WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chuyện Biển Đông

biendong

Chuyện Biển Đông thành chuyện biển động, thật ra, không lạ và cũng không phải đến hôm nay mới có. Trái lại đã có tư thời Việt Nam lập quốc. Tuy nhiên, mỗi thời có một cách động khác nhau. Vào thời Đức Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, sóng vươn từ dòng Bạch Đằng đã làm rúng động cả biển đông vì ở đó đã lấp ngập xác quân nhà Tống, Hán. Đến thời đức Quang Trung, chỉ một lần Ngài chuyển binh qua sông Hồng, sóng vỡ Biển Đông để Hứa thế Hanh, Sầm nghi Đống thắt cổ, Tôn sỹ Nghị bỏ chạy mà Càn Long vỡ mật.

Trải qua thời lặng sóng, máu và nước mắt người dân Việt lại tràn Biển Đông khi Trung cộng đưa chiến thuyền xuôi nam theo điềm chỉ của Việt cộng. Lực tuy bất tòng tâm, Thiếu tá Ngụy văn Thà và đoàn chiến binh miền Nam đã lấy máu hồng viết trang sử nối tiếp của nhà Nam. Trong khi đó, vào cùng ngày 17-1-1974, toàn bộ nhà nước và đoàn đảng viên, cán bộ Việt gian cộng sản từ miền bắc, từ bưng biền đã reo hò mừng rỡ khi quân Trung cộng chiếm được Hoàng Sa từ trong tay của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Họ reo mừng chung vui với TC vì bản công hàm do Việt cộng Phạm văn Đồng, bí mật ký giao bán chủ quyền Trương Sa và Hoàng Sa là máu thịt, đất đai của Việt Nam cho Trung cộng vào ngày 19-8-1958, mãi đến nay mới có cơ hội thực hiện. Từ đó, đau thương luôn tràn xuống trên biển khổ, không vơi cạn.

Khởi đầu là chuyện người dân Việt chạy trốn những vùng đất vừa bị cộng sản chiếm đóng từ Cao Nguyên đến Đông Hà, Quảng Trị, Đà Nẵng, Cam Ranh… những tưởng gồng gánh, bế bồng con cháu ra đi là sẻ đến được bến bờ tự do như chuyện người bắc di cư vào nam năm 1954. Ai ngờ, tàu về Nam chưa cập bến, người đi chưa hết âu lo, hàng ngàn, hàng vạn đạn pháo của Việt gian cộng sản đã ầm ầm “ Thế Ma Gọi Hồn”. Sau trận mưa pháo, chen lấn giữa tiếng khóc nghẹn trong đau thương xé lòng của cha gìa mất con, vợ mất chồng rồi thân nhân … đi không áo quan, là những tiếng cười man rợ rít qua khe hở của những hàm răng hô, lởm chởm như bồ cào trên khuôn mặt gầy trơ xương của lớp người rừng mới tới. Tiếng cười rợn lạnh chưa dứt, biển động mạnh, những cơn sóng đỏ vươn cao đem theo những thân xác ngươi miền nam không toàn thây nhấp nhô đùa với sóng. Rồi sóng vỗ tạt vào bờ là những em bé mất đầu, cụt chân tay vì mã tấu dép râu, tạo nên một cảnh kinh hoàng chưa từng thấy bên bờ cát hiền hòa ở miền nam. Qủa thật, cuộc chiến “ta đánh chiếm miền nam là đánh cho Trung cộng, Liên xô” (Lê Duẩn) do CS thực hiện, nên cũng có những công đoạn khác thuờng. Tuy thế, câu chuyện chưa dừng ở đó.

Sau ngày 30-4- 1975, ngày màu cờ Vàng của Tổ Quốc khuất bóng trên sông nước Việt, những cơn đau ập đến không phải chỉ dành cho người, mà đá cũng nhỏ lệ, tang thương. Bởi vì, dưới màu cờ đỏ Phúc Kiến lơ láo là Biển Đông của nhà Nam chưa lúc nào yên. Hàng triệu đồng bào phải bỏ nước ra đi. Sóng cao gío lớn kia đã vùi lấp bao nhiêu mạng người vào lòng biển khổ? Rồi bao nhiêu thân xác em bé trơ mình trên bãi cạn? Phần nội địa, đến cây cỏ cũng không ngừng bị dẫm đạp, tàn phá bởi gót chân của kẻ thù từ phương bắc.

Trước tiên là cuộc tràn bờ biên giới vào năm 1979. Đây phải được kể là một mối nguy báo trước. Tuy nhiên, tập đoàn bán nước này như không có mắt. Hàng chục ngàn người lính chiến đã chết oan khiên, chúng vẫn thi nhau ngủ vùi trong u mê, tìm hoan lạc trong làn thuốc độc từ phương bắc để níu kéo, giữ lấy cái đảng cộng bất lương. Bất lương vì trong lúc chiến binh Việt Nam đi giữ biên cương, người chết không có chỗ chôn thây. Kẻ sống thì lê lết ” đầu đường đại tá vá ( lốp) xe, cuối thôn thiếu tá cụt, qùe xin ăn”, thì hàng quan cán lãnh đạo của nhà nước VC lại thi nhau lập công dâng đất, bỏ tiền xây đài, dựng tượng làm nghĩa trang hoành tráng cho “ liệt sỹ” Trung cộng ngay trên đất nước mình. Đã thế, còn chia phiên nhau giữ phận cúng tế hương khói đủ bốn mùa.

Với cái tài qùy lạy đó, việc có 64 người con biên phòng Việt Nam giữ đảo Gạc Ma bị chết tức tuởi với cái lệnh cấm nổ súng của những “thiên tài mù” theo gót Hồ chí Minh như Lê đức Anh, Đỗ Mười, Phạm văn Đồng, Nguyễn văn Linh… vào tháng 3-1988 là điều buộc phải đến. Có khóc, có thương là khóc thương cho người chiến binh Việt Nam đã sinh ra trong thời Việt cộng! Binh lính là thế, nói chi đến phận dân đen. Tàu thuyền ra khơi theo con nước tầm sinh nhai, chẳng mấy ngày không có máu đổ lệ rơi vì hải tặc bắc phương. Bạn tôi bảo: Xem ra, trong thời Việt cộng, máu xương người dân Việt qúa rẻ, nên chỉ được dùng để lót đường cho cán cộng vui mùa đục nước, lập công dâng Mãn thôi!

Ở một chiều khác, có người ví von cho rằng. Câu chuyện biển đông là rất lớn với dân ta, với người yêu dân nước Việt. Nhưng với đôi mắt của một con chuột đói, đã bị con mèo hoang vờn cho nhừ tử, đang nằm thoi thóp trong vòng tay của nó trên cái sân kia thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Bởi vì, dù nó mở mắt ra hay khép lại thì cũng chỉ thấy một mảnh trời không sáng! Nên chúng phải chọn giải pháp. “Nó” để cho sống ngày nào thì im mồm đi mà sống cho qua ngày đó! Nếu được “ nó” cho bám vào mà kiếm ăn thì bám cho chặt, kẻo thằng khác nó dành mất chỗ. Khi ấy, đã chẳng được gì, mà cái mạng cũng khó giữ! Theo đó, chuyện bám vào TC, thành một triết lý của nhà Chuột! Lạ! Nói lạ!

Lạ gì? Bạn không tin ư? Hãy nhìn con chuột nhắt ướt xũng nước đang co ro trong vòng tay của con mèo trước sân kia, bạn sẽ thấy được toàn cảnh bĩ cực không ngày thái lai của nó. Này nhá, sau cơn mê hoảng, nó bàng hoàng mở mắt ra. Đôi mắt của con chuột sắp chết chẳng thấy gì ngoài cảnh trời đất quay cuồng. Khi trước nó đã thề không cha, không mẹ, không bạn bè, không người thân, chỉ có đông chí theo lời đảng, lời “bác”. Nay nhìn đâu cũng ra kẻ thù. Thấy gío lay cành lá lại tưởng là những oan hồn đến đòi nợ. Nghe tiếng động nhỏ mà ngỡ là giáo mác của đồng chí đến trả thù hay xin tý huyết của vợ con. Mở mắt ra trời vẫn tối, nhắm lại càng thêm đen. Muốn nhắc cánh tay lên cho đỡ mỏi, đưa lên không nổi. Muốn trợn mắt, há mồm ra thét dọa, ta còn sống, ta còn quyền lực đây, cũng đều bị chúng nhìn khinh bạc, mỉa mai. Không bám lạy “nó” là chết, phải chết! Nó biết thân làm nô lệ còn khốn nạn hơn là chết, mà không dám chết!

Lỡ có lần nó lén nghểnh cổ nhìn ra ngoài nắng. Xa xa như có cánh phượng hoàng bay lượn giữa trời, hay thấy con chó kiểu thong thà vô tư lự đi lại trên sân làm nó thèm. Máu chuột nổi lên. Trong cơn uất, nó hít lấy một làn hơi mạnh rồi chụm bốn chân lại, cố rướn cái thân mềm nhũn lên khỏi mặt đất. Phen này tao nhất định bỏ đảng, bỏ Tàu. Chết cũng bỏ! Hỡi ơi, cái đầu nó nặng làm sao! Kế đến là toàn thân ê ẩm với ánh mắt thất thần, và cõi lòng hoảng loạn. Chợt, có tiếng meo meo, nó run rẩy, qùy phục xuống theo cái thân phận nhà Chuột, làm Chuột. Một đời lấp ló trong hang, chui rúc trong bóng tối, rình rập kiếm sống, nay chỉ vì dăm ba hột gạo mà giờ thân tàn ma dại trong vòng tay của con mèo ác độc. Sống không ra sống, chết không chết. Nó hận nó? Nó hận kiếp chuột?

Trong toan tính, nó ngửa mặt lên. Không thấy nắng, chỉ thấy cái cổ con mèo hoang đè gần xát mặt và cái đầu của nó che lấp khung trời. Vỡ mật, ý chí của loài chuột tiêu tán. Nó xoay mặt vào trong, trời tối như mực, ngay cái màu của con mèo hoang nó cũng không nhận ra được. Cố trở mình, lén nhìn ra ngoài lần nũa. Lạ, sáng ở đâu tràn vào đây? Nó chợt hiểu, đó là chút sáng từ bên ngoài hắt vào theo khe hở giữa khoảng cách từ cái đầu của con mèo đang nằm rửa mặt, đến cái cánh tay của nó vươn dài như dãy núi sải ra trước mặt. Với khoảng cách nhỏ bé này, làm sao nó có thể thoát ra ngoài cái bóng cao nhớn kia? Nó ngao ngán với chính nó, một kẻ vẫn tự hào là có tay nghề xảo trá và tồi bại nhất trên đời, nay xem ra không tìm được phương cách để lừa con mèo cho nó ra ngoài dạo chơi vài phút! Cùng khổ, nó đánh rơi thân xác trở lại, nằm co rúm thân hình trên mặt đất, bất động.

Thế đấy, nó nhắm nghiền đôi mắt lại. Nó nghĩ đến con đường hầm Củ Chi hoang tưởng lừa dối xưa kia. Nó muốn gỉa chết để tìm cách đào ngạch chui ra ngoài. Nó ước được ngắm nhìn, được đến gần đàn chó kiểu. Nó ước được nhìn thấy cánh chim giang rộng giửa trời. Nó hăm hở nghĩ tới con đường hầm. Khốn nạn chưa, khi vừa nghĩ đến chuyện đào hầm tìm lối thoát, nó lại rơi vào tuyệt vọng. Bởi, nó mà đào đường hầm ở dươi cánh tay kia để đi ra ngoài, là nguy. Đại nguy! Hầm đào chưa xong, đã xập. Hầm bị xập, một phần vì sức nặng từ cánh tay con mèo đè xuống, phần vì cái thói tráo trở chuyên làm cột chống bằng xi măng cốt chuối của nó! Ấy là chưa kể đến chuyện cái tai con mèo rất thính. Chưa đào hầm nó đã biết trước ngày khởi công. Nếu thế là chết không toàn thây. Kế đào hầm không có ánh sáng, nó run rẩy, sợ hãi, nằm gục mặt xuống nghĩ quẩn đến cái chết của vợ con nó. Thôi, đã vậy, nó chấp nhận nằm chờ từng cái vả mạnh, nhẹ, của con mèo để có được miếng ăn mà sống, còn hơn là nghĩ đến việc bỏ bám, trốn đi!

- Chuyện bi đát như thế ư?

- Tôi sợ còn tệ hơn thế!

Thật vậy, đây là bức tranh toàn cảnh của họ nhà Chuột đối với chuyện biển đông của Việt Nam. Nghĩa là tất cả mọi cấp, dù là chuột cống, chuột chù, chuột hôi, chuột nhắt, chuột đồng, chuột bố, chuột con…. thảy đếu có đôi mắt giống nhau. Vô trách nhiệm, lấp ló, thập thò trong cái hang để kiếm sống, không một kẻ nào trong chúng có trách nhiệm với hai chữ Việt Nam. Theo đó, con nào lên cũng nhìn sự việc bằng đôi mắt chuột và tính toán bằng bấy nhiêu lý lẽ để hại người, tìm sống cho mình. Nó không thể nào có đôi mắt của người có nhân bản, có hiểu biết trong xử thế để nói chuyện về Biển Đông, về Việt Nam.

Nếu bảo rằng tôi viết theo kiểu “mục nhĩ vô nhân” và đầy khinh mạn với tập đoàn VC Hồ chí Minh thì tôi cũng xin trả lời thật. Không chỉ riêng tôi, nhưng người Việt Nam đều có đánh gía như thế. Tuy nhiên, tôi dám thách đố tập đoàn này, hay ai đó chứng minh được cái nhìn của tôi về họ là sai, là nặng thành kiến. Hoặc giả, tôi thách đố bản thân họ chứng minh được bằng những phản chứng qua cách nhìn, cách hiểu biết và thực tế trong hành động để thoát ra ngoài vòng tay mèo hoang như Myanmar. Khi đó, tôi sẵn sàng đính chính. Ở trường hợp ngược lại, nếu như họ không thể chứng minh bằng lý lẽ thiện hảo và nhân bản, thì dù ngôn từ có xuất phát từ bất cứ cấp bậc, vị thế nào, miệng lưỡi nào thì đó cũng chi là câu chuyện chuột đục, khoét thúng gạo! Bởi lẽ, chẳng ai xa lạ gì với cộng sản. Nếu họ không biết bỏ đi đôi mắt ti tiện, kém cỏi, vô văn hóa của đảng CS, rồi học tìm lại đôi mắt của người và cái tâm nhân bản thì làm nô lệ đã khó, nói chi đến chuyện giữ lặng sóng biển đông!

Thật vậy, những hoạt cảnh của biển đông hôm nay như chuyện Mỹ cho tàu thuyền vào thám thính một vài hòn đảo bổi đắp của Trung cộng ở Hoàng Sa, cũng chỉ là chuyện bình thường. Nó hoàn toàn không phải là vì Việt Nam, nhưng vì quyền lợi đích thực của Hoa Kỳ. Quyền lợi này tựa trên hai điểm. Trước hết là Hoa Kỳ phải đắp đập be bờ, tạo niềm tin với các nước Asian ( sau khi bỏ chạy 1975) để củng cố thế lực và thu lợi nhuận về sau, nếu không Trung cộng sẽ tận thu hết lợi nhuận trong khu vực này. Kế đến là chuyện Trung đông đã qúa mệt mỏi mà xem ra mức lợi nhuận khó tăng, nó như cái gân gà, bỏ thì tiếc, có gặm thêm thì cũng chỉ có thể thu lợi như hôm nay đã là nhiều, khó có cơ hội kiếm thêm. Trong khi đó miếng ăn của Á châu xem ra rất ngọt!

Tuy thế, việc đến gần các đảo nhân tạo kia không phải là việc liều lĩnh thách đố quyền lực với Trung cộng, lại càng không cần đến cái chuyện “ có phép” hay “đi đêm” với Việt cộng. Nó chỉ đơn giản là sử dụng hữu hiệu quyền hạn của một thành viên đã ký tên trong luật biển năm 1982 để bảo vệ an ninh hàng hải cho quốc gia của mình. Bởi lẽ, đã có nhiều chứng cứ, nhiều chuyên viên về biển đã khẳng định việc nhân tạo, xây dựng tại các bãi, đá ở Biển Đông của Trung cộng là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Nó đang làm suy yếu tính pháp lý của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982. Nó cũng đe dọa hủy hoại tài nguyên, môi trường sinh thái biển và gây ra những hệ lụy nguy hiểm đối với hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải.

Theo nguyên tắc, Trung cộng cũng phải tuân thủ và bảo vệ công ước này. Nhưng thay vì bảo vệ, TC đã bất chấp luật lệ về tái tạo, bồi lấp mặt bằng trên biển để chiếm cứ. Trước những hành động này của TC, bất cứ một thành viên nào đã ký tên vào luật biển cũng đều có tư cách đến xem xét, thu thập tài liệu hình ảnh để đưa vụ việc ra tài phán quốc tế. Hoa Kỳ không là ngoại lệ. Dựa vào lý do an ninh hàng hải, họ đương nhiên có quyền đi đến để quan sát những điểm mà họ cho là quan ngại. Nếu có kéo cả đống tầu bè vào mà không có mưu đồ gây hấn, chiếm cứ thì chẳng có gì là trái với công ước. Dĩ nhiên, cũng chẳng có chuyện đánh trả “sẽ đánh vuì dập” nó xuống đáy biển, hoặc phải “ xin phép” Việt cộng. Bởi lẽ, chỉ cần một cái Tàu của Mỹ bị “tự nổ” và chìm xuống thì Trung quốc sẽ bị cả thế giới tấn công chứ chẳng riêng gì một mình Hoa Kỳ. Nên chuyện Mỹ đến và đi chỉ là việc biểu lộ khả năng sử dụng quyền hạn của một thành viên của luật biển mà thôi. Chuyến đi là vì minh nhưng lại cũng được tiếng là vì người!

Đại ý, chuyện Biển Đông hiện đang diễn ra như thế, cũng chẳng có gì đáng gọi là qúa phức tạp. Tuy nhiên, Việt Nam, nếu biết nhìn sẽ là người hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc tranh chấp này. Lợi dụng anh hùng tính của Hoa Kỳ và thế giới để tống cổ Trung cộng ra khỏi biển đông và Việt Nam. Có thể nói đây là cơ hội tốt nhất cho Việt Nam thoát cảnh nô lệ phương bắc. Nhưng xem ra ngoài vị thế của Việt Nam Cộng Hòa, những đôi mắt “đảng chuột” sẽ không bao giờ có khả năng nhìn thấy và làm nổi chuyện này.Tại sao”

Trước hết, bản công hàm do Phạm văn Đồng ký vào ngày 19-8-1958 là bản án tử hình, hay ít ra là cái thòng lọng đã buộc chặt vào cổ của Việt cộng mà người cầm đầu giây là Trung cộng. Việt cộng không có bất cứ một khả năng nào để có thể có được một bản văn đồng cấp để tiêu hủy, hay vô hiệu hóa gía trị bản công hàm của Phạm văn Đồng. Tại sao? Chuột nào cũng là chuột, Hồ chí Minh, Phạm văn đồng, Trường Chinh , Lê Duẩn, Võ nguyên Giáp… đã là những kẻ nô tài của Tàu, mở ra con đường phản dân hại nước. Theo đó, những kẻ đi sau, ngoài phương cách cúi sâu, qùy lâu hơn trước quan thầy Trung cộng để được hưởng ơn mưa móc thì không có một phương cách nào khác. Theo đó, người Việt Nam muốn cứu quê hương thì đừng trông chờ bất cứ điều gì từ thành phần này. Bởi lẽ, cho đến nay, không một kẻ nào trong hàng ngũ này có nổi cái nhìn của Thein Sein của Myanmar, nói chi đến Boris Yelsin.

Trong khi đó, vị thế của Việt Nam Cộng Hòa tiếp nối với những tên tuổi như Dương Nguyệt Ánh, Lương xuân Việt, Lê Bá Hùng…lại hoàn toàn khác và đứng ở trên đỉnh cao thắng lợi. Nghĩa là, vị thế của Việt Nam Cộng Hòa có đủ tư cánh, năng tính trên trường Quốc Tế để phủ nhận hoàn toàn gía trị của bản văn này. Lý do, vào thời gian Phạm văn Đồng ký bản công hàm, chủ quyền và việc thi hành nền hành chánh toàn diện trên những quần đảo này hoàn toàn nằm trong nền hành chánh và cai trị của Việt Nam Cộng Hòa theo hiệp định Geneve 1954. Từ đó, có thừa khả năng chứng minh Phạm văn Đồng ký bán cái không có, bán cái đồ vật của nhà người khác, không thuộc quyền sở hữu của mình. Và phủ nhận luôn khả năng chiếm hũu hay được thủ đắc của đối tác. Bởi vì đối tác của bản văn đã biết rõ đó là đồ gian, đồ ăn cắp hay là tài vật của người khác. Đối chiếu, lịch sử Việt Nam cũng đã có một tiền lệ như thế. Đức Ngô Quyền chém Kiều công Tiễn trước khi làm sóng nổi trên Bạch Đằng Giang để diệt quân Nam Hán! Đây xem ra là một hướng đi duy nhất và phải đến!

Riêng việc Trung cộng cho rằng nó thuộc về Trung cộng từ thời “ bành tổ” thì chỉ là câu chuyện của ruồi bu. Bởi lẽ, gần nhất là hội nghị Sans Francico ngày 7/9/1951, Hội nghị đã tách riêng Đài Loan, Bành Hồ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thành hai khoản riêng biệt (b, f) khẳng định không công nhận chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc. Trong khi đó, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu đã ra tuyên bố xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước 51 phái đoàn ngoại giao của các nước thành viên Liên hợp quốc. Ông nói: “để dập tắt những mầm mống bất hòa, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xưa đến nay vẫn thuộc cương vực Việt Nam.” Lời tuyên bố đó đã được Hội nghị San Francisco ghi vào biên bản và trong tất cả 51 phái đoàn tham dự hội nghị, không có một phái đoàn nào phản đối thể hiện bằng văn bản. Mới mấy chục năm trước đây, Trung cộng còn không dám nói nửa lời trước hội nghị. TC phải cậy nhờ Kossigin của Nga bảo trợ, nói giúp. Kết qủa bỏ phiếu của hội nghị đã là một bằng chứng rõ ràng, còn tranh cãi vào đâu.

Theo đó, muốn giải quyết toàn bộ chuyện Biển Đông, Việt Nam buộc phải giải tán chế độ nô lệ của cộng sản tại đây. Sau đó, lập lại thể chế Cộng Hòa. Từ đây chính phủ mới sẽ có đủ tư cách pháp lý để đưa chuyện Biển Đông vào cuộc tài phán của Quốc tế. Từ giải pháp này, chúng ta mới khả dĩ tìm được tiếng nói, lấy lại những gì đã mất cũng như đủ thẩm quyền để xoá bỏ mọi hiệp ước bất tương xứng về biên giới, vịnh bắc bộ, chuyện thuê biển, rừng đầu nguồn hay xét lại tất cả các dự thầu, mà chế độ nô lệ Việt cộng đã ký với Trung cộng. Nếu không có thay đổi toàn diện này, chuyện biển đông chỉ là chuyện đầu môi, và Việt Nam không chỉ mất Trường Sa, Hoàng Sa Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, Tục Lãm, vịnh Bắc Bộ vì tình …đồng chí! Nhưng còn là cả giang sơn nữa!

11-2015

© Bảo Giang

© Đàn Chim Việt

9 Phản hồi cho “Chuyện Biển Đông”

  1. Nguyen Hung says:

    Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
    Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc

    Hà Nội ngày 20 tháng 07 năm 2014

    Kính gửi : Đ/C Tổng Bí thư BCHTW Đảng
    Các đ/c Uỷ viên Bộ Chính Trị
    Các đ/c Uỷ viên Ban Bí thư TW Đảng
    Các đ/c ủy viên Trung ương Đảng khóa XI

    Tôi là: Lê Duy Mật – Thiếu tướng – Nguyên Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu 2 và Tư lệnh Mặt trận 1979-1984 (Hà Giang) thay mặt một số đảng viên xin được nêu thắc mắc và kiến nghị như sau:

    Cuộc chiến tranh biên giới 1979 – 1984 cũng là một trong những cuộc chiến đẫm máu vô cùng đau thương trong lịch sử nước ta. Đây là cuộc chiến tương tự các cuộc chiến Bạch Đằng,Chi Lăng, Đống Đa, nhưng tại sao đã qua 30 năm mà cuộc chiến này vẫn không được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm phục vụ cho mục tiêu bảo vệ Tổ quốc cấp thiết trước mắt, Việc tổng kết này vô cùng cần thiết và sẽ rất hữu ích khi mà đối tượng chiến đấu vẫn là một, khi mà quân xâm lựợc đang cận kề chứ không xa xôi như trong các cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bên cạnh đó các chính sách đối với gia đình liệt sĩ và những người chống xâm lược năm 1979 – 1984, chúng tôi đã nhiều lần đề nghị nhưng vẫn không được giải quyết ,mà chỉ có những lời hứa hẹn xuông.

    Phải chăng có một nguyên nhân mà chúng tôi săp nêu lên sau đây.

    Chúng ta đều biết mọi tiêu cực trong xã hội hiện nay từ Trung Quốc gây ra, khiến cho nước ta sản xuất lẹt đẹt, lạc hậu, đã thế, họ lại còn có những lời sỉ nhục đôi với cả dân tộc ta: “Việt Nam là con hoang, loại vô liêm sỉ, phải cho thêm vài bài học”.

    Vậy mà, lãnh đạo ta không hề có một phản ứng nào!

    Rồi khi bọn xấu trà trộn trong đám biểu tình được xúi giục phá phách gần 1000 nhà máy của Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, thì công an lúc đó làm ngơ, sau đó mới xuất hiện, chỉ xử lý qua loa và xin lỗi xin đền bù thiệt hại cho họ. Trong khi đó Tung Quốc đâm phá gần 30 tàu, thuyền của chúng ta thì không quyết liệt đòi bồi thường, mà chỉ “nhẹ nhàng” lên án.

    Khi có hiện tượng bất thường nho nhỏ về dân sự thì lập tức nửa đêm đại sứ của Việt Nam ở Bắc Kinh bị gọi đến để nhận thư phản kháng, còn khi Trung Quốc gây hại cho ta thì chỉ có cán bộ Bộ Ngoại giao Việt Nam đến gặp cơ quan Lãnh sự Trung Quốc tại Hà Nội để giao công hàm phản kháng .

    Lạ lùng nhất là tỉnh ủy Quảng Đông mà lại ngang nhiên gửi công văn cho Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu phải thực hiện 16 việc phải làm. Một thái đọ trịch thượng ,coi thường nước ta rất vô lễ mà ta vẫn chịu đựng.

    Trung Quốc tự tiện cho giàn khoan vào xâm nhập lãnh hải Việt Nam bất chấp mọi ý kiến phản đối của nhân dân ta và dư luận các nước lên án. Khi rút đi, họ tuyên bố là do họ đã xong việc. Trung Quốc làm như vậy mà ta vẫn khen Trung Quốc là bạn tốt,16 chữ vàng và 4 tốt. Đến nỗi dư luận thế giới cũng phải ngạc nhiên về thái độ quá ư nhu nhược của chúng ta.

    Ngạc nhiên hơn là Nhà nước đàn áp những người biểu tình chống xâm lược ở trong nước mà chỉ khuyến khích biểu tình ở nước ngoài.

    Chẳng lẽ một dân tộc Việt Nam anh hùng đã ba lần chiến thắng Nguyên Mông, đã có Điện Biên phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu mà nay lại hèn kém như vậy sao! Chúng tôi cho rằng nguyên nhân sâu xa là ở Thỏa hiệp Thành Đô ngày 4/9/1990 của một số vị lãnh đạo. Chúng tôi chưa rõ thực hư thế nào mà chỉ biết sau này những hiện tượng tiêu cực xảy ra đã thể hiện nội dung của bản Thỏa hiệp đó. Xin trích một đoạn Thỏa hiệp Thành Đô: “ Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh , như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….

    Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên , và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.”. (Hết trích) (1) .

    Vì vậy, chúng tôi yêu cầu trong hội nghị TW này Bộ chính trị , Ban Bí thư cần công bố các văn bản của Thỏa hiệp Thành Đô, để chứng minh thực hư thế nào. Nếu Thỏa hiệp Thành Đô là đúng như vậy thì rõ ràng là một bản thỏa hiệp rất nguy hiểm cho đất nước như là phản bội Tổ Quốc. Vì vậy, chúng tôi đề nghị Hội nghị TW xem xét và ra tuyên bố phản bác bản thỏa hiệp đó, chấn chỉnh lại tổ chức, kỷ luật những người đã ký và những người thực hiện sau này. Có như vậy Đảng ta mới thực sự là một Đảng chân chính, dám nhận khuyết điểm, dám công khai khuyết điểm như Bác Hồ đã nói: “Một Đảng mà không dám nhận khuyết điểm, công khai khuyết điểm là một Đảng hỏng”.

    Theo điều lệ Đảng (điều 3 khoản 3), Đảng là của nhân dân lao động, Đảng của toàn thể đảng viên vì vậy chúng tôi có quyền yêu cầu phải công khai các hoạt động của những người lãnh đạo để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra như trong các Nghị quyết TW đã đề ra .

    Trên đây là những kiến nghị tâm huyết và bức xúc của đảng viên. Tôi mong rằng: Bộ chính trị, Ban bí thư nên tôn trọng ý kiến của các đảng viên cơ sở và thực hiện các việc nói trên .Tóm lại là :
    1- Tổng kết cuộc chiến tranh chống quân xâm lược năm 1979, thực hiện chính sách qui tập mồ mả ghi công các anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược cũng như bao cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc trước đây của dân tộc ta, tổ chức kỷ niệm trọng thể hàng năm.

    2- Công khai bản Thỏa hiệp Thành Đô tháng 9/1990 để toàn dân, toàn Đảng biết được thực hư và ra tuyên bố để giải thích các hiện tượng tiêu cực. Thỏa hiệp Thành Đô là thứ ung nhọt đang di căn khắp cơ thể đất nước ta .

    Nguy cơ mất nước đang là sự thật, mong các đồng chí có lương tâm, vì sự nghiệp của tổ quốc mà thực hiện cho được. Nếu ở Hội nghị Trung ương X này không ra được bản tuyên bố thì yêu cầu đưa vào chương trình Đại hội Đảng bất thường hoặc Đại hội 12 .

    Chúng tôi chờ mong hồi đáp của các đồng chí.

    Kính
    Thiếu tướng Lê Duy Mật

    (1)Theo tin của Tân hoa xã Trung Quốc và báo Hoàn cầu Trung Quốc

    • NGÀN SAO says:

      LÊ DUY MẬT

      Hoan hô ông Mật một phùa
      Ông là Thiếu Tướng có đùa được sao
      Ông nêu Hội Nghị Thành Đô
      Sao không công bố mọi người đều hay !

      Nhưng mà chẳng trước thì sau
      Nếu là lịch sử chẳng ai giấu nào
      Dân ngu bịt miệng dễ ào
      Nhưng còn thế giới dễ nào giấu đâu !

      Chỉ nhân danh mỗi Bác Hồ
      Để làm Hiệp định Thành Đô ra đời
      Quả là lãnh đạo chịu chơi
      Coi thường đất nước coi thường nhân dân !

      Chỉ toàn bốc Mác Lênin
      Đấy là cái cớ như in rõ ràng
      Thành Đô quả thật không oan
      Nội dung bán nước quả còn nói chi !

      Hoan hô ông Mật phải thì
      Cũng nhân danh “Bác” ông gào Thành Đô
      Nước nhà sao quả lao đao
      Ngược xuôi cũng chỉ “Bác Hồ” thế ư !

      Dân ngu thôi biết sao chừ
      Trăm năm sắp hết mà toàn dân ngu
      Chừng nào mới biết Thành Đô
      Còn nay cứ tạm “Bác Hồ muôn năm” !

      NGÀN TRĂNG
      (02/12/15)

  2. Nguyen Hung says:

    Miền Bắc : “Bên Thắng Cuộc”, tác giả Huy Đức : “Trước năm 1975, nhiều cán bộ miền Nam ra thăm miền Bắc đã hết sức ngỡ ngàng khi nhìn thấy cảnh nghèo nàn của “hậu phương lớn.”….. Anh Ba (Lê Duẩn ) cho mời họ tới, đoàn gồm hai phụ nữ và ba nam. Anh Ba hỏi: ‘Các đồng chí ra thăm miền Bắc thấy gì?’ Họ thật lòng nói, đi thăm chợ Đồng Xuân mà không thấy hàng hóa gì cả, miền Bắc nghèo quá “.

    Miền Nam : “Hỏa Lò “,tác giả Nguyễn Chí Thiện: “Đất nước thống nhất, tôi có dịp đi công tác vào Nam ngay. Qua vùng đồng bằng sông Cửu Long, tôi thấy tận mắt nông dân dùng cả gạo để nuôi lợn. Quá no đủ. Đầy tình người. Đặt chân tới thành phố Sàigòn, tôi giật mình. Phồn thịnh quá, hạnh phúc quá! Trẻ con ngoan ngoãn, lễ phép. Hóa ra tuyên truyền toàn bố láo. Cả một cuộc sống như vậy mà không biết giữ lấy. Thật đáng tiếc! Thật đáng trách! “.

    • CÁI HỦ VÀ CON ẾCH

      Có con ếch nhỏ chui ra
      Bị rơi vào hủ quả là thương tâm
      Hàng ngày tụng Mác Lênin
      Tối thui trong hủ ai tin được nào !

      Làm sao nhìn thấy trời cao
      Làm sao trông thấy lẽ nào non sông
      Toàn đen cứ tưởng màu hồng
      Nay thì con ếch chổng mông kêu gào !

      Nó kêu làm động Bác Hồ
      Bác Hồ mở hủ có nào được đâu
      Bởi vì Bác chết đã lâu
      Còn ai tự tiện dám thay “Bác” nào !

      Nên thôi hay khấn Trời cao
      Chừng nào hủ bể ếch thời chui ra
      Chuyện này quả thật khó đa
      Trừ khi sấm sét biết là được không !

      SẮC NGÀN
      (02/12/15)

      • Xin đọc “Còn ai tự tiện dám thay Bác vào”
        “Nên thôi hãy khấn trời cao” PHƯƠNG NGÀN

      • Nguyen Hung says:

        Trần Mạnh Hảo, từ rừng Lộc Ninh vào đã viết cảm tưởng của ông như sau :

        « Ngày 30/4/1975, từ rừng Lộc Ninh về Sài Gòn, chưa kịp hoàn hồn, tôi đã bị Sài Gòn đánh chiếm bằng văn hóa, bằng văn học, bằng sách vở, âm nhạc. Phạm Duy và Trịnh Công Sơn đã tái chiếm tâm hồn tôi; và hình như tôi, đã tự nguyện quy hàng thứ âm nhạc, thứ văn học, văn hóa mà chế độ mới đang kết án, cho là văn hóa phản động, đồi trụy. Các loại sách dịch gần như vô tận của Sài Gòn còn sót lại sau đại họa đốt sách của chế độ mới đã xâm lược đầu óc tôi, giải phóng tôi thoát khỏi ngục tù của dốt nát, của u mê, của cuồng tín ngớ ngẩn một thời, “bắt” tôi vào trường tự nguyện “học tập cải tạo” đến giờ chưa chịu thả ra » .

  3. người chuyển lửa says:

    Hận Hoàng Sa

    Bãi Cát Vàng, Bãi Cát Vàng
    Cô đơn giữa biển, thênh thang nước trời;
    Ấy hòn đảo nhỏ quê tôi,
    Hoàng sa hai tiếng, nghìn đời gọi tên.
    Cớ sao giặc nước Hồ Minh,
    Đem dâng đại Hán, tỏ tình chúa tôi?
    Một ngày đen tối bảy tư,
    Biển đông dậy sóng, giặc thù vào đây.
    Tàu to, súng lớn, giăng đầy,
    Hăm he chực nuốt đảo gầy bơ vơ.
    Miền Nam thân yếu thế cô,
    Đồng minh đã đánh nước cờ thí xe.
    Giặc đông bủa kín tứ bề,
    Những toan lấy thịt quyết đè Hoàng sa.
    Xả thân bảo vệ sơn hà,
    Tận trung báo quốc, Văn Thà lưu danh.
    Xưa Hoàng Diệu chết theo thành,
    Ngày nay Nguỵ soái bỏ thân theo tàu.
    Bảy tư nghĩa sĩ trước sau,
    Đã cùng chiến hạm đi vào sử xanh.
    Bây giờ đã bốn mươi năm,
    Còn nghe vọng khúc quân hành Hoàng Sa:
    “Ta là người lính quốc gia,
    Liều thân bảo vệ quê nhà dấu yêu;
    Xác ta gởi đảo tiền tiêu,
    Hồn ta theo sóng thuỷ triều hồi hương.
    Về cùng đất mẹ thân thương,
    Góp phần ngăn rợ bắc phương hung tàn.”
    Phách người chiến sĩ hải quân,
    Còn vương theo ngọn Cờ Vàng hôm nay.

    http://fdfvn.wordpress.com

    • Nguyen Hung says:

      CHO QUÊ HƯƠNG THỐNG KHỔ

      Vô Danh_______________________________________

      Từ xa vạn dặm nhìn về quê hương
      Nỗi buồn vời vợi, một trời đau thương

      Một lũ vô luân, một bầy quỷ đỏ
      Một bọn vô thần chối bỏ Tổ Tông
      Nào cho thuê rừng, di dời cột mốc
      Một dải Tây Nguyên mai mốt chẳng còn
      Cắt nhượng Nam Quan, chia đôi Bản Giốc
      Lao động xứ người, gả bán cháu con

      Có nỗi nhục nào hơn nỗi nhục này không
      Bắc phương ngang nhiên chiếm dần biển đảo
      Giặc Tàu hung bạo, lấn chiếm quê hương
      Có nỗi hận nào hơn nỗi hận này không
      Thái thú đời nay ươn hèn với giặc
      Tàn bạo, côn đồ ức hiếp lương dân

      Có mối nhục nào hơn mối nhục này không
      Chiến hạm xâm lăng gọi rằng tàu lạ
      Giặc giết dân lành… gục mặt làm ngơ
      Có mối hận nào hơn mối hận này không
      Dùng luật ngoại bang giam cầm người yêu nước
      Đàn áp dã man người phản đối, biểu tình

      Phẫn uất gào to trả lại ta sông núi
      Trả lại phố phường tên lịch sử, hùng anh
      Hỡi đồng bào ơi đứng lên tranh đấu
      Thanh niên sao đành cúi mặt vong thân

      Ta muốn hét lên thay người bé miệng
      Lực tận hơi tàn chẳng biết làm sao
      Nuốt hận vào trong, máu trào bạc tóc
      Hỏi quê hương mình rồi sẽ về đâu

  4. BIỂN NGÀN says:

    ĐẦU VOI ĐUÔI CHUỘT

    Trước tiên ông Mác cái đầu
    Lênin khúc giữa đâu là khúc đuôi ?
    Thưa rằng Boris Yeltsin
    Liên Xô quả đổ chổng kềnh ai hay ?

    Nước ta cũng giống như vày
    Lai quần cũng đánh ngày nay hoảng hồn
    Hoàng Sa mất tại biển Đông
    Trường Sa cũng vậy theo chân ai ngờ ?

    Ngày xưa Nguyễn Trãi chẳng mơ
    Nhân tài như lá mùa thu vậy mà
    Sớm mai hào kiệt sao sa
    Bây giờ quần chúng hằng hà vậy thôi !

    Một trăm năm sắp qua rồi
    Tạo toàn cán bộ rầm trời Mác Lê
    Non sông giờ quả ê chề
    Anh hùng đâu thấy cá mè trước sau !

    Đầu voi đuôi chuột hỡi ơi
    Một thời chống Pháp nay đà về đâu
    Về nơi Lê Mác dãi dầu
    Quang Trung, Hưng Đạo giờ hầu số không !

    Biển Đông sóng gió bập bồng
    Thôi thì nhắm mắt khỏi trông lên trời
    Trông lên chỉ thấy Bác Hồ
    Râu dài mái tóc Bác toàn bạc phơ !

    SÓNG NGÀN
    (01/12/15)

Leave a Reply to TIẾNG NGÀN