WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhà Tây Sơn và Cao nguyên Trung phần [3]

Nhưng triều đình vua Thái Ðức thực sự có tồn tại trơng phá hoại, khuynh loát không? Hay trên địa bàn cai trị vẫn được lòng dân chúng khắp nơi? Nếu nói về sự khuynh loát, phá hoại thì phải xét đến chiều dài lịch sử phân hóa tương tranh kéo dài gần ba thế kỹ từ thời vua Lê Uy Mục đến các vị vua về sau đã mất hết thực quyền cai trị nên lọan cung đình đã lang ra ngoài xã hội đến chiến trường chia phân thiên hạ qua Mạc-Trịnh-Nguyễn-Tây Sơn. Có sự phá hoại khuynh loát nào to lớn hơn một nước đã có vua mà lại còn thêm chúa, tranh chấp quyền lực phe cánh triền miên đã mang theo nhiều hậu qủa băng hoại mọi nền móng đạo đức chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội. Người làm chính trị hẳn nhiên luôn muốn có được quyền lực trong tay để có thể dể dàng huy động mọi người cùng hợp tác thực thi những kế sách, nhưng quyền lực cũng có thể tạo nên nhiều tham vọng bất chính dẫn giắt một số người lãnh đạo đi tới chỗ độc tài, nếu như quốc gia  không có được những hiến định luật pháp, quốc hội không có được thực quyền kiểm soát hoặc giới hạn được quyền lực ở một số đảng phái, cá nhân thì hậu quả đưa tới là tất cả mọi người dân sẽ bị khống chế, tuần tự bị đặt để, lót đường hy sinh cho tham vọng bá cập của lãnh tụ.

Hoàng Đế Thành. Nguồn: photobucket.com

Chế độ phong kiến ngày xưa đã đặt hết quyền hành lợi lộc khắp thiên hạ vào cá nhân người làm vua, vì thế nên ai cũng muốn tranh dành cho bằng được, con mà giết cha cũng vì thế, tôi thần mà giết vua hoặc đoạt lấy quyền hành cũng vì thế. Quyền lực và vinh hoa phú qúi đã làm tối mắt hết mọi người, mầm suy bại đã nằm sẵn trong chiều sâu của thể chế thì vấn đề đạo đức nhân nghĩa có được một vài vĩ nhân xuớng xuất đề cao cũng không thể nào diệt trừ đi mần ung bại, mà tạm thời chỉ mơn trớn vỗ về cho nọc độc tạm lắng xuống, đến một lúc nào đó tiếng nói đạo đức nhân nghĩa không còn đủ sức thuyết phục thì mầm hư bại, nọc độc lại tự vùng lên quấy phá, cứ thế mà bị động sa lầy, lẫn quẩn trói chặt với nhau trong vòng tranh chấp thù hận vô lối thoát. Ðạo đức nhân nghĩa thường tha thứ cho kẻ phạm tội, để thời gian cho họ tự hối cải mà quay về nẻo chánh, chứ không đòi hỏi một sự trừng phạt thỏa đáng nào trong thực tại, nhưng ngược lại luật pháp buộc kẻ phạm tội, nếu nhẹ thì bị rút phần tiền tài, kinh tế cá nhân đến gia đình trong việc xử phạt, nặng có thể vào tù, giới hạn quyền Tự do kẻ phạm pháp vì đã hành xử sai nguyên tắc về quyền Tự do và sau cùng là để trả lại sự  Công bằng cho những nạn nhân bị hại hơn là đạo đức nhân nghĩa chỉ thuần bằng lời nói doạ nạt sẽ bị trừng trị sau cõi chết, trong khi nạn nhân bị hại thì dài cổ khóc than trách đời sao tệ bạc, công bằng đã đi vắng rồi sao?.. Vấn nạn quyền lực, ý thức hệ đưa tới độc tài đảng trị, đã dẫn dân tộc đi phiêu lưu vào những cuộc chiến tranh tàn khốc, hủy hoại hết mọi nền tảng đạo đức xã hội, văn hóa chính trị, kinh tế.

Phải can đảm thọc sau lưỡi gươm công lý,  mổ bỏ nọc độc về ý thức hệ, quyền lực, độc tài từ cá nhân đến đảng trị của tất cả mọi chế độ từ quân chủ phong kiến, phát xít đến cộng sản vất ra khỏi cơ chế tổ chức chính trị thì mọi việc mới yên, người người mới có thể nhẹ nhàn bước đi được những bước đi quân bình đúng thật trong ý nghĩa trong sáng về tự do dân chủ. Vấn nạn vẫn còn mãi canh cánh bên lòng tất cả những người Việt hôm nay, có nhìn thấy rõ được vấn nạn trong suốt nhiều thế kỷ đau thương, chắc sẽ cảm thông cùng dân tộc và hơn cả  là phân định ra được lối đi trong sáng, để góp phần tái tạo lại lịch sử vẻ vang cho cả trăm họ trong suốt cuộc hành trình văn minh nhân bản.

Nhìn chiều dài lịch sử phân hóa tương tranh để nhận thấy lớp vỏ bao bọc của thời đại đã qúa dày cứng, những nhân tài đứng lên làm lịch sử đã không dể dàng một sớm một chiều tái tạo lại được trang sử huy hoàng cho dân tộc. Vẫn biết anh hùng phải biết tạo thời thế, nhưng thời thế qúa loạn mạc trong khi sự sống con người có giới hạn “Tuấn kiệt như lá mùa thu, Nhân tài như sao buổi sớm”, do đó người làm việc nước lúc nào cũng canh cánh bên lòng nghĩ đến sự tiếp nối ở thế hệ mai sau. Nhà Tây Sơn đã quá ngắn ngủi, người lãnh đạo tập hợp được lòng dân như vua Thái Ðức, vua Quang Trung đã sớm qua đời, lộng thần Bùi Ðắc Tuyên cậy thế là anh của mẹ vua, đã khống chế triều thần, lôi kéo vây cánh phe đảng chuyên quyền để đi đến tranh chấp quyền lực, đã gây bất nãn chia rẻ hết triều thần, lòng dân dần tan rã, hết ủng hộ để đến một thâp niên sau thì nhà Tây Sơn bị sụp đổ, một bài học cho cuộc đấu tranh chính trị là phải luôn luôn triệt để coi dân là chủ lực chính yếu, là nền tảng để xây dựng mọi sách lược, chiến lược và chiến thuật. Thân dân, gần dân, yêu dân và cùng dân bắt tay thực hiện mọi cuộc đấu tranh thì thành công sẽ luôn đi vào lịch sử dựng nước ngời sáng của dân tộc, bằng ngược lại khi đánh mất dân tâm thì mọi kế sách đều sẽ đi đến thất bại và dẫn theo lịch sử băng hoại của cả quốc gia dân tộc.

Vua Quang Trung đã có quyết định thật sáng suốt khi kéo binh về đất Phú Xuân, trả lại thành Qui Nhơn cho vua Thái Ðức cai trị, từ đó sơn hà được ổn định, tuy không có một lời nói hay giao kèo nào được chính thức đưa ra nhưng hai bên đã ngầm lấy sơn hà Bắc Nam làm thế tương trợ trong chiến lược tranh thắng với chúa Nguyễn Phúc Ánh và các cựu thần, nhân sĩ còn ôm lòng hoài vọng theo nhà Lê. Với một địa bàn trải dài từ Bắc tới Nam qúa rộng lớn trong khi lòng dân chưa qui về hết một mối thì việc anh em ruột thịt gây nạn binh đao với nhau không mang đến ích lợi gì, ngược lại còn là một kẻ hở rạn nức để cho đối phương khai thác lớn dần đến ly gián, chia rẽ , chặt đứt hết hàng ngũ vua tôi, điều này đã thấy rõ khi Bùi Ðắc Tuyên lộng quyền thao túng tạo vi cánh bè phái trong triều, và việc vua Cảnh Thịnh nông cạn giải thể triều đình Thái Ðức Nguyễn Nhạc, đến nỗi ông bác đau buồn uất khí thành thổ huyết rồi chết trong xót xa cùng tận, lòng không khỏi đau buồn nghĩ tới hai em Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ một thời  huynh đệ đã từng sống chết có nhau, chia sẻ mọi buồn vui cộng hưởng, Nam chinh Bắc chiến trên mọi nẽo đường dựng nghiệp, giờ kẻ hậu sinh thất đức làm chuyện nghịch đạo, giết chết hình ảnh huynh đệ đẹp nhất thửa nào còn ẩn kín trong đáy lòng ông bác thì hỏi sao kẻ dựng nghiệp từ thuở hàn vi như Nguyễn Nhạc từng đóng vai trò quyền huynh thế phụ, một tay hết lòng đùm bọc diu dắt  hai em trên trường tranh đấu giờ phải nhận kết quả thảm khốc do đứa cháu dại dột mang tới  thì hỏi sao không đâu buồn u uất đến thổ huyết mà chết!..

“Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội,
người xa người tội lắm người ơi!..”

(ca dao Bình Định)

Pages: 1 2 3

2 Phản hồi cho “Nhà Tây Sơn và Cao nguyên Trung phần [3]”

  1. Buon cuoi says:

    Doc lich-su de hoc nhung cai hay cua nguoi xua va tranh nhung sai lam truoc kia ..Hoac doc nhu doc cai goi la “tieu thuyet” cung duoc . Moi nguoi deu co Quyen Tu-do ca nhan . Tin hay khong do la kha nang nhan xet va goc nhin cua moi ca-nhan tu do.

  2. kha dang says:

    LỊCH SƯ VN CÓ ĐÁNG TIN KHÔNG

Phản hồi