WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khi người làm thơ không còn tự trọng

 

Có lẽ, chưa khi nào đạo đức xã hội, con người suy đồi như hiện nay. Sự thối nát ấy, chảy róc từ thượng tầng xuống đến hạ tầng. Thực vậy, khi nóc nhà đã dột, thì cột kèo, rui mè sẽ mục nát. Linh hồn bị hiếp chế, tà khí sinh sôi, nảy nở, giá trị đạo đức đảo lộn tùng phèo.

Tác giả Phan Huyền Thư với sự lùm xùm thơ ca gần đây. Ảnh VietnamNet

Tác giả Phan Huyền Thư với sự lùm xùm thơ ca gần đây. Ảnh VietnamNet

Và chính vì vậy, nạn trộm cắp thơ văn cũng nằm trong sự biến thái chung của toàn xã hội. Nhưng là một ngành đặc biệt, nên việc đạo văn, thó thơ nhiều khi cũng mập mờ, muôn hình, vạn kiểu, chứ không rõ ràng như các vấn nạn trộm cắp khác. Có những câu thơ giống nhau y chang, nhưng chưa chắc đã phải là đạo, và có những câu chẳng hề giống nhau, lại cho là trộm thơ. Cho thật công tâm, ta có thể thấy, câu thơ “Nếu tôi chết hãy đem tôi ra biển“ của nhà thơ Phan Huyền Thư tuy giống câu thơ “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển“ của nhà thơ Du Tử Lê, nhưng không thể nói, Phan Huyền Thư đã đạo câu thơ trên của Du Tử Lê. Bởi, tứ cũng như thể, mạch thơ của hai bài khác hẳn nhau. Hơn nữa, câu thơ “ Khi/ (Nếu) tôi chết hãy đem tôi ra biển“ nếu đứng đơn độc là câu khẩu ngữ bình thường, như: Khi tôi chết hãy đem tôi về quê…hay về đâu đó mà thôi. Và câu thơ này của Du Tử Lê hay, chỉ khi nó được nối tiếp bởi những câu thơ sau và nằm trong tổng thể của cả bài thơ cũng như bối cảnh ra đời của nó (năm1977).

Nếu như nói:“Tức cảnh/ sinh tình“ và nhìn nhận theo cách phân tích của nhà nghiên cứu Thụy Khuê, thì ta có thể thấy câu“Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển“ mới là cảnh (chưa đủ tạo nên một câu thơ). Và nó thực sự là câu thơ chỉ khi có một hay nhiều câu sinh tình tiếp của tác giả: “Đời lưu vong không cả một ngôi mồ/ Vùi đất lạ thịt xương e khó rã/ Hồn không đi sao trở lại quê nhà“.

Tuy về lý không thể gán cho Phan Huyền Thư đạo câu thơ của Du Tử Lê. (Với câu thơ này, đạo hay không đạo, hoặc bị ảnh hưởng chỉ có PHT mới biết được) Nhưng là một nhà thơ có lòng tự trọng, không ai giẫm lên bước chân của người đã đi trước như vậy. Cũng bởi, lòng tự trọng đã bị xói mòn, mới dẫn đến hành động Phan Huyền Thư bê gần như nguyên đai, nguyên kiện bài thơ Buổi Sáng của nữ sĩ Phan Ngọc Thường Đoan, luộc thành tác phẩm của mình. Có thể nói, đây là hành động thó văn một cách điên rồ, trắng trợn của nhà thơ chuyên nghiệp, dù đã có tên tuổi trong xã hội.
Tôi không rõ, cho đến nay sự tranh giành bản quyền bài thơ Tổ Quốc Gọi Tên đã ngã ngũ đi đến hồi kết hay chưa? Với tôi, dù là của anh bộ đội quê ở Nghệ An, hay của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai, thì cũng xin nói thẳng: Đây là một bài thơ tùng phèng, lên gân trống rỗng với từ ngữ nhút nhát nhạt phèo. Nhưng cái điều đáng nói ở đây, bài thơ này được biến tấu (nếu không muốn nói thó ý tưởng) bằng cách thay một vài chữ đồng nghĩa, từ những câu thơ: “Từ nơi đó trong đêm dài yên lặng/ Tôi ngồi nghe sông núi gọi tên mình.“ trong bài Nếu Mai Mốt Tôi Về của nhà thơ Trần Trung Đạo, một thuyền nhân, hiện đang sống và làm việc tại Hoa Kỳ. Bài thơ này, Trần Trung Đạo viết năm 2000 và được in trong thi tập Thơ Trần Trung Đạo do nhà xuất bản Sông Thu(Hoa Kỳ) ấn hành năm 2004. Năm 2008 tôi đã viết lời bình cho bài thơ này, được in trên Tập San Viên Giác (Đức) và nhiều trang mạng khác. Đây là một bài thơ hay, đã được trình diễn nhiều lần, ở nhiều nơi, kể cả Bỉ và Anh Quốc, nơi Nguyễn Phan Quế Mai sinh sống. Nó đã gây nhiều cảm xúc cho người nghe, đọc, nhất là những người phải sống xa quê, xa Tổ Quốc.

tq

Có thể nói, nếu chiểu theo phương pháp phân tích của nhà nghiên cứu Thụy Khuê, thì Nguyễn Phan Quế Mai đã xào nấu câu thơ “sinh tình“ của Trần Trung Đạo khá trắng trợn. Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai dường như là “con cưng“ của Hội Nhà Văn Việt Nam. Bà đã từng dịch thơ của nhiều ông to bà lớn trong nước sang tiếng Anh. Tập thơ Tổ Quốc Gọi Tên Mình của bà đã được tổ chức ra mắt khá rầm rộ ở Hà Nội. Từ nguyên nhân, bài thơ cũng như lời tựa của tập thơ được luộc nấu lại. Do vậy, để cho văn đàn được trong sạch, nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai nên gạch bỏ bài cũng như lời tựa tập thơ Tổ Quốc Gọi Tên Mình.

Vâng! Sự trộm cắp thơ văn tưởng rằng, chỉ có ở những kẻ có chức quyền, nhiều tiền lắm của cần một chút hư danh, nhưng nay nó đã ngấm dần vào cả những nhà văn, nhà thơ có tên tuổi, địa vị trong xã hội. Nó làm tôi nhớ đến đoạn văn của mình viết đã khá lâu, và chưa đầy đủ về vấn nạn này:

Không hiểu văn thơ nó có bùa mê thuốc lú gì, khi khố rách áo ôm, cấm thấy bác nào nhòm ngó, ấy vậy mà lúc có tý chức quyền, tiền bạc, lăn xả vào cứ như ma ám. Có bác đánh đùng một phát đẻ đến năm, bảy tập, thơ chẳng ra thơ, vè chẳng ra vè, thế rồi thuê các bình luận gia ùa vào bóng kích. Ông khác chức cao, nhiều tiền hơn, thuê hẳn mấy bác phó lẩy nhạc, cho các em chân dài ca chơi. Thế mới kinh!. Bác nào chập cheng quá, thì thuê người viết. Không thuê được, các bác giở trò luộc nấu. Kẻ thô lỗ bảo hành vi đó là trộm cắp, người lịch lãm hơn gọi là đạo văn, thó văn.“

Leipzig ngày 12-11-2015

© Đỗ Trường

© Đàn Chim Việt

————————————————–
(Chúng ta hãy đọc lại bài thơ NẾU MAI MỐT TÔI VỀ của Trần Trung Đạo và bài tôi đã viết về nó)

NẾU MAI MỐT TÔI VỀ

Có còn nhận ra tôi không
Hỡi thành phố cũ
Những mái ngói xanh rêu
Bức tường vôi loang lổ
Bài thơ xưa ghi dấu một phần đời.

Có còn nhận ra tôi không
Hỡi mơ ước tuổi hai mươi
Bờ bến cũ, ngậm ngùi thân sỏi đá
Tôi về đây, sông xưa, dòng nước lạ
Ngó mây trời mà khóc tuổi hoa niên.

Có còn nhận ra tôi không
Hỡi cây đa cũ trong sân
Nơi tôi đứng những chiều thu lá đổ
Đừng hát nữa đa ơi, bài ca buồn vạn cổ
Tấm thân gầy đau nhức nhối trong đêm.

Có còn nhận ra tôi không
Hỡi những giọt cà-phê đen
Ly rượu đắng cho môi đời bớt nhạt
Khói thuốc bay như mây trời phiêu bạt
Trên con đường nay đã đổi thay tên.

Có còn nhận ra tôi không
Hỡi bè bạn anh em
Ai còn sống và ai đã chết
Ai ở lại lao đao, ai phương trời biền biệt
Giờ chia tay sao chẳng hẹn quay về.

Có còn nhận ra tôi không
Hỡi ghế đá công viên
Những mái lá che tôi thời mưa nắng
Từ nơi đó trong đêm dài yên lặng
Tôi ngồi nghe sông núi gọi tên mình.

Có còn nhận ra tôi không
Hay tại chính tôi quên.

Trần Trung Đạo (2000)

6 Phản hồi cho “Khi người làm thơ không còn tự trọng”

  1. Tudo.com says:

    @Đỗ Trường: “Có lẽ, chưa khi nào đạo đức xã hội, con người suy đồi như hiện nay. Sự thối nát ấy, chảy róc từ thượng tầng xuống đến hạ tầng.”

    Nhận xét trên của Đỗ Trường quá đúng và chính xác!

    Và người xưa cũng đã có câu: “Thượng bất chánh, hạ tất loạn”.
    Loạn là bán nước, bán đảo, tham nhũng, hối lộ, ăn cắp, nói láo, dâm ô, tự ca tụng, tâng bốc lẫn nhau , cả chuyện giết người không gớm tay. . .
    Vâng, loạn hết rồi!

    Nhưng trách họ (hiện nay) thì cũng hơi tội nghiệp, vì mọi sự trên đời nầy đều có căn nguyên của nó. Nhà Phật gọi là, Nghiệp. Nhà nhân chủng học gọi là, Di truyền.

    Nói tội nghiệp, không có nghĩa là biện minh cho việc làm xấu của họ.
    Bởi chính họ cũng biết đó là sai, là xấu nhưng không thể cưỡng lại, vì họ bị tác động, bị lập trình hoá bởi cái “cơ chế, hệ thống”, cái di chứng đó Di truyền từ đời. . . Bác.

    Nói tới đây, có người giẫy nẩy lên sao lại đổ oan cho Bác?
    Hãy coi, Bác lấy tên Hồ Chí Minh của ai làm của mình? Thơ ngục Trung Ký của ai mà trở thành của Bác? Nguyễn Thị Minh Khai của ai mà cũng thành của Bác?
    Rồi tự bác Trần Dân Tiên. . . rồi tự sướng .v.v…và..v.v…

    Thấy không, Bác lấy của người khác làm của mình là ăn cắp, dâm ô, tự ca tụng mình, không loạn thì còn gì nữa?

    Rồi ăn cắp sợ bị lộ nên Bác nói láo, như đi xin đi học trường Tây để làm bồi Tây kiếm cơm sống qua ngày nhưng bị từ chối nên nhảy sang làm đầy tớ Nga Tàu và bày trò. . .cứu nước láo, giải phóng láo!

    Láo từ chủ thuyết. . .đại đồng, nhôm, thau, sắt dụng bá láp gì đó Bác chả biết nhưng cứ láo. . .
    Láo từ nước mắt cá sấu, đeo râu đội mũ bình thản ngồi để coi xử tử bà Năm Các là Ân nhân của mình trong cãi cách ruộng đất. . .
    Láo vì dân tộc hạnh phúc nên Bác sống độc thân ăn chay nhưng trong phủ chủ tịch thì lại gái gú đầy trời. . .rượu phải là Remi Martel, XO chứ Đế hay Volka là đồ “đểu” Bác không thèm nha.
    Láo cả chuyện hai điếu thuốc, loại Phillip Moris thơm ngon cho mình thì ở túi kia, còn túi bên nầy thì thuốc rê Bác móc ra để mời. . . đồng bào!
    Hãy tưởng tượng coi hiện nay, xã hội VN láo từ Chóp bu cho tới Cùng đinh, ai có thể láo hơn Bác hay không?

    Nhưng thôi, để cho thấy rỏ những người VN chân chính và chân tài không chơi trò của người như của ta như con cháu của Bác, hãy thưởng thức hai đoạn thơ của hai thi sĩ tên tuổi có cùng tâm trạng (sinh tình) nơi chốn củ, ngày xưa nhưng lời thơ mỗi người mỗi nét làm ta ngậm ngùi tưởng nhớ một trời kỷ niệm!

    Ta Về ( Tô Thuỳ Yên)
    Ta về qua những truông cùng phá
    Nét trán nhăn đùa ngọn gió may
    Ta ngẩn ngơ trông trời đất củ
    Nghe tàn cát bụi tháng năm bay

    Và,
    NẾU MAI MỐT TÔI VỀ (Trần Trung Đạo)
    Có còn nhận ra tôi không
    Hỡi mơ ước tuổi hai mươi
    Bờ bến cũ, ngậm ngùi thân sỏi đá
    Tôi về đây, sông xưa, dòng nước lạ
    Ngó mây trời mà khóc tuổi hoa niên.

  2. Nguyễn Văn says:

    NẾU MAI MỐT TÔI VỀ

    Như vậy là tác giả người thơ vẫn chưa trở về?

    Tác giả Trần Trung Đạo làm bài thơ này (có lẽ) với tâm trạng không phải là người xa quê hương đi làm ăn hay vì lý do bình thường mà là tâm trạng ước muốn trở về của một người ra đi tỵ nạn cộng sản? Và đương nhiên, dù không thấy trong thơ nhưng người đọc cũng hiểu ẩn dụ màu sắc chính trị trong bối cảnh xã hội và đất nước ngày nay. Tác giả vẫn luôn nhớ về cội nguồn, ước muốn mong có ngày được quay về…

    Giờ chia tay sao chẳng hẹn quay về.

    Trừ những người vì nhiều lý do đã có dịp về thăm lại. Có lẽ những Người Việt tỵ nạn cộng sản chưa bao giờ trở về thăm cũng có tâm trạng như tác giả!? Bài thơ ước muốn quay về, quay về sống chứ không phải về thăm.
    Người trở về sợ không biết cây đa… cảnh cũ, người thân xưa… có còn nhận ra mình? Có còn tồn tại, hay cũng đã già như “Ta”? Có còn nhớ thuở sống tự do ngày nào hay người xưa đã quên, chỉ còn đau thương trong hiện tại? Hay cũng có thể người quay về không còn nhận ra cảnh cũ, người xưa… vì cũng đã lâu lắm rồi… lâu lắm rồi… chưa quay trở lại…

    Nhưng…

    Trên con đường nay đã đổi thay tên

    Chẳng lẽ quay về khi cộng sản vẫn còn ngự trị?
    Không! Tôi muốn ngày trở về đất nước phải là những con đường cũ tên xưa. Không Lê Duẩn, không Trường Chinh, Chí Thanh, Nguyên Giáp… Phải đổi tên thành phố già Hồ trả lại tôi Sài Gòn năm xưa.
    Ngày trở về phải là ngày tự do, là ngày quê hương đất nước không còn cộng sản!

    nv

  3. Hồ Bác Cụ says:

    Dê Già Dâm Tặc Hồ chí minh đã chẳng từng dạy dỗ bọn đàn em của hắn: “Chôm, chôm nữa, chôm mãi, khi nào còn sống là chúng ta còn chôm!!!”, hay sao????? Hồ chí minh là chúa đảng ăn cướp và ăn cắp từ văn thơ cho đến của cải tài sản của nhân dân VN, thì nếu bọn con cháu đảng viên cán bộ bưng bô bán nước cho Tàu cộng lại không ăn cướp và ăn cắp, mới là lạ!!!! Hồ chí minh “chôm” nguyên cuốn thơ “Ngục Trung nhật ký” của một người Tàu nhận vơ làm của mình, mà bọn con cháu đảng viên cán bộ bưng bô bán nước cho Tàu cộng vẫn xúm nhau lại tung hô, đem vào giảng dạy trong trường học, thì mấy nhà thơ này “chôm” vài đoạn hay vài bài, đã có làm sao đâu????

    Trong nước hiện nay đang có phong trào ĐMCS (Đổi Mới Cuộc Sống) cũng đang bị côn an cấm đoán trù dập.

  4. nguyenha says:

    Nhìn bìa cỉa cuốn sách,không khỏi rùng mình,khi thấy Máu đổ trên “HÌNH HÀI” tỔ qUỐC !! Tổ quốc VN vốn không có màu sắc.” Màu sắc “là do con người tạo ra, thành biểu tượng của Tổ quốc. Nhưng màu gì thì màu,chứ Màu Máu, mà chọn cho Tổ quốc thì quá tội nghiệp ! Vì Tổ quốc VN vốn hiền hòa ,như mẹ hiền,như chuối bà-hương,như xôi nếp một…có bao giời như CS “uống máu quân thù đâu’ ?? Âu châu là nơi Nguyễn phan quế Mai sinh sống. Nới đó, có Tư Do và Hạnh phúc! Nhưng NPQMai vẩn nhớ về Màu Máu của “Tổ Quốc”CS. Rỏ ràng là Ăn cơm quốc Gia thờ Ma CS !!

  5. nguyenha says:

    Nhìn bìa cỉa cuốn sách,không khỏi rùng mình,khi thấy Máu đổ trên “HÌNH HÀI” tỔ qUỐC !! Tổ quốc VN vốn không có màu sắc.” Màu sắc “là do con người tạo ra, thành biểu tượng của Tổ quốc. Nhưng màu gì thì màu,chứ Màu Máu, mà chọn cho Tổ quốc thì quá tội nghiệp ! Vì Tổ quốc VN vốn hiền hòa ,như mẹ hiền,như chuối bà-hương,như xôi nếp một…có bao giời như CS “uống máu quân thù đâu’ ?? Âu châu là nơi Nguyễn phan quế Mai sinh sống. Nới đó có Tư Do và Hạnh phúc! Nhưng NPQMai vẩn nhớ về Màu Máu của “Tổ Quốc”CS. Rỏ ràng là Ăn cơm quốc Gia thờ Ma CS !!

  6. NGÀN THƠ says:

    THƠ VÀ NGƯỜI

    Thơ văn đâu có gì oai
    Nội dung chẳng thấy chỉ lòi ngô nghê
    Vậy mà đời vẫn phủ phê
    Nhiều người lạo xạo tính làm thơ văn

    Đúng là thói tục nhí nhăng
    Tâm hồn rỗng tuếch thì bèn đạo thơ
    Tưởng vinh hóa nhục đâu ngờ
    Khác nào ăn cắp bị người nắm tay

    Ôi thôi quả cõi đời nay
    Cái nghèo cho đến cả nòi thi văn
    Tâm hồn chỉ thảy nhì nhằng
    Cá mè một lứa dễ hằng trách ai

    Nói chơi vài chữ khôi hài
    Do toàn it học thơ văn nỗi gì
    Thêm tài năng chẳng có chi
    Thành đi ăn cắp của người làm sang

    THƠ NGÀN
    (13/11/15)

Phản hồi