WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhà Tây Sơn và Cao nguyên Trung phần [3]

Khi nói đến nhà Tây Sơn phải nghĩ đến vai trò ở buổi đầu của thầy Trương Văn Hiến hay còn được gọi là Giáo Hiến , ông là anh em chú bác với quan đại thần Trương Văn Hạnh, sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát qua đời thì Quốc phó Trương Phúc Loan cấu kết phe đảng lộng quyền, tự phế lập nhà Chúa, Trương Văn Hạnh vì phản đối mà bị hảm hại chết, lúc đó Giáo Hiến là môn khách trong nhà Trương Văn Hạnh, để tránh liên lụy, Giáo Hiến đành rời bỏ chính trường mà về qui ẩn nơi đất An Thái mở trường dạy học, nơi đây ông mang tinh thần lương sư hưng quốc của những Chu Văn An, Lương Văn Can v.v… đây là một truyền thống rất đẹp của nhà nho, chính ngày xưa thầy Khổng Tử và Mạnh Tử cũng đã làm như thế, bôn ba khắp nơi trên trường chính trị đến lúc gặp thời thế không thi thố được sở học thì trở về lấy dân làm cơ sở giáo dục, khai hóa nhân tài để chuẩn bị cho một thời đại mới. Ðã từng vào ra chốn quan trường nên Giáo Hiến rất am hiểu về mọi mặt tổ chức hành chánh, trong giai đoạn đầu khởi nghĩa của nhà Tây Sơn, chính Giáo Hiến đóng vai trò Quân sư xây dựng nên nền tảng cho tổ chức khởi nghĩa, hình thành nên toàn bộ sách luợc, chiến lược và chiến thuật cho nhà Tây Sơn, tất cả đã được Giáo Hiến thường xuyên nhắn nhủ với những học trò của mình, cô động lại trong câu nói: “Ðược đất không bằng được thành, được thành không bằng được lòng người.” Vai trò cố vấn tuy âm thầm lặng lẽ nhưng có sức thuyết phục rất lớn, nhất là những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa phần lớn là học trò của Giáo Hiến thì tinh thần tôn sư trọng đạo càng tạo thêm sự tin tưởng vào những lời cố vấn của thầy.

Ðể nắm vững yếu tố dân tâm, nhà Tây Sơn đã biết kết hợp mọi sắc dân Kinh, Thượng, Chàm vào công cuộc đấu tranh chung. Giai đoạn đầu dưới thời Trương Phúc Loan đa số tầng lớp nông dân nghèo khổ phải chịu nhiều bất công bởi những tham quan bòn vét của dân, ngoài ra còn bị siêu cao thuế nặng kể cả xương  máu cho triều đình để xung vào những cuộc chiến tranh giữa hai họ Trịnh Nguyễn, lòng dân khắp nơi đều bất mãn giới quan lại khi biết sự hy sinh của mình không phải để xây dựng đất nước chung mà chỉ để cho giới quan lại lợi dụng, tranh chấp quyền hành, mưu cầu lợi ích cho cá nhân, phe nhốm tranh đoạt nhau, điều này càng cực kỳ phân hóa từ thượng tầng cơ cấu chính quyền có Quốc phó Trương Phúc Loan lộng quyền, chuyên chính đến hạ tầng cơ sở  nơi tỉnh, huyện , xã , thôn đều giao động rối bời trong thời thế loạn mạc, dân chúng vốn đã nghèo khó còn phải bị hao tổn tiền tài sương máu phục dịch cho giới quan quyền, cho đủ thứ mọi  cuộc chiến tranh khuynh đảo nhau; vì thế khi nhà Tây Sơn khởi nghĩa trong một thời gian ngắn đã được mọi tầng lớp dân chúng khắp nơi hưởng ứng, giúp nhà Tây Sơn sớm đạt được nhũng chiến thắng lừng lẫy, thâu đoạt được nhiều thành trì mà trước đó suốt hơn một thế kỹ (1627-1775) với tám cuộc đại chiến giữa hai họ Trịnh Nguyễn cứ đánh qua đánh lại, dân chúng  phải chịu cảnh loạn lạc khổ sở, đổ nhiều máu đào xương trắng nhưng không giải quyết được chuyện gì ngoài việc đôi bên kéo quân trở về gầy dựng lại căn cứ địa để chờ ngày mở cuộc sát phạt kế tiếp.

Gốc Thành Hoàng Đế. Nguồn: photobucket.com

Trong chiến lược tranh thắng với Trịnh Nguyễn, nhà Tây Sơn đã biết xây dựng được hậu cần cơ sở, liên kết được với toàn thể đại khối dân tộc Kinh, Thượng, Chàm , nhất là người Thượng bao gồm nhiều sắc tộc, trong đó có tộc Bahnar là tộc lớn nhất nhì trong các sắc tộc Thượng đã hết lòng ủng hộ, đóng gốp tài lực và xương máu trong suốt cuộc chiến tranh hùng của nhà Tây Sơn. Khi đồng bào Thượng khắp nơi đã hết lòng tin phục, xưng tụng Nguyễn Nhạc là “Vua Trời” thì chuyện dấy động binh đao, dùng uy vũ để buộc người phải thần phục mình là chuyện không hề có đối với nhà Tây Sơn , ngược lại quân đội Tây Sơn còn được đồng bào thượng hết lòng ủng hộ, đầu quân và trở thành những binh sĩ đầy thiện chiến dưới quyền điều khiển của Long Nhượng Tướng Quân Nguyễn Huệ. Trong tay Nguyễn Huệ chỉ huy ngoài các quân đoàn người Kinh còn có hai quân đoàn người Thượng khoảng 30.000 người. Lối tổ chức quân đội dưới triều Tây Sơn được phân ra như sau: Quân đoàn, Sư đoàn, Lữ đoàn, Tốt đoàn, Lượng đoàn, Ngũ đoàn.

*** Quân đoàn có 12.500 người, bao gồm 5 Sư đoàn.

*** Sư đoàn có 2.500 người, bao gồm 5 Lữ đoàn.

*** Lữ đoàn có 500 người, bao gồm 5 Tốt đoàn.

*** Tốt đoàn có 100 người, bao gồm 5 Lượng đoàn.

*** Lượng đoàn có 25 người, bao gồm năm ngũ đoàn.

*** Ngũ đoàn có 5 người.

Quân số nhà Tây Sơn lên tới 12 Quân đoàn khi Nguyễn Nhạc xưng Vương với niên hiệu Thái Ðức vào năm 1778 đã cho mở rộng xây dựng lại thành Ðồ Bàn và đổi tên là Hoàng Ðế Thành. Từ lúc dấy binh nơi vùng Tây Sơn Thượng thuộc cao nguyên An Khê, quân Tây Sơn đã tiến về đồng bằng, đến miền duyên hải chiếm  thành Qui Nhơn, sức tấn công như vũ bão, chẻ tre đã làm các danh tướng của hai chúa Trịnh Nguyễn phải thửng thốt kinh hoàng, lão tướng lừng danh đất Bắc Hà là  Hoàng Ngũ Phúc đã từng trải trăm trận nơi chiến trường cũng phải kiên dè và tán thán sức chiến đấu dũng mảnh của quân đội Tây Sơn và có ý muốn thu phục, lợi dụng quân Tây Sơn đánh lại quân chúa Nguyễn, xem mình như ngư ông đứng giữa thủ lợi để mặt cho cò ngao tương tranh xâu xé . Nhưng sức đánh của quân Tây Sơn đầy thần kỳ vũ bảo, trong thời gian ngắn đã đuổi chúa Nguyễn chạy dài về đất Gia Ðịnh, làm nghiên lệch hết cái nhìn chiến lược nơi lão tướng Hoàng Ngũ Phúc. Quân đội Tây Sơn chẳng những không hề bị sứt mẻ, mà ngược lại những chiến thắng thâu đoạt nhiều thành trì từ Quảng Nam đến Gia Ðịnh đã như hùm thêm cánh làm đảo lộn hết cán cân trong việc chia ba thiên hạ. Ðến lúc lão tướng Hoàng Ngũ Phúc bị bệnh qua đời thì đất Bắc Hà không còn tìm thấy được một danh tướng nào có thể điều quân đương cự nổi với quân đội  Tây Sơn dưới quyền điều binh của thiên tài  Nguyễn Huệ.

(Còn tiếp)

© Phạm Thiên Thơ

Đọc phần trước:

Nhà Tây Sơn và Cao nguyên Trung phần [1]

Nhà Tây Sơn và Cao nguyên Trung phần [2]

Pages: 1 2 3

2 Phản hồi cho “Nhà Tây Sơn và Cao nguyên Trung phần [3]”

  1. Buon cuoi says:

    Doc lich-su de hoc nhung cai hay cua nguoi xua va tranh nhung sai lam truoc kia ..Hoac doc nhu doc cai goi la “tieu thuyet” cung duoc . Moi nguoi deu co Quyen Tu-do ca nhan . Tin hay khong do la kha nang nhan xet va goc nhin cua moi ca-nhan tu do.

  2. kha dang says:

    LỊCH SƯ VN CÓ ĐÁNG TIN KHÔNG

Phản hồi