WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tại sao ý thức xã hội ở Việt Nam kém?

Có một sự thật là nếu bạn đang ở Sài Gòn, xe hơi của bạn bị trộm bẻ kính chiếu hậu, bạn đừng mua kính mới, vì nếu xe bạn là Audi, BMW, Mercedes… thì số tiền đó không hề nhỏ (có thể đến vài chục triệu cơ mà). Việc bạn cần làm là tìm và gọi điện cho những người có mối “quan hệ rộng”, hay ít nhất là những ai đã từng bị mất. Chỉ cần vài cuộc điện thoại, thì chỉ trong vòng 30p-1 tiếng. Đúng cái kính của bạn sẽ được lắp lại với giá rẻ hơn, chỉ chừng một nửa. Tức là bạn phải mua lại chính cái của mình vừa mới mất cách đây ít phút. Cảm giác có lẽ là đau hơn bò đá!

Nhưng nó vẫn cứ diễn ra như một quy luật bất thành văn như thế.

Ở nơi mà nạn cướp giật, bẻ khóa, trộm xe hằng ngày đã thành nếp. Dường như người ta đã trở nên bất lực và chấp nhận nó. Lên báo cho công an thì chỉ là công việc lấy lệ, vì khả năng tìm được lại đồ mất thì như trông đợi trúng số độc đắc.

Và bạn tự nhủ: “Tháng này sao mà xui quá mày ạ. Ông thầy bảo tao năm nay có tam tai!” (Vậy là để an ủi, và gỡ gạc lại chút niềm vui cho mình, cách tốt nhất là đổ cho… số phận)

Điểm đáng phải bàn ở đây là gì, chút ta sẽ nói tiếp.

Một “thành phố nạn” khác nữa là kẹt xe, thường thì ta thấy người ta nói là tại lô cốt, đường hẹp mà người đông. Và cái nguyên nhân người ta hay nhắc đến và có thể được coi là hợp lý nhất cho mọi trường hợp là ý thức, ý thức chấp hành của người đi đường.

Giao thông ở Việt Nam. Ảnh VietnamNet

Có lẽ là thế thật, vì theo quan sát của tôi thì hầu hết, khi lưu lượng xe cộ đông, nạn kẹt xe khởi điểm là khi đã có đèn đỏ, hay đã báo đèn vàng, vài người vẫn thường cố chạy rán và tới giữa đường thì gặp luồng lưu thông ở phía đã đèn xanh. Giao thông bị cản trở tại đây. “Khổ nạn” bắt đầu, và khi đã kẹt rồi thì người ta chẳng ai còn tâm trí để nhìn đèn giao thông, chỉ cố luồn lách, ai cũng như vậy. Và thảm cảnh lại càng tồi tệ hơn.

Đúng là tại cái Ý Thức thật, nếu ai cũng có ý thức một chút thì không những nạn kẹt xe, mà nhiều vấn nạn xã hội đã không nhức nhối đến vậy.

Nhưng câu hỏi là: Tại sao càng ngày, ý thức của người dân càng bị mai một và có thể nói là tê liệt dần như vậy, trong khi nó lại là chìa khóa cho một xã hội văn minh mà chính phủ đã hô hào đặt mục tiêu đã biết bao năm nay?!

Quay trở lại với vụ bẻ kính chiếu hậu và nạn trộm, cướp giật. Bạn có hỏi. Tại sao nó diễn ra “chình ình” vậy mà các cơ quan chức năng không làm gì nhỉ?

Câu hỏi nữa là: Họ có biết và có thể điều tra ra thủ phạm không?

Câu trả lời là “CÓ”, nếu họ muốn. Vì với năng lực của công an ta, con ruồi nào lạ bay đến khu vực mình quản lý thì họ đã biết rồi đừng nói đến các băng trộm cướp cứ hành động như ăn cơm bữa. Một minh chứng là nếu đợt nào thành phố có chiến dịch truy quét (thường thì để lập thành tích chào mừng sự kiện gì đó), thì lúc đó mới có vô khối đứa phải vô khám, nhiếu băng nhóm tội phạm mới được phanh phui.

Hàng ngày, trên báo đài những tin tức dồn dập nào là sập cầu, tham nhũng, hối lộ, tiền của dân, của nhà nước bị lãng phí vô tội vạ nhưng hình phạt thì đa số là khiển trách, kỷ luật, hứa sẽ khắc phục. Tội đáng chung thân, thậm chí tử hình thì rốt cuộc chỉ vài năm. Quan tham, cán bộ biến chất thi nhau tùng xẻo đất dân, kế sinh nhai của dân bị bóp chết vì môi trường bị hủy hoại do một số kẻ gây ra vẫn cứ vô trách nhiệm, dân kêu không ai nghe.

Những trái khuấy diễn ra hằng ngày. Thế thì: “Tôi cố sống tốt nhưng Pháp luật có thể bảo vệ, có thể bảo đảm công bằng cho tôi không?”

Khi nghi ngờ hay không tin điều đó, kết quả là người ta sẽ mất dần niềm tin, trở nên vô cảm, và như một bản năng sinh tồn, người ta tìm mọi cách để luồn lách, để tồn tại bất chấp tất cả. Và ý thức là thứ càng ngày càng ít được dùng đến. Vì người ta thấy ý thức là thứ có vẻ thừa, còn người có ý thức có cảm giác trở thành lạc lõng và đôi khi bị coi là kẻ, mà nói theo kiểu Sài Gòn là: “Mày cứ làm chuyện người ta để ý?!”

Vì ý Thức nó không chỉ là vấn đề tự nguyện, nhưng nó còn được nuôi dưỡng và ràng buộc bởi các phạm trù đạo đức và trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội.

Câu nói này có chân lý của nó: “Thượng bất chính, hạ tất loạn”

Nếu muốn giáo dục, kêu gọi ý thức người dân, thì trước hết và điều tối cần là: Pháp luật phải được thực thi nghiêm minh và công bằng. Để đến lúc nào mà trong suy nghĩ của mỗi người dân: Tôi phải ý thức vì nếu như không như vậy thì tôi phải chịu trách nhiệm trước cộng đồng, trước xã hội, trước pháp luật và xã hội sẽ bài trừ tôi. Chỉ đến lúc đó cái mục tiêu “Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mới có thể trở thành hiện thực và mới mất đi cái tính suông, hô hào cho có của nó.

Mr Lú, blog Johny Lú. Đàn Chim Việt tựa đề.

1 Phản hồi cho “Tại sao ý thức xã hội ở Việt Nam kém?”

  1. dũng says:

    hay rất đúng thực tế

Phản hồi