Cấm báo chí tư nhân là chính sách đi ngược chiều văn minh
Ngày 17/11/2015, trang điện tử báo Giáo Dục Việt Nam đăng bài “Nên hay không báo chí tư nhân, và hiểu thế nào cho đúng” giới thiệu bài viết của tác giả Phạm Mạnh Hà, một người hành nghề luật (1). Ý chính của bài ông Hà có thể tóm tắt như sau:
“Điều này đòi hỏi nhà báo phải là những người có tư cách đạo đức chuẩn mực, có kiến thức sâu rộng, nghiệp vụ lí luận vững vàng. Đó cũng là đồng nghĩa với việc phải có cơ quan báo chí chuyên ngành đạt tiêu chuẩn quốc gia, có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước”
Và ông kết luận: “Không nên cho hoạt động báo chí tư nhân, vì tư nhân không thể đảm bảo được năng lực định hướng cho dư luận của báo chí”
Tôi cho rằng quan điểm “Không nên cho hoạt động báo chí tư nhân” là quan điểm rất phản động theo nghĩa nó đi ngược chiều tiến hóa về tri thức xã hội của đa số các dân tộc trên thế giới, nó nghịch hẳn với quan điểm chính thống của đại đa số các quốc gia giàu mạnh, văn minh trên thế giới. Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Áo, Thụy Điển, Na Uy, Canada, Úc… trong những nước toàn thế giới xem là văn minh giàu mạnh nhất đó, nước nào cũng có báo chí tư nhân, và nhờ có báo chí tư nhân mà họ hùng mạnh lâu dài. Tại sao Việt Nam chọn hướng đi ngược lại?
Bài viết này xin nêu các lập luận phản bác các ý chính của ông Phạm Mạnh Hà. Các đoạn viết nghiêng được trích dẫn từ bài viết của ông Hà.
Điểm thứ nhất: “Cũng chính vì thế mà báo chí có hai chức năng chính là: thông tin và tuyên truyền” [trích bài]
Phát biểu này chỉ có tính chất mô tả. Tôi xin phép triển khai thêm như sau:
Chức Năng Thông Tin Của Báo Chí thì chắc hẳn nhiều người công nhận là một chức năng đương nhiên. Chỉ xin chú ý một thực tế rằng từ khi có báo mạng, báo mạng tư nhân đã thực thi chức năng này tốt hơn, nghĩa là trung thực hơn, báo chí của nhà nước nhiều.
Xin đưa vài thí dụ:
Ai đưa thông tin về tính mạng của em Đỗ Đăng Dự, từ khi nguy kịch trong đồn công an tới khi em chết? Báo mạng tư nhân; Ai đưa thông tin về các cái chết oan khuất trong đồn công an? Báo mạng tư nhân; Ai đưa thông tin về các án oan, án giả, án ngụy tạo chứng cứ? Báo mạng tư nhân; Ai đưa thông tin về tính mạng ông Nguyễn Bá Thanh nguy kịch bên Mỹ? Báo mạng tư nhân; Ai đưa thông tin về tàu Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam? Báo mạng tư nhân; Ai đưa thông tin về các buổi biểu tình phản đối Trung Cộng? Về các hành động phá bĩnh, trấn áp, cho xã hội đen hung hãn tấn công các buổi tập họp ôn hòa này? Báo mạng tư nhân. Ai đưa thông tin về tàu Trung Cộng xâm chiếm chủ quyền lãnh hải Việt Nam (như cắt cáp tàu Bình Minh, như dàn khoan Hải Dương…)? Báo mạng tư nhân; Ai đưa thông tin về dân oan khiếu kiện? Báo mạng tư nhân; Ai đưa thông tin về các vụ tham nhũng động trời? Báo mạng tư nhân. Tất cả đều do báo mạng tư nhân!
Trong những vụ việc như vậy, báo nhà nước im lặng. Hoặc lên tiếng về chúng một cách qua loa sau khi báo mạng đã đưa tin. Hoặc lái thông tin theo hướng khiến nhiều độc giả cảm nhận không trung thực.
Điểm thứ hai: “Với chức năng thông tin, thì đòi hỏi nguồn tin phải chính xác, chịu trách nhiệm, và tiếp nhận rộng rãi trên toàn xã hội. Do đó nguồn tin phải được xác định nơi cung cấp, người cung cấp, người chịu trách nhiệm” [trích bài].
Chính vì điểm này mà cần phải có báo chí tư nhân. Nếu đã đồng ý nhau trên yêu cầu “nguồn tin phải được xác định nơi cung cấp, người cung cấp, người chịu trách nhiệm” thì không thể cấm đoán báo chí tư nhân, mà chỉ cần có các qui định để người đưa ra nguồn tin không đáp ứng yêu cầu nói trên, cho dù người đó thuộc về báo chí nhà nước hay báo chí tư nhân, đều phải chịu trách nhiệm, thậm chí trách nhiệm trước pháp luật. Sự cấm đoán báo chí tư nhân cho thấy ý muốn áp đặt thông tin một chiều, và từ đó là đàn áp tư tưởng. Ý muốn này xuất phát từ động cơ không muốn nhìn thẳng vào Sự Thật, chính là ý muốn Không Trung Thực đối với chức năng thông tin của báo chí.
Chẳng phải vì báo chí tư nhân bị đặt ngoài vòng pháp luật mà nền báo chí Việt nam không hoàn thành chức năng thông tin của mình sao? Những thí dụ kể trên là minh chứng quá rõ ràng về tính không trung thực của một nền báo chí quốc gia trong đó chỉ có báo chí nhà nước, không có báo chí tư nhân. Báo tư nhân do các trang mạng (dù đang không được sự chấp nhận của đảng) đã sửa đổi một phần lỗi lầm của báo nhà nước. Chúng ta cùng suy nghĩ, nếu Việt Nam chính thức có báo chí tư nhân thì bao nhiêu Sự Thật sẽ được cung cấp cho người dân, Sự Thật soi đường chỉ hướng, Sự Thật kiểm chứng đánh giá thành quả của chính quyền, của xã hội, Sự Thật giải phóng tư tưởng, xiển dương tinh thần học hỏi của toàn dân… thì dân tộc chúng ta sẽ có nguồn lực vô biên phục vụ sự phát triển đất nước. Còn thế lực tăm tối và ích kỷ nào chặn được đường tiến lên giàu mạnh, no ấm và tự chủ của dân tộc ta?
Điểm thứ ba: “Một xã hội luôn có nhu cầu cần được biết nên đi theo hướng nào giữa muôn vàn ý kiến, quan điểm, tư tưởng trong dư luận. Vì vậy qua những tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, báo chí đã ra đời để đáp ứng cho nhu cầu cần được định hướng này”
Tôi cảm thấy thoãi mái hơn nếu dùng từ gợi ý thảo luận thay cho từ định hướng. Xã hội có nhu cầu biết các thông tin, các quan điểm trái chiều, rồi thảo luận một cách tự do và cầu thị trên các thông tin, quan điểm đó nhằm tìm một hướng đi mà đa số dân chúng đồng thuận. Tuy nhiên tôi không muốn đi sâu vào từ “định hướng” ở đây.
Chức Năng Định Hướng Của Báo Chí
Nhìn từ góc độ triết học, bất cứ thông tin nào đưa ra đều mang theo một hàm ý chủ quan, và do đó có thể hiểu là một dạng của định hướng, cho dù người đưa ra thông tin có thể có ý muốn “định hướng” hay không có. Bởi vì không một người nào, dù muốn, có thể bước ra ngoài cái vỏ bọc chủ quan tự nhiên được hình thành bởi xuất thân, giáo dục, vốn sống… của chính mình. Dù thực tâm và cố gắng để khách quan tới đâu đi nữa, cách thức đưa tin cũng có thể đã là một định hướng. Thí dụ khi bạn nghe kể về một tai nạn xe thuật lại bởi ba người khác nhau, người kể cùng chỉ nêu lên ngày giờ, địa điểm, hậu quả, nếu tinh ý bạn cũng cảm nhận 3 thái độ khác nhau. Một thái độ dững dưng. Một thái độ có ý tiếc về mặt an toàn giao thông. Một thái độ nghiêng về tính kỹ luật và quản lý xã hội.
Tuy nhiên, điều quan trọng là cho dù giống nhau ở chỗ cùng không từ chối được cái vỏ bọc của chính mình, vẫn có sự khác biệt giữa hai nhóm người đưa thông tin: nhóm người quyết tâm bám vào cái chủ quan của mình, và nhóm người có ý thức về tính khách quan khoa học, sẵn sàng học hỏi, thảo luận với người khác để tiến tới điểm hợp lý nhất, hiệu quả nhất. Đây là khác biệt giữa một bên là người biết quan điểm của mình khác với đại đa số, vẫn tìm mọi cách, kể cả bạo lực, áp đặt quan điểm của mình lên đa số không đồng ý. Và một bên là người biết theo quan điểm của của đa số dù quan điểm của riêng mình không giống vậy.
Điểm thứ tư: “Điều này đòi hỏi nhà báo phải là những người có tư cách đạo đức chuẩn mực, có kiến thức sâu rộng, nghiệp vụ lí luận vững vàng. Đó cũng là đồng nghĩa với việc phải có cơ quan báo chí chuyên ngành đạt tiêu chuẩn quốc gia, có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước” [trích bài]
Có 2 điều cần làm rõ:
1) Không ai dám chắc những người thuộc “cơ quan báo chí chuyên ngành đạt tiêu chuẩn quốc gia, có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước” là “những người có tư cách đạo đức chuẩn mực, có kiến thức sâu rộng, nghiệp vụ lí luận vững vàng”.
Nếu xét trên quan điểm của các giá trị sống phổ quát và truyền thống như trung thực, bác ái, bình đẳng… thì báo chí nhà nước tệ hại hơn ai hết! Có tờ báo nào làm phóng sự về trên 200 con người chết oan khuất trong đồn công an, trại tạm giam? Có tờ báo nào làm phóng sự điều tra về những bản án bỏ túi, những bán án tử hình mà chứng cớ buộc tội do ngụy tạo? mà qui trình giam giữ và xét xử bị vi phạm công khai và ngang nhiên? Có tờ báo nào làm phóng sự về dân oan bị đuổi khỏi mảnh đất cha ông truyền đời khai phá, cơm đùm áo rách lặn lội đường trường đi khiếu nại trong đàn áp của chính quyền, của xã hội đen được giựt dây? Báo chí nhà nước đã thành trơ đá trước cảnh dân chúng yếu ớt bị giết hại, bị áp bức chăng?
Nếu xét trên quan điểm bảo vệ lãnh thổ và quyền tự chủ quốc gia thì báo chí nhà nước đã thành đồng lõa với Trung Cộng đang tiến chiếm biển đảo và giết hại dân Việt, đồng lõa với thế lực trong nước muốn nương nhờ Trung Cộng bảo vệ sự thống trị bất hợp pháp trên đất nước này nên nhượng đất cho Trung Cộng chiếm, bỏ dân cho Trung Cộng giết. Báo chí nhà nước chẳng những không đưa tin về các cuộc biểu tình chống Trung Cộng, mà còn “định hướng” đó là những thế lực phản động và thù địch muốn “lợi dụng tự do dân chủ” để gây rối xã hội! Hai từ “Tàu lạ” đã là dấu đóng ô nhục trên trán của nền báo chí nhà nước Việt Nam từ lâu rồi!
Nếu xét trên các quan điểm khác như quan điểm tôn trọng pháp luật và chống tham nhũng… xét trên quan điểm quốc kế dân sinh như các chính sách thuế má… thì chắc đa số người dân cho rằng báo chí nhà nước tệ hại hơn ai hết, vì nó đã hoàn toàn quay lưng lại với các “đạo đức chuẩn mực” của báo chí từ lâu rồi. Đã không có đạo đức chuẩn mực thì về lâu dài chỉ có thể tạo nên một tập thể cúi đầu nhận lệnh chứ không cần phải trau giồi để “có kiến thức sâu rộng, nghiệp vụ lí luận vững vàng”!
2) Nhân dân là tập thể rộng lớn, là người làm ra mọi của cải cho tổ quốc, là người chịu mọi đau thương mất mát do các chính sách bất hợp lý gây ra. Nhân dân là chủ chính thức của tổ quốc.
Nước có dân chủ là nước thực chất do dân làm chủ. Dân làm chủ nghĩa là dân quyết định. Đảng (và nhà nước của đảng) định hướng thông tin và quan điểm cho dân chúng chính là trồng cây lộn đầu! Chính ông Phạm Mạnh Hà có viết:
“Một xã hội luôn có nhu cầu cần được biết nên đi theo hướng nào giữa muôn vàn ý kiến, quan điểm, tư tưởng trong dư luận. Vì vậy qua những tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, báo chí đã ra đời để đáp ứng cho nhu cầu cần được định hướng này”
Điều này tôi đồng ý, và cũng chính qua điều này mà ông Hà tự mâu thuẫn với mình. Xã hội có nhiều quan điểm, khuynh hướng chính trị khác nhau, xã hội cần có những tổ chức chính trị-xã hội khác nhau đại diện cho những quan điểm, khuynh hướng chính trị khác nhau đó nêu lên quan điểm, khuynh hướng của mình để thuyết phục dân chúng –những người chủ thật sự của xã hội- chọn quan điểm, khuynh hướng chính trị nào.
Điều sai trái trong lập luận của ông Hà là đi từ nhận định trên, ông lại tiếp theo cho rằng sự định hướng cần phải trao cho đảng CSVN độc quyền (bởi vì đảng lãnh đạo toàn diện, quản lý toàn trị, và chỉ có báo chí nhà nước). Đảng CSVN chỉ đại diện cho một khuynh hướng chính trị, sao lại có thể đại diện cho các khuynh hướng chính trị khác? Việc trao độc quyền định hướng cho đảng CSVN thực chất là cấm cản thông tin về các khuynh hướng chính trị khác.
Việc đảng CSVN tiếm quyền chọn lựa của dân, dùng bạo lực lập chính thể độc đảng là truất quyền làm chủ thật sự của dân một cách phi pháp và phi lý. Việc đảng CSVN cấm đoán báo chí tư nhân là bịt mắt dân chúng, không cho họ nhìn, họ nghe những kiến thức rộng rãi trên thế giới, chỉ cho họ nhìn, họ nghe những điều đảng muốn. Đây đích thực là chính sách ngu dân làm tàn hại tri thức của dân tộc, tàn hại tương lai tổ quốc!
KẾT LUẬN:
Trong lập luận như trình bày trên, tôi nhận định rằng “Không nên cho hoạt động báo chí tư nhân” là một quan điểm, một khuynh hướng chính trị cực kỳ phản động.
Nó làm méo mó chức năng thông tin của báo chí. Độc quyền của báo chí nhà nước chỉ đem lại một nền báo chí bưng bít hay/và bóp méo Sự Thật, một nền báo chí Dối Trá.
Nó làm méo mó chức năng đưa ra các nhận định, quan điểm của báo chí cho công luận xem xét và thảo luận để đi đến các lựa chọn có tính đồng thuận xã hội cao nhất. Độc quyền của báo chí nhà nước chỉ đem lại một nền báo chí Ngu Dân, với các “định hướng” ru ngủ, mị dân, lừa đảo vì lợi ích riêng của phe đảng mà bất chấp lợi ích chung của tổ quốc, dân tộc.
Nếu so với một trăm năm trước, năm 1915, khi chính quyền thực dân Pháp đang thời kiện toàn trên lãnh thổ Việt Nam, chính sách “Không nên cho hoạt động báo chí tư nhân” thực đã kéo người Việt Nam xuống hàng mất tự do ngôn luận hơn thời đó, đưa đất nước vào vòng tăm tối về tri thức hơn thời đó rất nhiều!
Chỉ cần so sánh trình độ tri thức tương đối của người Việt ta trên mặt bằng tri thức chung của các nước trong khu vực, thời đó và bây giờ!
Trần Quí Cao – 151120
© Đàn Chim Việt
——————————
(1) Phạm Mạnh Hà – Nên hay không báo chí tư nhân, và hiểu thế nào cho đúng
Nhà văn, Blogger Phạm Viết Đào, Nguyên Trưởng phòng Thanh tra, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội cũng tham gia hội nghị phát biểu: “Chúng ta đang sống trong một đất nước, một thể chế mà ngay cả những con người bình thường nhất, ít phải chịu chức phận xã hội cũng có rất hiếm cơ hội, điều kiện để bộc bạch, được chia sẻ với những người xung quanh những suy nghĩ thật lòng trên các phương tiện truyền tin đại chúng; từ con người bình thường đến những người có những chức phận cao, lớn đều quen rèn và tự khép mình trong khuôn khổ tổ chức: tổ chức đảng, các đoàn thể, thanh niên, phụ nữ, phường xã…và cứ cuối năm cuối quý, từ bé cho đến lớn, từ trẻ cho tới già khi bình bầu xếp loại thành viên của tổ chức bao giờ cũng có một mục, mục tự đánh giá về ý thức tổ chức, ý thức chấp hành kỷ luật của cái tổ chức mà anh tự nguyện hoặc buộc phải tham gia…; trong khi đó thì ý thức chấp hành luật pháp lại không phải là thứ lúc nào cũng được đề cao, phổ cập…
Đó chính là lý do khi mà inernet phát triển, tạo cửa mở cho mỗi cá nhân có điều kiện giao lưu, giao tiếp với thế giới bên ngoài, bày tỏ chính kiến của mình; chính vì thế nên Internet nó có sức hấp dẫn mãnh liệt. Internet đã thật sự tạo nên một cuộc cách mạng về quan hệ xã hội không chỉ đối với một xã hội khép kín như ở Việt Nam mà cả thế giới đã có truyền thống dân chủ cởi mở hơn… Bởi nhu cầu giao tiếp, nhu cầu trao đổi, chia sẻ thông tin, chính kiến, cảm xúc là một nhu cầu không có điểm dừng đối với thế giới văn minh; xã hội càng phát triển, nhu cầu này càng phát triển theo cấp lũy thừa…”
Vì vậy, ông đề nghị: “Chúng ta phải tìm cơ chế, giải pháp để các nhà báo khi viết tin bài được bộc lộ chính kiến của mình, cảm xúc của mình như các blogger, có như thế báo chí mới gần với độc giả, mới truyền tải, cập nhật được hơi thở gấp gáp của đời sống xã hội.”
Nhà văn còn thẳng thắn bảo rằng: “Việt Nam không có báo tư nhân, mỗi tờ báo kể cả báo điện tử đều là tiếng nói của một cơ quan cấp Bộ và Hội đoàn thể có vai vế; tiếng nói, tôn chỉ mục đích đã được mặc định kể cả báo Nhân Dân có đề thêm vào Tiếng nói của nhân dân cũng chỉ là đề mang tính xã giao, hình thức, đãi bôi…Do nét đặc thù này của đời sống báo chí Việt Nam như vậy nên dẫn tới tình cảnh người dân Việt phải cam chịu cái sự đói khát, khô hạn dài dài về về nhu cầu chia sẻ thông tin, chính kiến, xúc cảm cá nhân…Chưa kể có lúc những ý kiến trái chiều với một cơ quan chức năng nhà nước, chức năng nào đó của Đảng bị xem như là một thứ hành vi vi phạm Luật hình sự và bị kỵ húy thậm chí còn bị truy cứu…”
PHẠM MẠNH HÀ
Tên này phản động rõ ràng
Khi mà chẳng biết cái quyền thứ tư
Bảo rằng cấm báo tư nhân
Vì non chuẩn mực khó phân được gì
Báo toàn nhà nước mới hay
Vì đều chắc chắn thì đời mới nên
Quả là bản chất tên hèn
Nâng bi chế độ rõ ràng là đây
Đúng tên trí thức giả cầy
Đầu bò lếu láo viết bài hay chi
Hiểu đâu dân chủ tự do
Mới là quy luật chính cho cuộc đời
Những thời chính trị độc tài
Hoặc nhằm ý hệ hay đều chủ quan
Hỏi rằng Các Mác Lênin
Là thần là thánh hay in như người ?
Thế nên mọi nước độc tài
Đều là phản động thằng này biết chi
Xum xoe xủm xọe chỉ vì
Cốt nhằm lấy điểm ngu si quá nhiều
Eo ôi tên Phạm Mạnh Hà
Mo cau úp mặt lấy mày thì hơn
Kiểu thằng hiểu biết lon chon
Nâng bi tâng bốc hỏi còn ra chi
Công cha ơn mẹ bấy khi
Chữ thầy nay lại trả đi cho thầy
Mặt mày lơ láo tháng ngày
Cái đầu bã đậu kiểu mày ai ưa
Ngay thời Pháp thuộc biết chưa
Tư nhân báo chí tràn trề cấm đâu
Bởi vì nguyên tắc hàng đầu
Thực dân không phạm huống hầu là ai
Nên chi cái dại dài dài
Chỉ do lếu láo và do tuyên truyền
Ngu dân lừa dối triển miền
Khi nền báo chí cầm phần tư nhân
Nói xa rồi cả nói gần
Trên toàn thế giới cân phân xem nào
Chỉ khi những nước độc tài
Nhất là cộng sản mới bài báo tư
Tên ngu quả thật là ngu
Uổng công ăn học bú dù thế kia
Phản dân hại nước rõ tài
Cái loài xu nịnh rồi Trời chẳng tha
ĐẠI NGÀN
(23/11/15)