Bầu hay cử
Ở VN đang bầu bán quyền lực. Tôi có bài này gửi
để đọc chơi, hoặc giới thiệu cho mọi nguời. Chuyện có thật ở quê tôi.
Bầu cử hội đồng nhân dân được chuẩn bị trên toàn quốc rầm rộ . Báo đài nhà nước kêu gọi người dân phải có trách nhiệm công dân – đi bầu người tài đức -lo cho việc dân việc nước. Ông bố tôi già nghỉ hưu rồi, nhưng ông cũng hăng hái tham gia sự kiện trọng đại ấy- thành viên trong ban tổ chức bầu cử.
Biểu ngữ băng rôn cổ động cho sự dân chủ mà cách mạng năm 1945 rồi 1975 mang lại cho toàn dân tộc khắp cõi Việt nam, trên thế này chỉ có người dân việt mới có cái quyền công dân ấy. Nhưng không thấy ai nói nhiều về các ứng cử viên. Mọi người không quan tâm hoặc không được biết về người ứng cử viên mà mình đi chọn lựa.
Nhà tôi ở gần nhà thờ dòng họ, tuy không phải trưởng phái, nhưng do bác trưởng họ tha phương, nên nhà tôi chăm lo ngôi nhà thờ họ ấy. Cũng nơi đó bố tôi hay họp với các đồng hữu về chuyện họ hàng, làng xóm, nước non.
Hôm ấy các cụ có cuộc họp về lần bầu cử sắp tới, mọi người đến trong sự kín đáo, không như những cuộc họp bình thường về dòng tộc, làng xóm. Trong bóng đêm các thành viên đi đến, mọi người cầm theo chiếc đèn bin chỉ đường và quyển sổ con dành cho công việc. Lần ấy vì tôi còn nhỏ khoảng 13 tuổi chưa đến tuổi dậy thì (vì bị đói nên phát triển chậm) nên còn biết nghe lời. Được phân công nấu trè xanh cho các vị chức sắc. Bí thư chi bộ, đội trưởng, đội phó, kế toán, vv và các công dân gương mẫu, nhiệt tình như ông bố tôi (làm không công- sống được nhờ đảng, chết có nhà nước chôn). Tôi cảm thấy mình thật có ích khi tham gia giúp cho quyền công dân của mọi người được trọn vẹn.
Vừa rót trà cẩn thận vào cốc của từng vị ,thấy mọi người nghiêm túc phân công cho từng người, từ người cổ động đến người lo hậu trường ăn uống. Rót đủ một vòng thôi xin phép về để học bài.
Ngồi học được không lâu, thấy không còn hứng thú học tiếp. Tôi lại mò sang, trong đêm tối như mực ở làng quê chưa có điện thắp sáng. Cửa nhà thờ đã khép lại, chỉ còn ánh đền dầu qua khe nứt của cửa gỗ lâu năm.
- Ấy! quên!
Tiếng của ông bí thư làm tôi dừng lại. Tính tò mò của trẻ con, tôi đứng gần cửa nghe lỏm chuyện đại sự quốc gia.
- Danh sách 4 vị vừa rồi đã được cấp trên lựa chọn, nhưng vẫn còn thiếu một người.
- Lần này cấp trên cần 5 người trúng cử cơ à?
Anh đội phó mới thoát khỏi kiếp thường dân ngạc nhiên hỏi.
- Không! Bầu cử đúng luật ra thì phải có người bị loại, người thắng. Không lẽ bầu cử mà ai cũng được thì bầu làm đếch gì.
- Đồng chí bí thư nói chí lý, thật tinh tường. Bác hội trưởng cựu chiến binh tấm tắc.
- Thế thì ta phải tìm thêm một người, để loại đi còn bốn vị được chọn này cho hợp hiến.
- Ai được nhỉ ? Làng mình toàn dân buôn bán phe phẩy, lừa đảo, lấy ai ra đủ tiêu chuẩn.
Anh đội trưởng đội Đinh Trọng Lịch (công an xóm) đắn đo.
- À này! Bố tôi có ý kiến. – Cái Hiên con nhà Tẩm mới hoàn thành nghĩa vụ về.
-Cũng được đấy, con bé ngoan dẽ bảo. Thím kế toán tán thành.
- Nhưng nó còn trẻ quá! Hình như chưa tới 30. Cô hội trưởng phụ nữ băn khoăn.
Uống hết chén trà bác bí thư tặc lưỡi.
- Không sao! Miễn có người cho đủ danh sách. À! Mà nữa, có con bé lo cho khoản nấu nướng dọn dẹp.
- Tuyệt!
- Hết ý!
- Ngày mai tôi nói với con bé chuẩn bị tinh thần. Bố tôi hăng hái.
- Này!Bảo (đội phó). Ông đội trưởng ra lệnh cho cấp phó. Cố tìm con lợn nào béo béo một tí nhé.
Tuổi 13 tôi bị bất ngờ về chuyện bầu cử mà trước nay tôi không biết gì về nó. Nhưng với cái từ BẦU và CỬ thì đầu óc con nít như tôi cũng hiểu thế nào là sự lựa chọn qua lá phiếu của dân bầu.
Bầu chọn trước thì tổ chức rầm rộ làm gì nhỉ? Tốn kém thời gian , tiền bạc và còn tội nghiệp cái Hiên bị lợi dụng nữa chứ! Suy nghĩ mông lung, đầu óc con nít như tôi chợt nhận thấy rằng cuộc sống xung quanh mình có nhiều sự khác biệt như những bài giảng trong nhà trường về sự công bằng trong xã hội XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. Ông kế toán Cao ấy có nhà cao, cửa hai lớp và béo bóng môi hơn đám bà con nông dân đầu tăm mặt tối mà vẫn chỉ lớp da bọc xương. Tuổi thơ chúng tôi vẫn phải chăn trâu, mót lúa, không như đám trẻ thành thị hay các nước văn minh, chúng nó chỉ lo học và vui chơi. Tuổi 13 tôi mới nhận thức rằng sự dân chủ giả dối đa sinh ra những bất công mà chúng ta thấy hàng ngày, nó không như những bài học trên lớp hay các lời bóng bẩy trên báo đài nhà nước. Tôi thấy thất vọng và không còn tin vào những giờ học chính trị hay các tin thời sự trên vô tuyến.
Sự thật ấy nó xung quanh chúng ta hàng ngày nếu chúng ta muốn nhận thấy và biết so sánh với các cá nhân, hay vật thể ở trong cùng hoàn cảnh. Nhật Bản đã tiến tới văn minh 30 năm sau chiến tranh đổ nát, còn chúng ta hiện vẫn 1 người 1 sào ruộng 1 trẻ thơ 1 con trâu hàng ngày trên cánh đồng mà vẫn đói khi hết vụ gặt. Các nước họ giầu có, văn minh tiến bộ hơn khi không cần lý tưởng tiến lên CHỦ NGHĨA XÃ HỘI làm kim chỉ nam do đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo.
Suy nghĩ trong những ngày sau đó, không biết họ có kiểm phiếu sau bầu cử hay chỉ như các cuộc bầu chọn trong lớp của tôi. Tôi cũng hay được chọn làm người thư ký khi lớp chọn các nhân sự trong lớp. Thật thà ôm hòm phiếu xuống phòng dưới định đếm ai nhiều ai ít. Cô giáo bước vào nói như rất vội.
- Thôi em! Không cần thiết cầu kỳ đâu. Mình cứ cho em A nhiều, rồi em B ít hơn và em C không đủ phiếu để được chọn.
Tôi không cãi lấy 1 câu, nhưng hơi bất ngờ. Cô giáo viết vội vào 1 tờ giấy với tên tuổi các ứng cử viên và số phiếu được bầu và đưa cho tôi lên đọc phần tổng kết. Vậy là tất cả mọi người vỗ tay đôm đốp, khuân mặt đầy hứng khởi, chỉ có kẻ bị ít phiếu nhất thì hơi buồn vì quê mặt. Tôi hơi băn khoăn lương tâm với kết quả mà mình đọc trước lớp, mà ngay bản thân mình cũng không biết. Đó là ở một lớp cấp 2, còn ở cấp quốc gia, quan trọng như các cuộc bầu cử các cấp. Hóa ra tất cả chỉ là vở tuồng mà ngay những người tham gia làm diễn viên cũng không biết mình đóng kịch bởi có một đạo diễn tài ba mà James Cameron cũng kính phục. Đó là đảng cộng sản quang vinh của chúng ta.
Vu Van gửi tới Đàn Chim Việt
TUỔI 13 MA HIỂU CHUYỆN THẾ KIA À! GIỎI…….?
“Nước trè” là thứ nước gì vậy? Viết như thế, biên tập như thế mà coi được sao?
Đọc cái phản hồi này xong lại nhớ tớ hồi mới qua Mỹ, cứ mỗi lần đi chợ thì run vì hay bị mấy người thâu tiền “what” ( mày nói cái gì thế ) hoài, có khi còn lên giọng, vào trường than với thầy thì được an ủi your English is fine, with accent, but fine, đừng để ý đến chúng nó vì mày biết không đa số chúng nó ÍT HỌC nên mới như thế.