WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ta ăn Tết Tây

Với giới học sinh miệt tỉnh như tôi- cái xứ bước chân ra đường là đâu đâu cũng thấy “kính thưa các loại quán cà phê”, còn chỗ thư giãn, vui chơi, giải trí hơi bị hiếm, có hai cái rạp phim tư nhân từ thời trước để lại nay đã bị biến thành chỗ cho thuê chứa đồ, thì Tết Tây là được nghỉ học ở nhà muốn làm gì thì làm, chớ hổng có ra quán cà phê “ngồi đồng” vì trong túi không có tiền.

Khi tôi là công chức nhà nước thì Tết Tây là dịp được nghỉ ở nhà, ngủ từ sáng đến chiều mà vẫn được trả lương. Có khi tôi cũng không nghỉ, nếu có ai đó (đồng nghiệp) “thuê” tôi trực cơ quan thế họ để dắt díu vợ con về thăm hai bên nội ngoại, coi như tôi có dịp tăng thêm thu nhập. Số tiền không nhiều, mỗi ca trực lúc đó được cơ quan bồi dưỡng thêm một người trực 10 ngàn đồng, “tên kia” đưa thêm tôi 20 ngàn nữa, là coi như đủ tiền đi một bữa chợ có thịt, cá rồi.

Hôm qua, gọi điện thoại về quê thăm hỏi, hóa ra ở quê tôi bây giờ vật giá leo thang còn hơn ở Sài Gòn. Không thể ngờ cái xứ nổi tiếng về tôm, cá, cua… mà người dân phải ăn với giá mắc còn hơn giá ở Sài Gòn. Cái loại tôm khô nhí nhí như que tăm tôi mua ở chợ Tân Định có 18 ngàn/lạng, thì em tôi nói nó phải mua đến 25 ngàn/lạng. Rau muống ao mà cũng đến 10 ngàn đồng/ký, thì các loại rau khác còn mắc hơn nữa. Đứa em tôi kết luận: “Kiếm ăn hàng ngày không đủ, Tết nhứt gì nữa lo sao nổi.”

Đường Nguyễn Huệ

Tết Tây ở Sài Gòn có phần xôm tụ hơn ở quê. Bởi lẽ, những ngày bình thường vẫn có nhiều điểm vui chơi, giải trí, các sân khấu, tụ điểm, phòng trà ca nhạc hoạt động xuyên suốt không nghỉ ngày nào. Người Sài Gòn không “ăn Tết Tây” như “ăn Tết Nguyên Đán” mà dùng ngày Tết Tây để đi chơi, mua sắm, thăm bạn bè, ngồi quán cà phê tán gẫu thong thả hơn những ngày phải làm việc.

Nghe tôi hỏi: “Tết Tây này các cháu có tổ chức gì không?” thì cháu Yến- 16 tuổi, đang học lớp 10, nói: “Tụi con rủ nhau lên tòa nhà cao nhất thành phố ăn kem, ngắm nhìn toàn bộ thành phố.” Tôi nói: “Chỗ đó bán mắc à nha! Cách đây 3 năm giá 1 ly cà phê đá bình thường là 5 đô  mà chưa phải là tòa nhà cao nhất, mới cao nhì thôi, bây giờ chắc cũng 7-8 đô.” Yến cười: “Một năm có 1 lần mà cô. Thì cứ cho là 120 ngàn đồng/ly kem đi, mình cũng ăn có một ly chớ đâu ăn hoài”. Tôi hỏi: “Rồi còn đi chơi ở đâu không?” Yến nói: “Chắc là không, vì không biết đi đâu bây giờ, thấy cái gì cũng không thu hút. Mà vào quán bar, vũ trường thì tụi con không vô.”

Cô chủ quán cà phê hàng xóm thì nói: “Ngày nào em cũng bán hết trừ ngày tết âm lịch. Tết Tây còn ế hơn ngày thường. Nhân viên mấy công ty ở gần nghỉ, mất cũng bộn khách quen.”

Tôi không muốn đề cập đến những hoạt động chuẩn bị rộn ràng từ ngày đầu tháng 11 cho đến hết Tết Nguyên Đán ở trung tâm thành phố, nơi mà hiếm khi người dân lao động ít tiền có may mắn đến thưởng thức thú vui. Khi mà mỗi ngày công lao động có 55 ngàn đồng, còn một tô phở 24 ngày nào quảng cáo giá 24 ngàn/tô ầm ầm trên ti vi, báo chí nay đã lên giá đến 42 ngàn, 50 ngàn. Giá xem kịch, ca nhạc, cải lương hàng VIP (có ngôi sao) từ 1,5 triệu đến 2,5 triệu/vé. Hạng vé cá kèo cũng 200 ngàn đồng/vé. Mà đi xem hát thì phải có bạn có bè, hoặc dẫn theo người nhà thì mới thấy vui, chớ ai lại đi xem hát một mình bao giờ. Nên giá này người bình dân thật sự không kham nổi. Coi ở mấy sân khấu ngoài trời không có ghế ngồi, âm thanh tiếng được tiếng mất, chỗ đứng xa lắc xa lơ toàn… thấy đầu người khác chớ khó thấy được diễn viên, nghệ sĩ trên sân khấu. Thà không xem còn hơn, xem đã tốn tiền còn mang thêm bệnh tức. Nhiều lắm là cả nhà anh xe ôm, anh thợ hồ, chị chủ quán cơm bình dân, cô chủ quán cà phê,… kéo cả nhà đi xem người ta treo đèn kết hoa chuẩn bị cho tết Nguyên Đán ở các con đường lớn trung tâm Sài Gòn, mua mỗi người một cây kem cầm tay ăn giá 10 ngàn/cây là hết chiện.

Tôi sống ở Sài Gòn, nếu cộng tất cả thời gian lại thì cũng đến chục năm, nhưng cũng chưa hề ăn Tết Tây. Bốn năm là sinh viên, Tết Tây là ngày tôi nằm chèo queo ở ký túc xá vắng ngắt, vì các bạn (nhà ở các tỉnh quanh Sài Gòn) đã tranh thủ ngày nghỉ về quê kiếm thêm chút gạo, cá khô, mắm ruốc đem lên trường ăn. Riêng tôi nhà ở quá xa, gần 600 cây số vừa đi vừa về chớ ít ỏi gì, mất hai ngày đi đường, nhà lại không có ruộng vườn, cái gì cũng ra chợ mua thì về làm chi cho tốn tiền xe. Số tiền xe đó, cứ mang đi chợ mua thức ăn còn lợi hơn nhiều.

Bây giờ cũng vậy. Sài Gòn ngày nào cũng bắt đầu từ sáng sớm đã ngợp trong tiếng xe cộ ầm ầm, khói bụi đặc sệt, người người đeo khẩu trang che kín mặt mũi. Ngày nào cũng sống trong bầu không khí rộn rịp của kẹt xe, của tăng giá, của cúp điện, nhưng không khí Tết Tây thì không thấy. Tết Tây thường chỉ xuất hiện nhiều trên các trang quảng cáo, khi các doanh nghiệp cuối năm đua nhau đăng “Nhân dịp Tết Dương Lịch năm… công ty có khuyến mãi…” để tống khứ hàng ế mà thôi.

Nguồn: Blog Tạ Phong Tần

2 Phản hồi cho “Ta ăn Tết Tây”

  1. ĐắcKhông says:

    Tây không có ”Tết”, khỏi cần ”ăn”!
    Nghèo, mừng nămmới, gặm củ sắn!
    Ngày mô cũng rứa thui, thưa bạn
    Bọn giàu ăn cướp, bạn biết chăng???

  2. vuxuanmoise says:

    Cám ơn Cô chân thật. Nhờ bài viết nầy,tôi hiểu tường tận người dân VN sống củng…. !!!! ???,mà đó là : người dân sống hôm nay,chưa biết ngày mai sẻ ra sao ???? !!!! ” Que sera,xờ ….” Cảm tạ Người dám viết ra thực tế của xhcn VN;!!!!!…. Nơi xa,tôi nhớ về quê hương !!!!!,làm ngày không đủ !! tranh thủ làm đêm !!! kiếm thêm nuôi …..!!!!!! .

Phản hồi