WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vương Trí Nhàn: Cần một thứ sử học khác

Từ đầu thế kỷ 20, một trí thức nổi tiếng là Hoàng Cao Khải trong cuốn Việt sử yếu (viết năm 1914) đã nhận xét rằng bao đời nay, người Việt mình thường tỏ ra thạo sử Trung Quốc hơn sử Việt. Từ các sĩ phu và quan lại, tình hình này lan ra đến đông đảo dân chúng.

lichsu

Có thể giải thích hiện tượng này bằng chế độ thi cử ngày xưa. Người ta chỉ cho thi Bắc sử. Và các trường học – dù là chốn Quốc tử giám của triều đình hay lớp học tự phát của một ông đồ nghèo ở một làng quê hoang vắng – đâu đâu người Việt cũng hình dung cuộc đời này qua các trang sử từ đời Trụ Kiệt đến đời Đường Tống…

Trong khi đó thì bên phần Nam sử, một vài bộ như Toàn thư, Cương mục, Việt sử tiêu án, Lịch triều tạp kỷ… mà ngày nay ta tự hào, thật ra là quá ít ỏi và chưa bao giờ được mang lưu hành rộng rãi và đưa ra giảng dạy.

Đến thời chúng ta, tình hình lại đi theo một hướng khác, nhưng kết cục vẫn như xưa.

Những bộ sử thời nay do Nhà nước chỉ đạo biên soạn. Sự định hướng về dân tộc tỏ ra quá mạnh, thậm chí tôi còn muốn nói thẳng là lâu nay chúng ta chẳng chú ý gì đến lịch sử các dân tộc khác, và đó là một nhược điểm, nó hạn chế ngay sự hiểu biết của chúng ta khi muốn quay về nhận diện chính mình.

Thế nhưng tại sao thanh thiếu niên cũng như nhiều người lớn tuổi vẫn thuộc, và qua phim ảnh, thấy thích sử Tàu hơn sử ta?

Nhiều người cho rằng sở dĩ như vậy là vì người Trung Quốc có nhiều tiền hơn, làm ra những thước phim mùi mẫn hơn.

Không, không phải vậy, hoặc lý do chủ yếu không phải vậy.

Cái lỗi trước hết là ở chính những cuốn sử đã viết, trong đó hạt nhân là khái niệm sử mà chúng ta đang sử dụng.

Ở những trang sử Trung Quốc, không chỉ có những ông vua, khi là minh quân khi là bạo chúa chuyên chế, như Càn Long, như Tần Thủy Hoàng, mà còn có Tào Tháo gian hùng, Bao Công hiểu rõ tình đời đen trắng, Kỷ Hiểu Lam chăm chỉ học hành, Bạch Cư Dị sau khi đổi việc quan được dân chúng lưu luyến đưa tiễn… Đủ loại sắc thái nhân văn khác nhau nối tiếp hiện ra trong bộ mặt con người Trung Hoa, được vẽ trong những trang sử ấy. Và đằng sau đó là hình ảnh của cả xã hội trong suốt chiều dài thời gian mà mặc dù chúng ta khi thì căm ghét, khi thì ghê rợn, song bao giờ cũng thấy hấp dẫn, đã biết rồi còn muốn biết nữa.

Quay trở lại với những gì được viết trong các bộ sử Việt Nam, mà khuôn mặt tiêu biểu thì thấy rõ nhất trong các sách lịch sử đang dùng ở các trường phổ thông và đại học. Đây tôi không nói về những gì đã xảy ra trong đời sống lịch sử ngàn năm của dân tộc, tôi chỉ muốn nói cái nó còn được ghi trong sách vở và truyền tụng giữa các đời.

Ở những trang sử ta viết cho ta, trên cái nền là một ít sự kiện nghèo nàn, không có những con người mà chỉ có những hình nhân với một vài lời lẽ, hành động đôi khi cũng ấn tượng, nhưng quá nghèo nàn, đơn sơ. Đọc những trang viết khô khan cằn cỗi đó, thật không hình dung ra trong hàng chục thế kỷ qua, cộng đồng chúng ta đã ăn ở, sinh hoạt ra sao, quan hệ với nhau thế nào. Lại càng không thể từ đó rút ra những gợi ý về kiếp làm người của mình hôm nay. Bởi những bài học mà người viết sử gửi kèm chỉ là những kiến thức chính trị nông cạn, hời hợt, đến với người ta theo lối áp đặt gượng gạo.
Sức phản cảm mà nó gây ra trong lớp trẻ thật ra là điều nhiều người đã thấy từ lâu rồi, chẳng qua tất cả cố tình làm ngơ vì biết rằng vô phương cứu vãn.

Cái lỗi không phải chỉ là do mấy người soạn sách giáo khoa. Cái lỗi ở đây là của những người làm sử. Và suy đến cùng là sự hạn chế, nếu không muốn nói là nghèo nàn, kém cỏi trong ý thức lịch sử của cả xã hội.

Vấn đề là ở tư duy lịch sử của người Việt.

Chúng ta là một cộng đồng mải chinh chiến hơn là xây dựng. Trong quá khứ, chúng ta dành quá ít thời gian và tâm trí để suy nghĩ về chính mình, tìm sự thật về chính mình… Đó không chỉ là tình hình có thật trong cuộc sống của người Việt từ lúc khởi nguyên và kéo dài suốt vài trăm năm gần đây, mà cũng là của thời đương đại.

Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng của chiến tranh và cách mạng, nền sử học vốn rất còi cọc yếu đuối hôm nay chỉ dồn sức vào làm cho được nhiệm vụ trước mắt là giáo dục mọi người sẵn sàng ra trận, chứ sức đâu mà đáp ứng nổi cái nhu cầu tự nhận thức, cũng tức là nhu cầu soi lại quá khứ để xác định tương lai.

Ngay trong cái phần tốt đẹp nhất của nó, nền sử học mà chúng ta có cho đến hôm nay là một thứ sử học của tồn tại mà không phải là một thứ sử học dành cho một cộng đồng muốn phát triển. Tóm lại là vậy.

Cái việc lớp trẻ hiện nay từ chối sử học thật ra có một tác dụng tích cực. Đã đến lúc chúng ta phải nghĩ tới một thứ sử khác, sinh động hơn, có hình ảnh con người nhiều hơn. Nghịch lý cuối cùng chỉ là trong khi những đòi hỏi đã cấp bách lắm rồi, thì những điều kiện cần thiết không biết bao giờ mới hội tụ đủ.

Theo chungta.com

4 Phản hồi cho “Vương Trí Nhàn: Cần một thứ sử học khác”

  1. NGÀN MÂY says:

    SỬ CỘNG SẢN

    Từ ngày cộng sản ra đời
    Chỉ còn sử cộng có gì khác đâu
    Thương thay ông Vương Trí Nhàn
    Nói hươu nói vượn lại càng thương tâm

    Sao mà không nói thiệt luôn
    Bây giờ cán bộ đâu còn sử gia
    Đảng hô thì viết vậy mà
    Sử gia mới biết nước ta thế nào

    Nên thôi đừng nói tầm phào
    Sử toàn chính trị lẽ nào không hay
    Ngàn năm rồi cũng còn đây
    Mây đen rồi cũng có ngày tan đi

    Ngày xưa phong kiến suy vi
    Tôn Tàu là chính còn gì nói sao
    Ngày nay cũng lại tào lao
    Quên đi đất nước chỉ nhào Đảng tôn

    Chỉ coi chính trị quý hơn
    Và coi Các Mác Lênin như thầy
    Giáo khoa sách học hằng ngày
    Đọc vào đàn trẻ mặt máy méo luôn

    MÂY NGÀN
    (25/11/14)

  2. Minh Đức says:

    Người Tây Phương khi đọc cuốn Sử Ký của Tư Mã Thiên viết vào đời Hán đã khen cách viết sử của Tư Mã Thiên. Đó là cách viết sử ghi lại chuyện đã xảy ra. Chuyện xảy ra như thế nào thì ghi lại như vậy. Thời cổ đại, Hy Lạp không viết sử theo lối ghi lại sự thật mà chỉ có sử thi, nghĩa là thơ ca tụng các hành vi anh hùng trong lịch sử. Sử thi tuy có ghi lại sự kiện lịch sử nhưng bị tình cảm chi phối, vì nhu cầu ca tụng mà khen chê hoặc bỏ bớt hoặc sửa đổi sự kiện lịch sử.

    Lịch sử là ghi lại chuyện đã xảy ra. Chuyện đã xảy ra như thế nào thì ghi lại như vậy. Đời sau nhìn vào chuyện đã xảy ra mà rút ra bài học. Việc rút ra được bài học để rồi cai trị tốt hơn, tránh lỗi lầm mà người xưa đã phạm phải quan trọng hơn là khen ngợi, ca tụng, gợi lên lòng tự hào. Tệ hơn nữa là xuyên tạc lịch sử để ca tụng, gợi lên lòng tự hào.

    Sử của chế độ CS được dùng để phục vụ chính trị, cũng như dùng tất cả mọi hoạt động xã hội khác như văn hóa, nghệ thuật mà phục vụ cho chính trị. Mà chính trị của đảng CS là dùng bạo lực để đánh chiếm toàn thế giới. Sử của chế độ CS không còn là sử mà chỉ là bô môn tuyên truyền dùng sử làm chất liệu.

  3. Nguyen Hung says:

    Thực là mơ tưởng viễn vông đòi hỏi bọn ” hồn Hán, xác Việt ” Cộng sản Hà nội phải biên soạn chính sử khi mà :

    ***Trên tờ báo Thanh Niên phát hành ở Quảng Châu ngày 20/12/26 , Hồ chí Minh đã viết :”Cái danh từ tổ quốc là do các chính trị gia đặt ra để đè đầu nhân dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản. Thực ra, chẳng có tổ quốc, cũng chẳng có biên giới”.

    ***Trong cuốn Lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam Tập 1, Cộng sản Việt Nam ghi rõ : ” Chúng ta theo chủ nghiã quốc tế, không theo chủ nghĩa quốc gia “.

    ***Trong Hồ Chí Minh Toàn Tập, tập X, NXB Chính Trị Quốc Gia, năm 2000, Hồ Chí Minh đã kể rõ công ơn của Cộng Sản Trung Quốc đối với đảng Cộng Sản Việt Nam. Hồ Chí Minh đã tóm tắt những công ơn này với hai câu thơ,

    Trăm ơn, ngàn nghĩa, vạn tình,
    Tinh thần hữu nghị quang vinh muôn đời!”

    **Bọn ngụy quyền bỏ ra hàng tỷ đô la Mỷ để làm Lễ Kỷ Niệm Một Ngàn Năm Thăng Long , nhưng kỳ thực là để chào mửng ngày Quốc Khánh Tàu cộng Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quôc – 1/10/1949 . Trong lịch sử Việt Nam, ngày 1-10 không ghi dấu bất cứ một sự kiện quan trọng nào của đất nước.

    ***Không còn công khai kỷ niệm ngày Vua Quang Trung đại thắng quân Thanh . Bọn ngụy quyền Hà nội nay biến ngày đại thắng ấy thành ngày “trẩy hội Xuân” bình thường; thậm chí bia tưởng niệm công lao của Vua Quang Trung ở núi Dũng Quyết (Vinh, Nghệ An) cũng bị đục bỏ.

    ***Sử sách ghi Hai Bà Trưng khởi nghĩa năm 40 (sau Công Nguyên), đánh đuổi được bọn thái thú Tô Định của Tàu về nước . Năm 41, Tàu phải phái danh tướng Mã Viện sang Việt Nam . Năm 42, Hai Bà Trưng thua, tự trầm ở sông Hát Giang .

    Nhật báo Ðông Hưng (bên Tàu) trong số ra ngày 7 tháng 2 năm 2008 đưa tin bọn ngụy quyền Hà nội đưa một phái đoàn văn công sang thị trấn Ðông Hưng để dự lễ kỷ niệm tên tướng Mã Viện. Trên trang báo này là những hình ảnh bọn văn công Việt Nam cúi đầu tiến vào cái miếu dưới hàng chữ “Vệ Quốc Anh Hùng, Vạn Dân Kính Ngưỡng”, rồi chúng ca hát, nhảy múa, khấn vái dâng hương đánh dấu “Kỷ Niệm Dân Tộc Anh Hùng, Quảng Dương Phục Ba Văn Hóa.”

  4. người chuyển lửa says:

    Lời Mẹ Âu Cơ

    Ngày xưa mẹ sinh ra trăm trứng
    Nở thành con, trăm đứa, giống Rồng Tiên
    Một nửa theo cha xuống biển, lập bình nguyên
    Một nửa theo mẹ lên non, khai hoang làm rẫy.

    Bốn nghìn năm dựng xây và tồn tại
    Bốn nghìn năm giữ nước thật kiêu hùng
    Lúc thịnh lúc suy, khi nhược khi cường
    Nòi giống Việt không bao giờ khuất phục.

    Nhưng hôm nay mẹ đau buồn chua xót
    Những người con đã phản phúc vong ân
    Chúng chỉ biết Lê Nin và Các Mác
    Quên Hùng Vương quốc tổ Lạc Long Quân.

    Mới hôm qua mẹ lòng đau ruột cắt
    Nhìn các con trong cuộc chiến tương tàn
    Đứa Miền Bắc, cho mưu đồ quốc tế
    Đứa Miền Nam, vì dân chủ tự do.

    Con có biết? mẹ ngày đêm thầm khóc
    Vì non sông gấm vóc mãi điêu tàn
    Kẻ ngoại thù đang cướp phá giang san
    Các con vẫn điềm nhiên nhìn nước mất.

    Con có biết? mẹ càng thêm phẫn uất
    Vì các con đi nhận giặc làm cha
    Nỡ đang tâm bán đứng mảnh sơn hà
    Cho giặc Hán, kẻ thù nhà truyền kiếp.

    Mẹ trót lỡ sinh thằng con chướng nghiệp
    Thằng họ Hồ lộn kiếp đã đầu thai!
    Chia rẽ anh em, phá nát cơ đồ
    Gây hậu quả kinh hoàng và dai dẳng.

    Hậu quả ấy giờ đây là cái đảng
    Đang bạo tàn, trơ trẽn, bám quyền uy
    Mặc quê hương cùng kiệt mức suy vi
    Mặc dân tộc đứng trên bờ vực thẳm.

    Hỡi lũ con đang lạc loài chìm đắm
    Nếu các con thương mẹ hãy quay về
    Bỏ liềm búa, buông con dao đồ tể
    Mẹ vẫn chờ, đứng khóc, giữa trời quê.

    http://fdfvn.WordPress.com

Phản hồi