WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhân viên ĐSQ VN tại Ba Lan kiểm tra máy vi tính của công dân?

Cộng tác viên của trang Vietinfo (trang web của người Việt Đông Âu được thành lập ở Cộng Hòa Sec, hiện có một số cộng tác viên tại Ba Lan), anh Phạm Trung Bách trong bài tường thuật buổi gặp mặt cuối năm của tờ báo cộng đồng người Việt tại Ba Lan đã cho biết một chi tiết khá hấp dẫn:

Bí thư thứ nhất ĐSQ VN tại Ba Lan. Ảnh Phạm Trung Bách (Vietinfo)

Bí thư thứ nhất Đại Sứ Quán Việt Nam tại Ba Lan, ông Phạm Văn Mích, khi đến chơi nhà một số bà con người Việt làm ăn sinh sống tại Ba Lan đã có động thái “kiểm tra máy tính” của người Việt ở đây.

Nguyên văn đoạn văn như sau: “Nhưng trong phần đóng góp ý kiến xây dựng Quê Việt, Bí thư thứ nhất ĐSQ phụ trách cộng đồng Phạm Văn Mích đã có những nhận xét thật sắc sảo, tinh tế. Ông đã ngỏ ý rầu lòng khi thấy giao diện QV vẫn còn chưa ưng ý, mong BBT phải đổi mới và cố gắng hơn nữa, dù biết mọi người xả thân cũng chỉ vì cộng đồng, không vụ lợi. Thế nhưng, ông đánh giá trang QV là trang báo hay, gần gũi với cộng đồng và có lượng truy cập rất cao. Để minh chứng cho sự thật về mức độ truy cập QV, ông Phạm Văn Mích đã thổ lộ tại nhiều nhà người Việt ở Ba Lan, ông đã kiểm tra máy tính, và qua mục “History” phát hiện ra rằng QV luôn luôn được mọi người ưa chuộng, sánh ngang với các trang khác như Vnexpress, VietnamNet, v.v.”

Việc ông Mích kiểm tra truy cập của những công dân Việt qua mục “Historia” gây sốc cho nhiều người đọc. Ngày hôm nay, một số bạn đọc đã gọi điện tới BBT Đàn Chim Việt hỏi về chuyện vi phạm pháp luật nước sở tại hay không của ông Phạm Văn Mích.

Dưới bài viết của tác giả Phạm Trung Bách cũng có một số bình luận phản ứng gay gắt lại vụ việc này, gọi đó là “hành động vô văn hóa”, “vi phạm pháp luật”, “phải tống cổ” và đề nghị đưa ông Mích ra tòa.

Sứ quán Việt Nam tại Ba Lan cũng như các nước Đông Âu khác, không chỉ giữ vai trò ngoại giao mà còn tổ chức vận động cộng đồng hướng về quê hương, đất nước, học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, cô lập, theo dõi hay đàn áp lực lượng đối lập, tổ chức sinh hoạt đảng cộng sản, kết nạp đảng viên hàng năm, dù đây là hoạt động vi phạm pháp luật nước sở tại.

Tờ báo được đề cập trong bản tin là Quê Việt, ra đời năm 1999, với ấn bản báo giấy và gần 2 năm với ấn bản điện tử. Quê Việt điện tử xếp thứ hạng gần 300.000 về ranking các trang web trên toàn thế giới. Quê Việt báo giấy được xuất bản mỗi tháng/ lần trước kia được bán với giá khoảng 1,7 USD nay được phát không cho bà con. Quê Việt được Liên minh Châu Âu tài trợ trong chương trình giúp di dân hội nhập.

Là tờ báo của hội “Đoàn Kết- Hữu Nghị”, một hội lớn trong cộng đồng nhưng nhiều dư luận dị nghị  về sự độc lập của Quê Việt. Nguồn dư luận đó cho rằng Quê Việt chịu sự lãnh đạo hay ít nhất là ảnh hưởng của Đại sứ quán Việt Nam và xa hơn nữa là bộ Truyền Thông- thông tin như một tờ báo “lề phải”.

Tới dự buổi gặp mặt cuối năm của Quê Việt, như thường lệ, có không thiếu mặt cán bộ cao cấp nào của ĐSQ Việt Nam tại Ba Lan từ ngài Đại sứ Nguyễn Hoằng và phu nhân, ngài lãnh sự Ngô Hướng Nam, tới Bí thư thứ nhất, thứ hai…

© Đàn Chim Việt

34 Phản hồi cho “Nhân viên ĐSQ VN tại Ba Lan kiểm tra máy vi tính của công dân?”

  1. Dân Chủ ! says:

    Cái đó gọi là Dân Chủ Có Định Hướng , như Nước Ta đang phát triển theo Định Hướng XHCN …!
    Các Bạn sống ở Nước Ngoài hay Ngoài Nước ( Trừ CuBa, CHND Triều Tiên , Trung Quốc ) ,có vẻ Lạ Lẫm với chuyện này, còn chúng tôi sống trong nước ( hoặc dưới Nước ) thì thấy rằng … Nếu Nghĩ như các Bạn thôi có thể đã là Phạm Tội : Có Tư Tưởng Phản Động , Phản Đảng , Phản Nước, Phản Dân Tộc , Phản Nhân Dân , Phản Bội Tổ Quốc … Sợ chưa các Bạn !

  2. Ha Lan says:

    toi nghi ban bien tap da ghi tua de thieu chu~ nen nguoi doc se hieu theo y nghia khac

    Nhân viên ĐSQ VietNam tai Ba Lan kiểm tra máy tính của công dân

    thanks

  3. 1/86 tr. con chim says:

    Những người Việt hiện đang sống và làm ăn tại các nước đông Âu, ở nước nào cũng có một số nhỏ thích làm thân-quen với những cán bộ sứ quán VN.
    Thực lòng mà nói có khi bản thân họ cũng chẳng biết tại sao, động cơ nào đã thúc đẩy họ vào quan hệ này và mời đến nhà “ăn cơm”!
    Hay chỉ đơn giản là lập quan hệ sau này có việc gì thì nhờ vả “chỗ thân quen”.
    Quen hay không, quyển hộ chiếu nó cũng lấy hơn trăm $. Họ hàng chả phải, máu mủ thì không. Thấy cán bộ sứ quán thì lăn xả vào làm quen, mời đến sinh nhật con cái, lễ tốt nghiệp, đám cưới.v.v.
    Thiết nghĩ nếu các vị quý mến CS, bí thư thứ nhất- thứ hai… thì về nước mà sống với họ cho hợp cá với nước! Việc gì mà phải đất khách quê người cho khổ.
    Còn nếu bảo về không sống được thì bỏ cái thói của yêu-người ghét đi. Làm người phải có quan điểm và lập trường đàng hoàng!

  4. Dai Viet says:

    Ong ta da tu khai ra ” bo mat that ” cua minh va ko loai tru kha nang la cua ca DSQVN tai Balan – chính quyen CSVN.
    Va su that da duoc tu nguoi trong cuoc noí ra.

  5. hcm says:

    đó là “hành động vô văn hóa”, “vi phạm pháp luật”, “phải tống cổ” và đề nghị đưa ông Mích ra tòa.

  6. Nguyễn Việt says:

    Ông Mích là nhân viên ĐSQ Việt Nam tại Ba-Lan, tại sao lại để tiêu đề là “Nhân viên ĐSQ Ba-Lan…”

    BBT: Cám ơn bạn, chúng tôi đã sửa lại

  7. Trần thẳng Thắn says:

    Tôi nghĩ cũng không nên thổi phồng, phóng đại hành động này. Việc ông Mích kiểm tra máy tính của bà con ở Ba-Lan cũng là do quan hệ “thân thiết” giữa những người đó và ông “sứ” thì họ mới có vinh dự được ngài đến thăm, tiện thể thì xem qua máy tính luôn thôi. Bản thân tôi thì thấy mỗi khi đến ĐSQ hay lãnh sự chứng kiến cảnh họ làm tiền công khai, hạch sách, cửa quyền thì đã thấy ớn rồi thì thân nhau cũng khó đấy, nói gì chuyện họ đến nhà mình để sờ vào máy tính. Có chăng chỉ đi cửa sau mà mình không biết thôi.

  8. Lâm Hoàng Mạnh says:

    “Chỉ trách người sao chẳng trách mình
    Mình trung đâu đấy trách người trinh”
    …….

    Đáng trách là bà con ta đã đến nghe Phạm văn Mích “lên lớp huấn thị, phê phán, chỉ trích…” cộng đồng người Việt tại Ba-Lan, một đất nước Tự do, Dân chủ (không phải là cộng sản Đông Âu như > 20 năm cũ) như một người dân sống dưới chế độ cộng sản Việt nam. Không những thế lại còn “mời về nhà, cho y kích hoạt máy và kiểm tra các files”…

    Vậy lỗi tại ai? Chúng ta nên “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” có thế mới sòng phẳng! Nếu không ai đến dự “buổi lên lớp, chỉnh huấn” của tòa đại sứ và không đưa Phạm văn Mích về nhà rồi cho phép y xử dụng vi tính thì ;làm sao y có quyền kiểm tra các dự liệu để rồi bây giờ “kêu toáng” với dân làng “Ôi giời ôi, tôi bị trộm”?

    Gia đình tôi định cư ở nước ngoài >32 năm, tôi chỉ đến tòa đại sứ VN 2 lần lấy visa cho vợ về chịu tang cha và mẹ, chúng tôi chưa bao giờ đến “nghe” cán bộ nhân viên “lên lớp, chỉnh huấn” cũng như chẳng bao giờ dự “liên hoan” (đóng hụi chêt cho cộng sản). Không bao giờ mời đến nhà chứ đừng nói chuyện đưa vào phòng đọc sách cho “sờ” máy vi tính.

    Đây là bài học chung những ai nhẹ dạ cả tin.
    Đưa sói vào nhà, chuyện không mất gà mới là chuyện lạ!

    • ANguyen says:

      Thấy tên bác Mạnh, đọc ý kiến của bác tự nhiên nhớ Talawas, nhớ Phạm Thị Hoài (Nam), và bao nhiêu người khác (vì quá nhiều nên không tiện viết từng tên cụ thể). Nhớ Ls. Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, …

      Nhớ cả bạn Anh Dũng (nhà gần VPTW Đảng/đảng), Mr. Phạm Quang Tuấn, Mr. Trương Thái Du… dù rằng rất ít khi tôi nghĩ giống các vị này.

      Mong tất cả mọi người vui, khỏe.

    • ANguyen says:

      Thấy tên bác Mạnh, đọc ý kiến của bác tự nhiên nhớ Talawas, nhớ Phạm Thị Hoài (Nam), và bao nhiêu người khác (vì quá nhiều nên không tiện viết từng tên từng người). Nhớ Ls. Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, …

      Nhớ cả bạn Anh Dũng (nhà gần VPTW Đảng/đảng), Mr. Phạm Quang Tuấn, Mr. Trương Thái Du… dù rằng rất ít khi tôi nghĩ giống các vị này.

      Mong tất cả mọi người vui, khỏe.

  9. Toi chi co thac mac nho khong hieu tai sao nguoi Viet o trong nuoc lai co the lan lon giua may dien toan “computer” voi may tinh “calculator” duoc nhu vay. Khong le o Viet Nam co loai may tinh co cong dung nhu may dien toan duoc hay sao? Cam on quy vi.

    Tran Ngoc Dung
    Nha nghien cuu ngon ngu hoc

    • Đại khái says:

      Anh đã tự xưng là nhà nghiên cứu ngôn ngữ học thì phải biết là ngôn ngữ luôn luôn vận động biến đổi. Ngày xưa mới có cái calculator thì người ta gọi là máy tính. Sau đó xuất hiện computer người ta không biết gọi là gì thì mới nghĩ ra tên cho nó, có người nghĩ ra tên là vi tính, có người nghĩ ra là máy điện toán, nhưng không có nghĩa là mọi người phải nghe theo mấy anh bác học. Tự cuộc sống sẽ lựa chọn những từ thích hợp. Đến khi nào đại đa số mọi người sử dụng một từ thì từ đấy thành chính thức. Tạm thời chẳng có sách nào viết la phải dùng từ “điện toán” cả. Cũng như nếu thay vì nói “Mày quê lắm!” chúng ta bắt đầu nói “Mày quê việt lắm!” thì 200 năm sau quê việt sẽ trở thành tính từ chính thức.

  10. D.Nhật Lệ says:

    Đề nghị các bạn ở bên đó liên lạc với nước sở tại về việc này,bởi vì đó là điều không thể chấp nhận
    được khi người VN.ở nước ngoài (dù là công dân nước đó hay không) thì tại sao nhà nước VN.còn muốn kiểm soát như đối với người trong nước,họ hiện không có quyền phê phán chính phủ,đảng mà chỉ được TỰ DO CA TỤNG để…bày tỏ lòng trung thành với chế độ,một cách lập công TẮT rất tiện lợi và hữu hiệu ! ).
    Việc kiểm tra máy tính như thế rõ ràng là vì nhà nước VN.cho rằng kiểm soát người dân trong nước cũng chưa đủ,do đó phải vươn bàn tay…lông lá (đúng ra là bàn tay bẩn = sale mains) ra hải ngoại.Và
    thứ nữa là họ coi thường pháp luật nước đó,vì quen thói hay lầm tưởng ở đâu cũng áp dụng được luật RỪNG như ở nước ta.

Leave a Reply to Trần thẳng Thắn