WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những sai lầm của Lyndon Johnson trong chiến tranh VN

Lyndon Baines Johnson là một trong bốn chính khách Mỹ đã giữ hai chức vụ ngành Hành pháp và hai chức vụ Lập pháp. Từ 1937-1949 ông là Dân biểu Liên bang đơn vị Texas, từ 1949-1961 ông thành Thượng nghị sĩ, từ 1961-1963 ông trở thành Phó tổng thống và từ 1963-1969 ông thành Tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ.

Lyndon Johnson. Ảnh Oscar. www.dailymail.co.uk

Lyndon Johnson. Ảnh Oscar. www.dailymail.co.uk

Lyndon Johnson là nhân vật quan trọng đã hai lần nắm giữ vận mạng Đông Dương và ảnh hưởng tới sự sống còn của mảnh đất này.

Điện Biên Phủ tháng 4-1954

Từ 1946-1949 Việt Minh (VM) rút vào hậu phương đánh du kích, Pháp không đủ quân nên chỉ giữ được các tỉnh thành. Từ 1950 trở đi, được Trung Cộng giúp đỡ, huấn luyện và viện trợ quân sự, Việt Minh ngày càng mạnh, càng đông. Năm 1950 Trung Cộng giúp VM thành lập năm sư đoàn chính qui: Tháng 10-1950 VM đánh thắng trận Cao Bắc Lạng, nó đã làm rung động cả nước Pháp, quân viễn chinh bị thiệt hại 7,000 người và nhiều vũ khí.

Đầu thập niên 50 Mỹ bắt đầu viện trợ cho Pháp nhưng thực sự giúp từ 1952. Tháng 5-1953 Ba Lê cử Tướng Henri Navarre sang làm Tư lệnh quân viễn chinh Đông Dương ở thời điểm mà ông bi quan cho là Đông Dương đang hấp hối, từ từ mất vào tay Công sản.

Cuối tháng 7-1953 Triều Tiên đình chiến, Trung Cộng cung cấp nhiều viện trợ cho VM hơn trước, Mỹ cũng tăng viện trợ cho Pháp, năm 1954 Mỹ đã gánh 75% chiến phí. Cuối năm 1953 Navarre được lệnh bảo vệ Thượng Lào (1) và ông đã chọn thung lũng Điện Biên Phủ cho đóng đồn lũy để chận đường chuyển quân của địch sang Lào và mở mặt trận lớn tại đây để VM khỏi đánh Hà nội. Nay tại Đông Dương quân lưu động VM rất mạnh tương đương với 9 sư đoàn, gấp ba quân lưu động Pháp gồm 7 Liên đoàn lưu động và 8 tiểu đoàn nhẩy dù (2)

Việt Minh đưa gần hết các sư đoàn chính qui của họ vào trận đánh tại ĐBP tổng cộng 63,000 người (3) Pháp có 12 tiểu đoàn tại đây, sau cho nhẩy dù thêm 5 tiểu đoàn tổng cộng khoảng 16,000 người. Pháp phải đối với một lực lượng đông gấp 4 lần cộng với hỏa lực rất mạnh.

Ngày giao chiến đầu tiên 13-3-1954 căn cứ Béatrice sụp đổ trước trận pháo kích dữ dội của 40 khẩu pháo VM, hôm sau căn cứ Gabrielle cũng bị đánh sập. Tình hình quân sự ĐBP ngày một xấu, phi trường bị pháo kích hư hại, sau ngày 26-3-1954, khu lòng chảo chỉ còn tiếp tế tăng viện bằng thả dù quân lính cũng như lương thực, đạn dược.

Người Pháp khinh địch, đã chọn địa điểm xa xôi, hiểm trở để lập căn cứ chỉ liên lạc với hậu cần bằng máy bay trong khi không quân Pháp quá yếu, toàn chiến trường Đông Dương chỉ có khoàng 200 máy bay (4). Tiếp tế bằng thả dù rất khó khăn vì bị phòng không địch cản trở, nhiều kiện hàng thực phẩm, đạn dược đã lọt sang khu vực VM. Kể từ sau ngày 26-3 số phận của Điện Biên Phủ coi như đã được quyết định rồi.

Trước đây Pháp và Mỹ đều tin tưởng vào đồn lũy kiên cố này, nay đã thấy nguy cơ ĐBP sẽ thất thủ. Từ cuối tháng 3-1954, Tòa Bạch Ốc đã nghiên cứu kế hoạch cứu nguy ĐBP bằng oanh tạc ồ ạt với khoảng gần 100 oanh tạc cơ hạng nặng B-29, mỗi chiếc mang 9 tấn bom cùng với 400 máy bay chiến đấu hộ tống. Kế hoạch này lấy mật danh Kên Kên do Đô đốc Arthur Radford, Tham mưu trưởng liên quân đề nghị được Tổng thống Eisenhower, Phó Tổng thống Nixon, Bộ trưởng ngoại giao Foster Dulles ủng hộ, chấp thuận.

TT Eisenhower muốn hỏi ý kiến Quốc hội vì rút kinh nghiệm chính phủ Truman tham chiến tại Triều Tiên không đưa ra Quốc hội đã bị chỉ trích. Kế hoạch này được các sử gia Bernard Fall và Philippe Devillers tường thuật lại thập niên 60 (5). Mấy năm gần đây, Giáo sư Fredrik Logevall và ký giả Ted Morgan đã đề cập lại đề tài này trong hai tác phẩm lớn của họ (6)
Ngày thứ bẩy 3-4-1954, tám vị đại diện Quốc hội được mời tới Bộ ngoại giao để hội thảo bí mật với các vị đại diện Hành pháp. Phía Quốc hội gồm Johnson, trưởng khối thiểu số Thượng viện (Texas, DC), Thượng nghị sĩ Richard Russell (Georgia, DC), TNS Earle Clements (Kentucky, DC), TNS Eugene Millikin (Colorado, CH), Trưởng khối đa số Thượng viện William Knowland (California, CH), Chủ tịch hạ viện Joseph Martin (Massachusetts, CH), Trưởng khối thiểu số Hạ viện John W. McCormack (Massachussets, DC) và Percy Priest dân biểu (Tenessee, DC).

Tổng thống đi nghỉ tại Camp Davis, Bộ trưởng ngoại giao Foster Dulles chủ tọa phiên họp với các thành viên Tham mưu trưởng liên quân (TMTLQ) Đô đốc Arthur Radford, Phụ tá Bộ trưởng quốc phòng Roger Keys, Thứ trưởng ngoại giao Walter Smith (7).

Không khí căng thẳng ngay từ đầu, Dulles mở đầu nói Tổng thống yêu cầu ông triệu tập buổi họp, sau đó ông nói chính phủ cần Quốc hội ra quyết định cho phép Tổng thống dùng hải, không quân tại Đông Dương , TT tin tưởng Quốc hội và tòa Bạch ốc cùng một trang sử đối với cuộc chiến. TMTLQ Đô đốc Radford phác họa tình hình nguy kịch Điện Biên Phủ, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Dulles đồng ý hoàn toàn với Radford và nói thất bại tại ĐBP sẽ đưa tới tai họa, Pháp sẽ rút hết và CS sẽ chiếm toàn cõi Đông Dương. Vòng đai phòng thủ Á châu của Mỹ bị đe dọa, nếu Đông Dương mất Đông nam Á, Nam Dương cũng sẽ mất theo. Để tránh thảm họa Dulles kêu gọi Quốc hội hãy yểm trợ Tổng thống để ông có thể xử dụng không lực, hải quân trong vùng nếu cần thiết cho quyền lợi an ninh quốc gia.

Thượng nghị sĩ Knowland (CH) ủng hộ ngay. TNS Clements (DC) hỏi Đô đốc Radford có phải việc xử dụng không quân để cứu Pháp tại ĐBP đã được cả Bộ tham mưu liên quân đồng ý?

Radford trả lời: không có ai

Clements hỏi tiếp: Thế thì ông hy vọng gì?

Radford nói tôi ở Viễn đông nhiều hơn họ và hiểu tình hình hơn họ.

Sau đó TNS Lyndon Johnson (DC) nói: Chúng tôi không muốn một cuộc chiến Triều Tiên nào khác với 90% nhân lực của Mỹ.

Dulles và Radford trả lời: Cuộc chiến mà chúng tôi can thiệp có tầm vóc nhỏ hơn tại Triều Tiên vì quân Pháp và Việt Nam (QG) đảm nhiệm bộ chiến. Các vị đại diện Quốc hội nghi ngờ khả năng quân Pháp và cho rằng có thể sau khi hải và không quân tham gia, sẽ có bộ binh (Mỹ tham gia) .

Tám ông dân cử (theo ý kiến của TNS Johnson) cùng thỏa thuận câu trả lời là phải có nhiều nước tham dự. Dulles đáp không thể bảo đảm các nước khác tham dự vì chưa có chứng cớ ta đã can thiệp. Các đại diện Lập pháp nói điều kiện tiên quyết phải có đồng minh tham gia.

Đại diện Quốc hội đưa ra những điều kiện chính như (8)

1-Mỹ can thiệp phải được sự liên minh các nước Đông Nam Á, Phi Luật Tân, Liên Hiệp Anh.

2-Pháp phải trả độc lập cho Đông Dương.

3-Pháp phải ở lại chiến đấu.

Ngày 3-4 đã được báo The Washington Post số ngày 7-6, ký giả Chalmers Roberts gọi là “Ngày Mà Chúng Ta Đã không Tham Chiến”, The Day We Didn’t Go to War” (9), nó đánh dấu sự kiện Quốc hội đã ngăn cản cản Hành pháp can thiệp tại ĐBP.

Dulles hứa hẹn sẽ thảo luận và kêu gọi các nước Phi Luật Tân, Úc, Tân Tây Lan, Thái Lan tham dự. Buổi họp kết thúc sau hơn hai tiếng đồng hồ

Tác giả Ted Morgan (10) cũng nói về ngày 3-4-1954, Phiên họp lúc 9 giờ 30 sáng tại lầu 5 Bộ ngoại giao phía Hành pháp gồm Dulles, Radford, Smith, Rogers Keys, Bộ trưởng hải quân Robert Anderson, phía Lập pháp gồm tám vị dân cử, (ba Cộng hòa, năm Dân chủ).

Đô đốc Radford thuyết trình về chiến tranh Đông dương, Điện Biên Phủ đang nguy kịch, Dulles nói Đông dương là thìa khóa của Đông Nam Á, mất Đông Dương chúng ta sẽ phải phòng thủ ở Hawaii. Ông đề nghị Quốc hội yểm trợ Tổng thống xử dụng hải, không quân tại khu vực để bảo vệ quyền lợi của Mỹ. Thượng nghị sĩ Knowland đồng ý nhưng bị bẩy ông kia chống, họ đòi phải có đồng minh, không muốn Mỹ phải chịu 90% nhân lực như Triều Tiên (họ theo ý kiến của TNS Johnson nêu ra trước)
Ngày 4-4 Tổng thống Eisenhower mở phiên họp lúc 8 giờ 20 tối cùng các cố vấn của ông như Radford, Dulles, Smith, Kyes. Sau khi nói điều kiện của Quốc hội, TT cho biết Anh, Úc, Tân Tây Lan .. phải đóng góp quân, Pháp sớm trả độc lập cho Đông Dương và đồng ý ở lại chiến đấu cho tới khi chiến tranh chấm dứt. Tổng thống nói rõ là Mỹ sẽ không đơn phương can thiệp.
Ngày 5-4 chính phủ Pháp chính thức yêu cầu Hoa Kỳ can thiệp cứu ĐBP bằng không lực. Những ngày tiếp theo, chính phủ Mỹ đã kiên nhẫn vận động với người Anh để lập liên minh ngõ hầu thỏa mãn yêu cầu của Quốc hội để được họ ủng hộ cho oanh tạc cứu nguy.

Cùng ngày Tổng thống Eisenhower viết một thư dài cho Thủ tướng Anh Churchill nói ý niệm về thực hiện một liên minh quân sự. Người Anh chống lại bất cứ hành động nào có thể phương hại Hội nghị Genève sắp nhóm họp (26-4). Ba ngày sau Churchill trả lời thư, ông nói sẽ bàn với Dulles tại London ngày 12-4.

Dư luận chính trị Quốc hội Anh chống chính phủ liên minh với Mỹ can thiệp vào Đông dương sợ leo thang đưa tới Thế chiến thứ ba. Tại cuộc họp nội các ngày 7-4 Churchill đọc thư Eisenhower nói đánh mạnh sẽ khiến Trung cộng sợ không dám giúp VM, Tây phương chỉ có hai lựa chọn: rút lui nhục nhã hay thách đố Trung cộng.

Ngày 10-4 ngoại trưởng Dulles đi Âu châu bàn việc lập Liên minh các nước theo yêu cầu Quốc hội, Bộ ngoại giao Mỹ vô cùng vất vả để thuyết phục chính phủ Anh tham gia cuộc chiến. Tháng 4-1954 Dulles đã đi hàng trăm ngàn dặm để tới các nước không CS tại Á châu, Âu châu, Phi châu, Nam Mỹ… trung bình 200 dặm một ngày rồi về họp với Tổng thống để sớm cứu nguy ĐBP.

Ngày 11-4 Dulles họp với Eden tại tòa Đại sứ Mỹ Luân Đôn nói về liên minh, chính phủ Anh không thể đồng thuận trước khi có Hội nghị Genève. Sáng hôm sau, Eden từ chối mọi tham gia kể cả gửi phi công sang Đông Dương. Thông cáo sau cùng ngày 13-4 trống không, ý nghĩa không rõ rệt “Chúng tôi sẵn sàng tham gia với những nước chính yếu khác đã quan tâm”. Ngày 16-4 Dulles trở lại Hoa Thịnh Đốn, ông triệu tập phiên họp các nước để lập Liên minh quân sự Úc, Anh, Pháp, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân và Việt, Mên, Lào. Ngày 20-4 Đại sứ Anh Makins nhận nhận được thư của Eden không cho dự phiên họp.
Dulles ở Paris ngày 23-4, Hội nghị Genève bắt đầu ngày 26-4, Pháp chỉ hy vọng vào ngưng bắn, họ năn nỉ Dulles thực hiện chiến dịch “Kên Kên” oanh tạc cứu ĐBP. Tổng thống Eisenhower cho Dulles biết sẽ không có oanh tạc quanh ĐBP nếu không thỏa mãn yêu cầu của Quốc hội, không quân Mỹ chỉ hành động trong khuôn khổ lực lượng đồng minh sau khi họ bàn luận và biểu quyết.

Sáng 23-4 Ngoại trưởng Pháp Bidault đưa cho Dulles thư của Navarre mới gửi, ĐBP sắp sụp đổ, hàng thả dù tiếp tế tiếp tục rơi sang địa phận VM. Sau khi ĐBP mất Tướng Giáp có thể sẽ đưa quân về châu thổ sông Hồng tấn công Hà Nội trước mùa mưa. Bidault nói Ba Lê không còn con đường nào khác là tìm đình chiến càng sớm càng tốt, muốn ngăn chận tai họa đó chỉ còn cách cho oanh tạc ồ ạt, nước Mỹ có thể xét lại kế hoạch Kên Kên được không?

Suốt đêm 24 Dulles gửi điện cho Eisenhower về yêu cầu của của Bidault trước tình hình bi đát của ĐBP, Thứ trưởng ngoại giao Smith báo cáo Tổng thống tình hình Ba Lê, VN thay đổi nhanh từng ngày, bi đát. Eisenhower chỉ thị Radford từ Ba Lê qua Luân Đôn để yêu cầu Anh tham gia đồng thời ông nói Dulles cho Thủ tướng Pháp Laniel biết thông điệp của TT Mỹ thúc dục Pháp ở lại chiến đấu đừng tìm hòa bình, tuần cuối của tháng 4 có thể có oanh tạc can thiệp. Dulles qua thảo luận với Eden tại tòa Đại sứ Mỹ ở Ba Lê thúc dục Anh tham gia Liên Hiệp. Eden không tin oanh tạc có hiệu quả và lo ngại chiến tranh lớn, ông không tin Domino và nói sẽ bị chống đối mạnh trong nước.

Sáng hôm sau tại Luân Đôn nội các chính phủ và Tổng tham mưu trưởng cũng được mời cho biết dù ĐBP sụp đổ cũng không ảnh hưởng vị trí Anh ở Mã lai, thuyết Domino không đúng.

Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Smith đề nghị qua Đại sứ Pháp nếu Ba Lê thuyết phục được Anh chịu vào Liên minh chống CS tại ĐNÁ và Thủ tướng Pháp đồng ý trao quyền chiến lược cho Mỹ tại Đông dương thì Chính phủ Mỹ sẽ tìm sự ủng hộ của Quốc hội để oanh tạc trong vài ngày hoặc ngày 27-4. Ngày 24-4 Eden tới Paris họp về NATO, đô đốc Radford thuyết phục ông chỉ cần ủng hộ tượng trưng. Eden vẫn cứng rắn. Ngày chủ nhật 25-4, Eden về Luân Đôn dự phiên họp nội các giải quyết một lần cho xong.

Tất cả nỗ lực để cứu ĐBP sụp đổ cuối tuần này, ngày 24-4 Dulles ở tòa Đại sứ Mỹ tại Paris gửi công hàm cho Bidault nói Mỹ chỉ oanh tạc nếu được sự thỏa thuận của Quốc hội. Còn một nỗ lực cuối cùng, Pháp cử người gặp Thủ tướng Churchill để thuyết phục ông tại Luân Đôn ngày 27-4, Churchill tiếp Đại sứ Pháp René Massigli, ông vẫn cứng rắn từ chối và nói
“Tôi đã chịu mất Singapore, Hong Kong, Tobruk (Thế chiến thứ hai), người Pháp sẽ phải chịu thua tại ĐBP”.

Màn bi kịch cuối cùng là cuộc họp của Tổng Thống Eisenhower, Đô đốc Radford, một số viên chức cao cấp ngày 29-4 tại Hoa Thịnh Đốn, họ duyệt lại toàn bộ tình hình một lần nữa. Giới quân sự chỉ có Đô đốc Radford vẫn ủng hộ hoàn toàn dù là can thiệp đơn phương (không cần Quốc hội) của Mỹ để cứu ĐBP. Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Carney và Tướng Twining, TMT không quân không nhiệt tâm với kế hoạch này. Tướng Ridway, TMT quân đội Mỹ chống đối hoàn toàn kế hoạch, cuối cùng TT Eisenhower quyết định không giúp Pháp. ĐBP thất thủ ngày 7-5-1954.

Chính phủ Mỹ có thể đơn phương can thiệp vào Đông dương, oanh tạc ĐBP mà không cần đưa ra Quốc hội nhưng tình hình năm1954 người dân không muốn Mỹ vừa ra khỏi cuộc chiến Triều Tiên nay lại tham dự một mặt trận khác. Eisenhower không dám tự quyết định mà muốn Quốc hội chia xẻ một phần trách nhiệm với Hành pháp.

Quốc hội đòi hỏi lập liên minh quân sự, trong đó phải có Anh đã khiến Hành pháp bị bó tay không thể cứu ĐBP được, yêu cầu Tổng Thống phải lập liên minh là ý kiến của Thượng nghị sĩ Lyndon Johnson (Texas) nên người ta coi như ông đóng vai chính trong việc ngăn cản chiến dịch cứu nguy bằng oanh tạc.

Hậu quả của Việc Hoa Kỳ không thực hiện được kế hoạch Kên Kên đã ám ảnh theo đuổi chính phủ Eisenhower một cách kỳ lạ ngay cả sau khi ngoại trưởng Dulles qua đời năm 1959 (11). Người Mỹ hối tiếc đã không thực hiện chiến dịch Kên Kên để cho Việt Minh, phía CS thắng lớn thay đổi cả một khúc quành lịch sử.

Trong phần kết luận cuốn ĐBP Bernard Fall cho rằng người Mỹ tránh can thiệp vào Đông Dương năm 1954 mà sau này họ phải can thiệp (1964, 1965..). Nếu ĐBP không bị thất thủ năm 1954 có lẽ lịch sử VN sẽ ít phức tạp hơn (12) và gần đây hai nhà sử gia Logevall, Ted Morgan cũng đồng quan điểm trong hai cuốn sách lớn viết về ĐBP và cuộc chiến Đông dương lần thứ I.

Hai tháng sau buổi họp ngày 3-4 tại Bộ ngoại giao Mỹ giữa đại diện Hành pháp và Quốc hội, vào ngày 7-6 (1954) ký giả Chalmers Roberts (được dân biểu John Mc Cormack tiết lộ) đã viết trên tờ Washington Post bài “The Day We Didin’t Go To War” Ngày Mà Chúng Ta Không Tham Chiến. Ngày 3-4 đã phá hỏng mọi nỗ lực can thiệp của người Mỹ.

Nhà sử gia Bernard Fall nói:

“Có lẽ ngày 3-4-1954, Johnson đã làm một quyết định then chốt đầu tiên của ông về VN mà chính ông không biết”(13)
Ý kiến của Thượng nghị sĩ Johnson (đòi phải lập liên minh) được bẩy vị dân cử khác nghe theo, người ta coi như ông là người đã ngăn cản Hành pháp thực hiện chiến dịch Kên kên cứu nguy ĐBP.

Chiến tranh Việt Nam thập niên 60

Năm năm sau, Johnson thất bại trong cuộc tranh cử sơ bộ đảng Dân chủ trong kỳ bầu cử Tổng thống 1960, ông được John F. Kennedy mời đứng phó Tổng thống, Dân chủ thắng cử, Johnson tuyên thệ nhậm chức Phó Tổng thống ngày 20 tháng giêng 1960. Gần ba năm sau, ông lên thay Kennedy bị ám sát ngày 22-11-1963 và sau đó thắng cử nhiệm kỳ 1964-1968 vẻ vang với 486 phiếu cử tri đoàn so với 52 phiếu của Goldwater, 61% số phiếu phổ thông và thành Tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ.
Năm 1964 lợi dụng tình hình chính trị miền nam bất ổn, CS Hà Nội gia tăng xâm nhập cán binh để chiếm miền nam Việt Nam . Từ 1966 Bernard Fall và gần đây Logevall, Ted Morgan đã nhận định Hoa Kỳ tránh can thiệp vào miền bắc VN 1954 để tiêu diệt Việt Minh tại ĐBP, nay phải đương đầu với cuộc chiến lớn hơn bắt đầu từ giữa thập niên 60. Như đã nói trên, ý kiến của Johnson trong phiên họp đã ngăn cản TT Eisenhower can thiệp vào VN năm 1954 và bây giờ 10 năm sau một sự tình cờ lịch sử ông trở thành Tổng Thống lại gánh chịu hậu quả của sự sai lầm của chính ông từ hồi 1954.

Hà nội ngày càng gia tăng áp lực, chiến tranh ngày càng mở rộng:

Ngày 1-1-1964 VC pháo kích phi trường Biên hòa, phá hủy 6 máy bay B-57, làm hư hại 20 cái khác , giết 5 người Mỹ, 2 VN, 76 bị thương (14). Từ 1959 cho tới 1962 có 100 cố vấn Mỹ bị giết, tới cuối 1964, tổng cộng có 416 người Mỹ bị giết chưa kể số người bị thương và bị bắt làm tù binh (15)

Nhân vụ tầu Maddox bị hải quân BV tấn công đầu tháng 8-1964 tại vịnh Bắc Bộ, Johnson đưa ra Thượng viện xin ủng hộ can thiệp vào miền nam VN, ngày 6-8, hôm sau, lưỡng viện bỏ phiếu bầu ngày 7-8. Thượng Viện thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Việt Tonkin Gulf Resolution với tỷ lệ 88-2, Hạ viện bỏ phiếu thuận hoàn toàn 416-0, tỷ lệ chung là 99.60%.

Tổng thống có thể đơn phương can thiệp mà không cần đưa Quốc hội nhưng Johnson muốn danh chính ngôn thuận.
Mặc dù an ninh miền nam VN ngày càng xấu nhưng Johnson còn do dự, e ngại can cuộc chiến sẽ làm hỏng nhiệm kỳ và chương trình phúc lợi xã hội của ông như, medicaire, medicaid, nhân quyền, giúp người nghèo…(16)

Tháng 2-1965 qua thăm dò của Harris poll, 78% người dân ủng hộ cuộc chiến chống CS tại Đông Nam Á, lưỡng viện Quốc hội ủng hộ Chính phủ, thuyết Domino được tin tưởng mạnh.

Đầu tháng 3-1965, sau khi đắc cử Tổng thống, Johnson mở chiến dịch Rolling Thunder cho oanh tạc giới hạn Bắc Việt ngăn chận xâm nhập và vận chuyển tiếp liệu vào miền nam để khiến Hà Nội phải từ bỏ cuộc chiến, ngồi vào bản hội nghị. Cuộc oanh tạc không có kết quả nên Johnson và các cố vấn phải thay đổi kế hoạch bằng đưa thêm quân vào miền nam để có thể thắng bằng cuộc chiến dưới đất (17). Trong khi ấy tình hình quân sự miền nam rất bi đát, trung bình mỗi tuần mất một quận và một tiểu đoàn, VNCH có thể mất trong vòng 6 tháng. Giữa tháng 4-1965 Johnson đề nghị gửi một trung đoàn tới bảo vệ phi trường Biên Hòa

Bộ trưởng quốc phòng McNamara nói (18) sáu tháng (28-1 tới 28- 7-1965) là giai đoạn quyết liệt trong 30 năm can thiệp, Tổng thống Johnson đã có một lựa chọn định mệnh đưa Hoa Kỳ đi vào con đường can thiệp vào VN ồ ạt về quân sự. Cuối cùng nó đã hủy hoại nhiệm kỳ của ông và phân hóa nước Mỹ chưa từng có từ thời Nội chiến. Trong giai đoạn định mệnh này Johnson đã oanh tạc Bắc Việt và đưa quân vào VNCH từ 23,000 ngươi (1964) lên 185,000 (1965) , 385,000 (1966) 485,000 (1967) 530,000 (1968) . Việc tiến hành không đưa ra bàn thảo trước công luận, gieo niềm bất tín mãi mãi.

Chịu trách nhiệm lãnh đạo cuộc chiến là McNamara, một người dân sự, ông còn được gọi là Kiến trúc sư của chiến tranh VN. Xung đột tại VN được gọi là McNamara’s war, Cuộc chiến của McNamara. TT Johnson tin tưởng kính nể McNamara và hy vọng thành công (19), đây là một lỗi lầm tai hại của Johnson khi giao sinh mạng Đông Dương vào tay một chiến lược gia bất tài.

Johnson-McNamara áp dụng chiến tranh giới hạn (limited war) một chủ thuyết hình thành khi thời đại nguyên tử bắt đầu, chủ trương tránh một cuộc chiến nguyên tử với Nga (20). Mỹ phải ngăn chận CS bành trướng đang lan ra trong thế giới thứ ba bằng: trợ giúp kinh tế, quân sự, ngoại giao khéo léo và hạn chế tránh dụng chạm Nga, Trung Cộng. Lần đầu tiên áp dụng chiến tranh giới hạn tại Triều Tiên và đã đưa tới đụng chạm giữa Tổng thống Truman và Tướng MacArthur.

Cuộc chiến của Johnson-McNamara có hai mặt trận, trước hết là tại miền nam và cuộc oanh tạc miền Bắc. Tháng 8-1965, Bộ TMLQ đề ra bốn mục tiêu 1- Giúp VNCH kiểm soát dưới vĩ tuyến 17. 2- Đánh bại VC và CSBV. 3-Buộc Hà nội phải rút. 4- Ngăn chận Trung Cộng bành trướng.

Chiến tranh VN của Johnson cũng áp dụng chiến lược hao mòn như truyền thống Mỹ do Bộ TMLQ, TMT lục quân tướng Harold Johnson, McNamara soạn, TT chấp thuận.

Chiến lược của Westmoreland gồm ba giai đoạn, có kết quả tốt cuối 1967: Giai đoạn 1- Quân Mỹ bảo vệ căn cứ, phi trường, giữa 1965, tình hình nguy khốn, VC tấn công chiếm một nửa đất đai và dân số, mỗi tuần VNCH mất một tiểu đoàn (21). Giai đoạn hai bắt đầu 1966 cho tới cuối năm, Mỹ phản công chiếm các căn cứ địch, mật khu, lùng diệt địch. Giai đoạn ba bắt đầu 1967, càn quét địch, đẩy chúng ra xa, tiến hành bình định. Chiến lược đánh hao mòn của Mỹ 1967 đã đạt mục tiêu, đẩy VC qua bên kia biên giới. Những vùng đông dân do địch kiểm soát giảm dần, Mỹ ước lượng cuối 1967 có 180,000 quân BV và VC bị giết, chúng bớt xâm nhập nhưng gia tăng tuyển quân. Mặc dù Westmoreland mở chiến dịch lớn cuối 1967 cuộc chiến vẫn là những đụng độ nhỏ, địch chỉ đánh khi lợi thế, Mỹ mạnh nhưng không tiêu diệt được chúng.

Song song với cuộc chiến tại miền nam VN, không quân, hải quân Mỹ và VNCH bắt đầu oanh tạc BV, chiến dịch Rolling Thunder, Sấm Rền từ tháng 3-1965, mới đầu rất hạn chế, phần nhiều dưới vĩ tuyến 20 để ngăn chận xâm nhập. Chính sách leo thang oanh tạc không ngăn chận được xâm nhập cũng như không đưa Hà Nội vào bàn đàm phán. TMT liên quânTướng Wheeler đề nghị TT Johnson tăng cường oanh tạc, Johnson cho tăng phi vụ nhưng không cho phá hủy hết bộ máy chiến tranh của BV. Cuối 1965 chiến dịch thất bại dù đã tăng nhiều phi vụ (22), mục tiêu gồm căn cứ quân sự, giao thông, hậu cần.. nhưng địch vẫn xâm nhập nhiều.

Cuối tháng 6-1966 phi cơ Mỹ từ vịnh BV, Thái Lan oanh tạc các kho dầu Hà Nội, Hải Phòng, khoảng 60% nhiên liệu BV bị phá hủy, Mỹ mất một máy bay, dân Mỹ ủng hộ TT Johnson tỷ lệ tăng từ 42 tới 54%.

Những tháng cuối 1966 Mỹ tăng quân hơn 2 lần, McNamara thăm VN sau 12 tháng, mặc dù VNCH không bị đánh bại nhưng không có tiến bộ càn quét địch ra khỏi miền nam. Tuy oanh tạc gây thiệt hại nhưng địch không làm giảm tiếp tế của BV cho miền nam, theo ông CS dùng chiến lược làm hao mòn tinh thần của Hoa Kỳ (23). Cuối 1966 Tướng Westmoreland cho biết lực lượng địch nay là 300,575 tên, năm 1966 đã tăng 42,000 dù bị thiệt hại, xâm nhập 8,400 người một tháng và tuyển quân ở miền nam 3,500 (24)

Tháng 7, 8 Mỹ oanh tạc các kho dầu ngay trung tâm BV, chiến dịch chấm dứt 4-9-1966, 75% dầu ở Hà Nội bị phá, trận này Mỹ mất hơn 70 máy bay, sau đó Nga Trung Cộng lại cung cấp đủ cho BV. McNamara thất vọng, oanh tạc tốn kém mà không có kết quả, các cố vấn dân sự đề nghị lập một hàng rào điện tử dưới vĩ tuyên 17. Mùa xuân 1967, Johnson cho ngưng oanh tạc nhưng BV vẫn không chịu đàm phán, Johnson cho leo thang và đi vào giai đoạn ba của Rolling Thunder quan trọng và gay cấn nhất: Oanh tạc nhà máy điện, nhà máy thép, thả mìn các hải cảng, cửa sông, các mục tiêu gần biên giới Tầu, người dân ủng hộ oanh tạc kinh tế, kỹ nghệ cho tới cuối 1967, Chính phủ cho oanh tạc kỹ nghệ chiến tranh, kho săng, giao thông…

Johnson cho rằng oanh tạc mạnh và chiến dịch tại miền nam sẽ khiến BV phải vào bàn hội nghị, giai đoạn ba sẽ kéo dài tới tháng 4-1968 nhưng sẩy ra trận Mậu Thân từ đầu tháng 2 nên ông thôi oanh tạc. Trận Mậu thân cho thấy oanh tạc thất bại không ngăn chận được địch xâm nhập dù đã leo thang. Chiến dịch Rolling Thunder từ 1965 tới 1968 đã ném 643,000 tấn bom và gây thiệt hại trị giá 600 triệu cho BV, gây tàn phá cho kỹ nghệ và nông nghiệp BV. Việc cung cấp lương thực bị phá hủy, họ phải dựa vào viện trợ của Nga và Trung cộng, có khoảng 50,000 người dân bị thiệt mạng (25). Chiến dịch oanh tạc coi như thất bại, địch vẫn gia tăng xâm nhập người và tiếp liệu. Giới quân sự cho rằng nguyên do thất bại vì các cố vấn dân sự hạn chế và vì VC, BV có nhu cầu ít, chúng thừa khả năng tự cung cấp, Nga, Trung Cộng tiếp tục đổ hàng vào BV.

Chiến dịch rất tốn kém, trước khi ngưng ném bom 31-3-1968 Mỹ thiệt hại 950 máy bay trị giá 6 tỷ, năm 1966 Mỹ mất 9 đồng rưỡi để gây thiệt hại cho BV một đồng, phi công bị bắt làm con tin, người dân dần dần chống oanh tạc vì tốn kém, vô ích, sai lầm. Oanh tạc ở miền nam lớn, dài hơn, nhiều mục tiêu hơn để phá hậu cần, kho đạn, kho hàng địch. B-52 cũng tham dự từ Guam cách 2,800 dặm, độ cao từ 30,000 tới 36,000 bộ (khoảng 10 cây số), mỗi cái mang từ 18-27 tấn bom, có thể trải thảm, một vũ khí ghê sợ nhất. Từ 1965 tới 1967, oanh tạc đường mòn Hồ Chí Minh bên Lào tổng cộng 3,000 phi vụ một tháng coi như thất bại. Đường mòn HCM là một mạng lưới rộng, trên cao không nhìn thấy, phi công Mỹ chỉ ngăn chận một phần xâm nhập người và vũ khí vào Nam (26)

Sau trận Mậu thân 1968, người dân Mỹ quá thất vọng, năm ngoái1967 báo cáo của Tướng Westmoreland, Đại sứ Bunker lạc quan về tình hình miền nam dần dần ổn định, địch đã bị càn quét thế mà Cộng quân đã mở được cuộc tổng tấn công qui mô lớn hàng trăm ngàn người. Phong trào phản chiến lên cao, tỷ lệ ủng hộ cuộc chiến giảm xuống còn dưới 40% (27).

Cuối tháng 3, TT Johnson tuyên bố không ra tranh cử, các kiến trúc sư của cuộc chiến như McNamara, Tướng Westmoreland, Tướng Harold Johnson.. .đều đã ra đi, chiến thắng quân sự chỉ là ảo tưởng, Cộng quân vẫn tăng quân số dù bị thiết hại nặng nề.

Nói về những lý do đưa tới thất bại, các nhà học giả, sử gia về chiến tranh VN đã đưa ra nhiều nhận xét chỉ trích những sai lầm của Johnson.

TT Nixon nói:

“Khi một ông TT đưa quân Mỹ đi tham chiến, một cái đồng hồ vô hình bắt đầu chạy. Ông có một khoảng thời gian nhất định để thắng cuộc chiến trước khi người dân chán nản. Tháng 2 năm 1968, TT Johnson đã hết thời hạn của mình” (28).
Tác giả George Moss nói (29) khi Johnson quyết định leo thang chiến tranh ông không ngờ đã đưa Mỹ vào một cuộc chiến dài, đắt giá, thất bại. Một trong những lý do thất bại là quan niệm chiến tranh giới hạn và cách áp dụng vào Đông Dương. Cuộc chiến gây tranh chấp giữa các cố vấn dân sự và quân sự của Johnson đưa tới sự lãnh đạo cuộc chiên mơ hồ. Các nhà chính khách không có chiên lược, một trong các lý do lớn thất bại là không muốn động viên nhân lực, kinh tế cho mục tiêu, đây là một cuộc chiến giới hạn chỉ dùng giới hạn tài nguyên. Một nguyên nhân thất bại khác là chiến lược quân sự ở VN mâu thuẫn: một đằng Johnson giới hạn hoạt động quân đội Mỹ tại VN để tránh đụng chạm với Nga, Trung Cộng sợ họ can thiệp, một đằng lại muốn đánh thắng CS nhanh gọn, dùng giới hạn hỏa lực Mỹ để tránh chiến tranh với Nga, Trung Cộng.

Vả lại Johnson khinh địch, ông không thực hiện sớm mục tiêu, bị trói buộc vì chiến tranh giới hạn để rồi bị trong nước chống đối. Johnson không khai triển các phương tiện đánh địch cứu miền nam VN trước khi có phản chiến. Khi Mỹ phải bỏ oanh tạc, rút quân vì bị chống đối như tốn kém, chết người, Mỹ cắt giảm viện trợ miền nam sụp đổ (1975). Vì theo thể thức chiến tranh giới hạn, giao cho giới chức dân sự, các Tướng lãnh tức giận cho rằng việc hạn chế mục tiêu của các viên chức dân sự khiến oanh tạc không có kết quả để ngăn chận xâm nhập. Các Tướng áp lực Johnson cho oanh tạc mạnh nhưng ông sợ Trung Cộng can thiệp như tại Triều Tiên và từ chối. Năm 1967 Johnson cho oanh tạc mạnh hơn, mặt trận tại miền nam giao cho Bộ TM liên quân hoạch định. Westmoreland không đủ quân và tiếp liệu và không được đánh qua biên giới, các nhà lãnh đạo quân sự cũng gặp hạn chế về cuộc chiến dưới đất.

Theo George Moss chiến lược đánh hao mòn lực lượng địch là truyền thống Mỹ nhưng lý thuyết này áp dụng cho chiền tranh qui ước châu Âu, Cao Ly, còn ở VN chúng đánh không qui ước. Lý do thất bại của Mỹ là dựa trên chiến tranh qui ước với kẻ địch đánh du kích, chúng tránh được thất bại.

Tổng thống không gọi quân trừ bị và vệ binh quốc gia (vì lý do chính trị).

Mà chỉ dựa vào quân dịch tạo cho việc leo thang của Westmoreland gặp khó khăn. Quân đội thiếu công binh, tiếp liệu để hành quân, nhiều đơn vị thiếu đạn không đủ mạnh, từ giữa tới cuối 1965 Westmoreland phải ngưng chiến dịch vì thiêu tiếp liệu.

Ngoài ra chiến tranh hạn chế của Johnson-Mcnamara không cho đánh qua biên giới đã bó tay Westmoreland. VC rút khỏi mật khu vì bị Mỹ, VNCH chiếm, chúng lập căn cứ bên kia biên giới nghỉ dưỡng quân, tái trang bị cho mạnh rồi sẽ đánh Mỹ, VNCH, các Tướng Mỹ vận động để đánh qua biên giới mà không được

Địch khai thác căn cứ bất khả xâm phạm bên kia Lào, Mên, mặc dù thiệt hại nặng hơn các nước bại trận Thế kỷ 20 nhưng BV, VC vẫn tiếp tục cuộc chiến. Mỹ phải tăng quân, thiệt hại tăng đưa tới phản chiến, dù gây thiệt hại nặng cho địch nhưng chúng vẫn tồn tại, gia tăng thêm. Vì Mỹ và VNCH không đủ quân để bình định, đánh xong phải rút, địch lại trở về. McNamara thất vọng ở Rolling Thunder, tốn kém mà không có hiệu quả. Các cố vấn dân sự (McNamara và các phụ tá của ông) đề nghị lập hàng rào điện tử dưới vĩ tuyến 17, gồm kẽm gai, mìn. Thực hiện từ đầu 1967 gọi là hàng rào điện tử McNamara từ bờ biển đông cho tới biên giới Lào, cho cuối tháng 9-1968 mới ngưng, tốn một tỷ rưởi đô la và 740 triệu tiền điều hành một năm. Đó là một sai lầm lớn của Johnson vì quá tốn kém mà không ngăn được địch, chúng đi vòng qua phía Lào.

Tướng Wheeler nói lãnh đạo CSVN hy vọng thắng cuộc chiến tại tại Washington cũng như họ đã thắng Pháp tại Paris (30)
Đô đốc Sharp cho biết cần oanh tạc mạnh, oanh tạc hải cảng cuối 1966 sẽ thắng địch, nhưng tác giả Larry Berman nói mục đích Johnson-McNamara không phải chiến thắng quân sự như quan niệm cổ điển mà theo một chiều hướng khác. Họ không chấp nhận quan điểm thắng cuộc chiến mà là xây dựng dân chủ miền nam, không phá hủy miền bắc vì Trung Cộng có thể can thiệp vào. Mục đích của oanh tạc BV là để 1-yểm trợ quân Mỹ đánh phá các căn cứ hậu cần, 2-trừng phạt BV, 3-giảm xâm nhập hoặc gây thiệt hại địch . Cuối năm 1966 Johnson không tin vào oanh tạc BV cũng như cuộc chiến bình dịnh miền nam đã không đưa đưa BV tới hòa đàm, theo Westmoreland lực lượng địch đầu năm 1966 khoảng 300,000 người.

Cuộc chiến của Johnson đi vào bế tắc, không đạt mong muốn, GS Larry Berman chỉ trích Johnson, mặc dù bế tắc nhưng Johnson cũng không chịu bỏ chính sách “không chiến thắng”, no-win policy của ông. Johnson-McNamara không chủ trương đánh thắng như truyền thống mà chỉ dọa cho địch thấy sự tai hại để ngồi vào bàn hội nghị, chính sách thất bại có nghĩa là thắng lợi của địch, chúng đẩy mạnh phong trào phản chiến. Các Tướng lãnh biết rằng cuộc chiến hạn chế tại VN sẽ thành cuộc chiến lâu dài đưa tới bế tắc càng có lợi cho BV. Địch chấp nhận kéo dài chiến tranh để gây chống đối tại Mỹ, bế tắc của Johnson tức là chiến thắng đối với Hà Nội.

Đầu tháng 4-1967 Westmoreland xin tăng quân, nay Cộng quân có 285,000 người, Mỹ 470,000, dù không tăng quân Mỹ vẫn không thua nhưng cuộc chiến sẽ kéo dài năm năm, lâu thắng. Nếu tăng lên 565,000 cuộc chiến sẽ kéo dài thêm ba năm nếu tăng thêm lên 665,000 thì chỉ hai năm thôi. Năm 1967, mặc dù thực hiện Rolling Thunder, tăng quân lên 425,000 người nhưng không đưa BV tới bàn đàm phán, có tiến bộ nhưng chiến tranh không chấm dứt. Phe quân sự đề nghị phong tỏa Hải Phòng nhưng không được chấp nhận, Johnson sợ sẽ lôi kéo Trung Cộng sẽ can thiệp.

Bộ TM liên quân trình Johnson đề nghị oanh tạc phi trường, hải cảng đường giao thông, kêu lính trừ bị. Họ chỉ trích giới lãnh đạo dân sự Bộ quốc phòng (McNamara và phụ tá Mc Naughton…) dùng chiến tranh giới hạn đã ngăn cản sức mạnh của quân lực Mỹ, đưa tới kéo dài chiến tranh. Họ chống chiến tranh giới hạn vì đây là khuyết điểm chính của chiến dịch, trong khi hải cảng BV vẫn hoạt động tiếp nhận hàng quân sự, đất Miên thành hậu cứ cho quân địch.

McNamara chống leo thang của Bộ TM liên quân, ông cho là sẽ đưa Nga, Trung Cộng vào cuộc chiến lớn, tỷ lệ thương vong sẽ khiến dân chống đối. Ông ta cho rằng giới hạn được đặt ra vì người dân Mỹ và Thế giới không cho phép ta vượt qua, ông cảnh báo Johnson oanh tạc bị thê giới lên án.

Johnson tin các cố vấn dân sự không tin các Tướng lãnh, đó là điều mâu thuẫn trong khi giải quyết cuộc chiến, ông không chấp nhận đề nghị các Tướng muốn gia tăng oanh tạc BV. Tháng 8-1967 McNamara điều trần trước Tiểu ban quân sự Thượng viện của TNS John Stennis về oanh tạc BV, ông không tin tưởng Rolling Thunder. Tiểu ban gồm nhiều diều hâu cho rằng giới quân sự bị giới dân sự dìm, McNamara hòa dịu với CS. Họ kết án các cố vấn dân sự điều khiển cuộc chiến bác bỏ ý kiên các Tướng lãnh, nay cần phải dùng sức mạnh giải quyết cuộc chiến. Tiểu ban kết án dân sự điều khiển cuộc oanh tạc nên chiến dịch không đạt mục tiêu, lý thuyết tiệm tiến, (gia tăng oanh tạc từ từ) đã ngăn cản Rolling Thunder đạt kết quả tốt. McNamara là kẻ thừa hành của Johnson, trách nhiệm thuộc về Johnson.

Ngày 1-11-1967 McNamara trình Tổng thống văn thư xác nhận sự thất bại của Mỹ tại VN, dù tiếp tục tới cuối 1968 cũng sẽ không thành công, người dân tiếp tục chống đối, tiến bộ cuộc chiến chậm, oanh tạc không ngăn được xâm nhập. Oanh tạc chỉ là lá bài cho đàm phán mà ta phải bỏ, nó không làm BV nản chí. Ông ta đề nghị ngưng ném bom BV và cảnh báo cuộc chiến bế tắc dù tăng quân cũng không đánh tan địch, không hy vọng gì ở 15 tháng sau (cuối nhiệm kỳ 1968)

Ngay tối hôm McNamara trình văn thư Johnson họp các vị cựu, tân viên chức gọi là wise men để hỏi ý kiến, trong đó nhiều vị từ Thế chiến thứ hai, sự kiện cho thấy Johnson không có lập trường riêng, lẩm cẩm. Cố vấn an ninh George Bundy nói viễn tượng cuộc chiến kéo dài. Thứ trưởng ngoại giao Katzenbach phát biểu ta không thể thắng cuộc chiến bằng Rolling Thunder, Hà Nội hy vọng ở sự chán nản, chia rẽ từ Mỹ. Ông đề nghị Johnson bỏ chiến tranh hạn chế để đánh gục kẻ địch vì tiến bộ cuộc chiến thì chậm mà chia rẽ tại Mỹ lại quá nhanh.

Larry Berman nói ngày 29-11-1967, sau bẩy năm làm Bộ trưởng quốc phòng, McNamara cho biết ông nhận làm giám đốc Ngân hàng Thế giới (sẽ ra đi). Thăm dò ý kiến người dân cho thấy 45% chê và 42% khen khả năng lãnh đạo Bộ quốc phòng của ông trong khi Westmoreland được 68% khen, 12% chê. Bài của Louis trên tờ Harris Washington Post cho biết người dân không đồng ý về việc để viên chức dân sự nắm Quốc phòng. Thăm dò Harris 53% chống, 36% ủng hộ, họ nói thời chiến phải để Quân đội lãnh đạo. Có 73% (so với 10%) dân Mỹ cho rằng khi mà dân sự bảo quân đội làm thường chỉ là chính trị chứ không phải quân sự, tỷ lệ 65% cho rằng giới quân sự tại VN đã bị dân sự ngăn trở (so với 10% chống)

Đây là một lỗi lầm tai hại nhất của Johnson.

Ngày 29-2-1968 McNamara rời Bộ quốc phòng, Clark Clifford lên thay, ông được lệnh tăng quân cho Westmoreland, tân Bộ trưởng nói chúng ta không được đánh dể thắng : 1-Tổng thống không cho tấn công BV vì có thể lôi kéo Trung Cộng vào; 2- không gài mìn Hải Phòng sợ đụng làm chìm tầu Nga, 3- không được đánh đuổi VC qua Mên, Lào vì sẽ mở rộng cuộc chiến. Clifford nói ông không biết bao giờ cuộc chiến mới chấm dứt, không biết bao nhiêu súng đạn cho đủ. Sau khi bị thiệt hại nặng trong 4 năm địch vẫn không nản chí.(32).

Clifford trình Johnson xin cấp ngay 22,000 người, 3 phi đội cho Westmoreland và đề nghị gọi 262,000 quân trừ bị. Trong phiên họp ông đã trình Tổng Thống cho dù tăng 206,000 người chưa chắc đã hoàn thành mục tiêu, cho dù tăng 206,000 sau đó Westmoreland cũng sẽ xin tăng thêm. Ta muốn đưa thêm bao nhiêu vào thì CSBV cũng sẽ đưa vào, Mỹ sẽ gặp cái thùng không đáy.

Tác giả Larry Berman nói Westmoreland xin tăng quân cho thấy chiến lược đánh hao mòn của Mỹ thất bại, dù đưa vào 3/4 triệu người cũng không có dấu hiệu gì thắng hơn 1965, có tiến bộ nhưng hòa bình trong danh dự ở VN không thấy.

Tướng Bruce Palmer phụ tá của Westmoreland coi trận Mậu Thân là một thất bại tình báo ngang hàng Trân Châu Cảng, chiến tranh lùng diệt địch chỉ áp dụng cho Thế chiến thứ hai không thể áp dụng tại VN. Ngày 23-3 TT Johnson tuyên bố Tướng Westmoreland làm TMT lục quân thay thế Tướng Harold Johnson, sự kiện cho thấy Johnson chấp nhận chiến tranh hao mòn, lùng diệt địch thất bại.

Cuối tháng 3-1968 Johnson tuyên bố không ra tranh cử, McNamara, Tướng Westmoreland, Tướng Johnson … các kiến trúc sư của cuộc chiến đã ra đi, chiến thắng quân sự chỉ là ảo tưởng.

Giáo sư Clodfelter nói (33) giới quân sự cho biết Rolling Thunder thất bại vì bị giới hạn, năm 1966 Tướng Mc Connell nói với Johnson nếu ta bỏ giới hạn thì sẽ có kết quả. Trung tướng Ginsburgh lý luận thời biểu 94 mục tiêu của Bộ TM liên quân có thể thành công bất cứ lúc nào trong năm 1965, 1966. Đô đốc Sharp (Tư lệnh Thái Bình Dương) nói nếu sau Tết Mậu thân mà tấn công mạnh có thể đã thắng. Các Tướng không quân tin rằng oanh tạc sẽ làm sụp đổ kinh tế BV khiến họ phải chấm dứt chiến tranh. TT Johnson không muốn oanh tạc khiến BV phải bị khuất phục mà chỉ muốn VNCH độc lập không CS. Trong khi ngăn CS ông tìm mục đích khác nên đã giới hạn việc dùng vũ lực, mục đích tiêu cực đã khiến Rolling Thunder bị kiểm soát về chính trị.

Đô đốc Sharp nhận xét sử dụng sức mạnh quân sự phải cứng rắn, phũ phàng đạt yêu cầu và không thể làm rón rén nhẹ nhàng đi lanh quanh. Chính sách giới hạn của Johnson đã khiến giới Quân sự thất vọng cuối năm 1967, trong buổi thuyết trình về Rolling Thunder Tướng Mc Connell (TMT Không quân) than phiền: Tôi cảm thấy phát bệnh vì tức. Hai năm sau ông xin về hưu nhận thư của Tướng Momyer (Tư lệnh không đoàn 7) nói: tôi tiếc là chúng ta không thắng cuộc chiến, ta có sức mạnh, khôn ngoan, trí tuệ, nhưng các cố vấn dân sự kìm hãm ta. Sau cuộc chiến này ta rút ra một một bài học, đừng tham chiến trừ khi ta chuẩn bị tất cả để chiến thắng.

Lời của Momyer giảng rộng sự đánh giá cuộc chiến Cao Ly của Tướng Mac Arthur, ông này chỉ trích chiến tranh giới hạn của Tổng Thống Truman. Và nay Rolling Thunder lại đi vào vết xe đổ của quá khứ. Giới chức quân sự Sharp, Wheeler, Moore đánh giá về oanh tạc cho rằng nếu TT Johnson giao cho họ quyền hành động thì đã thắng rồi. Tác giả Clodfelter cho là họ thiếu cơ sở vì bản chất của cuộc chiến cho thấy oanh tạc chỉ là để phục vụ mục đích chính trị của Johnson.

Như thế chứng tỏ chủ trương hạn chế quân sự cho mục đích chính trị thất bại, chỉ có quân sự tự do hành động có thể giaỉ quyết được bế tắc. Tướng Taylor nói ta cần san bằng mọi thứ trong và xung quanh Hà Nội, oanh tạc mạnh có thể khiến chính quyền trung ương tan vỡ.

Tác giả Clodfelter nói không quân thời Johnson cũng bị giới hạn, sự kiểm soát giới hạn làm giảm hiệu lực quân sự, nó phục vụ chính trị, thiếu kinh nghiệm chiến tranh giới hạn trong chiến tranh không qui ước cộng với tự mãn đưa tới tin tưởng sai lầm trong Rolling Thunder. Tin tưởng vào oanh tạc của các cố vấn đã che mờ hình ảnh sự thuật về cuộc chiến.

Johnson kiểm soát oanh tạc để tránh đụng trận với Nga và Trung Cộng, ông kiểm soát hỏa lực, mục tiêu, phi vụ trong buổi ăn trưa ngày thứ ba. Johnson mời các cố vấn thuộc Hội đồng an ninh quốc gia để bàn các chính sách quân sự. Ông tin tưởng các cố vấn dân sự và không tin các Tướng lãnh. Có sự chia rẽ giữa cố vấn dân sự và quân sự nên thiếu chỉ huy thống nhất. Không quân Mỹ đã ném 2 triệu 200 ngàn tấn bom ở miền Nam so với 643,000 tấn ở miền Bắc. Kiểm soát về quân sự giới hạn hiệu năng của oanh tạc, đa số các giới chức không quân chủ trương phá hủy khả năng sản xuất của địch sẽ khiến chúng mất khả năng chiến đấu. Cuối năm 1965 Bộ TM liên quân đề nghị kế hoạch phá hủy kinh tế BV nhưng không được chấp thuận
Trung úy Eliot Tozer than phiền trong hồi ký:

“Bực mình vì nhiều thứ, máy bay (A-4) giới hạn kỹ thuật, thả giới hạn bom, trên một số ít mục tiêu, trong thời gian giới hạn, chiến đấu trong một cuộc chiến giới hạn”

643,000 tấn bom đã được thả thời Rolling Thunder tại BV, phá hủy 65% nhiên liệu, 59% nhà máy điện, 55% cầu đường lớn , 9,821 xe cộ, 1,966 toa xe lửa … con số không trung thực lắm. Ngoài thiệt hại người, máy bay, năm 1965 Mỹ mất 6 đồng 6 để gây thiệt hại 1 đồng cho BV, 9 đồng 6 cho năm sau.

Mặc dù oanh tạc ngăn cản vận chuyển tiếp liệu nhưng không ngăn được xâm nhập, lý do chính là nhu cầu tiếp liệu của CS ít, chúng đủ sức cung cấp. Ngoài ra Nga và Trung Cộng tiếp tục viện trợ thêm cho BV để bù lại chỗ bị mất. Sau trận Mậu Thân 1968, VC bị mất hết lực lượng nên họ phải chịu thương thuyết, họ vẫn cố kéo dài đàm phán và đánh quấy phá để người Mỹ chán nản bỏ VN.

Phillip Davidson trong VN at war (34) nói: Các phụ tá dân sự của McNamara cho biết Rolling Thunder tốn kém, năm 1965 gây thiệt hại cho BV 70 triệu nhưng Mỹ phải tốn 460 triệu, năm 1966 gây thiệt hại 94 triệu cho BV Mỹ tốn 1 tỷ 247 triệu. Tác giả nói: Dĩ nhiên một nguyên do lớn của sự không hiệu quả là hệ thống lựa chọn mục tiêu do McNamara và Johnson chủ tọa.
Sự chia rẽ giữa các cố vấn dân sự và giới chức quân sự ngày càng sâu xa tại Ngũ Giác Đài: hai phe không ưa và chẳng phục nhau. Một nhà quan sát tự hỏi không biết những năm 1965, 1966 cuộc chiến thực sự diễn ra trên trời, trong rừng tại VN hay tại Ngũ Giác Đài?

Davidson nói có lẽ khuyết điểm chính của McNamara là ông nhận định ra rằng cuộc chiến không thể thắng được dưới chính sách hạn chế như hiện nay mà một phần lớn do ông chủ trương hay ủng hộ. McNamara tiếp tục cuộc chiến vì nhiệm vụ nhưng ông ta cho là một mục đích không thực tế chút nào.

Mặc dù tăng phi vụ tăng từ 55,000 năm 1965 lên 148,000 năm 1966 và năm 1965 ném 33,000 tấn, năm 1966 tăng lên 148,000 tấn nhưng vẫn không ngăn được xâm nhập. Johnson chấp thuận cho làm hàng rào ngăn cản. Hàng rào điện tử McNamara được thực hiện từ đầu năm 1967 cho tới cuối tháng 9-1968 chấm dứt xây dựng , tốn 1 tỷ rưỡi và 740 triệu tiền điều hành một năm, nói chung thất bại.

Phe dân sự cho oanh tạc quá tốn kém thất bại, phe quân sự cho vì dân sự giới hạn mục tiêu nên thất bại.

Kết luận

Tháng tư 1954, Johnson đã đóng vai chính trong việc ngăn cản Hành Pháp can thiệp vào Điện Biên Phủ để rồi hơn mười năm sau nước Mỹ phải đương đầu với cuộc chiến đẫm máu, tốn kém hơn. Nay Johnson thừa hưởng hậu quả do chính ông và lại sai lầm trầm trọng thêm một lần nữa.

Như trên Johnson mâu thuẫn ở chỗ ông muốn thắng nhanh buộc BV phải đàm phán nhưng ông lại áp dụng chiến tranh giới hạn. Chính sách giới hạn của Johnson-McNamara kéo dài cuộc đưa tới chống đối tại mặt trận đất nhà. Một sai lầm lớn nhất của Johnson giao cho McNamara nhiều quyền lực kiểm soát và hạn chế các Tướng lãnh gây tranh chấp giữa dân sự và quân sự. Các sử gia, chính khách đều đã đánh giá thấp khả năng McNamara. Người dân qua thăm dò cũng đã không tin tưởng ông ta nhưng Johnson vẫn cố chấp giao trọng trách cho McNamara đưa tới thất bại trong chiến dịch oanh tạc cũng như bình định miền nam.

Vừa mở mặt trận oanh tạc BV, mặt trận đánh hao mòn địch tại miền nam Johnson cũng tạo ra cuộc chiến tại Ngũ Giác Đài những năm 1965, 1966, 1967 giữa hai phe dân sự, quân đội. Cuộc chiến này còn kéo dài cho tới đầu tháng 4-1969 khi nhiệm kỳ Johnson đã hết, cựu Tư lệnh Thái bình dương Đô đốc Sharp và cựu Tư lệnh Westmoreland công bố bản phúc trình 347 trang về cuộc chiến VN. Các Tướng nhấn mạnh sự bó tay của Bộ tư lệnh mỹ trước chính sách hạn chế của Johnson-McNamara và lệnh cấm đánh qua Miên, Lào. Cuối tháng 4-1969 Đô đốc Sharp đăng báo công kích cựu Bộ trưởng McNamara không cho oanh tạc tiềm lực kinh tế BV mà chỉ cho ngăn chận xâm nhập khiến cho các cuộc oanh tạc hóa ra vô hiệu.

Chiến lược giới hạn không cho đánh qua miên, Lào là một khuyết điểm lớn, ông CaoVăn Viên nói (35)
Gần một phần tư thế kỷ … CSVN có được sự an toàn ở các căn cứ hậu cần – trong nội địa hay bên quốc gia lân cận – những căn cứ hậu cần đó là nơi họ dưỡng quân sau những cuộc đụng độ để chuẩn bị cho những trận đánh mới mà không sợ bị quấy phá.”

Tháng 3, 4, 5 năm 1969 Nixon cho B-52 oanh tạc các căn cứ CSBV tại biên giới Việt Miên phá hủy nhiều kho nhiên liệu, đạn dược, địch có 4 sư đoàn đóng tại khoảng 10 căn cứ địa này, cuộc oanh tạc có kết quả tốt (36). Nixon cho biết Johnson-McNamara nhiều lần gia tăng oanh tạc và kêu gọi BV đàm phán nhưng thất bại vì ta không thể mơn trớn ông Hồ và phía CS từ bỏ cuộc chiến mà phải bắt buộc họ từ bỏ (37). Nixon đánh giá chính phủ tiền nhiệm đã tỏ ra yếu đuối.

Johnson chủ trương đánh hạn chế để tránh lôi kéo Nga Trung Cộng vào cuộc chiến, nhưng ông đã lôi kéo cuộc chiến tại đất nhà nhập cuộc, một trận chiến quyết định và khốc liệt hơn hết, chính nó đã làm sụp đổ mọi nỗ lực của Tòa Bạch Ốc. Johnson đã không tiên liệu trước bi kịch này mà đáng lý phải Việt Nam hóa chiến tranh từ 1965. Ngoài ra chính phủ đã quá dễ dãi với truyền thông, cho tự do không kiểm duyệt tin tức chiến tranh trên TV, báo chí. Các ký giả sang VN quay phim, chụp hình về nước phổ biến thoải mái thúc đẩy phản chiến lên cao, sau này rút kinh nghiệm người Mỹ đã kiểm duyệt tin tức từ các chiến trường Iraq , Afghanistan .

Tháng 4 năm 1954, ý kiến sai lầm của Johnson đã ngăn cản Tổng Thống Eisenhower cứu Đông Dương vào giờ chót và những năm giữa và cuối thập niên 60, Johnson trở thành Tổng Thống lại bỏ lỡ cơ hội thêm một lần nữa. Đông Dương đã bắt đầu sụp đổ từ trận Mậu Thân đầu năm 1968 khi phản chiến lên cao mà không có gì ngăn cản nổi.

Sự sai lầm của một nhà lãnh đạo đã hai lần nắm giữ vận mạng Đông Dương để rồi con đường đưa tới thảm kịch những năm sau đó không thể nào tránh khỏi.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

———————————————————–

Chú thích: 

(1) Henri Navarre, Agonie de l’Indochine trang 188-200
(2) Sách nêu trên, trang 47
(3) Quân sử 4, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong giai đọan hình thành 1946-1955, Bộ Tổng Tham Mưu VNCH 1972 , trang 160
(4) Henri Navarre, Agonie de l’Indochine trang 230
(5) Bernard Fall, Hell In A Very Small Place, The Siege of Dien Bien Phu ;
Philippe Devillers: End of a War, Indochina , 1954
(6) Fredrik Logevall: Embers Of War, The Fall Of An Empire And The Making of America’s Vietnam, 2012; Ted Morgam: The Valley Of Death, The Tragedy at Dien Bien Phu That Led America In to The Vietnam, 2010.
(7) Fredrik Logevall: Embers of war.. trang 467, 468, 469
(8) Bernard Fall, Hell In A Very Small Place.. trang 301
(9) Ted Morgam: The Valley Of Death… trang 406
(10) Sách nêu trên các trang 402, 403, 405, 406, 408
(11) Bernard Fall, Hell In A Very Small Place trang 313
(12) Sách nêu trên trang 462
(13) Sách nêu trên trang 308 “Perhaps without realizing it, Lyndon B. Johnson, on April 3, 1954, had made his first crucial decision on Viet-nam”
(14) The World Almanac of The Vietnam War trang 95
(15) National Archives, Statistical Information about Fatal Casualties of the Vietnam War
(16) Richard Nixon: No More Vietnams, trang 76
(17) Stanley Karnow. Vietnam A History, trang 435
(18) McNamara, In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam, trang 169
(19) Larry Berman: Lyndon Johnson’War, The Road to Stalemate in Vietnam trang 11
(20) George Donelson Moss: Vietnam , An American Ordeal
Trang 192
(21) Sách nêu trên trang 197
(22) Sách nêu trên trang 215
(23) Larry Berman: Lyndon Johnson’War, The Road to Stalemate in Vietnam trang 13
(24) Sách nêu trên trang 22
(25) George Moss: Vietnam , An American Ordeal trang 221
(26) Sách nêu trên trang 225
(27) Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war.
(28) Richard Nixon: No More Vietnam trang 88
(29) George Donelson Moss: Vietnam , An American Ordeal trang 194, 198
(30) Lyndon Johnson’War các trang 15, 24, 25, 33, 53, 73, 94, 118
(31) Sách kể trên trang 121
(32) sách kể trên trang 178
(33) Mark Clodfelter: The Limits of Air Power, The American Bombing of North Vietnam các trang 117, 134,144, 145
(34) Phillip B. Davidson: Vietnam At War The History 1946-1975 trang 389, 394
(35) Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối của VNCH trang 282
(36) Henry Kissinger: White House Years trang 247, 248
(37) Richard Nixon: No More Vietnams trang 82

111 Phản hồi cho “Những sai lầm của Lyndon Johnson trong chiến tranh VN”

  1. Mỹ Việt đuề huề says:

    Mỹ đâu có sai, tính đúng hết, nhưng số VNCH nó yểu, đoản mệnh, số rách, nên thời cuộc nó vậy, chấp nhận thôi!

    • Tran Vinh says:

      Số Việt Nam đang đến hồi mạt vận, nên biển, đảo, đất đai đang lần lượt rơi vào tay bọn đế quốc Tàu, còn dân Tàu thì đang lập nhưng khu sống biệt lập khắp từ Bắc vào Nam . Thời cuộc nó vậy, chấp nhận thôi !

    • Tien Ngu says:

      Thứ dốt mà cũng…thầy đời. Thấy thương quá…

  2. Ma VNCH says:

    Nếu Mỹ chỉ đổ của mà không đổ quân vào miền Nam VN thì VNCH không chết.

  3. Mỹ không bao giờ sai says:

    MỸ KHÔNG BAO GIỜ SAI, giống như kiểu Ngô Tất Tố viết trong tác phẩm “Tắt đèn”:
    “Bóng nắng xuống thềm gần một hàng gạch. Xe lửa ‘một giờ’ toe toe hét còi. Đồng hồ trên tủ thong thả đánh 11 tiếng. Giấy cót sổ ra xoe xòe.
    Bà Nghị tươi cười nói với ông Nghị :
    - Sao bây giờ mới mười một giờ? Hay là đồng hồ nhà ta chạy sai?
    Ông Nghị rung đùi, vuốt chồm râu tây cong vắt trên mép ngậm tăm :
    - Bà quê lắm! ĐỒNG HỒ TÂY CÓ BAO GIỜ SAI”.
    Vậy đó. MỸ CŨNG NHƯ TÂY KHÔNG BAO GIỜ SAI. MỸ CHỈ LỠ DẠI LÀM ĐỒNG MINH VỚI VNCH MÀ THÔI.

    • HN says:

      Mỹ nó tính sai nên thua cuộc
      Có như thế máy thằng CS chết đói chết khát mới vào Nam vơ vét thóc gạo về đớp chớ

    • Quang Phan says:

      Bọn đế quốc Trung- Xô đã chọn đúng lũ tay sai Việt nam Hồ chí Minh, Lê Duẩn làm những tên lính đánh thuê kiên cường cho chúng- dù cho có hy sinh hàng triệu triệu tên bộ đội – trong mưu đồ làm bá chủ hoàn cầu :

      Lê Duẩn : “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc “.

      Hồ chí Minh: “Đừng nói phải đánh 5 năm, 10 năm, dù có 20 năm, 30 năm, thậm chí 50 năm cũng phải đánh “.

      Theo tài liệu đúc kết từ Đại Hội 4 của CSBV năm 1976, ít nhất là 4.000.000 thanh niên miền Bắc đã chết trên chiến trường – gồm cả số người chết trên đường xâm nhập từ Bắc vào Nam.

      Nhà văn Dương Thu Hương : “Xác lính chết ngập suối, nước không chảy được, chim cắt chim kền kền ăn thịt no đến mức không bay lên nổi ” .

      Nhà văn Dương Thu Hương : Tới tận năm nay, gần sáu mươi tuổi tôi mới thấm thía sự khác biệt giữa kiếp người. Nhờ đọc báo phương Tây, tôi mới biết là người Mỹ và người Iraq chết như người, chết theo kiểu người. Chúng tôi, những người Việt Nam, chúng tôi chết như kiến, chúng tôi chết như ruồi, chúng tôi chết như lá khô rụng, cái chết của chúng tôi hoà lẫn bùn đen, và tan trong câm lặng.”

      Nhà văn CS Xuân Vũ : Lính chết như gà toi trên Trường Sơn . Mạng Người Như Lá Rụng .

      Nhạc sĩ CS Tô Hải: Tôi đã thấy…Cả một xã không còn bóng đàn ông, trắng xóa khăn tang của các chị, các mẹ…

      Nhà thơ Nguyễn Duy: “Nạng gỗ khua rổ mặt đường làng” .

      Nhà văn Dương Thu Hương: “Cuộc chiến giải phóng miền Nam là cuộc chiến ngu xuẩn nhất trong lịch sử dân tộc”.

  4. says:

    Đúng, đúng, mẽo nó sai lầm ở Việt Nam vì không ngờ đồng minh VNCH lại ăn hại như vậy, vậy thôi, mắc cười quá!

    • Tien Ngu says:

      Nữa,

      Hát láo không được thì tới cái màn….ngậm phân phun VNCH.

      Cộng láo mướn cò mồi có kiến thức như em, phản tác dụng…

      Thấy thương quá

  5. Quang Phan says:

    Tác giả Al Santoli- dạy ở “Institute of World Politics ” trong cuốn To Bear Any Burden đề cập đến chính sách oanh tạc hạn chế xảy ra không những dưới thời Johnson mà cả Nixon :

    Sau khi lệnh ngưng ném bom trên lãnh thổ Bắc Việt vào tháng 11 năm 1968, chúng tôi chỉ được phép ném bom khi xe tiếp tế của Việt Cộng ở đường mòn Hồ Chí Minh trên phần lãnh thổ nước Lào và chỉ được ném bom vào ban đêm mà thôi. Như vậy là chúng tôi gần như tự tử rồi! Vì ban đêm không thấy đường, súng phòng không địch thì bắn ra như sao.

    ….Có một lần vào một ngày quang đãng, tôi đếm được 100 xe tiếp tế nối đuôi nhau tại Ðèo Mụ Giạ thuộc Bắc Việt Nam. Những chiếc xe này đậu sẵn để đợi đêm tối di chuyển vào đường mòn. Và dĩ nhiên chúng tôi có lệnh cấm chỉ thả bom đoàn xe .

    Chúng tôi cũng không được thả bom đường xe lửa tiếp tế từ Trung Cộng vào Bắc Việt. Tất cả những gì Nixon làm trong năm 1972 là tạo cho Bắc Việt có cơ hội mang tiếp tế vào miền Nam, mà đáng lẽ chúng ta phải chặn đứng việc cộng sản Bắc Việt tiếp tế vũ khí cho chiến trường miền Nam mới phải!

    Thử nghĩ xem Tù Binh Chiến Tranh Mỹ (POW) do đâu mà có? 85% POW là hoa tiêu và phi hành đoàn. Họ bị bắn hạ chung quanh những vị trí có hỏa tiễn SAM và phi cơ MIG. Những vị trí này hoa tiêu chúng tôi đã thấy từ khi Bắc Việt và Nga Sô lúc còn đang xây cất. Còn tại chiến trường Miền Nam, lính Mỹ chết bởi những vũ khí, đạn dược và tiếp liệu do Bắc Việt chuyên chở vào Nam, mà chúng ta không được phép ngăn chặn được hay chúng ta không muốn ngăn chặn?

    Chúng tôi đã từng thấy từng đoàn xe vận tải nối đuôi nhau ngay ban ngày. Những xe này thuộc Lực Lượng Chuyên Chở 559 từ Hà Nội đổ vào. Chúng tôi bay trên đầu đoàn xe và đôi khi chỉ cho chúng một chút sợ hãi bằng cách ném xuống vài thùng xăng phụ hay một vài trái hỏa tiễn gọi là cho bõ tức. Vì chúng tôi không được phép mang cả phi đoàn phản lực đến đó để ném bom, chỉ vì lệnh cấm.

    • Quang Phan says:

      Chiến tranh giới hạn dưới thời Nixon:

      Sử gia Trần Gia Phụng : Khi mở cuộc hành quân Lam Sơn 719, tấn công qua Hạ Lào tháng 1-1971, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đề nghị với Hoa Kỳ là VNCH đưa một sư đoàn tiến qua phía bắc vĩ tuyến 17 như một chiến thuật đánh lạc hướng CSVN, nhưng Hoa Kỳ không chấp thuận.

      Trong mùa hè đỏ lửa năm 1972, Bắc Việt tràn quân qua vĩ tuyến 17 tấn công VNCH. Viện dẫn lý do nầy, Quân đoàn I đưa ra đề nghị đánh thẳng qua sông Bến Hải, nhằm đe dọa hậu cứ địch, nhưng cố vấn Mỹ không đồng ý.

      Lo ngại Quân đoàn I có thể tự ý tiến quân ra Bắc, các cố vấn Mỹ giới hạn việc cấp bổng tiếp vận cho Lữ đoàn 1 Kỵ binh 20 gallons xăng mỗi ngày cho một xe, đạn pháo binh chỉ được bắn 5 quả mỗi ngày cho một khẩu và ngưng tiếp tế lương khô cho Lữ đoàn.

      Về Không quân, Hoa Kỳ chỉ cung cấp loại phản lực F-5 và A-37, chứa nhiên liệu ít, nên không ở lâu trên không trung và không bay xa được để khỏi tấn công đất Bắc.

  6. says:

    Mỹ nó đúng hết mọi chuyện, chỉ sai lầm nhỏ là đáng ra không nên đổ quân, đổ của vào Vietnam, thế thôi!

    • Tien Ngu says:

      Trật !

      Nó không nên đổ quân nhưng nên đổ…của.
      Nó mà không đổ…của, thì VN máng cái nạn Cộng láo liền tù tì sau 1954.

      Máng cái nạn Cộng láo từ cái năm ấy, thì VN sẽ không có…văn học, lịch sử thứ thiệt, tự do nhân bản bắt cầu cho những đời sau…
      Người VN chỉ biết…láo…

    • says:

      Nếu Mỹ không vào VN, chắc chắn không bỏ hàng triệu tấn bom, vũ khí lẫn nhân mạng. Chỉ cần viện trợ nhân đạo là đủ. (Không đáng gọi là đổ của)
      Vì ông Ngô đình Diệm ngăn cản quân đội Mỹ vào VN tham chiến. Sau khi chấm dứt đệ nhất Cộng hòa, Mỹ mới đem quân vào VN. Dẫu sao, nói chuyện đã qua có gì là lý thú nữa! Tất cả đều là tán láo, uống cafe quán cóc.

  7. Quang Phan says:

    Ác quỷ Cộng sản ở Phú Yên :

    ***Thảm sát hãi hùng ở tỉnh Phú Yên- Nguyễn Lộc Yên: Ngày 1 tháng 4 năm 1975, Cộng quân chiếm tỉnh Phú Yên, sau đấy kêu gọi “nguỵ quân nguỵ quyền” học tập 10 ngày. Mọi người tin lời, đã trình diện . Cộng sản bắt 125 người, trong đấy có nhiều người trong đảng Đại Việt. Họ dẫn đến Núi Đất thuộc xã Hòa Định, quận Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tại bờ mương dẫn thủy số 1, gần chỗ Lù Đôi, tay bị trói chặt phía trước và cột lối xâu chuỗi từ tay người này đến tay người kia. Hôm đó, là đêm 3 tháng Tư năm 1975 . Cộng sản đã dùng súng bắn xối xả. Mấy ngày sau, thân nhân của những người bị thảm sát mới hay tin, tìm đến nơi thấy cả một đống người chết chồng chất, những thân xác bị khô đét thật thảm thương . Thân nhân phải tỉ mỉ tìm tòi từng chân răng kẽ tóc hoặc dấu vết đặc biệt của người quá cố, mới biết ai là người thân của mình bị thảm sát ở đấy .

    ***Thảm sát 141 quân cán chính VNCH ở Phú Yên tháng 4.1975 -Trần Đòan Hưng :

    ….Câu chuyện thảm sát 141 cảnh sát và quân cán chính Việt nam Cọng Hòa tại Phú yên tiến hành “bài bản, gọn nhẹ và hiệu quả”.

    Chiều hôm đó vào khoảng 16 giờ, các trại viên cải tạo quân cán chính đang tập trung tại trường tiểu học Đình Thọ thì có xe của giám đốc sở công an Phú Yên Lê Văn Liễm tới. Y truyền lệnh : Ai có tên đứng qua một bên xe và ai không có tên ngồi yên tại chỗ. Con số được kêu tên vào chiều hôm ấy là 142 người , gồm khoảng trên 80 cảnh sát và trên 60 mươi quân cán chính. Lê Văn Liễm giải thích: Vì điều kiện học tập tại địa phương nầy không tốt cho một số quá đông, do vậy 142 người nầy sẽ được về tỉnh học tập với các điều kiện tốt hơn.

    Đoàn 142 người bị dẫn đi, không phải đi về tỉnh mà đi theo lối phía Bắc, qua ngõ “Lù Ba” và tiến dần tới các bãi thảo nguyên hoang vắng dẫn tới bên chân núi Chà Rang”…Khi trời vừa tối sẩm, những người cải tạo còn ở lại Đình Thọ chợt nghe một tiếng nổ lớn và tiếp sau đó là những loạt đạn xối xả từ xa vọng về. Lúc đó, các tay quản giáo giải thích rằng : Đó là tiếng súng đánh nhau của bộ đội ta và tàn quân ngụy.

    Gần một tuần sau, một số anh em cải tạo nghe dân làng Đình Thọ kháo rằng : Cách đây mấy đêm, có từng đoàn 5 người một, bị trói tay bằng dây dù, dẫn về phía núi Chà Rang và bị bắn chết chồng chất. Các trẻ em chăn bò cũng hoảng sợ kinh hoàng khi chứng kiến hàng đống xác người chết hôi thúi cả một vùng Chà Rang. Riêng người viết bài nầy, đã theo chân người thân đi tìm xác của người chú tại địa điểm trên.

  8. Hùng says:

    Sai lầm lớn nhất của mấy đời tổng thống HK là chọn nhầm đồng minh, ai mà chọn mấy đám ăn hại đó làm đồng minh thì chết rồi, may mà cuối cùng HK cũng nhận ra, sửa chữa bằng cách như mọi người biết, đúng là tay chơi hoa kỳ!

    • Tien Ngu says:

      Ý của em khoe rằng em…ngon lành hơn mấy anh tổng thống Mỹ?

      Mắc cười quá. Nhìn lại cái thân mình đi em.

      Job kiếm không ra, phải đi mần cò mồi hát láo cho Cộng để kiếm cơm,

      Mà nó khoe nó hay hơn các đời tổng thống Mỹ. Nghe mắc…ấy quá…

    • Quang Phan says:

      Bọn đế quốc Trung- Xô quả thật chọn đúng lũ tay sai VN trong giấc mộng bá chủ thế giới :

      Lê Duẫn :“Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc” .

      Hồ chí Minh : “Đừng nói phải đánh 5 năm, 10 năm, dù có 20 năm, 30 năm, thậm chí 50 năm cũng phải đánh.”

      Theo tài liệu đúc kết từ Đại Hội 4 của CSBV năm 1976, ít nhất là 4.000.000 thanh niên miền Bắc đã chết trên chiến trường – gồm cả số người chết trên đường xâm nhập từ Bắc vào Nam.

      Ngày oan trái – DCV -27/04/14 | Tác giả: Trần Hồng Tâm : “Người chịu thất bại đau đớn nhất trong cuộc chiến này, suy cho cùng, là nhân dân miền Bắc. Thử làm một phép tính: Dân số miền Bắc trước 1975 khoảng 30 triệu (làm tròn số, thực tế thì thấp hơn). Có 3 triệu thanh niên ở độ tuổi 18 đến 30 đã chết ở chiến trường miền Nam. Như vậy cứ 10 người dân, thì có một người chết trận.

      “Đảng thí 1/10 dân số của một quốc gia để đổi lấy chiến thắng, thử hỏi Đảng nhẫn tâm đến mức nào, và cái giá của chiến thắng mà Đảng giành được bằng xương máu của dân đắt đến mức nào “.

      Nhà văn Dương Thu Hương : ” Tới tận năm nay, gần sáu mươi tuổi tôi mới thấm thía sự khác biệt giữa kiếp người. Nhờ đọc báo phương Tây, tôi mới biết là người Mỹ và người Iraq chết như người, chết theo kiểu người. Chúng tôi, những người Việt Nam, chúng tôi chết như kiến, chúng tôi chết như ruồi, chúng tôi chết như lá khô rụng, cái chết của chúng tôi hoà lẫn bùn đen, và tan trong câm lặng.”

    • Austin Pham says:

      Bá phụ đồng ý với cháu rằng Hoa Kỳ là tay chơi nên cuối cùng đã sửa chửa bằng cách mang đám “ăn hại” sang Mỹ làm… đồng bào. Tuy nhiên, hiện giờ vẫn chưa thấy họ động tĩnh gì nhiều với phe ăn…bom, ngoại trừ việc bắt tay an ủi. Đó là sai lầm lớn nhất, dầu gì thì cũng phải chi chút đỉnh cho nhóm Năm Cối-bố của thằng Huỳnh có vốn để lết đi bán…vé số chứ! Đâu có thể để cho phòng thương binh và xã hội bố trí cho các chiến sỹ thầm lặng của ta tự giác chuyển ngành qua bộ phận ăn…mày được.
      Bá phụ đề nghị đồng chí Hùng tiếp tục lên đàn “nhai” một cách hậm hực như vầy cho tới khi đế quốc Hoa Kỳ biết đi chơi hơn nữa. Tiến lên toàn thắng ắt về ta.

    • Le Tuan says:

      Đồng chí Hùng nói cũng đúng một phần tội xin bổ túc thêm nhá
      Bọn Ngụy tham nhũng, ăn bám nhưng nay Cách mạng ta còn tham nhũng ăn bám gấp một trăm, một ngàn lần bọn Ngụy
      Cách mạng tiến nhanh trên đường hủ hóa, bây giờ ta dư sức là bậc thầy bọn Ngụy trong lãnh vực tham nhũng thối nát: quan chức, cán bộ của ta ăn cắp ăn trộm của nhân dân vào hàng tổ sư chẳng thế mà nhân dân phải tôn vinh quan chức ta là NHỮNG THẰNG ĂN CẮP.
      Chúng ta ăn bám gấp 100 lần bọn Ngụy, cả nước ăn bám vào sức lao động của vài triệu Việt kiều gửi về hàng năm 13 tỷ đô la tiền Đế quốc, ăn bám tiền viện trợ, tiền giúp đỡ của các quỹ tiền tệ quốc tế, Liên hiệp quốc…., cái gì chứ nói tới ăn bám thì ta phải là bậc thầy bọn Ngụy
      Chúng ta đánh thắng bọn Ngụy thì ta phải thì dư sức dậy bọn Ngụy những mánh khóe thối nát, ăn trộm ăn cắp….chúng dốt nát, làm sao ăn cắp giỏi bằng ta?

    • Tudo.com says:

      Kể ra HK sai lầm từ giây phút đầu và quá dở khi tham chiến để chết đến 58,000 quân.

      Thấy Nga và Tàu không ?
      Họ chọn “đúng người, đúng việc”.
      Đúng người vì họ bảo một mà Hồ Chí Minh và đám bầy tôi làm một. . . triệu.

      Đúng việc vì Nga Tàu cũng chỉ định đánh Mỹ vài năm rồi thương lượng cùng chia nhau sống, nhưng Hồ đòi thí tới tên VN cuối cùng.

      Nhưng Hồ mới thí có vài. . .triệu, Mỹ hết hồn bỏ chạy!

  9. Quang Phan says:

    30/4/ 75: Số phận của những người lính bảo vệ tự do khi bị lọt vào tay quân Cộng sản Bắc Việt xâm lược mọi rợ , vài trường hợp điển hình:

    “Những Lá Thư Từ Tuyến Đầu Tổ Quốc”- Lê Cộng Truyền : -Thiếu Tá Huỳnh Túy Viên – quận trưởng quận Ðầm Dơi – bị VC giết bằng cách cho người móc mắt ngay tại quận lỵ vào đầu tháng 5 năm 1975.

    -Khi chi khu Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên thất thủ, Thiếu tá Chi Khu Trưởng Trần Vũ bị VC giết bằng cách lấy đũa tre vót nhọn đâm mù cả đôi mắt rồi cột ở chuồng bò cho đến chết .

    -Thiếu Tá Bùi Văn Ba – quận trưởng quận Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long – bị VC dùng dao phát cỏ chặt đầu.

  10. Quang Phan says:

    30/4/75 : Ác quỷ Cộng sản Bắc Việt đối xử ra sao đối với các Người thương bệnh binh Việt Nam Cộng Hòa :

    ***Trong tác phẩm La mort du Viet Nam, tác giả Vanuxem ghi lại câu chuyện của bác sĩ Vincent, một bác sĩ Pháp trong nhóm Bác Sĩ Không Biên Giới có mặt tại Vũng Tàu cuối tháng 4-1975: Tại một bệnh viện dân sự, vị bác sĩ tiếp nhận 80 người bị thương gồm cả binh sĩ miền Nam lẫn dân chúng. Khi quân Bắc Việt tiến vào, vị bác sĩ được lệnh ngưng tức khắc việc điều trị bệnh nhân. Kế tiếp, lại có lệnh chuyển hết bệnh nhân khỏi bệnh viện. Bác sĩ Vincent đang chưa biết giải quyết ra sao thì viên chỉ huy Bắc Việt lên tiếng: “Chúng tôi đã có cách” . Dứt lời, y rút súng kê vào đầu người bị thương đang nằm ngay bên cạnh bóp cò. Bác sĩ Vincent la lên phản đối thì lập tức bị lôi đi và tiếng súng tiếp tục nổ trong các phòng bệnh viện. 80 bệnh nhân biến tức khắc thành các xác chết.

    ***Nhà Văn, Nhà Báo THANH THƯƠNG HOÀNG :… Cái ngày khủng khiếp đó diễn ra sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trong một trận đánh ở mặt trận Long Khánh, Thắng bị thương nặng và được chuyển về Bệnh viện Cộng Hòa cấp cứu. Sau những ngày mê man Thắng hồi tỉnh mới biết mình bị cụt hai chân trên quá đầu gối và cánh tay phải. Và khi gỡ băng ở mặt ra anh biết thêm mình bị hư một con mắt. Viên đạn pháo của địch đã rớt trúng hố cá nhân của Thắng làm anh bất tỉnh từ giờ phút đó. Sau này anh được một bạn đồng đội kể lại là khi vết thương làm độc, anh mới được chuyển tới Bệnh viện Cộng Hòa.

    Rồi ngày 30 tháng Tư ập xuống Thành phố Saigon, Thắng chỉ được biết tin tức một cách lơ mơ. Mặc dù vết thương chưa lành vẫn còn băng bó nhưng buổi chiều ngày hôm đó, Thắng còn nhớ như in, người ta vào Bệnh viện xua đuổi anh và các thương bệnh binh khác phải rời khỏi nơi này ngay. Thế là tất cả thương bệnh binh Miền Nam Việt Nam dắt díu nhau rời Bệnh viện. Thắng rời Bệnh viện, cũng như mọi người, với bộ đồ bệnh nhân và chân tay còn băng bó. Một anh bạn hạ sĩ may mắn chỉ cụt một cánh tay đã cõng Thắng ra khỏi cổng bệnh viện.

    ***Nhà văn MƯỜNG GIANG :30-4-1975 tại Tổng Y Viện Cộng Hòa-Sài Gòn : Thảm họa gì đã đến với các thương bệnh binh còn đang điều trị, khi giặc về? Có ai cầm được nước mắt trong cảnh đoạn trường máu lệ, khi từng đoàn thương binh, nối gót dắt dìu nhau ra cổng. Người sáng dắt kẻ mù, kẻ bị thương nhẹ cõng người trọng bệnh. Khắp lối ra vào, máu me vương vãi với nước mắt oanh tròng của những nạn nhân

    ***”Thương binh Việt Nam Cộng Hòa – nơi chốn nào bình yên cho các anh ” – Người Đưa Tin (Danlambao) :Thương binh VNCH cũng là đối tượng để cộng sản trả thù cách hèn hạ không thua gì quân dân cán chính VNCH nơi các trại tù cải tạo. Họ bị xua đuổi khỏi Tổng Y Viện Cộng Hòa, ngay khi quân cộng sản tiếp thu Sài Gòn, khi mà trên thân thể họ vẫn còn đó những vết thương rỉ máu.

Phản hồi