WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dân số và phát triển kinh tế: Phòng thí nghiệm khổng lồ của Trung quốc

 

 

Vấn đề dân số thế giới và thực phẩm đã được mục sư Thomas Malthus người Anh nghiên cứu từ đầu thế kỷ thứ 19. Qua “Luận đề về dân số thế giới” (An Essay on the Principle of Population) mục sư Malthus tiên đoán với đà dân số tăng theo cấp số nhân trong khi mức độ sản xuất thực phẩm tăng theo cấp số cộng sẽ đến một lúc thực phẩm không đủ ăn sẽ sinh ra nạn đói và bệnh tật tại Âu châu, chưa nói đến những vùng khác trên thế giới. Mục sư Malthus cảnh cáo nếu không làm gì để chận đứng sự sinh sản thì đại nạn sẽ tới. Và mục sư Malthus khuyên cá nhân tự chế trong vấn đề sinh lý và khuyên chính phủ ban hành các biện pháp chận đứng sự sinh sản bừa bãi đối với những gia đình không có khả năng kinh tế.

Nowy obraz

Khi thuyết được đưa ra, nhiều người nghi ngờ mục sư Malthus có dụng ý tôn giáo, nhằm khuyến khích con người tiết dục và sống điều độ. Nhưng trong thế kỷ thứ 19 tại Âu châu có nhiều vùng bị nạn đói (do nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không nhất thiết do nạn nhân mãn) và thuyết Malthus vẫn có một chỗ đứng vững chắc trong giới nghiên cứu về quan hệ dân số và nạn đói.

Tuy nhiên bước qua thế kỷ 20, với đà tiến bộ của khoa học sự sản xuất thực phẩm đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ của dân số dù càng ngày càng đông, và thuyết Malthus trở thành lỗi thời .

Qua thời kỳ lo có cái ăn cho khỏi đói, cuối thế kỷ thứ 20 thế giới lo đến sự phát triển kinh tế nhằm mang lại cho con người một đời sống ấm no, ăn ngon, mặc đẹp, sống hạnh phúc trong một xã hội phát triển. Một vấn đề được đặt ra. Có cần kiểm soát dân số để bảo đảm sự phát triển kinh tế của một quốc gia không?

Vấn đề này trở thành cấp bách đối với Trung quốc vào cuối thế kỷ 20. Trung quốc là nước đông dân nhất thế giới lại vừa trải qua một cuộc nội chiến lâu dài. Sau khi thống nhất được đất nước dưới chế độ cộng sản Mao Trạch Đông nhận chìm Trung quốc qua hai cuộc cách mạng “nhảy vọt” và “cách mạng văn hóa” làm cho Trung quốc trở thành một đất nước tan hoang.

Sau khi Mao chết Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền và ông ta quyết đưa Trung quốc vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của phát trỉển kinh tế để chen vai thích cánh với các lực lượng kinh tế khác trên thế giới mà hàng đầu là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Vấn đề trước tiên là kiểm soát dân số, không phải vì sợ đói mà vì không kiểm soát thì làm ra bao nhiêu ăn bấy nhiêu không còn gì tích lũy để phát triển.

Để bảo đảm sự thành công của công cuộc phát triển kinh tế, năm 1980 Trung quốc ban hành chính sách một gia đình chỉ được phép có một đứa con. Đây là một cuộc thí nghiệm chưa từng có trên thế giới. Chính sách một con này sẽ đưa đến một xã hội trong đó không có tình cảm anh chị em, không có anh em con cô cậu ruột, anh em chú bác ruột, không có cô dì, chú bác ruột. Những thứ tình cảm và quan hệ họ tộc đã bao nhiêu thế hệ làm chất liệu cho những tác phẩm văn chương có gía trị của xã hội Trung Hoa bỗng nhiên biến mất.

Chính sách ban hành năm 1980 được áp dụng chặt chẽ tại các đô thị, thôn quê được áp dụng lỏng lẻo hơn tùy các viên chức địa phương. Các cặp vợ chồng tàn tật được miễn, cũng như các gia đình sống bằng nghề đánh cá và các dân tộc thiểu số ở miền núi.

Chính sách một con là một thành công giúp Trung quốc phát triển kinh tế, nhưng một hệ lụy là dân số Trung quốc càng lúc càng nhiều người già, khả năng lao động quốc gia giảm sút kéo theo sự trì trệ của sự phát triển kinh tế.

Do đó – và do nhiều nguyên nhân khác nữa – hôm Thứ Năm 29 tháng 10, tại Bắc Kinh, khi ban hành kế hoạch kinh tế ngũ niên (2015-2020) đảng Cộng sản Trung quốc bao gồm trong kế họach một biện pháp cho phép các cặp vợ chồng được có hai con.

Quyết định này sẽ có ảnh hưởng gì đến dân số Trung quốc và dân số thế giới và sẽ đóng vai trò gì trong chính sách lớn của Trung quốc là sẽ vươn lên trở thành một siêu cường trên thế giới trong thế kỷ này?

Theo thống kê chính phủ Trung quốc cho biết chính sách một con trong 35 năm qua đã hạn chế dân số ở con số nuôi nổi 1.3 tỉ người, nếu không dân số Trung quốc hiện nay sẽ là 1.7 tỉ người và sẽ không tránh được nạn đói và Trung quốc đã không thể là một lực lượng kinh tế thứ nhì thế giới như hiện nay.

Thật ra chính sách cho phép phụ nữ Trung quốc sinh hai con không có tính đột ngột. Kể từ năm 1980 khi ban hành chính sách một con, chính phủ Trung quốc đã đối diện với sự ta thán của nhân dân trước một chính sách biến quan hệ gia tộc thành một quan hệ “không có mặt người”. Và quan trọng hơn khi đời sống kinh tế khá giả, phụ nữ có nhiều cơ hội tạo dựng tương lai của chính mình họ bớt tha thiết đến việc sinh con đẻ cái, và chính sách một con – như đã nói – làm cho xã hội Trung quốc càng lúc càng có nhiều người cao niên làm giảm lực lượng lao động trong xã hội .

Do đó, mười năm qua, chính phủ Trung quốc đã nới lỏng chính sách một con, cho phép những gia đình mà vợ chồng đều là con một được sinh hai con. Đến năm 2013 cho phép những gia đình mà vợ hoặc chồng là con một được có hai con. Theo thống kê của Ủy ban Kế hoạch hóa Sức khỏe Gia đình Quốc gia (The national Health and Family Planning Commission) năm 2014 có 16.9 triệu trẻ em ra đời cao hơn năm 2013 470.000 trẻ em, chứng tỏ sự thay đổi chính sách đã có kết quả làm trẻ dân số. Nhưng chỉ trong một giới hạn nào đó .Vì trớ trêu là khi được phép sinh con thì phụ nữ Trung quốc lại càng ít muốn đèo bòng. Thống kê cho đến tháng 5 năm 2015 này cho thấy trong số 11 triệu phụ nữ được quyền sinh đứa con thứ hai chỉ có 1.45 triệu phụ nữ nộp đơn xin sinh con.

Kết quả, lực lượng lao động vẫn không đủ cho nhu cầu quốc gia. Đó là lý do chính phủ Trung quốc chấm dứt chính sách một con và cho phép mọi cặp vợ chồng được có hai con. Viện thống kê quốc gia (National Bureau of Statictics ) của Trung quốc ghi nhận trong năm 2012 lực lượng lao động giảm 3.45 triệu, năm 2013 giảm 2.44 triệu và năm 2014 giảm 3.71. Cũng theo dự liệu thống kê đến năm 2016, 25% dân số Trung quốc thuộc thành phần lớn tuổi, sức lao động giảm và khoảng năm 2040 tỉ số người làm việc trên số nghỉ hưu là 1.6 (hiện nay tỉ số này là 5-1).

Các quan sát viên dân số nhận xét rằng quyết định cho phép sinh hai con của Trung quốc đã đến hơi trễ để tạo thành một lực lượng lao động cần thiết cho Trung quốc trong thời gian trước mắt, ngoại trừ Trung quốc áp dụng những chính sách giúp chỉ số sinh sản (birthrate) tăng lên trên chỉ số 1.18 hiện nay (trung bình 118 cặp vợ chồng có 100 con) và quan trọng hơn là tăng khả năng sản xuất của lực lượng thợ thuyền, thị trường hóa sinh hoạt kinh tế và dễ dãi hóa chính sách đưa nhân công từ thôn quê vào các khu sản xuất và tăng tuổi nghỉ hưu. Tại Trung quốc hiện nay đàn ông 60 tuổi nghỉ hưu, phụ nữ 55 tuổi được xem là quá sớm so với các quốc gia phát triển Tây phương.

Nhưng chuyện tăng lực lượng lao động bằng cách tăng chỉ số sinh sản giống như chuyện một anh nhà quê cao to mà có một cái chăn ngắn, kéo đắp đằng đầu thì hở đằng chân. Tăng chỉ số sinh sản thì dân số tăng lên cũng tạo thành hằng trăm vấn nạn thực phẩm, môi trường, giáo dục, nhà cửa …

Và vấn đề sẽ là một cuộc thí nghiệm dài dài đòi hỏi sự điều chỉnh liên tục không bao giờ chấm dứt.

Nov. 15, 2015

©  Trần Bình Nam

© Đàn Chim Việt

—————————————–

Tài liệu tham khảo:
1. Google: Thomas Malthus và “An Essay on the Principle of Population”
2. “Population growth revisited” by Julie Makinen – Los Angeles Times, Friday 30, 2015
3. “Now, the two-child policy” The Economist – November 7, 2015

 

4 Phản hồi cho “Dân số và phát triển kinh tế: Phòng thí nghiệm khổng lồ của Trung quốc”

  1. Tudo.com says:

    @Trần Bình Nam:”Tăng chỉ số sinh sản thì dân số tăng lên cũng tạo thành hằng trăm vấn nạn thực phẩm, môi trường, giáo dục, nhà cửa …”

    Không sao, không sao!
    Có gì cứ hú anh em Việt. . .lú hốt, chứa rác giúp đỡ cho.

    Đừng ngại, đừng ngại!
    ” Bên kia biên giới là nhà
    Bên ni biên giới cũng là quê hương”

    Cứ qua hưởng, qua hưởng!

  2. triết lý gia 0001 says:

    …… Nói xin-lỗi….trên thế-giới chỉ có thằng Việt-cộng là nâng bi bợ đít thằng tàu-cộng,tức cộng em nâng bị cộng anh____ thằng Tàu-cộng vừa ăn ở dơ vừa nghèo và dốt….thì lấy cái gì để thí và nghiệm??!!!!!___Nếu có thí nghiệm thì tàu cộng thì nghiệm trộn hóa chất vô thức ăn rồi xuất sang Việt-nam…dân Việt-nam ăn thức ăn độc hại ai ai cũng biết,hay buôn bán lường gạt,như mua là khoai-lang,rể cau,móng trâu…báo hại dân đen Việt hái cau non đem bán ráo….___dùng từ tàu-cộng thí nghiệm này nọ tui nghỉ hơi nâng..tàu-cộng,tàu-cộng thí nghiệm sản-xuất đồ giả thì có…..Chính-sách đẻ một con là tàu-cộng đói nghèo quá,rồi hạn chế,Việt-cộng có thời cũng bắt chước theo,rồi cho tướng việt-gian Võ-nguyên-Giáp làm xếp…nên mới có câu” ngày xưa ông tướng công đồn,còn giờ ông tướng công…L….người ta”.Giờ thì tàu-cộng tham nhũng quá,nên lãnh đạo nói có ai nghe nữa đâu….làm bộ xóa chính-sách một con,sự thật là lãnh đạo có nói thì nói dân họ đẻ họ vẫn đẻ…hơn nữa thế hệ mới giờ ở tàu-cộng bắt chưct tây-phương ho có thèm đẻ nữa đâu…mà cấm với đoán.Việt-nam giờ cũng văn-minh hơn,tụi trẻ không thèm đẻ nữa,nên giờ họ thả cửa cho đẻ là vậy….Nói từ thí nghiệm là tây-phương họ có khoa-học,cứ tàu-cộng và việt-cộng thí nghiệm tham nhũng ăn cướp cạn của dân,chứ toàn một lũ ngu,tham tàn,độc ác…..họ có thèm khoa học đâu mà thí với nghiệm….Nghe ai nói xin đừng nghe thằng anh tàu-cộng nói dóc với thằng em việt-cộng nói dóc.Tàu-cộng và Việt-cộng giờ đang thì nhau nói đại-cục với tiểu-cục…..làm bà con dân mạng không hiểu tiểu-đại-cục là gì….dể hiểu quá,tiểu-cục là thằng việt-cộng em,ị ra một cục….rồi cả đám CSVN thì nhau ngửi…..ngửi từ thời già Hồ đến nay,còn đại-cục là thằng tàu-cộng ị ra một cục bự hơn…rồi cả đám việt-cộng ngửi ví dụ cục kít 4 tốt và 16 chữ vàng việt-cộng đang ngửi.Đại-cục là cục kít bự….tàu-cộng ị ra,nên khi giàn khoan 981 tàu-cộng đem vô biển đông,việt-cộng lo ngửi đại-cục mà không dám họ he là vậy.Hết vĩ mô,rồi vi mô bao nhiêu tiền Việt-cộng tham nhũng hết,giờ thì thí nghiệm..rồi đại-cục tiểu-cục…..thực chất là một lủ cộng-sản đi ăn cướp,rồi nói dóc,nghe ai không nghe,nghe tụi cộng-sản ăn trên đầu trên cổ rồi tối ngày đi nói dóc…nay kính.

  3. TRĂNG NGÀN says:

    MALTHUS VÀ MARX

    Ngày xưa Malthus đưa ra
    Thuyết tăng dân số theo đà cấp nhân
    Còn như thực phẩm tăng dần
    Theo đà cấp cộng khó cân phân nào

    Thế nhưng anh Mác úi dào
    Ra điều dè bỉu lẽ nào vậy a
    Công nhân giai cấp của ta
    Đứng lên phát triển đầu mà bó tay

    Bây giờ hơn thế kỷ rồi
    Quả Malthus đúng Mác thời lại sai
    Trung Hoa cai đẻ dài dài
    Ở ta Tướng Giáp học bài một phen

    Giờ thì sự thế nhãn tiền
    Toàn cầu bảy tỷ hỏi phiền hay không
    Dân tăng như lúa trỗ đồng
    Dễ mà cộng sản chổng mông Mác rồi

    DẶM NGÀN
    (15/11/15)

Phản hồi