WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Quốc hội XII trên con đường tự khẳng định

 Trích từ cuốn: “Những dòng suy nghĩ từ Đại hội đến Quốc hội”, viết 9/2007

1- Năm 2007, năm bầu cử Quốc hội XII, nhiều người đinh ninh có nhiều cái mới, cần nhiều thời gian để làm, nên họ sốt ruột thấy việc khởi động chậm chạp.

Thế rồi, có chỉ thị, việc tổ chức bầu cử bắt đầu. Nhiều người góp ý, báo chí lên tiếng, số lượng bài viết nhiều đáng kể. Rồi việc tổ chức các bước bầu cử tiến hành, người ta vẫn thấy “y như cũ”. Người ta khó chịu, phàn nàn và chán nản. Cuộc bầu cử tẻ nhạt, làm chiếu lệ, cho xong

Quốc hôi XII, họp hai kỳ, làm các việc có tính thủ tục, rập theo nếp cũ. Nhưng kỳ lạ thay, những người hiểu biết, ai cũng tin là sẽ tiến bộ, sẽ có cái mới ở Quốc hội XII.

Có lẽ cần đi sâu điểm này. Liệu cái lòng tin ấy có cơ sở hay không và tình hình diễn biến ra sao?

2– Cần xua tan một cái “tù mù”

Quốc hội là sản phẩm của cách mạng dân chủ tư sản. Quốc hội là nơi các đảng phái đấu tranh để giành quyền lực, đồng thời cùng nhau hợp lực phát triển đất nước, theo đường lối thể hiện trong Hiến pháp.

Cách mạng Tháng Mười thành công, Duma quốc gia (Quốc hội Nga) ra đời. Đảng Cộng sản Nga thực thi toàn trị, coi Quốc hội là công cụ để thực hiện quyền lực. Khi phe xã hội chủ nghĩa hình thành, mọi Đảng Cộng sản rập khuôn theo Liên Xô. Việt Nam không là ngoại lệ.

Thế là một “cái tù mù” ra đời. Đảng thì luôn nói Quốc hội là “của dân, do dân, vì dân”. Người hiểu biết trong dân thì coi “Quốc hội là bù nhìn”. Đảng và Nhà nước tổ chức bầu cử, biết đây là kiểu dàn dựng nhưng cứ làm. Dân biết là “trò hề” nhưng mặc nhiên tham gia. Cứ thế lặp đi lặp lại hàng chục lần. Đó là vở kịch nói dối lẫn nhau về một điều mà hai bên cùng thấy là không có sự thật, hay là “nói dzậy nhưng không phải dzậy”

Trong bối cảnh ấy ra đời nhiều quan điểm; Một số người tỏ ra bức bối, đòi phải tẩy chay bầu cử. Nhưng người ta không thấy họ có giải pháp gì, cảm thấy là nói cho hả giận.

Một số đông người, cần tìm hiểu xem họ cho Quốc hội hiện hành là thật hay giả, nhưng cũng phải thừa nhận là họ góp nhiều ý kiến, thái độ thật là chân thành, nhưng xét cho cùng những tiêu chí mà họ nêu ra lại thuộc Quốc hội đa đảng, thí dụ như tự do ứng cử, không chấp nhận hiệp thương, đại biểu Quốc hội phải là chính khách… Nếu chấp nhận thì khác nào Đảng tự rút lui khỏi vũ đài chính trị.

Một số ít người có suy nghĩ độc đáo; họ chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng, họ muốn Đảng làm tròn sứ mạng của mình. Họ muốn Đảng phải minh bạch. Họ đề nghị: Nên bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng độ 200, 300 người, Bộ Chính trị giới thiệu để toàn dân chấp nhận đây là Quốc hội. Quốc hội kiểu này bàn soạn công khai, dân biết. Thế là vừa không tốn tiền, tốn sức, tốn thời gian, dân bớt khổ, danh dự của Đảng được duy trì… Làm như hiện nay chỉ gây đàm tiếu, gây bực dọc trong dân.

Cuối cùng, còn lại một số rất đông, kể cả những nhà khoa học, nhà chính trị có tiếng, họ chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng vì nhiều lẽ, họ đưa ra những đề xuất thật giản dị; làm tốt các quy định sẵn có về tổ chức bầu cử và hoạt động của Quốc hội, sửa đổi, gạt bỏ các quy định xét là không hợp lý… Họ không đòi hỏi thay đổi tận gốc, tức thời mà cho rằng việc thay đổi từ từ đã là một tiến bộ, hứa hẹn nhiều cho đổi mới chính trị, không gây bức xúc, hợp lòng dân.

Chính Đảng và Nhà nước gây ra “cái tù mù”; Ông Chủ tịch Quốc hội câu trước nói là Quốc hội có quyền lực cao nhất, câu sau nói Quốc hội phải thi hành Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương… giống như “cái tù mù” của ông Lê Duẩn: “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.

Mang cái dân chủ mà trộn với cái toàn trị là “kéo rào ngược.” là “nhét đất thó vào tai và mắt mọi người.” cuối cùng “mình làm hại mình”.

Khác hẳn bao kỳ bầu cử Quốc hội, kỳ này nhiều người góp ý quá, đã thành một dư luận xã hội rộng rãi. Không thể bịt mắt, bịt tai được nữa. “Cái tù mù” có từ lâu nhưng nay như bị công khai vạch mặt.

Phải chăng, tình hình này buộc Quốc hội XII phải hoạt động sao ngày một tiến gần đến tiêu chí “của dân, do dân, vì dân”? Phải chăng Quôc hội vừa bầu phải được thay đổi từ nhận thức đến thực hiện.

3- Quốc hội có “vì dân” không?

Người nói “Quốc hội do dân, của dân, vì dân”. Người nói “Quốc hội do Đảng của Đảng, vì Đảng”. Cái lập lờ này đã phanh phui ở trên.

Duy có điểm “vì dân” có thể bàn thêm.

a- Đảng cũng có thể chấp nhận để Quốc hội “vì dân” trong một chừng mực:

Việt Nam hòa nhập thế giới, chủ yếu là Âu và Mỹ. Các nước này đề cao dân chủ và nhân quyền. Việt Nam phải “ lựa chiều bẻ lái”, đầu năm 2007 đã chỉ rõ: sau APEC và WTO, quan hệ kinh tế bùng phát, luật lệ mới du nhập, soạn thảo, thông qua không kịp mà luật nào cũng thấm nhuần tinh thần dân chủ, trung thực, công khai minh bạch. Bản thân Đảng và Nhà nước ta suy yếu, vận hội không nắm chắc, những mặt chủ yếu của đất nước không quản lý được, trước những vấn đề cấp bách hình như bó tay… buộc nhà nước phải thỏa hiệp, nhân nhượng, nếu nhìn kỹ thấy có cái biểu hiện mỵ dân… Xét cái việc lớn gần đây, việc chỉnh sửa hướng theo dân chủ, tự do cứ như cắt bỏ từng lát của cái toàn trị… và hình như còn phải cắt tiếp. Đảng cần huy động sức dân làm các việc lớn, làm hậu thuẫn cho chính trị, ngoại giao nên việc lôi kéo nhân dân trước đây e ngại, nay buộc phải làm.

Đảng rồi cũng phải “vì dân”. Trong hoạt động của Quốc hội, cái “vì dân”, suy cho cùng cũng là “vì Đảng”.

b- Quốc hội sẽ bước những bước “vì dân”:

Đứng về khách quan, tình hình trong và ngoài nước buộc Quốc hội phải theo hướng tự do dân chủ như nói trên. Người dân tuy khi bầu chẳng biết đại biểu là ai, nhưng sau khi bầu xong, họ biết, có việc tìm đến, họ đòi việc của họ phải cho xong, tự công việc đã thúc ép đại biểu Quốc hội phải hành động… Luôn luôn, người ta ra rả đề cao Quốc hội, yêu sách Quốc hội phải làm việc này, việc nọ đó là sức ép tiếp theo. Rồi bao nhiêu việc: làm luật, phản biện, thẩm quyết, kiểm tra các vấn đề… bổ nhiệm các chức danh… làm cho đại biểu Quốc hội phải học tập, phấn đấu không ngừng vì cái kiểu cũ, làm bù nhìn, xét ra kỳ cục, phải gạt bỏ. Khách quan, trên các mặt như một kỳ sát hạch nghiêm túc, không vượt qua, các đại biểu chỉ còn con đường xin rút lui.

Đứng về mặt chủ quan thì các đại biểu kỳ này trẻ hơn, trình độ văn hóa khá hơn, tỷ lệ các chuyên gia cao hơn trước. Đảng ta tuy gọi là Đảng Cộng sản nhưng hình như rất ít người đọc trước tác của Mác-Lênin… Trước kia là những người yêu nước, nay là những người cầm quyền. Trong số hơn 3 triệu đảng viên, không thiếu những người “Cộng sản tử tế”, nghĩa là không tham nhũng, không coi thường dân, không ăn bám…

Khi Đảng chọn người đề cử vào Quốc hội dĩ nhiên phải chọn người mà nhân dân ít chê trách. Đây chắc số đông là “người tử tế”, đấy là điều kiện để họ trở thành đại biểu của dân. Những người “cộng sản tử tế” này lại không có quyền hành, có danh mà không có chức, không có quyền bắt ai xin và cho ai cái gì, không bị cái mặt trái của nhà nước đầu độc như Duma đã nói: “Triều đình là nơi làm bại hoại tâm hồn con người”. Họ chỉ làm việc 4 năm một cách cao thượng và vô tư. Đại biểu Quốc hội khóa trước tỏ ra năng động, có những đại biểu đầy trình độ, đầy nhiệt huyết, có kinh nghiệm chính trường, sẽ giúp các đại biểu mới trong viêc hoàn thành sứ mệnh đại biểu… Tiếc rằng một số không ít bị Đảng cấm cửa, thành ra Quốc hội mất đi một phần sinh lực.

Nhất định sẽ xảy ra việc giữa Trung ương Đảng và Quốc hội không nhất trí, ta sẽ có kiểm chứng và tôi tin là Quốc hội đứng về phía chân lý, về phía dân… Đây là cái mới, cái đáng mừng.

Hôm nay các đại biểu mới dự lớp học nhập môn a,b,c nhưng tình hình trong ngoài nước, sức ép, sự động viên của nhân dân, các đại biểu mới sẽ trưởng thành dần dần, một hai khóa sẽ xuất hiện nhiều chính khách. Các chính khách này được Quốc hội rèn đúc, hiểu rằng chính khách là một nghề như lái xe, bác sĩ… nghề làm việc cho dân chúng. Từng người tiến lên, cái tổng thể là Quốc hội sẽ tiến lên trên con đường đầy vinh quang: vì nhân dân phục vụ.

4- “Trò chơi Dân Chủ”, “Nổi loạn trong Quốc hội” là nghĩa thế nào, có xảy ra không, thái độ mọi người nên ra sao?

Kể cả những  vị cấp cao cũng đã nói những câu trên, có thể hiểu là Quốc hội cần phục tùng Trung ương, đừng làm các việc từ bàn ngang đến chống đối.

Thực ra chúng ta đã làm một việc: cả nước đi bầu, một ngày dong dóng cái vở kịch “bầu cử” nghĩ đây mới là một “trò chơi Dân Chủ” trên phạm vi quốc gia. Đã là trò chơi, chơi mãi cũng chán, nên chăng cần cải tiến hoặc thay đổi hẳn?

Đúng là trên thế giới, mọi biến động chính trị đều bắt đầu từ Quốc hội. Vì lẽ, họ có nhiều đảng, họ đấu tranh giành kiểm soát quyền lực là khối hành pháp và tư pháp. Có khi họ đánh nhau bằng mồm chán rồi thì họ dùng chân tay, cảnh sát phải dẹp loạn, ở ta có lẽ không xảy ra “nổi loạn trong Quốc hội” vì chế độ ta là chế độ một Đảng, Quốc hội chỉ có chục người ngoài Đảng…

Về chính trị nghĩ phải rõ ràng: nếu toàn trị như Triều Tiên; “bế quan tỏa cảng”, nhà tù nhiều hơn trường học; nếu dân chủ thì phải có các quyền tự do như Âu, Mỹ; ta cứ nửa nạc nửa mỡ thì sao có thể tồn tại được.

Bây giờ, hãy thật bình tĩnh để suy ngẫm về thực trạng tình hình chính trị đất nước. Phải chăng: toàn trị không được, dân chủ không xong, cứ phải nửa nọ nửa kia. Cái nửa vời này có nghĩa là phải dung hòa, phải chờ đợi… là giữa 2 xu hướng, phải có sự thỏa hiệp. Điều này được chứng minh đầy đủ; Dân kể cả người trong Đảng và trong bộ máy nhà nước, trong Quốc hội, đang đòi hỏi phải luật hóa điều 4 Hiến pháp, đòi luật hóa quy chế lãnh đạo của Đảng, đòi thể chế hóa bộ máy nhà nước… mà việc này Ban chấp hành Trung ương Đảng không hề phản đối và người ta làm nhiều việc có thể cái tên có khác nhưng thực chất thì theo cái hướng này. Phải chăng một sự thỏa hiệp về chính trị đã bắt đầu, sắp sửa một nền chính trị với một diện mạo mới ra đời.

Đến đây nhiều người liên tưởng đến sự thỏa hiệp, sự chia sẻ quyền lực sau cách mạng tư sản ở một số nước châu Âu giữa vua chúa phong kiến toàn trị và giai cấp tư sản vừa chiến thắng. Chế độ quân chủ lập hiến mà tàn dư còn đến bây giờ như Anh, Thụy Điển, Nhật… Nói điểm này, có người cười ngất và phán ngay: Có lẽ ở Việt Nam phải gọi là “Đảng trị lập hiến”! Nếu duy danh định nghĩa thì còn phải băn khoăn nhưng nếu xét về thực chất thì không cần bàn, có thể là như vậy.

Hô hào lật đổ, bạo động là “điếc không sợ súng”, là “Cao Biền dậy non”. Truy chụp những người đòi đổi mới chính trị, đòi mở rộng dân chủ là “giặc” thì đấy là “gắp lửa bỏ bàn tay”, là phạm tội.

5- Lời kết

Một chế độ dân chủ hay toàn trị, hay đứng giữa, sẽ được thể hiện rõ ràng trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội, không sớm thì muộn.

Dù không nói ra, lúc này dân đang tha thiết muốn sửa đổi nhiều về chính trị. Đứng trước tình hình mới, Đảng cũng muốn sửa đổi và uốn nắn nhiều mặt.

Cuộc đấu tranh giữa hai phía, dù nói ra hay không thì nó vẫn như hiển hiện.

Quốc hội XII với thành phần tiến bộ hơn các khóa trước, thừa hưởng được nhiều thành quả của Quốc hội XI, không vì lẽ gì mà không thay da đổi thịt.

Không ai chối cãi là: nhất định Quốc hội XII sẽ tiến bước trên con đường tự khẳng định mình. Còn nhanh hay chậm, nhiều hay ít. Hãy chờ xem!

Đó là thời thế. Thời thế bắt thế nào phải thế, con tạo xoay vần, xoay vần chỉ có thay đổi và tiến lên. Hãy chờ xem!

© Trần Lâm

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Quốc hội XII trên con đường tự khẳng định”

  1. D.Nhật Lệ says:

    Qua bài viết này,luật sư TL.có lẽ lạc quan qúa chăng khi nói rằng QH.đang tự khẳng định ? Với số đại biểu đang đứng về phía nhân đân chưa đủ đếm trên 10 đầu ngón tay,tôi e là qúa sớm để nói như trên.Đất nước có bảo vệ được hay không thì ngoài BCT.còn có trách nhiệm của các đại biểu QH.dù
    là cơ quan quyền lực nhất nước theo Hiến Pháp mà không dám đòi hỏi thì còn mong mỏi gì nữa cơ chứ? Tôi tâm đắc với những lời phát biểu của ông Nguyễn Minh Thuyết rằng (đại ý) “chúng tôi ăn
    cơm của nhân dân thì phải bảo vệ nhân dân”.Qủa là chí lý và ông đã nhìn ra vấn đề.Tôi dám chắc là
    không ai hiểu biết tường tận như ông Thuyết,trái lại họ còn ngu ngơ cho là mình được đảng ban ơn,
    phát lương và cả cơm gạo nữa….trời ạ !
    Khi chóp bu lãnh tụ tỏ vẻ thiếu hiểu biết mà hạ thấp dân chủ thành 1 trò chơi (dân chủ) thì đã chứng tỏ họ khinh thường người dân đến mức nào.Như thế,người dân còn chờ bao lâu nữa để họ tự nâng cao trình độ kiến thức của mình ?
    Những lời lẽ phê phán nhẹ nhàng của ls.TL.,vô tình chứ không cố ý,sẽ làm BCT.rung đùi càng bám riết vào chiếc ghế đặc quyền đặc lợi vì họ chẳng dại gì làm “mèo chê mỡ” dâng tận miệng họ !

Phản hồi