WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tản mạn trong buổi chiều thả diều trước cửa hầm Thủ Thiêm

Hôm nay tại Sài Gòn người ta đang dìm đốt hầm Thủ Thiêm cuối cùng. Tôi thấy cần trao đổi vài ý trong bài viết của Kỹ sư Cơ khí Lê Quốc Trinh (Canada) trên diễn đàn Dân Luận .

Cửa dẫn vào hầm Thủ Thiêm. Ảnh: vietnamnet

Tôi hoàn toàn chia sẻ với tác giả họ Lê cảm giác băn khoăn trước những lỗ hổng kỹ thuật đã và đang lộ ra tại công trình xây dựng đường hầm vượt sông Thủ Thiêm. Có lần tôi đã nghĩ mai này đường thông, bản thân mình nên tránh qua đấy cho… lành. Tuy nhiên điều ấy không thể giúp tôi bỏ qua nhiều sơ hở của bài viết kia. Xin liệt kê ra đây mấy ý chính:

Ông Lê viết: “Đến khi nước chảy liên tục tàn phá bê tông và làm rỉ sét các cấu trúc sắt thép bên trong thì sức đề kháng của đường hầm sẽ yếu dần cho đến một ngày toàn bộ công trình có thể bị bong ra, nứt toác nhanh chóng dưới áp lực nước thì thảm hoạ sụp đổ khó lòng tránh khỏi”.

Lời bàn: Đường hầm này chôn sâu tối thiểu 3m dưới lòng sông, bao bọc nó là cát và bùn thì không thể có chuyện nước chảy liên tục tàn phá beton. Ở độ sâu ấy gần như không có oxy nên quá trình rỉ sét các cấu trúc sắt thép cũng không thể diễn ra. Lại càng không có chuyện không khí có chứa oxy sẽ thấm ngược từ vùng áp suất thấp trong lòng hầm lên vùng có áp suất cao (các khe nứt ở thành hầm và vỏ hầm).

Ông Lê viết: “Ở Montréal (30/09/2006), Québec, Canada, một chiếc cầu vượt Concorde bằng bê tông đã bị sụp đổ đè chết năm người đi xe hơi, sáu người bị thương nặng. Nguyên nhân là hơn 20 năm trước, vết nối bê-tông bị nhà thầu thi công ẩu, không theo đúng bản vẽ và kỹ sư không kiểm tra chất lượng, không giám sát công trường, nước mưa và tuyết tan đã làm tan vữa bêtông và làm han rỉ cốt sắt bên trong, cộng với tính chây lỳ vô trách nhiệm của quan chức Nhà Nước khi được dân chúng báo động sớm (hai giờ) trước khi cầu bị sụp đổ’.

Lời bàn: Thật không có gì hài hước hơn là đi so sánh quá trình hủy hoại một cây cầu cạn với một đường hầm chìm.

Ông Lê viết: “Chúng ta thử tính xem: Trọng luợng mỗi đốt hầm khoảng 27000 tấn; Cộng thêm áp suất nước (20m) đè lên trên (áp suất trên mỗi m2 nhân cho cả diện tích bên ngoài); Cộng thêm lưu lượng xe cộ chạy hàng giờ; Cộng thêm những chấn động rung của xe vận tải hạng nặng, chưa nói nếu có tai nạn đụng nhau trong đường hầm, hay xe bốc cháy; Nền móng dưới hầm có đủ chắc (chôn sâu bao nhiêu dưới lòng sông) để đủ sức chịu đựng áp lực vĩ đại đó?”.

Lời bàn: Ông Lê quên rằng hầm chìm này là một kết cấu rỗng, bùn và cát xung quanh nó được xem như môi trường chất lỏng đặc thù, do đó nó có lực nổi. Người ta đã tính toán để lực nổi này cân bằng với sức tải tĩnh và động của hầm cộng với lực nén từ trên xuống. Cho nên lo lắng của ông về “nền móng” là hơi thừa. Có thể ví von là ông đang muốn xây móng cho một chiếc khinh khí cầu!

Ông Lê viết: “Tôi không phải là kỹ sư công chánh, không chuyên nghiệp về cầu đường, nhưng kinh nghiệm hành nghề ở Canada cho phép tôi nhìn vấn đề chi tiết hơn về quan điểm kỹ thuật. Hy vọng những lo ngại của tôi không là tiếng kêu vô vọng trong đêm thâu”.

Lời bàn: Tôi cũng không phải kỹ sư công chánh, cũng không chuyên nghiệp về cầu đường. May mắn thời đi học tôi đã được nghe giảng qua môn sức bền vật liệu, cơ học chất lỏng và thủy văn. Do đó tôi xin tạm nêu ra vài mâu thuẫn cơ bản trong sự hiểu biết hạn chế mang nặng tình tiết sách vở của mình. Rất mong sẽ được độc giả thuộc chuyên ngành liên quan chỉ bảo thêm.

Các vết nứt ở đốt hầm Thủ Thiêm (Ảnh chụp của ĐG – vncold.vn)

Đoạn phân tích dài dòng trên đây có thể tăng lên gấp đôi nếu tôi mổ xẻ chi tiết hơn. Tôi xin dừng ở đây. Những ví dụ kia đã là tương đối điển hình trong một bài viết điển hình của truyền thông Việt Nam nói chung, không phân biệt lề trái hay phải. Đó là sự lấn sân của những người không có chuyên môn trong nhiều vấn đề . Có người đã nói đùa với tôi rằng người Việt rất đa năng, giả như ngài tiến sỹ nọ. Với vụ bauxite ông là chuyên gia luyện kim, môi trường kiêm nhà quân sự thao lược, với vụ đường hỏa xa cao tốc ông là nhà kinh tế vĩ mô sâu sắc, chỉ đến khi vấn đề “dời đô” nóng lên thì bàn dân mới bổ ngửa ông còn là một thầy phong thủy rất mê tín. Oái ăm thay, trong chuyên ngành hẹp ông theo đuổi cả đời, một trang web flickr  lại nỡ phong ông là giáo sư “dỏm”.

Cùng một hiện tượng xã hội tương đồng như đã dẫn, blogger DongA gọi là “Thói a dua và mặc cảm dòng chính” . Ông viết: “Mặc cảm dòng chính là khái niệm do tôi nghĩ ra trước đây để chỉ tâm lý tin vào bất cứ thông tin nào có chiều hướng xấu liên quan tới hệ thống chính trị cầm quyền bất kể thông tin đó đúng, sai hay chỉ có một phần sự thật và đồng thời cũng không cần phải bận tâm suy nghĩ, tìm hiểu về tính xác thực của thông tin đấy… Thói a dua và mặc cảm dòng chính nếu chỉ trôi nổi trên mạng thì đành một lẽ. Nhưng một khi mặc cảm dòng chính len vào hệ thống truyền thông của chính hệ thống chính trị cầm quyền thì điều này đặc biệt nguy hiểm cho chính hệ thống chính trị cầm quyền đấy, bởi vì điều đó cho thấy chính ở trong chính bản thân hệ thống chính trị cầm quyền đã tồn tại một mặc cảm về chính nó sâu xa. Mặc cảm này chưa phát tác ra những hệ quả khôn lường bởi vì nó còn bị áp chế bởi những ràng buộc mạnh mẽ và phức tạp của hệ thống chính trị. Một khi những ràng buộc này suy yếu mặc cảm dòng chính sẽ phát tác từ chính bên trong hệ thống chính trị kết hợp với bên ngoài và sẽ phá vỡ hệ thống chính trị đấy”.

Cảm giác sợ hầm ngầm vượt sông của tôi như đã nói, không phải xuất phát từ bài viết của ông Lê Quốc Trinh hay một trang web lề trái nào đó. Nó là kết quả của sự thiếu hụt thông tin của báo chí chính thống trong nước. Chưa bao giờ tôi thấy họ tham khảo ý kiến một chuyên gia có trọng lượng nhưng ở vị thế độc lập, hoặc dẫn chứng và so sánh với những công trình tương tự trên thế giới, khi đề cặp đến các bất cập kỹ thuật của hầm Thủ Thiêm suốt hai năm nay. Tôi tạm cho đây là kiểu làm báo câu khách và vô trách nhiệm, chứ chưa dám liên tưởng đến định nghĩa“mặc cảm dòng chính” của blogger DongA.

Khi mỗi cá nhân tự tôn về quyền năng tri thức và hiểu biết của mình trong mọi lĩnh vực, chỉ có hai khả năng: một là anh rỗng tuếch và a dua, hai là anh tự ti và phủ nhận mọi thứ. Đứng về mặt cộng đồng, nó chỉ ra sự thiếu vắng của đỉnh chóp tư duy phản biện và định hướng, tức là một tầng lớp trí thức đủ năng lực và lương tri cất lên tiếng nói riêng có độ thu hút và thuyết phục rộng rãi.

Trong bộ phim JFK của Holywood về quá trình điều tra vụ ám sát Kenedy, người ta dẫn câu nói của một nhà khoa học tự nhiên Anh: “Một công dân yêu nước là một công dân dám chống lại chính phủ của mình”. Theo logic của phim, tôi thấy sự “chống” kia mang tính xây dựng và hoàn thiện cho chính phủ, hơn là đạp đổ. Ở Việt Nam tôi lại nghĩ tâm lý bài nhà cầm quyền thiên về “hội chứng hậu nô lệ”, hơn là yêu nước. Thật vậy, bài bác mọi chính sách thực dân dù không khôn ngoan lắm nhưng ít ra nó là chất keo gắn kết cộng đồng và nuôi dưỡng ý chí quật khởi của cả dân tộc trong hàng thế kỷ. Còn với chính phủ của người Việt Nam, ít nhất ở phương diện chủng tộc và văn hóa, bài bác là kế sách lỗi thời và vô vọng. Chuyển hóa là quá trình tất yếu và duy nhất khả dĩ. Bí quyết của nó là tri thức và kẻ thực thi chắc chắn là đội ngũ trí thức mà hiện nay rất tiếc là chưa có hình hài.

Không rõ ai là người đã đặt tên cộng đồng Việt Nam hải ngoại là “Khúc ruột ngàn dặm” rất tối nghĩa. Ở chiều hướng ngược lại, cái nhìn chủ đạo của Việt kiều dành cho cơ thể chính trị Việt Nam cũng thường thu nhỏ về ruột… già. Nghĩa là tất cả những gì liên quan đến nhà nước Việt Nam đều xấu xa và thối nát (!?). Vụ “Đỗ Ngọc Bích” chấn động dư luận vừa qua rõ ràng là một “bung xung” từ căn nguyên có thật: “Ý tưởng viết bài của tôi xuất phát chính từ cảm giác bực dọc, khó chịu khi phải đọc những lời phỉ báng, lăng mạ của các blogger trong nước và hải ngoại đối với nhà nước Việt Nam… ”.

Quan điểm của Mahatma Gandhi đầu thế kỷ trước rất đáng tham chiếu: “Khi tôi trở về từ Nam Phi, tôi đã đi đến rất nhiều vùng đất Ấn Độ. Và tôi biết rằng mình có thể đi như thế nhiều năm nữa, mà vẫn chỉ thấy được một phần rất nhỏ của đất mẹ. Tôi biết những gì chúng ta nói ở đây vô nghĩa với phần lớn người dân Ấn Độ. Chúng ta đọc diễn văn cho nhau nghe và mấy tờ báo tiếng Anh sẽ dành cho chúng ta vài dòng. Nhưng nhân dân Ấn Độ thì không đụng đến. Chuyện chính trị của họ giới hạn trong bánh mì và muối. Họ có thể dốt nát nhưng không đui mù. Họ chẳng có lý do để hiến tặng lòng trung thành cho bọn người giàu có và quyền lực, những kẻ đơn giản chỉ muốn tiếp quản vai trò thực dân dưới mị danh tự do”.

Gandhi đã phải trả giá bằng cả mạng sống của mình cho sự tiến bộ của tổ quốc. Đau đớn là chính người Ấn Độ đã giết ông, chứ không phải thực dân Anh. Và đúng như Gandhi tiên đoán, cuộc đấu tranh giành độc lập đã chia năm xẻ bảy đất nước. Nó đẻ ra những chính thể độc tài không ngừng chia rẽ và đối đầu trên mảnh đất có nền văn minh cổ kính bậc nhất nhân loại.

Thảo Điền 6.2010

© Trương Thái Du

Bài liên quan

Về sự cố thấm nước đường hầm Thủ Thiêm

10 Phản hồi cho “Tản mạn trong buổi chiều thả diều trước cửa hầm Thủ Thiêm”

  1. Thach Sùng says:

    Chao ông Du.
    Bây giờ là ngày 7/8/2012
    Hầm Thủ Thiêm đưa vào sử dụng rồi , và hôm rồi báo chí cũng đăng hình ảnh đã có nước thấm vào hầm.
    Ông nghĩ sao đây với cái lý luận của ông?

  2. Le Quoc Trinh says:

    Thân chào các bạn trong DanChimViet,

    Tôi nghĩ đến lúc cần phải làm tổng kết mọi ý kiến để đưa ra ánh sáng dư luận về “sự cố thấm nước trong đường hầm Thủ Thiêm” sau loạt bài phản hồi của ông Trương Thái Du. Tôi xin phép được tóm tắt vài hàng như sau:

    1)- Kỹ thuật xây cất cầu cống, đường ngầm dưới sông (hay dưới biển) không có gì gọi là mới mẻ trên thế giới ngày nay, Nhật Bản là nước tiên tiến rất giỏi về hạ tầng cơ sở, do đó tôi hoàn toàn đặt tin tưởng về phương diện kỹ thuật;

    2)- Nguyên tắc Archimede (sức đẩy của nước) do ông Trương Thái Du đề cập rất chính xác trong sự kiện này, nhất là với thể tích vĩ đại của đường hầm Thủ Thiêm. Tuy nhiên nguyên tắc này sẽ bị vô hiệu hoá nếu có nước chảy từ ngoài vào bên trong, không khác gì chiếc tàu ngầm bị lủng, đó chính là lý do khiến tôi e ngại và lên tiếng. Đến bây giờ có hơn 130 vết nứt nẻ và thấm nước liên tục hàng giờ cộng thêm bức hình về những vết nứt loang lổ trên vách hầm cho thấy lo ngại của tôi có cơ sở;

    3)- Bức xúc của tôi đặt trọng tâm lên vấn đề “kiểm tra chất lượng” và “giám sát công trình”, tức là thuộc về vấn đề tổ chức nhân sự và lương tâm của những người trách nhiệm. Chuyện xảy ra ở Canada về chiếc cầu vượt bị gẫy cũng do những vấn đề nhân sự nhiều hơn. Ngành xây dựng là ngành dễ bị Mafia len vào kiếm chác, đăng ký thành lập công ty, bày trò hối lộ, tham nhũng, móc ngoặc để giựt hợp đồng, khi thi công thì rút ruột công trình, giảm chất lượng vật liệu để kiếm lời. Sau khi công trình dứt điểm thì tuyên bố phá sản, xoá tên công ty, rủ nhau trốn sạch …để rồi 20 năm sau đến khi công trình sụp đổ thì “con cháu lãnh đủ”.

    Hơn ba năm nay, từ khi xảy ra tai nạn sập cầu Cần Thơ chính quyền Hà Nội có bao giờ điều tra ngọn ngành để tìm ra nguyên nhân chưa ? Họ chỉ ứng tiền cho xây chùa, lập mộ để tưởng niệm 55 ông công nhân hy sinh vì “sai lầm nào đó”, để rồi tai nạn lao động vẫn tiếp tục xẩy ra ở những công trình sau, nguy hiểm nhất là cán bộ cao cấp tìm cách trốn trách nhiệm và gán tội lên đầu công nhân (ví dụ: cầu Chợ Đệm và cầu Pháp Vân, cao ốc KeangNam, Hà Nội).

    Bài kết luận này gián tiếp trả lời cho những ai tuy không nắm vững chuyên môn về cầu đường, nhưng họ cũng có quyền lo ngại về tính chất an toàn của công trình hạ tầng tối ư quan trọng cho người sử dụng.

    Thân chào,

    Lê Quốc Trinh
    (bài tổng kết này rút tỉa từ những tranh luận trong Diễn Đàn khác).

  3. Le Quoc Trinh says:

    Chào ông Du,

    Cám ơn hồi âm của ông Du trả lời tôi về tấm ảnh số 2 trong đó có những lỗ khoan vào bêtông.

    Quan sát những lỗ khoan đó khi đốt hầm vẫn còn nằm ở xưởng đúc Nhơn Trạch thì tôi giật mình và cảm thấy mối quan ngại có cơ sở. Ông Du à, theo kỹ thuật phương Tây mà tôi học được, khi những vết nứt nẻ xuất hiện trên bề mặt vách hầm có triệu chứng lan rộng và kéo dài thêm thì người ta phải khoan những lỗ tròn ngay điểm cuối để ngăn chặn vết nứt không cho nó lan tiếp. Trên cơ sở KHKT thì dễ hiểu vì lỗ khoan là nơi để làm giãn mọi sự dằng co (stress), phân bố nội lực đều bên trong bêtông. Tôi đã từng gặp tình huống như thế khi xử lý những lò nung kim loại bằng thép dày.

    Điều này chứng tỏ Nhà Thầu Nhật Bản và những người trách nhiệm kỹ thuật rất lo lắng cho chất lượng công trình trước khi dìm đốt hầm. Đó chỉ là một giải pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chận vết nứt kéo dài (khi chưa dìm) trong khi tìm một phương án giải quyết tối ưu. Điều lo âu thứ hai tôi thấy được qua tấm ảnh là mức độ tập trung của những vết nứt trên một vùng diện tích nhỏ (khoảng môt mét vuông), chứng tỏ nơi này là điểm chịu lực yếu khi đốt hầm được dìm xuống dưới đáy sông và chịu áp suất nước xung quanh. Dĩ nhiên khi hầm đã nằm sâu dưới sông, ai dại gì mà khoan lỗ trên vách đế cho nước tràn vào, phải không ông Du ?

    Tôi đã làm tổng kết những gì chúng ta bàn bạc gay gắt bên Talawas. Các bạn đọc có thể ghé qua đọc, hay tôi xin phép DanChimViet để đăng lại trên Diễn Đàn này.

  4. noileo says:

    “Ông Lê quên rằng hầm chìm này là một kết cấu rỗng, bùn và cát xung quanh nó được xem như môi trường chất lỏng đặc thù, do đó nó có lực nổi. Người ta đã tính toán để lực nổi này cân bằng với sức tải tĩnh và động của hầm cộng với lực nén từ trên xuống. Cho nên lo lắng của ông về “nền móng” là hơi thừa. Có thể ví von là ông đang muốn xây móng cho một chiếc khinh khí cầu!”

    Thật không hiểu bằng nền tảng kiến thức khoa học xã hội chủ nghĩa Liên xô hay Trung cỏong nào mà nhà trí thức xã nghĩa Trương thái Du này có thể so sánh cái đường hầm có cửa ra vào ở 2 đầu, nghĩa là hoàn toàn hở, với một khinh khí cầu hoàn toàn kín, bên trong kkc chứa khí nhẹ hơn không khí thường (vì thế mà đuọc gọi là “khinh khí” cầu), do đó kkcầu có thể nổi trên không trung, để mà bảo rằng cái đường hầm này có “lực nổi” dưới lòng sông, do đó không cần xét đến nền móng cho cái đuòng hầm 27000 tấn/đốt!

    Thiết tưởng, dù có bằng đại học về ngành gì, nhà trí thức xã nghĩa TTD cũng phải đuọc dạy & học về trọng lực của trái đất ngay từ bậc trung học, do đó phải hiểu cái sức nặng của cả một tầng nuớc 20 mét bên trên cái đường hầm chứ? Hay là ở bậc trung học “xã nghĩa” các trí thức xã nghĩa đuọc dạy & học “tiên tiến” hơn trường học bình thường của thế giới bình thường này!?

  5. Le Quoc Trinh says:

    Thân chào ông Trương Thái Du,

    Thấy ông Du sính chơi trò “thả diều” khắp Trang Mạng, tôi cũng xin vui lòng vui chơi với ông trên Diễn Đàn này, sau khi chúng ta đã bàn luận khá sôi nổi trong Talawas vừa qua. Tôi đã đề nghị BBT DanChimViet đăng tải bài viết “Về sự cố thấm nước trong đường hầm Thủ Thiêm” do tôi viết trên Dân Luận, để mọi người tiếp cận sự thật dễ dàng.

    Trong bài này của ông Du, tôi đặc biệt để ý bức ảnh số 2, trình bày một số vết nứt xuất hiện trên vách hầm bằng bêtông, không biết ông Du tìm được ở đâu. Tôi đóan chừng tấm hình này chắc chụp được hồi năm ngoái khi đốt hầm còn nằm trong bể đúc Nhơn Trạch (Đồng Nai), và bị báo chí vạch ra trên dư luận.

    Tôi muốn hỏi ông TT Du về những lỗ khoan mà ông thấy trong bức hình đó: vì lý do gì người ta khoan vào vách hầm như vậy ? Có hiệu quả gì không ?

    Mong chờ hồi âm của ông Du, cám ơn nhiều.

    Lê Quốc Trinh, Canada

    • T.T.Du says:

      Thưa ông Lê Quốc Trinh,

      Thỉnh thoảng tôi vẫn gửi bài cho danchimviet, do đó trường hợp bài trên không phải là ngoại lệ. Bài của ông, danchimviet đã đăng và tôi cũng luôn dẫn link đầy đủ. Hình ảnh trong bài do BBT ở đây minh họa thêm. Tôi đoán có nhiều lý do người ta khoan vào vách hầm, chẳng hạn thám sát vết nứt, kiểm nghiệm chất lượng boton. Là một kỹ sư xây dựng chắc ông thừa biết với bề dày 1m của vách hầm, lớp vỏ beton ở ngoài là lớp bảo vệ, chứ không chịu lực trực tiếp.

  6. D.Nhật Lệ says:

    Đọc bài của TTD,tôi tự nghĩ có lẽ ông này dư ăn dư để hay là một kẻ nhàn hạ
    đến nổi chiều tà bắt chước con nít đi thả diều trước hầm Thủ Thiêm ?
    Như thế rồi ông ta lên lớp về những điều mà ông ta không phải là sở trường,
    đó là hai điều đáng nói và đáng nghi vấn.
    Trước đây,trên blog Võ Đắc Danh tường thuật về những bất công mà nông dân
    miền Nam phải chịu đựng,chính TTD.lên giọng “thầy đời” khuyên VĐD.là nên
    sống chung với bất công,chứ viết ra chẳng ích lợi gì,là tiêu cực v.v.và v.v.
    Đấy là “dung nhan” của ngài TTD.!

  7. Ngày xưa một đoạn đường nào thiếu an ninh,dễ bị CS phục kích,người Mỹ buổi sáng thường cho một đon vị vỏ trang đi mở đường,sau đó thì công voa quân đội hay xe đò dân sự mới an toàn lưu thông.
    Nay với công trình “cống hộp Thủ thiêm”đầy bàn cải,tôi đề nghị mỗi sáng toàn thể các đồng chí lãnh đạo trung ương ,địa phương(là lực lượng tiên phong trong cách mạng)hãy lên những chiếc xe con bóng láng (dĩ nhiên trong đó có cả Ngài Trương thái Du) ,mở đường chạy qua cống hộp cho bà con an tâm hồ hởi phấn khởi qua theo.
    Nếu chẳng may có điều gì xảy ra…thì âu đó cũng là điều đại phước cho nhân dân!

  8. Nguyễn Văn Phú says:

    Chào anh Trương Thái Du

    Thỉnh thoảng, tôi có đọc đôi bài của anh. Nhưng tôi ” chịu” anh nhất là bài này.

    Người ở hải ngoại, hầu như ai cũng cảm nhận được là nếu muốn viết gì hay có ý kiến gì thì phải nhớ viết theo lề bên phải. Cái lề bên phải này tức là lề bên trái của nhà nước CSVN. Có nghĩa là bất cứ thứ gì của nhà nước VN đều xấu cả. Nếu ai nói chệch qua lề trái thì coi chừng gãy cổ vì đống nón cối trên đầu.

    Sinh hoạt trong CĐVN ở hải ngoại đã lâu. Tôi thấy ít có người dám nói lên ý nghĩ thật của mình. Đa số họ chỉ nói theo đám đông ( theo lề phải của người Việt hải ngoại ). Phải biết ngó trước, ngó sau, nhìn phải, nhìn trái trước khi hoan hô hay đả đảo ai.

    Nếu ai còn nghi ngờ những điều tôi nói. Xin vào DCVOnline.net hay Take2Tango và đọc những ý kiến dưới mỗi bài chủ. Các bạn sẽ thấy chừng vài chục cái nick, họ là bậc thầy của tất cả mọi lãnh vực. Và bất cứ thứ gì của VC đều xấu xa, thối nát, chỉ có VNCH là cái gì cũng tốt.

    Sau khi viết ra những ý kiến này, có lẽ tôi cũng phải đi tập thể dục sao cho cái cổ của mình cứng thêm một chút.

    Chế độ VC thì chăc chắn phải bị thay thế. Đó là quy luật tất yếu và đó là nguyện vong của toàn dân. Nhưng tuyên truyền, khích động quần chúng sao cho có tính thuyết phục. Còn viết mà chỉ gây phản cảm cho người đọc thì tốt hơn đừng viết.

    Xin chào mọi người

    • Thân chào mọi người !

      Chúng ta rất hết sức cẩn thận đề phòng BỌN ĐỊCH VẬN kiều vận bọn LEE CHIÊU THỐNG trong hàng ngũ địch vận quỷ kế Trương Lương véo von tiếng địch trên mọi báo mạng …

      Bọn Bắc Kinh nước TỀ tè và bọn Hà Lội nước VỆ ve vản …..rất có nhiều nhăn răng tệ, đô la ..thuê bọn báo nô , văn nô, thi nô …..này đánh phá trên trận chiến tranh tâm lý báo chi văn học có tấm lòng với sự sống chết sống còn sinh tồn của Tổ Quốc Việt Nam

      Thân chào mọi người !

      Nguyễn Hữu Viện

Leave a Reply to Le Quoc Trinh