ một mình trước cổng trường đóng kín trong khi các bạn khác đang giờ ăn… (“Đồng tiền có mùi gì”, Lao Động), hay tại một trường mầm non ở Thanh Hóa “Phụ huynh không đóng tiền “tạm thu”, học sinh không được đến lớp?” (Dân trí)…

Và còn nữa, thầy giáo cắt dép học sinh vì không mang giày theo quy định của nhà trường (“Tịch thu, cắt dép của học trò nghèo”, Người Lao Động), cô giáo bị mất tiền nghi học trò lấy nên nhà trường đã giao em học sinh này, mới học lớp 2, cho công an, cả cậu anh trai đang học lớp 5 cũng bị đưa đi theo để động viên em trả lại tiền. Mãi đến chiều em học sinh này mới được thả sau khi cô giáo phát hiện tiền vẫn còn trong giỏ của mình! (“Nghi mất tiền, trường giao học sinh lớp 2…cho công an”, Dân Trí) v.v…

Đó là chưa kể những vụ học sinh bị chính thầy giáo cưỡng dâm hay hiệu trưởng mua dâm học trò, những chuyện này quá đau lòng, quá xấu hổ, và cũng chỉ là thiểu số. Điều đang đề cập đến trong bài này, phổ biến hơn, là những thái độ thiếu tôn trọng trẻ em, thiếu lòng nhân ái, thiếu cả sự hiểu biết nữa…của nhà trường, thầy cô đối với học sinh.

Nếp nghĩ, nếp sống, lối tư duy thiếu tình người đang tràn lan trong xã hội rõ ràng đã ảnh hưởng đến cả môi trường giáo dục. Những cách hành xử vô cảm, có phần lạnh lùng, tàn nhẫn ấy sẽ làm cho các em bị tổn thương sâu sắc, thành những vết sẹo trong tâm hồn, ký ức, nhiều năm sau trong cuộc đời các em cũng vẫn sẽ nhớ đến.

Nhân ngày nhà giáo, chỉ mong xã hội, thay vì cứ tôn vinh thầy cô đúng một ngày với những lời chúc hoa mỹ, những bó hoa, hãy cùng nhau lên tiếng, gây sức ép mạnh mẽ hơn để nhà cầm quyền phải có những chính sách thay đổi toàn diện về giáo dục, thay đổi bắt đầu từ triết lý giáo dục, mục tiêu đào tạo trở đi… Trước mắt tăng lương cho giáo viên, giảm bớt sức ép thành tích lên thầy cô và học trò, tăng thêm lòng tôn trọng với thầy cô thì chất lượng giáo dục sẽ đỡ hơn phần nào.

Và điều thứ hai muốn nhắn gửi các thầy cô giáo, hãy yêu thương, tôn trọng học sinh. Xã hội đã có quá nhiều những sức ép vô lý, những cách hành xử vô cảm, tước đoạt đi phần lớn sự tự do, độc lập của con người, các thầy cô, trong phạm vi nhỏ bé và bẳng tất cả lương tâm của mình, hãy đừng chất thêm lên các em sự bất công, không tử tế nữa. Đừng trút những nỗi bức xúc ngoài xã hội, cuộc sống lên đầu các em.

Nhà trường, cùng với gia đình, hãy là hai nơi trú ẩn cuối cùng cho tâm hồn các em trong xã hội VN hiện tại.

Facebook Song Chi

8 Phản hồi cho “Nhân ngày Nhà giáo VN 20.11”

  1. saovang says:

    Các Cô Giáo Thì Sao?
    (05/27/2013) – VB
    Tác giả : Cô Tư Sài Gòn

    Cơ quan CSĐT công an TP.HCM cho biết qua quá trình theo dõi, đêm 19/5, Đoàn kiểm tra liên ngành cùng cơ quan CSĐT bất ngờ kiểm tra hành chính với hai khách sạn đóng trên địa bàn quận 5 (TP.HCM) là khách sạn V.A. (nằm trên đường Hồng Bàng, phường 1, quận 5) và khách sạn H.N. (nằm trên đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5). Tại khách sạn V.A., Đoàn kiểm tra liên ngành đã bắt quả tang hai phụ nữ luống tuổi đang mua dâm hai thanh niên trẻ, đẹp. Tại khách sạn H.N., Đoàn kiểm tra liên ngành bắt quả tang 5 cặp mua bán dâm, trong đó có một cặp có hành vi mua bán dâm đồng tính…

    Ngay trong đêm 19/5, vụ việc được Đoàn kiểm tra liên ngành chuyển giao cho cơ quan CSĐT công an TP.HCM thụ lý, điều tra theo thẩm quyền. Theo nguồn tin của PV, có 14 người bị bắt quả tang về hành vi mua bán dâm và hơn 20 người tình nghi được coi là có liên quan đến hoạt động môi giới, mại dâm nam…

    …Qua quá trình làm việc với những nam thanh niên này, cơ quan CSĐT làm rõ được họ đứng đường từ tối đến sáng ở các tuyến đường chính trên địa bàn quận 5. Trung bình một ngày, các nam thanh niên này tiếp khoảng hai khách là các “quý bà” đã luống tuổi nhưng thành đạt với giá từ 200 – 500 ngàn đồng/lần. Các nam thanh niên có tuổi đời từ 18-25, không có nghề nghiệp ổn định, một số người có thu thập tương đối thấp. Đặc biệt, trong số những nam thanh niên bán dâm này có một thầy giáo trẻ đi bán dâm để cải thiện cuộc sống do quá khó khăn…”

    Thầy giáo trẻ? Do quá khó khăn nên phải liều bán thân? Trời ạ, sao lại tới cơ duyên này nhỉ? Vậy còn các cô giáo thì sao? Nghe chuyện muốn khóc, nếu có cô giáo nào sa ngã.

  2. t. says:

    Trong hình những em học trò mặt mũi mập mạp dưới thời Kinh Tế Thị Trường theo “định hướng Xã Hội Cướp Ngày (XHCN)” nó khác thời Xạo Hết Chỗ Nói ( XHCN) như cố ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện đã mô tả:

    Bác Hồ rồi lại bác Tôn,
    Cả hai bác thích ôm hôn nhi đồng.
    nước da hai bác màu hồng,
    Nước da các cháu nhi đồng màu xanh!
    Giữa hai cái mặt bành bành,
    Chiếc khan quàng đỏ bay quanh cổ cò!!!

  3. nguenha says:

    Nhân ngày nhà giáo, nhìn lại 2 hình ảnh mà mọi người thường bắt gặp ở các trường học VN. Ở trường tiểu học thì hình ảnh “Bác Hồ ôm trẻ thơ”.Ở trường trung học,thì “Bác cúi xuống sử lại khan quàng đỏ cho các cháu’.Cả 2 hình ảnh,thuở “Sự tích” của Bác đang còn bí-mật,thì đó là những hình ảnh nói lên :” ai yêu thiếu nhi bằng Bác Hồ!!” Đến hôm nay, tin học phát triển, tiểu sử của Bác bị “bật mí”,thì té ra Bác có vợ và có con!
    Nhưng Bác đả giết Vợ và không thừa nhận Con ruột của mình.(Vủ Trung là con của bác hiện còn sống ở
    Hanoi). Hóa ra những hình ảnh Bác ôm thiếu nhi và con trẻ là “Dổm”. Lý do dễ hiểu: Con của Bác ,Bác không thương,huống chi là con thiên hạ! Vì thế đừng ngạc nhiên,trường học càng treo hình Bác, thì đạo đức học đường càng đi xuống

  4. thay lời muôn nói says:

    BÀI CA NGƯỜI GIÁO VIÊN NHÂN DÂN

    1.Trên những nẻo đường của Tổ Quốc xanh tươi,
    Có những loài hoa thơm đậm đà sắc hương,
    Có những bài ca nghe rạo rực lòng người.
    Bài ca ầy, loài hoa ấy,
    Đẹp như em, người giáo viên nhân dân.
    Tâm hồn em, tươi mát xanh như bóng lá bàng.
    Trái tim em, đỏ nhiệt tình như hoa phượng vĩ.
    Như chim bay về khắp miền,
    Em lên đường,
    Tung bay xa nhiều thế hệ cháu Bác Hồ.
    Tự hào như em người chiến sỹ văn hoá,
    Lớn lên trong chiếc nôi quê hương Việt Nam.

    2.Bên ánh đèn khuya em đã thức bao đêm,
    Dưới chiến hào dân quân nhiều trận có em.
    Đã mấy cuộc chia tay dạt dào kỷ niệm.
    Người cầm bút, người cấm súng, người đi xa,
    Hằng nhớ ghi trong tim.
    Tiếng em nói nhen nhóm bao mơ ước lý tưởng,
    Tiếng kiêu hùng của lịch sử cha ông dựng nước.
    Em đi gieo hạt giống đẹp bao tâm hồn,
    Noi gương anh hùng cách mạng chiếu sáng ngời.
    Tuổi trẻ bên em là tương lai Tổ Quốc,
    Lớn lên trong chiếc nôi quê hương Việt Nam.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Tâm Sự Thầy Giáo XHCN

      Bây giờ nghề giáo đói xanh mo
      Chật vật dạy thêm cố kiếm trò
      Toán Hóa lỗi thời khua mãi mỏ
      Sử Văn giả dối gáy ro ro
      Lương tánh cắn răng chìu cơm áo
      Sĩ diện e dè ngó cam go
      Giáo điều tuy láo ai dám bỏ?
      Bao năm dân trí vẫn tối mò !

    • T. says:

      Hoàng Vân tác gỉa bài thơ này là một “Tố Hữu mới”? trong thập niên 70? Thày cô trong Xã Hội Cướp Ngày ( XHCN) dạy theo lời “bác”mà sao các cháu gái phải cởi bỏ hết quần áo cho Tàu Khựa, Singapore, Nam Hàn,.. xem, sờ mó hay đi làm ôsin nơi Đài Loan, Trung Đông? Các cháu trai lai tranh nhau đi làm lao nô, trồng cần sa nơi xứ người ?

  5. Hồ cương says:

    Nhân ngày nhà giáo VN, con mời các thầy cô đọc cái tin này.

    Tòa trả tự do cho nguyên thượng sĩ dâm ô trẻ em
    (Pháp đình) – Ngày 21/11, TAND tối cao đã thả tự do cho Vũ Văn Quỳnh (24 tuổi, nguyên Thượng sĩ Công an huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) sau khi xét xử lại vụ án Dâm ô trẻ em.

    Trước đó, chính Quỳnh cũng đã khai nhận do ảnh hưởng của phim ảnh đồi trụy nên Quỳnh đã nảy sinh ý định chặn đường nữ sinh để sàm sỡ. Cụ thể, khoảng 12h35 ngày 17/8/2012, Quỳnh đi xe máy đến khu vực nghĩa trang chùa Nủi, thôn Ngọc Khánh (xã Tiên Minh).

    Thấy cháu Cao Thị T. (16 tuổi, ở xã Tiên Minh, Tiên Lãng) đi xe đạp 1 mình ngược chiều, Quỳnh đã quay lại, chặn đầu xe đạp, làm cháu T. ngã ra đường. Sau đó, Quỳnh ngồi lên 2 đùi của cháu và thực hiện hành vi sàm sỡ cháu bé. Vụ việc bị một giáo viên phát hiện.

    Cùng ngày 17/8, tại đoạn đường nghĩa trang thôn Chính Lý, xã Quang Phục (Tiên Lãng, Hải Phòng) Quỳnh chặn đầu xe đạp cháu Nguyễn Thị T. (16 tuổi, ở xã Quang Phục), tát vào mặt và bóp cổ cháu rồi sàm sỡ. Tuy nhiên, cháu T. đạp vào bụng Quỳnh khiến Quỳnh ngã và T. chạy thoát thân.

    Vũ Văn Quỳnh (24 tuổi, nguyên Thượng sĩ Công an huyện Tiên Lãng, Hải Phòng)

    Ngoài hai cháu nói trên, Quỳnh còn thực hiện hành vi dâm ô đối với chị Phạm Thị D. (22 tuổi, trú tại xã Quang Phục) ở gần Trường Mầm non xã Quang Phục.

    Đến chiều ngày 21/7, TAND Hải Phòng đã tuyên án 30 tháng tù với bị cáo Vũ Văn Quỳnh.

    Tại tòa án NDTC ngày 21/11, Quỳnh đã xin được giảm án với lý do bản án sơ thẩm tuyên đối với bị cáo là quá nặng so với hành vi phạm tội.

    Sau khi xem xét các chứng cứ và áp dụng những tình tiết giảm nhẹ mới cho bị cáo, gia đình bị cáo đã bồi thường 8 triệu đồng cho người bị hại, hoàn thành nộp án phí đầy đủ, bản thân bị cáo đã ăn năn hối cải, khai báo thành khẩn, Tòa phúc thẩm đã tuyên giảm cho bị cáo Vũ Văn Quỳnh.

    Mức án bị cáo phải nhận còn 12 tháng 13 ngày tù về tội “Dâm ô trẻ em”. Trả tự do cho bị cáo Quỳnh ngay tại tòa do đã chấp hành đủ hình phạt kể từ ngày bị bắt tạm giam.

    Quế Phong (Tổng hợp LĐ, ĐVO)

  6. Trí Thức Nửa Mùa says:

    Các vấn đề về tư cách thầy cô giáo, thật ra, đã có mặt lâu lắm rồi, và không phải chỉ ở VN đâu nhé ! Tôi từng là một giáo viên hai mươi bảy năm trước khi rời khỏi VN cách nay mười sáu năm.
    Cô giáo H. trường trung học NQ ở Biên Hòa, dám hãm hại học sinh bằng cách hạ thang xếp loại để học sinh bị “trù” không thể vào đại học được. Cô giáo M. ở trường BDGD Biên Hòa cũng làm trò bẩn nói trên để học sinh lớp Chín không được xếp loại giỏi trong kỳ thi tốt nghiệp cấp hai ! Chỉ vì các trò đó là con giáo viên, không có tiền đi học thêm quá nhiều lớp.
    Điều khôi hài là các trò đó, về sau tỏ ra thành công hơn hai cô giáo đó rất nhiều, ngay trước mắt thầy cô !
    Người Mỹ không có “kĩ sư tâm hồn” nhưng có tiền trả thầy cô tương xứng. Thầy cô làm bậy thì mất việc, thậm chí vào tù. Đỡ cho xã hội phải buồn phiền, cay đắng.

Leave a Reply to thay lời muôn nói