WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nền kinh tế người quen

Việt Nam: Giao dịch phải có nhậu. Ảnh google.

Tại một hội thảo trao đổi kinh nghiệm đẩy mạnh công tác bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa diễn ra ở Hà Nội, tổng giám đốc một công ty chứng khoán tình thực thổ lộ: “Chúng tôi thường tuyển dụng cán bộ là nam, vì thường xuyên phải đi uống rượu, bia tiếp khách”.

Cách chia sẻ thật thà của ông làm cả hội trường cười ồ nhưng nó đã phản ánh một sự thật là nền kinh tế của chúng ta đang xây dựng trên những mối quan hệ quen biết, một kiểu làm ăn rất “đặc thù” Việt Nam.

Tuần trước, ông bạn vẫn bị cho là “chết gí” ở văn phòng cơ quan một bộ bỗng rủ đi uống bia với thông báo: Tôi “đủ đô” mở công ty rồi ông ạ, tháng này “ra” (tức ra khỏi nhà nước).

Khi một cán bộ cấp bộ “ra” mở một công ty thì chỉ riêng mối quan hệ sẵn có cũng đã có thể đóng góp 50% sự thành công vào sự nghiệp làm ăn của anh. Bởi có quan hệ, anh sẽ có hợp đồng, có dự án, có nguồn việc làm. Có quan hệ, anh có thể bán hay mua và kinh doanh chính những mối quan hệ đó. Ví dụ như anh có thể bán giấy phép đã xin được, bán lại dự án, bán lẻ lại dự án sau khi đã mua sỉ, giá thấp…

Thế mới có chuyện ở những khu đô thị mới ra đời trên địa bàn Hà Nội mở rộng, dự án chưa được giải tỏa đền bù nhưng đã được cắt bán buôn cho vài “chủ đại lý” lớn để “chế biến” rồi bán lẻ ra thị trường. Ở không ít dự án bất động sản đang sôi sùng sục tại Hà Nội, phần nào ngon nhất, hời nhất luôn có chủ khi chưa ai biết tới, thậm chí khi dự án còn chưa được vẽ ra giấy. Họ là những “đại gia” đi gom đất của cả vùng với giá bèo bọt, để rồi chỉ vài tháng sau đó, người dân mới ngã ngửa khi biết sẽ có một dự án hoành tráng mọc lên ở đây. Những món hời ấy há dễ có được nếu không dựa trên những mối quen biết lớn?

Cũng vì thế mới có chuyện các cựu quan chức thường được vời vào những công ty tư vấn hay ngoài quốc doanh sau khi đã nghỉ hưu và tận dụng những mối quan hệ lâu năm của mình vào “chương cuối của sự nghiệp”. Cũng không lạ gì khi con cháu, người thân của những vị này sống khỏe bằng những mối quan hệ đó.

Có một người quen là con của môt vụ trưởng một bộ. Nghề tay phải của anh là công chức của bộ đó, nhưng nghề tay trái là chuyên chạy chọt, giới thiệu, dàn xếp các cuộc gặp gỡ giữa các nhà doanh nghiệp với ông X, bà Y, vị H. Cái nghề mua bán sự quen biết ấy cũng đủ giúp anh sắm vài chiếc ô tô xịn mỗi năm! Song thực tế, sự quen biết chỉ là khúc mở màn, còn diễn biến các câu chuyện kinh doanh đó phải được nối tiếp và lót đường bằng hoa hồng, những khoản lại quả, chưa kể khoản thực thi hợp đồng cũng thuộc về các công ty sân sau.

Nói đi thì cũng phải nói lại. Không phải công chức nhà nước cấp cao nào cũng vậy. Một cựu quan chức ngành ngân hàng từng xử lý những vấn đề nóng nhất của thị trường sau khi rút lui khỏi chức vụ đã tâm sự: Thách thức lớn nhất của người lãnh đạo làm đúng sứ mệnh mà anh muốn hay buộc phải gánh vác chính là sự cô đơn. Cô đơn trong các lý tưởng hướng tới và trong các quyết định. Sự cô đơn đến khi anh không thể ra những quyết định chiều theo ý muốn của số đông hoặc một nhóm lợi ích nào đó (mà họ luôn gây sức ép).

Cô đơn vì bản thân anh cũng không có điều kiện để biết hết các thông tin xung quanh một chính sách mà anh sẽ phải ban hành. Cô đơn vì sự quen biết hôm nay, ngày mai bỗng trở thành xa lạ giữa một đám đông khác, để rồi luôn phải thất vọng mỗi khi tự hỏi: “Ai là người thật lòng thật dạ với mình?”. Cô đơn vì khi chọn lựa lương tâm chức nghiệp trong quản lý, phải chấp nhận không có mặt “người quen”!

Còn nhớ một đại biểu Quốc hội có lần đã phân trần rằng họ cũng là con người, có tình cảm, có “những người quen”. Trong số gần năm trăm đại biểu Quốc hội, có bao nhiêu người lựa chọn sự cô đơn khi phải bấm nút cho những siêu dự án mơ hồ?

Và với những ai còn ngồi trên ghế nóng sẽ còn luôn phải trăn trở trước sự lựa chọn: cô đơn và lương tâm chức nghiệp. Sự cô đơn của những chiếc ghế nóng là có thật. Ở bất cứ đâu, nếu anh còn để những mối quen biết lộng hành thì sự chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và sự liêm chính sẽ phải bị lép vế. Một “nền kinh tế người quen” hẳn nhiên sẽ tiếp tục làm méo mó tất cả các mối quan hệ kinh tế và xã hội khác.

Nguồn: TuanVietnam. Tác giả: Hồng Phúc

1 Phản hồi cho “Nền kinh tế người quen”

  1. Vũ Duy Giang says:

    Chương trình Fullbright của Kennedy school of government(ĐH.Harvard) gọi nền kinh tế loại này là
    “crony economy”,hay KT”quan hệ” cũng là nền KT của TQ từ thời Đặng tiểu Bình.Chương trình Mỹ Fullbright thành lập sau khi TT.Clinton bỏ”cấm vận”VN,dùng khoảng 50 triệu USD(hình như là ngân khoản bồi thường chiến tranh cho VN,nhưng bị CSVN chê ít!) để mở những khóa dậy(bằng tiếng VN) hành chính cho các cán bộ CSVN,mà lúc đầu có rất ít người học,vì thuộc loại seminar,không cho bằng Master,Ph.D tiếng Mỹ! Nhưng dần dần nhửng cán”ngố”theo học đã tự thấy bớt”ngố”đi,nên nghe nói chương trình này sửa soạn cấp Master cho cán nào theo học trong 2 năm.Như vậy nếu VN muốn có nhiều Ph.D của Harvard thì cũng nhờ Mỹ!

Leave a Reply to Vũ Duy Giang