Trung Quốc lo ngại đã kéo Hoa Kỳ và Úc lại gần nhau hơn
Tác giả: Alan Goodall (1). Ngọc Thu chuyển ngữ từ Thời báo Nhật Bản
SYDNEY - Sự lựa chọn giữa thị trường lớn nhất của Úc, là Trung Quốc, và đồng minh thân cận nhất của mình là Hoa Kỳ, dường như không phải là sự lựa chọn khó khăn. Các quyết định đã được thực hiện, Canberra hiện phải trấn an Bắc Kinh, đó là việc bình thường.
Úc đang tận hưởng sự thịnh vượng trong thời kỳ bùng nổ từ việc xuất khẩu khoáng sản, chủ yếu sang Trung Quốc, là điều mà bà Julia Gillard, Thủ tướng mới của Úc đang nỗ lực mở rộng. Tuy nhiên, [Úc] đang ký một gói thỏa thuận với các bộ trưởng Washington về việc tăng cường hợp tác quân sự, bây giờ bà phải [tìm cách] tránh các phản ứng dữ dội của Bắc Kinh có thể xảy ra.
Cơ hội đó sớm xảy ra trong một loạt các cuộc đàm phán quốc tế. Bà Gillard và Ngoại trưởng nói tiếng tiếng phổ thông của mình, ông Kevin Rudd, đã giữ chỗ cho các phiên họp kín với các đại diện Bắc Kinh, với mục đích trấn an Trung Quốc rằng Úc vẫn là một đối tác thương mại đáng tin cậy và là bạn tốt.
Các hoạt động ngoại giao nhộn nhịp trong khu vực này theo sau các chuyến viếng thăm rất thành công của Washington tới Nam Thái Bình Dương. Do bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Mỹ dẫn đầu, nhóm đã ủng hộ đảo quốc Fiji về mặt dân tộc, đã gặp khó khăn tại Suva, hâm nóng lại tình cảm đã mất với New Zealand ở Wellington, sau đó đáp xuống với tiếng kèn hiệu tại quê hương của bà Gillard, Melbourne.
Hai người phụ nữ tâm đầu ý hợp. Cuộc đi dạo của họ ngang qua một công viên ở Melbourne vào một ngày đẹp trời đã cho thấy sự may mắn với các máy ảnh truyền hình và là một biểu tượng rõ ràng về tình cảm giữa hai quốc gia đồng minh có trách nhiệm với nhau.
Mục đích của các cuộc thăm viếng Nam Thái Bình Dương, trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đang hỗ trợ ở Ấn Độ và Indonesia, là để bôi trơn các cơ chế liên minh của Washington từ xa, nhưng là một phần chiến lược của thế giới. Ở mức độ quan hệ công chúng, nó đã thành công. Đối với xu hướng Trung Quốc – Nam Thái Bình Dương, câu trả lời vẫn chưa chắc chắn.
Đầu tiên, Fiji rất vui vẻ chấp nhận một đại sứ quán Mỹ mới tại Suva để chống lại viện trợ dân sự của Trung Quốc ngày càng gia tăng trong khu vực. Lời khiển trách nhẹ của bà Clinton đối với chế độ cai trị độc tài của Fiji do ông Frank Bainimarama, nhà lãnh đạo tự tuyên bố, chỉ là: “Chúng tôi muốn thấy cải tiến tự do chính trị, chẳng hạn như cho phép thường dân chuyên nghiệp để quay lại các bộ quan trọng của chính phủ“. Nên có nhiều hy vọng cho Canberra để Fiji quay lại nền dân chủ.
Wellington đã đến từ quan hệ lạnh nhạt khi bà Clinton và Thủ tướng John Key ký một tuyên bố mở ra các mối quan hệ gần gũi hơn, bao gồm chia sẻ thông tin tình báo. Washington đã lạnh nhạt với New Zealand kể khi Thủ tướng David Lange thuộc Đảng Lao động đã cấm các tàu hạt nhân của Mỹ nhập cảnh hồi 25 năm trước. Việc kết thúc của chủ nghĩa biểu tượng trống rỗng đó mở đường cho hợp tác quân sự.
Sự cảnh giác quân sự rất cao về chương trình nghị sự của Washington tại Melbourne. Được hỗ trợ bởi Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, nhóm người Mỹ đã xác nhận một hiệp ước đồng ý trước đó của Úc cho phép lực lượng Hoa Kỳ được tiếp cận nhiều hơn các cơ sở quốc phòng tại Townsville và Darwin ở miền Bắc nước Úc và ở một căn cứ hải quân gần Perth, Tây Úc. Cũng như một phản ứng quân sự, trường hợp ủng hộ đã được thực hiện để cứu trợ nhân đạo nhanh hơn với các thảm họa ở Đông Nam Á.
Cuộc họp lần thứ 25 của các bộ trưởng Canberra và Washington, được gọi là AUSMIN, đánh dấu một sự tham gia mới của bà Gillard trong cuộc chiến Afghanistan. Bà thông báo rằng bà và Bộ trưởng Quốc phòng, ông Stephen Smith, sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo khối NATO tại Lisbon vào ngày 19- 21 tháng 11.
Úc quan tâm sâu sắc về các kế hoạch chuyển tiếp để bàn giao quân sự tại Afghanistan. Úc là một trong 47 quốc gia tham gia ở đó, là đóng góp lớn nhất của một nước không thuộc khối NATO và đứng thứ 11 về lực lượng vũ trang. Mười binh sĩ Úc đã thiệt mạng ở đó kể từ tháng Sáu.
Một điều hiện làm nhiều người Úc lo lắng đó là, họ cảm thấy theo sau việc làm táo bạo của bà Clinton, Bắc Kinh sẽ phản ứng đối với một loạt các thay đổi này ra sao. Rủi ro đó là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Úc. Lượng hàng xuất sang Trung Quốc đã tăng 18% năm ngoái, tăng 23% giá trị xuất khẩu. Nhưng nếu trò chơi rắc rối này (Big Two) dẫn đến tranh cãi, thương mại không bảo đảm an ninh, ngay cả tại vùng Nam Thái Bình Dương xa xôi.
Theo ông Hugh White Thứ trưởng Quốc phòng diễn tả, sẽ có nguy hiểm thực sự rằng một cuộc đối đầu “sẽ trở nên mất kiểm soát, với các mối nguy hiểm nghiêm trọng về một cuộc chiến tranh. Một thời gian dài trước khi điều đó xảy ra, Úc sẽ tự tìm thấy chính họ buộc phải lựa chọn để đi theo Hoa Kỳ, trở thành một cuộc đọ sức chiến lược ngày càng căng thẳng với Trung Quốc, hoặc từ bỏ liên minh”.
Như Tokyo, Canberra đã khó chịu qua phản ứng của Bắc Kinh sau một cuộc đụng độ giữa một tàu đánh cá Trung Quốc và một tàu tuần duyên Nhật Bản, dẫn đến việc Bắc Kinh hạn chế xuất khẩu đất hiếm. Bắc Kinh tuyên bố biển Đông là “lợi ích cốt lõi” lại càng làm cho Canberra quan ngại.
Ở Melbourne, bà Gillard chấp nhận cách giải thích của bà Clinton về địa chính trị rằng: “ngoại trừ thành công về kinh tế đi đôi với gia tăng về chính trị ngày càng cởi mở hơn, nếu không sẽ có căng thẳng trong nội bộ Trung Quốc để đối phó”.
Một tín hiệu mới về các phản ứng của Bắc Kinh đối với sự hiện diện mạnh mẽ hơn của quân đội Mỹ tại Úc đã đến từ một học giả Trung Quốc. Ông Shi Yin-hong, giáo sư Hoa kỳ học tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, nói với tờ báo Úc rằng: “Úc và các nước châu Á khác đang chơi trò chơi hai mặt: hoạt động thương mại với Trung Quốc và tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ”.
Ông Shi nói thêm rằng trong khi mục đích của Washington gồm việc ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố hồi giáo lan rộng trong khu vực châu Á, chiến lược dài hạn của họ là “kềm chế Trung Quốc, đặc biệt các hoạt động hải quân của Trung Quốc ở vùng biển lân cận sẽ được thường xuyên hơn và ở tầm xa”.
Ông Greg Sheridan, biên tập viên nước ngoài của báo The Australian đã phát biểu: “Mỹ đang gia tăng sự tham gia về chiến lược ngoại giao, kinh tế và chiến lược của họ với châu Á – chỉ vì Úc đã kêu gọi họ làm vậy”.
Ngoại giao song phương đã được làm mới hiện đang được Canberra quan sát. Các cuộc hội đàm riêng giữa những người đại diện Bắc Kinh và Canberra ở các cuộc họp thưởng đỉnh G20 và APEC sắp tới sẽ mở ra một cuộc đối thoại, nếu không làm sạch bầu không khí.
Trong khi đó, nhà quan sát Trung Quốc có trụ sở ở Sydney, ông Geoffrey Garrett đang kêu gọi “điều nhạy cảm”. Giáo sư của Trung tâm nghiên cứu Hoa kỳ tại Đại học Sydney cho biết: “Sự tham gia của Úc và Mỹ lớn hơn trong việc xây dựng thể chế trong khu vực và cố gắng phát triển các mối quan hệ – hợp tác nhiều hơn với Nhật Bản và Nam Hàn – phải là một điều tốt”.
© Đàn Chim Việt
————————————————————–
(1) Alan Goodall là từng là Trưởng văn phòng Tokyo của báo The Australian.
Hoa-Kỳ là một siêu cường về phía TƯ-BẢN kéo theo hàng mấy chục đồng minh: Anh; Pháp; Đức; Canada; Úc; Tân tây lan; Nam Hàn; etc… thế mà không dẹp nổi bọn Taliban,và Al Qa Dal để cho chúng gây nên thảm cảnh: Kinh tế suy sụp,và thiệt hại nhân sự có thể giống như cuộc chiến đã xảy ra tại việt-nam.
Hoa-kỳ cố ý hay vô tình đã mở cửa cho CSTQ và Nga hai quốc gia đã thù nghịch với Mỹ trong chiến tranh lạnh; thế mà Mỹ đã mở cửa cho TQ để cho thị trường kinh tế ồ ạt đổ xô vào TQ trong hơn thập niên qua.
Không phải ươn ươn dở dở như CSVN. Trung quốc đã thay đổi một cách KHÔNG TƯỞNG TƯỢNG nổi: là một nước chỉ có xe đạp là VINH-QUANG từ nhiều trăm năm qua. Ngày nay; nếu ai đã qua TQ trong thời gian gần đây; họ sẽ giật mình vì TQ ngày nay; nếu đem công trình xây cất của Mỹ cũng không thể so sánh nổi; thì đừng đem nước nào mà so sánh với TQ.
Ngay bây giờ; TQ cũng chẳng sợ Mỹ; dù Mỹ có nhiều phương tiện Võ-khí tân tiến hơn TQ. Nhưng liệu Mỹ đang kiệt sức mọi nơi; còn đủ khả năng chống trả lại Quân-Lực TQ hay không ?
Lúc này là lúc TQ nhìn thấy cái yếu điểm của Mỹ. nó tung hoành ra biển Đông để đo lường cái phản ứng của Mỹ và đồng minh.
Nhật bổn chỉ mạnh khi xưa; nhưng khi TQ nó không sợ Mỹ nữa; thì Nhật;việt, Taiwan; Nam Hàn không phải là đối kháng của TQ.
Nếu khố Tây Phương còn ham ăn; chia rẽ không hợp lại loại trừ TQ ra khỏi vòng chiến; thì Tây phương sẽ phải nhượng bộ cho TQ càng sớm càng tốt.
Chính -phủ Mỹ càng đánh vào khối trung-đông: Iraq hơn 50,000 quân. Afghanistan 90,000 ,và hơn 30,000 quân của các quân đội Đồng Minh; họ càng kéo dài càng tổn thất sinh maṇg; võ khí… trong khi đó Hoa-Kỳ phải dùng hàng Tỷ tiền Dollars để mướn CIA tiêu xài quá phun phí tiền bạc trong các khu vực Pakistan; India;Iran etc…nhưng không đem lại kết quả là mấy; vì những tên Pakistan đói khát kia, nó còn khủng khiếp hơn bọn CSVN trong chiến tranh với Mỹ.
Bọn Pakistan nó nói một đường; nó làm một nẻo; khiến Mỹ phải điên đầu như những vụ đốt xe dầu; thực phấm tiếp vận cho Afghanistan.
Countdown trở lại hai trận đánh tốc chiến vào Iraq,và Afghanistan trước đây; ta thấy Hoa-Kỳ thắng chúng một cách nhanh chóng không thể tưởng tượng được. Nhưng vì Hoa Kỳ không tiêu diệt tận gốc rễ bọn Taliban và bọn Al Qai Da; mà chỉ chống đỡ lấy lệ; khiến cho chúng tổ chức được lại lực-lượng trong một vài năm sau; do thế lực đứng đằng sau chúng là: Pakistan; Iran; Tàu, và Nga lén bán thứ VÕ KHÍ du kích và TNT cho chúng xử dụng đường lối :bombs suicide là hy sinh một người giết được 3 hay năm người. Hoặc bọn Talibans cho đặc bombs tiêu sập các buildings của chính phủ.
Nên tôi dám tuyên bố rằng: Hoa-Kỳ càng giữ quân lâu trong các nước này; thì không thể thắng được bọn Trung-Đông, mà hoa Kỳ đang cay cú vì là 1 cường Quốc. Nga sụp đổ chế độ CS vì bị lún lầy vào Afghanistan trước đây.Rút ra bài học này; Hoa Kỳ nên đánh tận vào gốc: Pakistan,và Iran dù phải tốn đến Nguyên tử để cho Thế-giới phải TÂM phục; Khẩu phục Hoa Kỳ để lấy lại thế Mã phong.
Nước Anh là nước đã đẻ ra: Hoa-Kỳ; Úc; Tân Tây Lan; một phần là Canada thì họ không bao giờ bỏ nhau; nếu đàn anh cả là hoa-Kỳ lâm nạn. Tuy nhiên; cái thằng Pháp là do chính Hoa Kỳ cứu hắn năm lần bảy lượt; nhưng thằng NICOLAS lại bỏ ra 20 tỷ tiền Euro để deals với TQ; và hơn thế nữa hàng trăm nhà Tỷ-Phú Mỹ đem cả tài-nghệ mình; tài sản mình bỏ vào TQ đầu tư; vì họ không còn nghe Chính phủ HK kêu gọi lòng yêu nước ?. Nếu họ để tiền trong nước U.S.A thì bị đánh thuế hết ?.
Kết: HK làm sao đánh lại TQ; nếu TQ phát triển nhanh lẹ trong 10 niên tới ?
Giả sử, nếu dùng t́ới NUKES thì chính Hoa-Kỳ sợ thứ này nhất. còn dùng võ khí bình thường; thì HK dù có tối tân hơn TQ về võ khí. Nhưng TQ lấy thịt đè người với 1000 lính đổi 1 lính HK; thì HK có chịu nổi không ?
Ngăn chận Trung-cộng ngay bây giờ đã là sắp trể rồi.Giấc mơ thôn-tính nuớc khác của người Tầu vốn là cái”dân-tộc tính” bẫm-sinh.
Chận hoặc làm chậm tiến-trình chiếm-đoạt chứ không mong gì diệt bỏ được cái tính xấu truyền-kiếp nầy cuả người Hán đuợc.
Trừ phi…