WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người Nhật ở Hội An

Trong khoảng thế kỷ 16, Hội An đã trở thành một thương cảng sầm uất. Nhiều thuyền buôn, thương nhân từ các quốc gia như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Trung Hoa, Nhật Bản đã lui tới Hội An. Các thương nhân này, có người đến rồi đi, cũng có người đã chọn Hội An làm nơi cư ngụ. Việc kết hôn với người địa phương, việc dựng vợ gả chồng, xây dựng nhà cửa, cơ sở buôn bán, lập chùa chiền, đền miếu, hội quán, cầu cống, đường phố đã được khởi dựng từ hơn mấy trăm năm về trước.

Hiện nay, các di tích, đền miếu, chùa chiền, nhà cửa, đường phố và thậm chí kể cả con người Hội An hầu như cũng không mất đi nét cổ. Dù đã trải qua bao nhiêu mưa nắng, dù thời gian có xói mòn, dù đã nhiều lần trùng tu và tái tạo v.v…Hội An hơn 400 năm sau vẫn còn giữ lại được nét của phố cảng thời xưa, vẫn còn mang dấu ấn của nơi đã từng hội tụ nhiều sắc dân nhất trên đất nước Việt Nam. Đến Hội An để chiêm nghiệm cái đẹp và đậm đà của sự đa dạng văn hóa, và để cảm nhận thêm phảng phất đâu đây bóng dáng cũa “những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ”. (1)

Chùa Cầu ở Hội An

Người Nhật hiện nay không còn ở Hội An nữa ngoại trừ các du khách Nhật, tuy nhiên con cháu họ, của nhiều đời từ mấy trăm năm trước chắc vẫn còn sống rải rác đâu đó ở Hội An. Dấu vết còn sót lại của người Nhật là chiếc cầu mang tên là Chùa Cầu. Chùa Cầu nằm ngay trung tâm Hội An, truyền rằng cầu này do các thương nhân người Nhật xây dựng hồi thế kỷ 16 khi họ còn sinh sống và làm ăn buôn bán phát đạt ở Hội An. Đây là một cái cầu có mái bao phủ từ đầu cầu đến cuối cầu, bắc ngang qua con lạch chảy ra sông Hoài. Trong cầu có đền thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ được người Trung Hoa dựng lại sau nay. Thần Bắc Đế là vị thần chuyên trị phong ba, bão lụt, theo truyền thuyết của người Trung Hoa. Đầu cầu, có thờ hai tượng chó, cuối cầu thờ hai tượng khỉ. Hai tượng thờ này đến nay vẫn còn là một bí ẩn không chỉ đối với giới nghiên cứu về Hội An mà luôn cả người dân địa phương nữa.

Trong cuốn sách viết về tình hình dân xứ Đàng Trong năm 1621, Giáo Sĩ Cristophoro Borri, gốc người Ý Đại Lợi đã tường thuật về Hội An trong những năm này như sau: “Chúa Đàng Trong xưa kia cho người Nhật, người Tàu chọn một địa điểm và nơi thuận tiện để lập một thành phố cho tiện việc buôn bán như chúng tôi đã nói. Thành phố này gọi là Faifo (Hội An), một thành phố lớn đến độ người ta có thể nói có hai thành phố, một phố người Tàu và một phố người Nhật. Mỗi phố có khu vực riêng, có quan cai trị riêng và sống theo tập tục riêng.” Ông cũng tả cảnh buôn bán ở Cảng Hội An cách đây hơn 300 năm: “Người Tàu và người Nhật là những người làm thương mại chính yếu ở xứ Đàng Trong tại một chợ phiên họp hàng năm ở một hải cảng và kéo dài tới chừng bốn tháng. Người Nhật chở trên thuyền của họ giá trị bằng bốn hay năm triệu bạc, còn người Tàu chở trong tàu họ gọi là “thuyền tam bản” rất nhiều thứ lụa mịn và nhiều hàng hóa khác của xứ họ.” (2)

Thời kỳ cực thịnh của người Nhật có lẽ là lúc Chúa Nguyễn Phước Nguyên gã con gái cho một thương gia Nhật tên Araki Shutaro được Chúa đặt tên Việt là Nguyễn Taro, còn gọi là Hiền Hưng, và cô Công chúa này được gọi là Quận Chúa Anio, mà theo giới khảo cổ thì tên tiếng Việt có thể là Ngọc Vân. (3)

Sử sách cũng cho biết là năm 1618, nhà buôn tên Furamoto Yashishiro đã được Chúa Nguyễn đặc phong làm người đứng đầu Phố Nhật cai quản và chăm sóc cư dân của họ. Rải rác trên các cánh đồng ở Hội An có một số ngôi mộ cổ của những người Nhật đã được chôn cất tại đây, một số bia mộ khắc ghi tên người Nhật và vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay như bia mộ ông Gu Sokukun, ghi năm mất 1629, mộ ông Tani Yajirobe, ghi quê quán Hirado mất năm 1647. Đó là những ngôi mộ còn ghi dấu tích, riêng các ngôi mộ khác vì thời gian xoi mòn, vì tàn phá của chiến tranh đến nay đã không còn thấy nữa. Tuy nhiên, câu chuyện cảm động dưới đây, được kể lại có thể liên quan đến ngôi mộ của một người Nhật vô danh nào đó, đã đến Hội An sinh sống, buôn bán và rồi mất tại đây.

Sau 1975, tình hình kinh tế càng lúc càng khó khăn vì vậy phong trào đào các ngôi mộ với hy vọng kiếm được đồ cổ đem bán rất thịnh hành ở nhiều nơi. Một buổi chiều cuối năm 1976, có người địa phương đem đến bán món đồ cổ. Vị buôn đồ cổ lúc đầu từ chối mua, tuy nhiên nể lòng người bán, ông bằng lòng đổi món đồ với hai gói thuốc lá rẻ tiền hiệu Hoa Mai. Mấy hôm sau, có người bạn thân đến chợi, ông mới đem ra cho người bạn coi, và hỏi thử xem có biết gì về lai lịch món đồ này không? Cầm món đồ trên tay, người bạn nói:

- Anh mua ở đậu vậy? đây là con cóc cái, tượng này thường là một cặp. Anh có duyên mua được nó có ngày con cóc đực sẽ tìm đến;
- Tôi mua của người đào huyệt, còn có thêm hai cái chén chôn chung với con cóc nữa.

Chuyện con cóc đi vào quên lãng, người buôn đổ cổ cũng quên hẳn câu chuyện xa xưa. Gần 19 năm sau, có người khác đem đến bán cho ông một món đồ cổ. Nhìn món đồ, ông run bắn người. Đây là tượng con cóc, trông giống con cóc ông đã mua trước kia, hình dáng thì tương tợ như nhau, tuy nhiên trông vẻ hơi lạ, có màu đậm, cặp mắt rất sắc và hùng dũng hơn, cùng với tượng con cóc còn có thêm một cái tô to mà người bán cho biết là đã tìm thấy cái tô đó úp trùm lên con cóc đực. Đem so hai con cóc và bộ tách, ông ngồi thừ người và vô cùng cảm động.

Vợ chồng cóc đoàn tụ sau 10 năm chia cách

Câu chuyện của người bạn kể năm xưa hiện về. Có phải chính là cặp vợ chồng cóc mà người bạn đã cho ông biết cách đây mười năm không?, Nếu vậy, thì đúng là dù có bi chia lìa, ngăn cách nhưng rồi vợ chồng Cóc cũng đã tìm lại được nhau. Dù phải mất hơn 19 năm mới được cận kề, nhưng mà liệu đây phải là điều có thực hay cũng chỉ là một chuyện rất ngẫu nhiên. Riêng bộ ly và cái tô thì giống y như cùng một kiểu. Đây là loại gốm của Nhật làm trong khoảng thế kỷ 15-16, gốm men trắng, sơn đỏ ở mặt ngoài có cùng một kiểu vẽ và màu sắc.

Câu chuyện Cặp Cóc hơn 400 năm sau vẫn chưa được trả lời, có phải Cặp Cóc này đã được chôn chung cùng với một người Nhật nào đó những năm 1600 tại Hội An.

Tại ngôi đền Jomyo ở Nagoya bên Nhật, có bức hình bằng tranh diễn tả cuộc hải trình từ đảo Nagasaki đến Hội An đi mất 40 ngày. Tranh cũng vẻ phố Nhật rất sầm uất, nhà cửa xây dọc trên bờ sông, có cả nhà 2 tầng và 3 tầng dựa san sát vào nhau. Mãi đến năm 1635, người Nhật chính thức phải rời bỏ Hội An vì lệnh của Mạc Phủ Tokugawa cấm người Nhật buôn bán, giao dịch ra nước ngoài. Kiều dân Nhật đành phải khăn gói ra đi, nhiều cảnh chia lìa, gạt nước mắt tiễn đưa có lẽ cũng đã diển ra trong những năm tháng này.

Hội an chính thức vắng bóng người Nhật từ đó. Đến năm 1695, Hội An chỉ còn lại bốn năm gia đình người Nhật. Tất cả các giao dịch buôn bán của người Nhật đều chuyển qua ngưòi Trung Hoa. Điều này đã được nhà sư Trung Quốc Thích Đại Sản tường trình trong cuốn nhật ký tên Hải Ngoại Ký Sự. (4)

Ngày nay, đến Hội An, ăn món Cao Lầu, du khách tinh ý sẽ nhận ra mì Cao Lầu giống như sợi mì của người Nhật. Tuy nhiên Cao Lầu có lẽ không chỉ thuần túy chứa đựng âm hưởng của người Nhật không thôi. Đây là đặc sản Hội An, nó giống như một món ăn thể hiện 3 nền văn hoá Việt, Nhật và Tàu. Bên cạnh sợi mì giống như mì Nhật, thịt heo làm theo kiểu xá xíu của Tàu, Cao Lầu ăn chung với giá và rau sống mang đậm nét cách nấu của người Việt Nam.

Ngày này món Cao Lầu bí truyền đã không còn nữa, Cao Lầu hiện được bán ở Hội An mỗi nơi mỗi khác. Tất cả đều ngon và giống nhau, nhưng ăn xong rồi thì đều cảm nhận không có Cao Lầu nào giống Cao Lầu nào.

© Bùi Hoài Giang

© Đàn Chim Việt
——————————-
1- Ông Đồ Già – Vũ Đình Liên
2- Xứ đàng trong năm 1621
3- Dĩ Quốc Vãng Lai Nhật Ký
4- World Heritage Hội An

1 Phản hồi cho “Người Nhật ở Hội An”

  1. Hoi An says:

    Hội An điển hình là một Chinatown cổ xưa nhất ở trên thế giới, sớm hơn cả Malacca của Malaysia. Không biết vì lý do gì mà mọi lúc mọi nơi cứ gợi ca sự hiện diện của Nhật kiều. Không biết qui mô thương mại thời đó như thế nào, mà chỉ biết rằng theo Brittainica thì GDP của Tàu đứng đầu thế giới cho đến giữa thế kỷ 19 rồi mới chìm xuống hàng mấy chục. Lúc Hội An hưng thịnh thì chắc thương thuyền của Nhật chỉ là vài cái ghe bầu so với hạm đội buôn bán của Ba Tàu trên khắp vùng biển Châu Á và Châu Phi. Dù có muốn cố tạo tình cảm với Nhật nhưng cũng phải tôn trọng sự thật đã qua và những gì có thật mà ông bà mình đã làm ăn vui vẻ hàng trăm năm (thế kỷ 17 đến 19)với người Tàu chứ.

Phản hồi