WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tổng quát về biến cố Mậu Thân (1968)

Ảnh tu liệu, nguồn Internet

Ảnh tư liệu, nguồn Internet

 

1. LÝ DO CỘNG SẢN MỞ CUỘC TỔNG TẤN CÔNG

Cộng sản Việt Nam chưa một lần lên tiếng về lý do cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân. Chỉ biết quyết định “tổng công kích và tổng khởi nghĩa” Tết Mậu Thân được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp Trung ương (BCHTƯ) đảng Lao Động (LĐ) khóa 3 tại Hà Nội vào tháng 1-1968. Trong phần “Phương hướng và nhiệm vụ của ta trong thời kỳ mới” của nghị quyết nầy, đảng LĐ cho rằng cần phải tổ chức “tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định, đạt tới mục tiêu chiến lược mà đảng ta đã đề ra là: a) Tiêu diệt và làm tan rã tuyệt đại bộ phận quân ngụy, đánh đổ ngụy quyền các cấp, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân. b) Tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ, làm cho quân Mỹ không thực hiện được các nhiệm vụ chính trị và quân sự của chúng ở miền Nam. c) Trên cơ sở đó, đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải chịu thua ở miền Nam, chấm dứt mọi hành động chiến tranh đối với miền Bắc...” (http://cpv.org.vn/cpv/. )

Tổng công kích” là một từ ngữ trong lý thuyết cách mạng cộng sản Trung Hoa (Trung Cộng), có ý nghĩa là tổng tấn công. Còn “tổng khởi nghĩa” là từ ngữ Việt Nam chỉ những cuộc nổi dậy chống ngoại xâm trong lịch sử, và đã được Việt Minh cộng sản sử dụng để gọi cuộc cướp chính quyền của họ vào năm 1945.

Những mục tiêu ghi trong nghị quyết trên đây không phải là lý do đầy đủ đưa đến việc tổng tấn công Tết Mậu Thân. Dựa trên diễn tiến chính trị và chiến cuộc cho đến cuối năm 1967, nguyên nhân cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân có thể như sau:

THAM VỌNG CỦA PHÁI CHỦ CHIẾN Ở BẮC VIỆT NAM: Tại Liên Xô, trong Đại hội thứ 20 của đảng CS tại Moscow từ 14 đến 25-2-1956 , Nikita Khrushchev đưa ra chính sách sống chung hòa bình giữa các nước không cùng chế độ chính trị. Chủ trương nầy bị Trung Cộng (TC) phản đối. Tại Bắc Việt Nam (BVN), trong đảng LĐ xuất hiện hai khuynh hướng mâu thuẫn nhau: 1)Nhóm bảo thủ cứng rắn theo TC, phản đối chủ trương của Khrushchev, do Lê Duẩn lãnh đạo. 2) Nhóm tán thành chủ trương của Khrushchev mà Võ Nguyên Giáp được xem là người đứng đầu. Cuộc tranh chấp trong nội bộ đảng âm ỷ nhiều năm thành vụ án “chống đảng”. Nhóm cứng rắn thắng thế.

Nhóm nầy chủ trương đánh mạnh ở Nam Việt Nam (NVN), thống nhứt đất nước bằng võ lực, nghĩ rằng nếu mở cuộc tổng tấn công thì sẽ được nhân dân NVN ủng hộ, đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Nhóm cứng rắn tin tưởng chắc chắn sẽ thắng lợi, đến nỗi in sẵn giấy bạc để thay tiền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Khi chiến dịch bắt đầu, Lê Đức Thọ vào NVN, giữ vai trò phó bí thư Trung ương cục, phụ tá cho Phạm Hùng, cho đến tháng 5-1968 mới trở ra Bắc vì thấy không thành công. (Huy Đức, Bên thắng cuộc, tập II: Quyền bính, Saigon: Osin Book, 2012 (bản điện tử), tr. 100.)

PHÁ HỦYCHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA: Tại NVN, ngày 1-4-1967 hiến pháp được ban hành, làm nền tảng cho sự thành lập chính thể Đệ nhị Cộng hòa, đồng thời chấm dứt giai đoạn khủng hoảng chính trị kéo dài trong ba năm (1964-1966). Cộng sản quyết mở cuộc tổng tấn công vào đầu năm 1968 nhằm sớm phá hủy hệ thống chính quyền VNCH mới được tái xây dựng, tiếp tục tạo khó khăn và gây bất ổn cho VNCH.

GÂY DƯ LUẬN TẠI HOA KỲ: Khi Hoa Kỳ tham chiến trực tiếp tại Việt Nam, giới lãnh đạo BVN nhận thức rõ khó có thể chiến thắng được quân đội Hoa Kỳ, vì quân đội Hoa Kỳ trang bị võ khí tối tân và hùng hậu. Trong khi đó, tại Hoa Kỳ phong trào phản chiến càng ngày càng lên cao, nhứt là từ 1965 đến 1967.

Quân đội Hoa Kỳ lúc đó gồm hai thành phần: 1) Quân nhân chuyên nghiệp, tự nguyện gia nhập quân đội. 2) Quân nhân động viên, gồm những thanh niên thi hành nghĩa vụ quân sự một thời gian tùy theo tình hình giai đoạn. Gia đình những người thi hành quân dịch tham gia mạnh mẽ phong trào phản chiến, vận động đưa thân nhân về nước, tránh bị tai nạn chiến tranh. Luật động viên ở Hoa Kỳ được bãi bỏ ngày 27-1-1973 (Ngày ký hiệp định Paris.)

Năm 1968 là năm bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, dư luận dân chúng Hoa Kỳ rất nhạy cảm. Cộng sản tin rằng tổng tấn công vào các thành phố ở NVN năm 1968, sẽ gây chấn động dân chúng Hoa Kỳ, làm gia tăng phong trào hòa bình và phản chiến, và sẽ tạo ảnh hưởng để chính phủ Hoa Kỳ sớm rút quân khỏi Việt Nam.

CHUẨN BỊ HÒA ĐÀM: Cuộc vận động hòa bình do Hoa Kỳ khởi phát từ năm 1964, càng ngày càng lan rộng. Đã đến lúc các bên đối đầu sửa soạn vào bàn hội nghị thương thuyết nên BVN mở cuộc tổng tấn công nhằm tạo thế mạnh trước khi vào hội nghị. (Trên thực tế, ngày 3-5-1968, Hoa Kỳ và BVN đồng ý sẽ gặp nhau tại Paris lần đầu vào ngày 10-5-1968.) (Đoàn Thêm, 1968 Việc từng ngày, Sài Gòn: Cơ sở Phạm Quang Khai, 1968. California: Nxb. Xuân Thu tái bản, 1989, tr. 156.)

GÂY BẤT ỔN THÀNH PHỐ: Một hiện tượng xã hội ít được chú ý là do chiến tranh càng ngày càng khốc liệt, vùng nông thôn bất ổn, nên mỗi năm có khoảng từ 500,000 đến 1 triệu dân nông thôn tránh bom đạn, bỏ ra thành thị tỵ nạn, sinh sống dưới sự kiểm soát của chính phủ VNCH. (Don Oberdorfer, Tet!, New York: Nxb. Da Capo, 1984, tr. 53.) Lúc đó, ở nông thôn CS không có dân để trà trộn trốn tránh, cũng không có dân để tiếp tế nuôi ăn, lại thiếu thanh thiếu niên để bắt lính. Vì vậy, CS đưa chiến tranh vào thành phố, làm cho dân nông thôn chạy ra thành thị quay về nông thôn, chận đứng làn sóng di chuyển từ nông thôn ra thành thị.

KHỐNG CHẾ MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG: Lý do cuối cùng thúc đẩy CS Hà Nội tổ chức cuộc tổng tấn công là: Khi mới thành lập năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng (MTDTGP) gồm đa số là đảng viên cộng sản miền Nam, kể cả những người gốc miền Nam ra Bắc tập kết rồi trở về, đồng thời có cả các thành phần thiên tả, không cộng sản, bất mãn chế độ VNCH, bỏ theo MTDTGP. Sau khi tổng thống Ngô Đình Diệm bị đảo chánh, những thành phần miền Nam không cộng sản trong MTDTGP dự tính muốn trở về hợp táp với tân chính phủ VNCH, nhưng chưa có cơ hội trở về vì tình hình miền Nam xáo trộn liên tục. (Nguyễn Khánh trả lời phỏng vấn đăng trên báo Phụ Nữ Diễn Đàn, Hoa Kỳ, số 112 tháng 5-1993. Ngoài ra xin xem Gareth Porter, Vietnam, A History in Documents, New York: New American Library, 1981, tt. 292-293, in lại bản dịch tiếng Anh thư của Huỳnh Tấn Phát gởi Nguyễn Khánh ngày 28-1-1965, do Nguyễn Khánh cung cáp.)

Giới lãnh đạo đảng LĐ ngoài Bắc không tin tưởng các thành phần nầy và cũng không tin tưởng những đảng viên CS gốc miền Nam trong MTDTGP. Nếu cuộc tổng tấn công nhân dịp Tết 1968 thành công, sẽ là một thắng lợi quan trọng cho BVN. Ngược lại, nếu cuộc tổng tấn công thất bại, và chủ lực của MTDTGP bị quân đội VNCH tiêu diệt, đối với đảng LĐ ở Hà Nội vẫn là điều có lợi, để đảng LĐ ở BVN gởi cán bộ và quân nhân từ BVN vào điền thế những đơn vị bị tiêu diệt, nắm gọn và điều khiển toàn bộ MTDTGP, mà không xảy ra tranh chấp nội bộ gay go. Về sau, một số nhân vật trong MTDTGP công khai tố cáo âm mưu nầy của đảng LĐ, trong đó có bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, trong MTDTGP. (Stanley Karnow, Vietnam A History, New York: The Viking Press, 1983, tt. 544-545.)

Với những tính toán trên đây, dầu cuộc tổng tấn công thành công hay thất bại, đàng nào đảng LĐ ở Hà Nội cũng đều có lợi, nên họ không ngần ngại mở cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân.

2. TÌNH HÌNH TRƯỚC CUỘC TỔNG TẤN CÔNG CỦA CSVN

TÌNH HÌNH BẮC VIỆT NAM: Tại Bắc Việt Nam (BVN), vào đầu tháng 7-1967, ở Hà Nội diễn ra các cuộc họp quan trọng của Bộ chính trị và Quân uỷ TƯĐLĐ, duyệt xét kế hoạch phát động cuộc “tổng công kích và tổng khởi nghĩa” vào dịp Tết Mậu Thân (1968) (Don Oberdorfer, sđd. 54). Đại tướng CS Nguyễn Chí Thanh (NCT), uỷ viên Bộ chính trị, bí thư Trung ương cục miền Nam (TƯCMN), kiêm chính uỷ Quân giải phóng miềnNam, từ NVN ra Hà Nội dự họp, chết tại quân y viện 108 ngày 6-7-1967.

Việc NCT bị đột tử có hai cách giải thích: 1) Theo Don Oberdorfer, sđd. tr. 42, thì NCT ở chiến trường miền Nam, bị trúng bom và bị thương ở ngực, được đưa qua Nam Vang, rồi về Hà Nội, và chết lúc 9 giờ sáng ngày 6-7-1967 tại bệnh viện 108 Quân đội. 2) Theo nữ ký giả Judy Stowe, trong bài, “Lịch sử chủ nghĩa xét lại tại Việt Nam”, Đỗ Văn dịch, Phụ Nữ Diễn Đàn, số 136,1995. (Internet: http://members.aol.com/cahen/xetlai.htm), NCT ra Bắc họp. Sau cuộc họp ngày 6-7 của Bộ chính trị và Quân uỷ trung ương, nội bộ ăn mừng. Vì quá chén, đêm hôm đó NCT lên cơn đau tim và chết. Tài liệu của Huy Đức, sđd tr. 96, cho biết sau buổi tiệc tối 5-7-1967, NCT bị chết sáng 6-7 tại bệnh viện Quân y 108 với kết luận của bệnh viện là “nhồi máu cơ tim”. Lúc đó, có tin nói NCT bị đầu độc.

Sau tang lễ NCT, đại tướng Võ Nguyên Giáp được đưa đi Hungary dưỡng bệnh. Võ Nguyên Giáp được xem thuộc thành phần xét lại thân Liên Xô, chống lại phe Lê Duẩn. Tướng Giáp trở về Hà Nội vào ngày 29 Tết tức 28-1-1968. Lúc đó, kế hoạch tổng tấn công Mậu Thân ở NVN đã được phe Lê Duẩn sắp đặt xong xuôi và nhất là những sĩ quan cao cấp thân cận với tướng Giáp trong Bộ Quốc phòng hay trong Quân ủy Trung ương đã bị phe Lê Duẩn loại bỏ. (Huy Đức, sđd. tt. 96-99.)

Hồ Chí Minh (HCM) được đưa qua Bắc Kinh nghỉ dưỡng ngày 5-9-1967. Bộ Chính trị triệu mời HCM về nước ngày 23-12-1967, rồi sau đó ông ta lại qua Bắc Kinh chiều 1-1-1968. Lê Duẩn thay thế vai trò của HCM. (Huy Đức, sđd. tt. 97-98.) Phạm Hùng được gởi vào Nam, thay thế NCT, giữ chức bí thư TƯCMN, điều khiển cuộc chiến. (James J. Wirtz, The Tet Offensive, New York: Cornell University Press, 1994, tr. 52. Chính Đạo, Việt Nam niên biểu nhân vật chí, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1997, tr. 447.)

Cũng từ giữa năm 1967, đảng LĐ bắt giam tất cả những thành phần “xét lại”, theo chủ trương sống chung hòa bình giữa những nước không cùng chế độ chính trị, nghĩa là những người trong nhóm không đồng ý với cuộc chiến xâm lăng NVN. Đó là Hoàng Minh Chính (bị bắt ngày 27-7-1967), Vũ Đình Huỳnh, Đặng Kim Giang (bị bắt cùng ngày 18-10-1967). Đảng LĐ còn bách hại, khủng bố, cách chức, khai trừ ra khỏi đảng hay tù đày khoảng 43 đảng viên, cán bộ cao và trung cấp, trước khi mở cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân (1968).

Để chận đứng mọi mưu toan chống lại chủ trương chính sách của đảng LĐ, nhằm tiến hành cuộc tổng tấn công NVN, nhà cầm CS ban hành pháp lệnh ngày 10-11-1967, theo đó nhà nước sẽ phạt án từ giam giữ lâu ngày đến cấm cố nhiều năm, hoặc tử hình, những người phạm tội phản cách mạng, gồm có tội gián điệp, phá hoại, chuyển ra ngoài những bí mật quốc phòng hay tài liệu của nhà nước. (Don Oberdorfer, sđd. tr. 66.)

Nhân dịp qua Liên Xô tham dự lễ kỷ niệm 50 năm Cách mạng tháng Mười Liên Xô đồng thời để xin tăng viện, Lê Duẩn, bí thư thứ nhứt đảng LĐ, ghé Bắc Kinh, trình bày kế hoạch mới theo quyết định của Bộ chính trị đảng LĐ vào tháng 7-1967 và xin quân viện.

Trung Cộng hứa gởi qua BVN 300,000 quân kể cả lực lượng phòng không và công binh. (Chính Đạo, Mậu Thân 68, thắng hay bại?, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1998, tr. 32.) Trung Cộng còn hứa cung cấp hỏa tiễn 107 ly, 240 ly, quân dụng, lương khô, thuốc men.

Tại Moscow, Liên Xô chấp thuận cho BVN thêm đại bác 130 ly, chiến xa T54, phản lực cơ Mig 21 và các loại võ khí hạng nặng khác. (Hoàng Lạc, Hà Mai Việt, Nam Việt-Nam, 1954-1975, những sự thật chưa hề nhắc tới, Texas: 1990, tr. 77.) Cũng trong dịp nầy, để một lần nữa chứng tỏ tình thân thiện Xô-Việt, những nhà lãnh đạo Xô Viết quyết định tặng HCM huân chương Lenin.

Theo thông lệ, khi gần đến năm mới, ngày 15-12-1967, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) thông báo sẽ hưu chiến 24 giờ trong dịp lễ Giáng Sinh năm 1967, 24 giờ trong dịp Tết dương lịch năm 1968, và 48 giờ trong dịp Tết âm lịch Mậu Thân. Cũng trong ngày nầy, MTDTGP đưa ra đề nghị hưu chiến 3 ngày trong dịp lễ Giáng Sinh, 3 ngày trong dịp lễ Tết dương lịch và 7 ngày trong dịp Tết âm lịch. (Đoàn Thêm, 1968, sđd. tt. 286-287.)

Trong khi đó, ngày 28-12-1967, Bộ chính trị đảng LĐ họp phiên đặc biệt do HCM, từ Bắc Kinh trở về ngày 23-12, chủ trì, quyết định tổng tấn công, tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi. (Huy Đức, sđd. tr. 98.) Để làm lạc hướng dư luận và sự tính toán của các giới lãnh đạo Hoa Kỳ cũng như VNCH, vào ngày 30-12-1967 (trước Tết dương lịch 1968), bộ trưởng Ngoại giao Bắc Việt là Nguyễn Duy Trinh tuyên bố sẽ nói chuyện với Hoa Kỳ nếu Hoa Kỳ ngưng ném bom vô điều kiện. (Clark Dougan, Stephen Weiss và nhiều tác giả, The Vietnam Experience, Nineteen Sixty-Eight, Boston Publishing Company: Boston, 1983, tr. 10.) Hà Nội loan báo sẽ thả ba tù binh Hoa Kỳ vì lý do nhân đạo để đáp ứng những nỗ lực của chính phủ Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam (Chính Đạo, Mậu Thân…,sđd. tr. 17).

Cuối cùng, ngày 21-1-1968, Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp Trung ương đảng LĐ khóa III họp và đưa ra nghị quyết “Anh dũng tiến lên, thực hiện tổng công kích và tổng khởi nghĩa, giành thắng lợi quyết định cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước” vào đêm Giao thừa Tết Mậu Thân tại NVN (đêm 29 rạng 30-1-1968). (Báo Nhân Dân, Hà Nội , ngày 31-1-1988, số kỷ niệm 20 năm cuộc tổng công kích.) Tấn công vào dịp hưu chiến Tết âm lịch nhằm gây bất ngờ cho NVN.

Tuy nhiên, có một việc còn bất ngờ hơn nữa: Đó là việc BVN đổi âm lịch là lịch pháp dựa trên sự tuần hoàn của mặt trăng mà người Việt Nam quen dùng. Nguyên vào ngày 8-8-1967, nhà nước VNDCCH ra quyết định số 121/CP cho Nha Khí tượng thay đổi âm lịch, theo đó tháng chạp năm đinh mùi ở BVN không có ngày 30 âm lịch (gọi là tháng thiếu), trong khi ở NVN vẫn có ngày 30 âm lịch, nghĩa là mồng 1 Tết BVN đến trước mồng 1 Tết NVN một ngày.

Việc đổi âm lịch nầy có hai điểm đáng ghi nhận: 1) Nha Khí tượng Hà Nội xác nhận việc đổi âm lịch không theo tính toán của những nhà lịch pháp, mà theo quyết định của nhà cầm quyền Hà Nội. (Lịch thế kỷ XX , Nxb. Phổ Thông, Hà Nội, 1968, “Lời giới thiệu của Nha Khí tượng”.) Như thế có nghĩa là sự thay đổi do quyết định hành chánh và chính trị chứ không phải là do nghiên cứu chuyên môn khoa học. Nếu đúng như lời trên đây của Nha Khí tượng Hà Nội, thì nhà cầm quyền CS phải có một dụng ý nào đó mới ban hành quyết định đổi lịch. Dụng ý có lẽ nhắm vào mục đích chiến dịch Tết mậu thân. 2) Việc đổi âm lịch không được thông báo trước mà chỉ cho dân chúng BVN biết khi đem ra áp dụng vào đầu năm dương lịch, tháng 01-1968, nghĩa là chỉ còn hơn một tháng là đến Tết âm lịch năm mậu thân. Điều nầy được xác nhận trong “Lời nói đầu” hoặc “Lời giới thiệu” của các lần xuất bản về sau sách Lịch thế kỳ XX, ví dụ lần xuất bản thứ hai (1977), thứ ba (1982), và thứ tư (1991)…

Tóm lại: ngày 29-1-1968 là mồng 1 Tết mậu thân ở BVN và là ngày 30 tháng chạp đinh mùi ở NVN. Ngày 30-1-1968 là mồng 2 Tết ở BVN là ngày mồng 1 Tết ở NVM. Nghĩa là dân chúng BVN và NVN mừng Tết trong hai ngày khác nhau: dân chúng BVN mừng Tết một ngày trước dân chúng NVN. Nói cách khác, dân chúng BVN mừng Tết xong rồi, CS mới tấn công ngày dân chúng NVN mừng Tết.

TÌNH HÌNH NAM VIỆT NAM: Tại NVN, ngày 31-10-1967, liên danh đắc cử tổng thống và phó tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ nhận chức, nhiệm kỳ bốn (4) năm. Tân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh số 005/TT/SL ngày 9-11-1967 bổ nhiệm luật sư Nguyễn Văn Lộc lập chính phủ mới. Tân nội các gồm đa số là chuyên viên, không đảng phái.

Trên chiến trường, gần cuối năm 1967, CS mở nhiều cuộc tấn công mạnh mẽ ở nhiều nơi từ Lộc Ninh (tỉnh Bình Long), đến Dakto (tỉnh Kontum), Khe Sanh (tỉnh Quảng Trị). Gần Tết Mậu Thân (1968), CSVN tung quân tấn công các cứ điểm quân sự ở cao nguyên Trung phần, đưa ba sư đoàn 304, 320, 325, và hai trung đoàn Pháo binh cùng một đơn vị thiết giáp T-54, bao vây và pháo kích dữ dội Khe Sanh (Quảng Trị), gần vùng giới tuyến giữa hai miền Nam Bắc, từ ngày 19-1-1968. (Nguyễn Đức Phương, Chiến tranh Việt Nam toàn tập, Toronto: Nxb. Làng Văn, 2001, tt. 379-381.) Lúc đó có ý kiến cho rằng đây có thể sẽ là một trận Điên Biên Phủ thứ hai. (John S. Bowman (tổng biên tập), The Vietnam War, Day by Day, New York: Maillard Press, 1989, tr. 119.)

Trong khi đó, CS âm thầm chuẩn bị các cuộc tấn công vào thành phố. Ngày 2-1-1968, tại cao nguyên Trung phần, quân đội Hoa Kỳ tịch thu được một tài liệu có đầy đủ kế hoạch CS tấn công Pleiku và Kontum. Ngày 15-1, tại Khe Sanh, một sĩ quan CS hồi chánh cho biết sẽ có chiến dịch lớn tại vùng giới tuyến. Với nhiều tin tức tình báo khác, Bộ tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam ra lệnh báo động và thông báo cho quân đội VNCH biết, và yêu cầu VNCH hủy bỏ lệnh hưu chiến nhân dịp Tết Mậu Thân.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và đại tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng quân đội VNCH, chỉ đồng ý bãi bỏ hưu chiến tại Vùng I Chiến thuật, và rút bớt 24 giờ hưu chiến trên toàn quốc. (Chính Đạo, Mậu Thân…, sđd. tt. 31-32, 344.)

Một dấu hiệu nữa về việc CS sẽ tổng tấn công trong dịp Tết là ngày 29-1-1968 (30 Tết NVN), tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (thuộc QĐ II và Vùng II CT – VNCH), chính quyền sở tại VNCH bắt được trước sau 10 cán bộ CS với những tài liệu quan trọng, trong đó có cả máy ghi âm sẵn lời phát thanh kêu gọi dân chúng tổng khởi nghĩa. Tỉnh trưởng Bình Định báo cáo vụ việc lên thượng cấp, nhưng bộ Tư lệnh Vùng II CT không quan tâm. (Chính Đạo, Mậu Thân …, sđd. tr. 31.)

Lúc đó, dư luận chung trong cũng như ngoài nước tin tưởng vào sự hiện diện của khoảng 500,000 quân Mỹ tại Việt Nam sẽ bảo đảm an toàn cho VNCH. Hơn nữa, do CS vừa tuyên truyền vừa chuyển quân đe dọa Khe Sanh nặng nề, nên mọi người chú tâm đến trận chiến ở vùng giới tuyến, mà ít chú ý đến những diễn tiến chung quanh các thành phố, rộn rịp khác thường trong những ngày trước Tết Mậu Thân.

Dù tổng thống Thiệu đã ra lệnh giảm hưu chiến còn 24 giờ trên toàn quốc, và bãi bỏ hưu chiến ở Vùng I CT, nhưng nói chung, mọi nơi đều nô nức đón Tết, nên việc canh phòng có phần lơ là và quả thật cuộc tổng tấn công của CSVN là một trận đánh hoàn toàn bất ngờ với dân chúng miền Nam.

Có tài liệu cho rằng cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân là một trong ba biến cố bất ngờ nhứt trong cuộc chiến Việt Nam từ 1960 đến 1975. (James J. Wirtz, sđd. tr. 28. Hai biến cố kia là: (1) Sự can thiệp và tham chiến trực tiếp của Hoa Kỳ năm 1964, mà Lê Duẩn đã phải thốt lên vào năm 1965: “Tình hình biến chuyển mau lẹ hơn là chúng tôi đã dự đoán.” (2) Vụ ném bom ở Hà Nội và Hải Phòng của Không lực Hoa Kỳ vào ngày 23-12-1972.)

Một biến cố quốc tế khá quan trọng đối với Hoa Kỳ trước biến cố Tết Mậu Thân, là vào ngày 23-01-1968, tàu tuần thám Pueblo với thủy thủ đoàn 83 người của Hải quân Hoa Kỳ, đang di chuyển trong hải phận quốc tế dọc theo duyên hải Bắc Triều Tiên (BTT), bị chiến hạm BTT bắt giam.

Dư luận Hoa Kỳ đang chú tâm theo dõi vụ Pueblo bị bắt rất căng thẳng, thì một tuần sau, nổ ra cuộc tổng tấn công của CSVN vào các thành phố khắp lãnh thổ VNCH. (Về sau, thủy thủ đoàn tàu Pueblo được BTT thả ngày 23-12-1968.) (Còn tiếp bài 2, “Lệnh tấn công”)

(Toronto, 6-3-2016)

© Trần Gia Phụng

© Đàn Chim Việt

121 Phản hồi cho “Tổng quát về biến cố Mậu Thân (1968)”

  1. Trực Ngôn - says:

    Nhặt nhạnh từ đủ thứ TIN , để gắng viết được bài ni và giật cái TÍT như thế – E rằng : người viết tham quá chăng ?
    Tổng Tấn Công Mậu Thân năm 1968 – là một Sự Kiện Lịch Sử .
    Nó đã làm chấn động , không chỉ tòan cục chiến cuộc trong chiến tranh Việt Nam , mà còn âm vang cả địa cầu . Khiến Mỹ Ngụy vnch với hàng triệu quân và vũ khí bom đạn đang hùng hổ leo thang chiến tranh như thế – Phải chấp nhận , chịu ngồi nghe đàm phán 4 bên , để cò cưa suốt 4 năm ròng rã với mấy Ông Bà từ Rừng Xanh , đu cành đu đủ không gãy ( ! ) …..Sự kiện này , chỉ là một giai đoạn . Nó là tiền đề cho giai đoạn tiếp theo , như mọi người đều biết , là Mỹ phải chấp nhận xuống thang , rút quân theo yêu cầu của Cộng Sản và Nhân Dân Việt Nam – khiến VNCH bị bỏ rơi …để rồi tan tác trong Đại Thắng Mùa Xuân – theo đúng Chiến Lược bài bản của Cộng Sản .

    CỜ BẠC ĂN NHAU VỀ CUỐI là như thế !

    Không thể ôm cả cái đề tài lớn như vậy , mà lại viết hời hợt , khơi khơi thế thôi !

    Cho nên , thiên hạ nói : Dài – dai -già – dở ẹc là đây !

    • Tien Ngu says:

      Hỡi ơi,

      Chuyện Cộng láo nghe theo lời xúi giục của Nga Tàu, gây nên cãnh sinh linh đồ thán…

      Tài nguyên lụn bại, nội lực rã rời, đi đến chổ đói nghèo, dốt nhiều đời…

      Ấy thế mà cò mồi nó ví như chuyện…cờ bạc.

      Má nó chứ, cờ bạc kiểu đó, hỏi…má nó có ham không?

      Bớt láo tự sướng đi cò mồi à.
      Anh Ngu đúng là mang đàn đi khải tai trâu…

      Dốt chết mẹ mà nó cứ …tự sướng.

    • Quang Phan says:

      Dương Thu Hương ,nữ văn sĩ miền Bắc : Lính Cộng sản chết ngập suối, chim ăn thịt no kềnh bụng :

      Dương Thu Hương : “ Rất nhiều trận xảy ra khi lực lượng trinh sát thăm dò địa hình địa vật không kỹ, bộ phận hậu cần chuẩn bị khí tài chưa đủ nhưng cấp chỉ huy ham lập thành tích nên cứ đẩy lính ra chiến trường, kết quả là đại bại. Trong khi ở chiến trường xác lính chết ngập suối, nước không chảy được, chim cắt chim kền kền ăn thịt no đến mức không bay lên nổi, lệnh ở Hà Nội vẫn tiếp tục giục tấn công. May mắn là còn có những vị tướng biết thương dân, thương lính, khóc đỏ mắt, quyết định rút quân và làm báo cáo giả để gỡ tội “.

      Dương Thu Hương theo đoàn quân của CS Bắc Việt vào Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975 – khen ngợi Miền Nam :“Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt nam phạm phải…”.

      Dương Thu Hương : Nữ văn sĩ miền Bắc có 6 tác phẩm được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức . Được Bộ trưởng Văn hóa Pháp Jacques Toubon, trao tặng Huân chương Văn hóa Nghệ thuật Chevalier des Arts et des Lettres .

    • Người Huế says:

      Chiến thắng vẻ vang, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào rồi máu chảy thành sông, xương chất thành núi, nhà cửa ruộng vườn hoang tàn, đổ nát, kinh tế lụn bại, VN trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới thì chiến thắng ấy chỉ mang lại đau buồn, khốn khổ và thù hận cho con người. Chỉ những kẻ hăng máu, hiếu chiến, thích bạo lực mới hả hê, sung sướng rồi ngày ngày, tháng tháng, năm năm tự ca tụng mình cao ngút trời xanh. Có nhân thì ắt phải có quả là một chân lí hiển nhiên của trời đất, cái gì người CS đã và đang làm sẽ bị báo ứng trong tương lai. Hãy kiên nhẫn chờ theo dòng trôi của thời gian.

    • Trần Tưởng says:

      ” Dài-dai-dở ẹc” , mà sao lại “bức xúc ” và nổi tam bành đến thế nhỉ ?

      “Làm chấn động, âm vang cả địa cầu …” he he … toàn là những từ ngữ đao to,búa lớn
      nhưng rỗng tuếch ,tự sướng hão huyền . Mẹ kiếp ! Nếu tụi Mỹ ngụy đại bại trong trận
      Mậu Thân này, sao các anh Vẹm nhà ta không đặt tên nó là : “Chiến thắng Mậu Thân” hay
      là “Đại thắng Mậu Thân “, “Điện Biên Phủ …Mậu Thân ” … gì gì đó . Mà chỉ đặt cho nó
      một cái tên quá khiêm nhường là : “Tổng tấn công …” , hehe … Vẹm ta có nhiều từ ngữ
      sáo rỗng ,nổ banh xác lắm mà , sao kỳ cục vậy ??? Nghĩa là chỉ có tổng tấn công thôi , còn
      chuyện bị Mỹ ngụy ,nó bắn cho banh xác … Vẹm dấu kín !!!

    • Trần Tưởng says:

      “để gắng viết được bài ni và giật cái TÍT như thế ”

      Giật cái TÍT là giật cái con mẹ gì vậy , nè trời ??? Tiếng Việt của tôi sao bị mọi rợ hóa
      từ hồi nào vậy ? Giật cái RẮM ,phải không ?

    • tt says:

      Lấy nick name là Trực Ngôn mà viết như vậy sao?
      Trực Ngôn không thấy bọn Tàu chệt đã có mặt trên mọi miền đất nước rồi sao? Mọi miến Trung, Nam, Bắc, đâu đâu cũng thấy chệt!!! Ải Nam Quan, thác Bản Giốc,…đã bị mất không, Hoàng Sa đã bị Tàu chệt chiếm, những đảo lớn trong quần đảo Trường Sa bọn chúng cũng chiếm đóng và còn bồi đắp thêm,…
      Trực Ngôn là Hán gian hay Tàu chệt????

    • Tudo.com says:

      @Trực Ngôn: “CỜ BẠC ĂN NHAU VỀ CUỐI là như thế !”

      Đúng như vậy!

      Bị vì tố phé dở quá nên khi bị lật tẩy con. . . Xì công hàm: một, chín, năm, tám đành phải chung cái. . . biển đông!

      Bây giờ phải đợi tới năm 2020, khi con tẩy Xịt. . . Thành Đô lật lên là Đảng ta sẽ thắng lớn, nhưng nhân dân VN sẽ. . .thua sạch cho mà coi.

      Ráng đợi mà hốt. . .xương chứ?

  2. Quang Phan says:

    Giở trò bẩn đánh lén vào ngày Tết, bè lũ bọn Cộng sản xâm lược bị ăn những trận đòn đích đáng :

    Cựu đại tá Bùi Tín thuật lại : “Đầu năm 1988, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Tết Mậu Thân, Bộ Quốc Phòng có tổ chức một cuộc họp có ý nghĩa tổng kết về cuộc tiến công Mậu Thân 1968. Có đại điện Bộ Ngoại Giao đến dự và phát biểu về tác động của thắng lợi ấy về mặt đấu tranh ngoại giao. Theo những con số được đưa ra thì quả thật, hy sinh thật là lớn. Hy sinh trong đợt đầu (tháng Giêng 1968) không nhiều, nhưng đến đợt 2 (tháng 5-1968) thì nhiều hơn và đợt 3 (tháng 9-1968) lại nhiều hơn nữa. Thiệt hại còn kéo dài sang năm 1969 và đầu năm 1970 với những chiến dịch bình định, bình định cấp tốc rất ác liệt. Qua Mậu Thân, các lực lượng cơ sở, du kích, bộ đội địa phương xây dựng hàng chục năm bị lộ gần hết, bị đánh quét bật ra khỏi các địa bàn quan trọng. Từ giữa năm 1970 tình hình mới khôi phục dần. Ai cũng thấy từ giữa 1968 đến đầu 1970 là thời kỳ chuyển vào thoái trào, phải bị động bảo toàn lực lượng để rồi khôi phục dần cơ sở, sức lực bị tổn thất là lớn nhất so với các thời kỳ khác của cuộc chiến tranh…”.

  3. hu hu says:

    Chuyện nhạt phếch, chẳng hiểu cái ông Trần Gia Phụng này làm cái gì mà sống để suốt ngày bới lại cái đống tư liệu cũ mèm đã được mọi người biết cả rồi ra để chắp vá, ghép nối lại thành cái bức tranh dở ẹc.
    Nếu ông là người thích nghiên cứu lịch sử, thích chỉ bảo dậy dỗ người khác thì ông hãy ra khỏi cái phòng ông ngồi ấy đi và học đại học hẳn hoi về lịch sử đã.

    • dan ngu says:

      Tăng bạn chuyện không nhạt là chuyên anh hùng liệt sĩ lê văn tám tẩm xăng vào người làm cây đuốc sống đốt đồn địch. Vậy đã anh hùng chưa? Hay chuyện anh hùng lấy thân lấp lỗ châu mai địch cũng rất li kì nhưng hơi ngu muội….những chuyện ấy bạn nghe đã lỗ nhĩ không? Than ôi người ngu thì dù tóc bạc vẫn không sáng mắt ra được!

    • Trần Tưởng says:

      Nói chuyện hơi vui và hơi … “hâm ” nhỉ . Đã là lịch sử ,thì chỉ là những chuyện “cũ
      rích “, “mọi người đều biết “, tui chưa thấy ai nói chuyện “lịch sử cho tương lai “.

      À,À ! Mà có . Có mấy anh hoang tưởng của cộng sản nhà ta mới chế ra cái gọi
      là “lịch sử tiến hoá của nhân loại ” ,vẽ ra cái thế giới cộng sản,thế giới đại đồng ….
      Rồi mòn đời xây dựng , mòn đời tìm kiếm hòai , mà cũng chẳng thấy !!!

    • Tudo.com says:

      @hu hu:(Nếu ông là người thích nghiên cứu lịch sử, thích chỉ bảo dậy dỗ người khác thì ông hãy ra khỏi cái phòng ông ngồi ấy đi và học đại học hẳn hoi về lịch sử đã.)

      Sử gia chỉ gom góp các sự kiện thật đã xãy ra rồi phân tích so sánh cho độc giả. Hu hu khóc là phải, vì chứng liệu thank toán nội bộ của CSVN và quyết tâm giết dân VN theo lệnh Tàu của Lê Duẫn là rỏ ràng.
      Hèn chi “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc” thì đâu có gì lạ, đó là sự phản ứng tự nhiên của một con vật biết nói mà thôi.
      Còn thích đọc sử. . .cười, hãy đọc. . . VC sử sẽ cười tối ngày!

    • Tudo.com says:

      @hu hu:

      Sử gia chỉ gom góp các sự kiện thật đã xãy ra rồi phân tích so sánh cho độc giả.

      Hu hu khóc là phải, vì chứng liệu thank toán nội bộ của CSVN và quyết tâm giết dân VN theo lệnh Tàu của Lê Duẫn là rỏ ràng.
      Hèn chi Lê Duẫn nói, “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc” thì đâu có gì lạ, đó chỉ là sự phản ứng tự nhiên của một con vật biết nói mà thôi.

      Còn thích đọc sử. . .cười, hãy đọc. . . VC sử sẽ cười tối ngày!

    • Tien Ngu says:

      Cò mồi à,

      Chuyện lịch sử VN mà em ngôn nà nhạt thếch, anh Ngu nghe…thương quá.

      Cộng láo VN giáo dục nhi đồng như thế, thì….thấy mẹ rồi?

      Chúng chỉ biết canh me, chơi sao cho…sướng, mần cò mồi đi hát cho xã hội…xuống hàng chó ngựa là …thịnh hành…

      Cố gắng…đọc, học hỏi lịch sử đi, em?

      Biết cái nào…láo, cái nào that, mới bỏ được cái nghề đi mần…cò mồi cho Cộng láo.

      Chúc em may mắn.

  4. Quang Phan says:

    Đến ngay ngày qua đời, di chúc của Hồ chí Minh mà bọn Cộng sản Hà nội chúng nó còn bịa đặt chuyện này chuyện nọ nữa thì chuyện ” Nguyễn chí Thanh chết vì bị nhồi máu cơ tim ” phải nên đặt thành nghi vấn .

    Tướng Westmoreland nói rằng Nguyễn chí Thanh chết sau khi được chuyển ra Hà Nội vì các vết thương ở ngực do một trận oanh kích của B-52 trên đất Căm-pu-chia vào tháng Bảy 1967.

    Dave Richard Palmes – trung tướng, chỉ huy trưởng trường võ bị West Point- đồng ý với tướng Westmoreland về thời điểm và nguyên nhân cái chết của Tướng Thanh.

    Robert Shaplen – từng viết cho những tạp chí lớn New York Herald Tribune , Newsweek, Fortune , Collier’s . Tác giả của mười cuốn sách về Á châu- viết rằng Thanh chết do bị thương vì B-52.

    Trái lại, sử gia Stanley Karnow cho rằng Thanh chết vì ung thư tại một bệnh viện ở Hà Nội trong mùa hè 1967.

    • Austin Pham says:

      Tại sao cộng sản miền bắc phải nói láo? Tại vì NCT là chủ xị ở chiến trường miền nam. Làm tướng chỉ huy mà còn bị B52 dập chết thì đám nhỏ đâu có đứa nào còn tinh thần để đi bê chứ. Mấy tay lão tướng miền bắc sau này cứ nhai mãi việc “NCT về họp rồi dùng cơm với “bác”…sáng hôm sau mất” như con vẹt. Dương Đình Lôi trong tác phẩm “2000 ngày đềm trấn thủ Củ Chi” cũng nói về sự việc này. Nếu như đúng như ông ta kể lại thì NCT bị nhánh cây to rớt vào đầu khi bước ra khỏi miệng hầm sau trận bom của B52 hỏi thăm sức khỏe chủ lực miền. Chắc chắn hắn ta đã bị xuất huyết não và lâm vào tình trạng coma. Tôi nghĩ là trước khi NCT được chuyển ra bắc bằng máy bay thì cũng bị đám chuyên viên “cạo gió” cở bà má Hâu giang đè xuống… nạo vài tiếng đồng hồ. Ai ngờ không thấy thằng nhỏ nhúc nhích gì ráo nên bắt đầu biết…hoảng và tìm cách liên lạc để đưa đồng chí vào quân y viện 444…dùng cơm với “bác”.

    • Tudo.com says:

      @Quang Phan:

      Tìm được nguyên nhân cái chết của một cán bộ CS bình thường đã là khó, huống chi là cấp tướng, cấp uỷ viên trung ương đảng. Nhất là trong thời điểm chúng tranh giành quyền lực rồi thanh toán nhau.
      Có thể tướng Nguyễn Chí Thanh bị thương, nhưng vết thương nhẹ không đến nỗi, cho nên một nguồn tin khác kể tối hôm đó NCT từ chối cơm chiều với gia đình vì “hân hạnh” được bác Hồ mời ăn tối (tức là vẫn khỏe mạnh đi đây đi đó), rồi sáng hôm sau bị bệnh tim. . .chết!
      Gần đây thì cũng tướng Ngọ, Thanh gì đó nín thở, hỏi cả Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn Dũng tại sao, mấy ổng cũng ú a ú ớ, ờ hình như, có lẽ, bị cúm gà cúm vịt gì đó nên Thanh, Ngọ đi theo bác mà không kịp nói lời từ giả với cả gia đình!

      Khó lắm, đã là con người “cách mạng” thì. . .sống không muốn để dạ, chết cũng phải mang theo”.

      • Quang Phan says:

        Ngán hung thần B52, cho kẹo, Võ nguyên Giáp cũng chẳng dám mò vào Nam :

        Liên minh Đỗ Mười – Lê Đức Anh đã tố Võ nguyên Giáp : “Tết Mậu Thân 1968 , ông Giáp nhận định rằng Mỹ sẽ dùng bom nguyên tử đánh Hà Nội, nên xin đi nghỉ ở Moscow để lánh nạn. Ông Giáp hèn nhát, sợ B-52 của Mỹ rải thảm, nên không đi B (chưa bao giờ dám đặt chân vào chiến trường miền Nam trước 1975).”

        Nhà văn Huy Phương : Từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc chiến tranh ở miền Nam , ông Võ nguyên Giáp không hề đặt chân lên chiến trường miền Nam . Hai người con trai của Giáp là Võ Điên Biên sinh năm 1954 và Võ Hồng Nam năm 1956 cũng đều không phải ra chiến trường. Võ Ðiện Biên sinh năm 1954, nhưng xong trung học thì Giáp cho sang du học ở Liên xô .

  5. nguyenha says:

    CS luôn lấy ” cứu cánh biện minh cho phương tiện” ! Chết “hết” củng đươc,miễn sao là Chiến thắng.! Chiến thắng có vạn người khóc,triệu người buồn ,củng gọi là ” chiến thắng”! Có thế mới có danh từ : chiến thắng của kẻ cướp !Tương tư : Miễn sao “Có tiền”, bất biết đi xin hay đi ăn cướp !! Vì thế Đất Nước hôm nay Đại gia -Đĩ điếm nhiều không xuể ! Mới 10 tuổi đả cầm dao đi đâm thuê chém mướn ! Tiến sĩ đầy đường,nhưng chẳng làm được cái “đếch” gì cả.
    .

  6. nguyenha says:

    CS luôn lấy ” cứu cánh biện minh cho phương pháp” ! Chết “hết” củng đươc,miễn sao là Chiến thắng.! Chiến thắng có vạn người khóc,triệu người buồn ,củng gọi là ” chiến thắng”! Có thế mới có danh từ : chiến thắng của kẻ cướp !Tương tư : Miễn sao “Có tiền”, bất biết đi xin hay đi ăn cướp !! Vì thế Đất Nước hôm nay Đại gia -Đĩ điếm nhiều không xuể ! Mới 10 tuổi đả cầm dao đi đâm thuê chém mướn ! Tiến sĩ đầy đường,nhưng chẳng làm được cái “đếch” gì cả.
    .

  7. Quang Phan says:

    Đánh lén cũng thua, và thua quá nặng, khiến tướng tá Cộng sản khóc ròng :

    Đạo diễn Lê Phong Lan cho cuốn phim Tết Mậu Thân 1968 nói: Trong 10 năm ròng, tôi đã đi, đã tìm kiếm, đã gặp gỡ, phỏng vấn, để xây dựng nên 12 tập phim tài liệu về chiến dịch Mậu Thân năm 1968.

    …Vì sao mọi người phía ta tránh nhắc đến Mậu Thân, đó là vì sự tổn thất của quân đội nhân dân Việt Nam ở sự kiện này quá nhiều. Tâm sự với tôi khi trả lời phỏng vấn, nhiều chỉ huy các sư đoàn dạn dày chiến trận còn khóc nức lên vì thương lính. Đó là lý do duy nhất”.

    • Tudo.com says:

      @Quang Phan:

      Tôi lo cho ông Lê Phong Lan nầy quá!

      Ông ấy cứ đi tới đi lui phỏng vấn kiểu nầy có ngày. . .trúng gió hay tới. . .trúng số chớ không phải chơi!

      • Quang Phan says:

        Hi hi. Bác tudo.com khỏi cần “no nắng ” cho người đạo diễn, vì chính Võ văn Kiệt cũng đã thú nhận : “Phải chứng kiến sự hy sinh quá lớn, lúc đó tôi đau đến mức nhiều lần bật khóc. Hơn 11 vạn quân (110,000) giải phóng đã hy sinh trên toàn chiến trường, còn thương vong của dân chúng thì không thể nào tính được” .

  8. Quang Phan says:

    Đại Tướng cộng sản Phạm Văn Trà : “Tiểu đoàn chúng tôi ngày xuất quân với 7 đại đội đủ quân, xấp xỉ một ngàn tay súng, sau khi kết thúc đợt 1, chỉ còn trên một trăm cán bộ, chiến sĩ. Có tiểu đoàn khi đánh vào Cần Thơ bộ đội ngồi chật cả trăm xuồng, khi ra chỉ còn vài chục chiếc, mỗi chiếc chở vài anh em”. Ông Võ Văn Kiệt có mặt gần đình Bình Đông, quận Tám nói: “những người trực tiếp ở chiến trường như ông phải chứng kiến sự hy sinh quá lớn, lúc đó tôi đau đến mức nhiều lần bật khóc. Hơn 11 vạn quân (110,000) giải phóng đã hy sinh trên toàn chiến trường, còn thương vong của dân chúng thì không thể nào tính được”

  9. Quang Phan says:

    Trong cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên Nguyễn Hùng của đài BBC ngày 15-1-2008, nhà báo Bùi Tín đã trả lời một số câu hỏi:

    Hỏi: – Tết Mậu Thân, ý định chiến lược của cuộc tiến công là gì ?

    Trả lời: – Các cuộc tiến công đồng loạt, bất ngờ vào các thành phố, thị trấn, căn cứ, sở chỉ huy Mỹ và VN Cộng hòa nhằm tiêu diệt sinh lực đối phương, với mục đích cuối cùng là sự nổi dậy rộng khắp của dân chúng, là cuộc Tổng khởi nghĩa toàn miền Nam kết thúc cuộc chiến.

    Hỏi: – Mục đích ấy có đạt không thưa ông ?

    Trả lời:- Rõ ràng là không. Hoàn toàn không có nổi dậy, không có khởi nghĩa. Đó chỉ là ảo tưởng chủ quan .

  10. Quang Phan says:

    Ai? Tôi! ( Nhà thơ CSBV Chế Lan Viên )

    Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
    Chỉ một đêm, còn sống có 30
    Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
    Tôi! Tôi – người viết những câu thơ cổ võ
    Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong
    Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
    Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
    Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ
    Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
    Ai chịu trách nhiệm vậy?
    Lại chính là tôi!
    Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời
    Tôi ú ớ
    Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
    Mà tôi xấu hổ
    Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
    Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
    Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười

Leave a Reply to tt