Hỡi các nhà báo: Hãy tự cứu mình!
Theo báo cáo thường niên của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), năm 2010 có 57 nhà báo trên thế giới bị sát hại. Một nửa trong số này thiệt mạng trong các vùng chiến sự, hay các nơi có giao tranh giữa các nhóm phiến quân, du kích… Số còn lại phần lớn bị sát hại bởi các nhóm băng đảng tội phạm hay các nhóm quyền lực mà những tác nghiệp của phóng viên đụng chạm tới quyền lợi của họ. Vẫn theo RSF, con số các nhà báo bị cầm tù năm 2010 là 535 người, trong đó châu Á chiếm 124, châu Phi giữ vị trí ‘đầu bảng’. Góp mặt trong số đó, ắt hẳn có một số nhà báo Việt Nam. Ai sẽ bảo vệ các nhà báo? Làm sao để nghề báo trở nên an toàn hơn?
Câu chuyện đau lòng của 2 nhà báo
Tin nhà báo Lê Hoàng Hùng (bút danh Hoàng Hùng, Trần Hải Nguyên), cây bút chuyên về mảng pháp luật, xã hội, với những chủ đề gai góc của báo Người Lao Động vừa ra đi gây xúc động cho nhiều nhà báo Việt Nam. Dưới tin tức về sự ra đi của anh có hàng trăm các ý kiến sẻ chia, thương tiếc của bạn đọc và đồng nghiệp. Nhà báo Hùng sinh năm 1960, 30 năm trong nghề và 9 năm cuối cùng là phóng viên của báo Người Lao Động.
Vụ sát hại diễn ra như sau, nhà báo Hùng bị kẻ ác đổ cồn vào người và châm lửa đốt lúc 1h30 đêm ngày 19/1/2011 khi đang ngủ một mình tại tầng trệt của nhà riêng sau khi thức khuya và hoàn thành 3 bài báo cho những ngày Tết. Anh Hùng bị bỏng 50% ở mức sâu và đã không qua khỏi do nhiễm trùng vết thương dù được cứu chữa tận tình bằng những loại kháng sinh mới nhất.
Đồng nghiệp trong tòa soạn nhận xét về anh là người chưa bao giờ chùn tay trước cái xấu và luôn đấu tranh vì công bằng xã hội, đã lôi ra ánh sáng không ít các trường hợp tiêu cực, đưa nhiều quan tham ra trước vành móng ngựa. Năm 2006, trong một loạt phóng sự liên quan tới đất cát ở tỉnh Long An, anh cùng đồng nghiệp đã từng bị đe dọa tính mạng. Có những bài viết, Hoàng Hùng phải vất vả hàng tháng trời trong vai ‘xe ôm’ để xâm nhập vào thế giới ngầm. Nhiều lần, anh và đồng nghiệp đã nhận được những tin nhắn đe dọa nhưng anh vẫn không lùi bước vì luôn tin rằng “cái ác rồi phải trả giá”. Bạn bè nhớ tới anh với câu nói “Mình phải thay mặt người khác dám nói lên sự thật mới là nhà báo”.
Và cuối cùng, anh đã phải trả giá cho công việc mà mình yêu thích bằng chính mạng sống, để lại người vợ và 2 cô con gái sinh năm 1992 và 1998.
Cái ác vẫn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, dù bạn bè và đồng nghiệp tin rằng, anh bị sát hại bởi một trong những thế lực mà ngòi bút của anh đã phanh phui ra ánh sáng. Cho đến nay, cơ quan điều tra vẫn chưa tìm ra manh mối nào.
Người thứ 2 trong câu chuyện này là nhà báo Trần Quang Thành, hơn 20 năm là phóng viên của đài Tiếng Nói Việt Nam và đài Truyền Hình Việt Nam. Ba năm gần đây, cựu phóng viên sống ở Slovakia và từng là Tổng biên tập trang Vietinfo(1) ở Cộng Hòa Czech (Séc).
Ông Trần Quang Thành đã đấu tranh chống tham nhũng và đưa ra ánh sáng nhiều vụ tiêu cực thu lại cho nhà nước nhiều tài sản và tiền bạc bị thất thoát.
Năm 1986, nhà báo Thành bị trù dập sau khi đưa vụ cấp trên của ông, ông Viện trưởng, bán thiết bị truyền thanh, truyền hình ăn chênh lệch giá hàng chục ngàn đô la (vào những năm đó là một số tiền rất lớn). Sau đó, ông vẫn tiếp tục viết các bài liên quan tới tham nhũng và phát trên sóng Đài Tiếng Nói Việt Nam, cung cấp tài liệu cho các cơ quan điều tra giúp chặn đứng những đường dây buôn lậu và buôn bán phụ nữ qua biên giới…
Năm 1990, nhà báo Trần Quang Thành viết loạt bài “Buôn lậu thuốc lá qua đường hàng không và đường bưu điện”, sau đó ông đã cung cấp tài liệu, chứng cứ, nhân chứng liên quan cho cơ quan điều tra và từ đó mở đầu cho vụ án lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ về chống buôn lậu thuốc lá.
Sau đó, nhiều lần nhà báo Thành đã bị đe dọa, ông yêu cầu cơ quan công an bảo vệ ông, nhưng không ai giúp ông cả, ngoài việc họ đem bằng khen tới tặng ông. Những kẻ bị ông tố cáo cũng chỉ bị giam giữ ít lâu rồi ra, có kẻ còn được miễn truy tố. Tháng 7/1991, nhà báo Thành lãnh nguyên một ca axid vào mặt ngay tại nhà riêng khi ông đang quét sân vào một buổi sớm. Ngay khi nằm trên giường bệnh với thương tật 81%, ông Thành vẫn còn bị đe dọa, nếu đưa sự việc lên báo chí, ông sẽ bị giết.
Một năm sau, khi có thể ra khỏi giường bệnh và mò tới cơ quan điều tra, ông mới hay rằng, không có một văn bản nào nhắc tới sự việc của ông, trên sổ sách giao ban của cơ quan công an vào ngày 4/7/1991 cũng không lưu lại sự việc của ông. Mặc dù, lúc tại nạn xảy ra, công an nói với ông, họ đã thành lập một Ban chuyên án để điều tra (?).
Hai chục năm đã trôi qua, vụ tạt axid nhà báo Trần Quang Thành vẫn rơi vào im lặng. Bản thân ông phải mang một hình hài dị dạng và đau đớn trải qua hai chục lần phẫu thuật.
Ai sẽ bảo vệ?
Trường hợp 2 nhà báo trên cho thấy họ đã không được cơ quan pháp luật bảo vệ một cách thích hợp dù trước khi xảy ra tai nạn đã từng bị đe dọa.
Còn những nhà báo khác thì sao?
Theo một con số thống kê (có thể chưa đầy đủ) trên congluan.vn được trích lại trên Hà Nội Mới thì các nhà báo Việt Nam bị cản trở khi tác nghiệp, hành hung hay đe dọa hàng năm đang tăng dần. Cụ thể: năm 2008 có 542 vụ, đến 2009 tăng thành 749 vụ. Chỉ riêng từ tháng Giêng đến tháng Sáu năm 2010, đã xảy ra 359 vụ.
Do báo chí Việt Nam nằm dưới sự quản lý của bộ Truyền thông- Thông tin nên các nhà báo đều là người ‘của nhà nước’ hoặc các tổ chức. Những đối tượng cản trở hay hành hung nhà báo khi tác nghiệp thường bị xử lý theo tội danh 257 của Bộ luật Hình sự, tức “chống người thì hành công vụ” với mức tối đa là 3 năm tù giam.
Một nhà báo ở VNN xin được giấu tên, cho biết: “Việc bị xô đẩy, cản trở, hay giằng giật dụng cụ khi phóng viên hành nghề cũng có xảy ra nhưng ít khi có chuyện khởi tố. Chỉ khi nào bị đánh tới mức gây thương tích thì mới lôi nhau ra pháp luật”. Anh cho biết thêm, nhiều khi cũng chỉ xử lý ở mức độ giảng hòa hay bồi thường tiền thuốc men, kết án cũng có nhưng chỉ những vụ lớn, ồn ào trên công luận. Trước những vụ việc nghiêm trọng có thể đe dọa tới tính mạng thì sao? Vẫn nhà báo này cho biết, “thì phải liệu cơm gắp mắm thôi, đối tượng dữ quá đôi khi mình cũng phải nhún để an toàn tính mạng”.
Một nữ nhà báo đã “bùng” sang lĩnh vực kinh doanh sau 10 năm làm báo tâm sự, chị đã từng bị xô ngã và giựt máy ảnh. Theo chị, các nhà báo trước hết phải tự bảo vệ, khi đi tác nghiệp ở những điểm nóng họ phải đi theo nhóm, có khi phải kết hợp cùng báo bạn dù điều này khá kỵ (về mặt lý thuyết) khi làm báo!
Hãy tự cứu mình
Qua con số thống kê của RSF và những bài báo liên quan tới tai nạn của giới nhà báo khi tác nghiệp, cũng như quan sát thực tế của báo chí châu Âu, có thể nhận thấy rằng, ngoài các nhà báo hy sinh trong các vùng chiến sự, phần lớn tai nạn với nhà báo xảy ra ở các nước thiếu vắng một nền dân chủ. Như châu Phi, Iran, Pakistan, Nga và tất nhiên có Việt Nam, Trung Quốc. Dù ở Việt Nam chuyện nhà báo bị giết không nhiều, nhưng con số bị hành hung hay cản trở lại rất lớn.
Thực tế chứng minh, mức độ an toàn của nghề báo tỉ lệ thuận với tự do báo chí. Chính ở những nơi thiếu dân chủ, thiếu tự do báo chí, các nhà báo đã không nhận được sự bảo vệ đầy đủ của pháp luật!
Nơi đó, chế độ độc tài thường dung dưỡng cho các nhóm quyền lợi, các tổ chức mafia mang tính nhà nước, tập đoàn hay gia đình, tạo điều kiện cho tham nhũng sinh sôi nảy nở. Và chính những thế lực đó luôn là rào cản cho sự tác nghiệp của các nhà báo. Trong nhiều trường hợp, họ thao túng pháp luật và gây nguy hiểm tới an toàn tính mạng của các nhà báo.
Gần 20 năm sống ở Ba Lan, theo dõi báo chí nước sở tại hàng ngày, tôi chưa thấy nhà báo nào bị sát hại (2) hay bị đánh đập khi hành nghề, cho thấy môi trường một nước dân chủ – dù là dân chủ non trẻ như Ba Lan – là nơi lý tưởng và an toàn cho các nhà báo tác nghiệp. Trái lại, theo một thăm dò dư luận mới đây, nghề báo là nghề được xã hội tôn trọng nhất, thậm chí nhà báo còn được tin tưởng hơn cả linh mục.
Dân chủ đa nguyên và tự do báo chí là con đường duy nhất giúp các nhà báo Việt Nam rũ bỏ mọi sự kiểm duyệt và được an toàn hành nghề trong sự bảo vệ của nền pháp luật tiến bộ và nghiêm minh.
Cuộc cách mạng mới đây ở Tunisia là một minh chứng mới nhất, tiếp thêm niềm tin và hy vọng cho giới cầm bút nước nhà, khi chỉ sau một đêm mọi sự kiểm duyệt đều được xóa bỏ và những nhà báo lần đầu tiên thực sự là nhà báo. Xếp hạng tự do báo chí ở Tunisa đã vọt từ vị trí gần cuối lên đầu bảng.
Nhân cái chết tức tưởi của nhà báo Lê Hoàng Hùng- người tôi không hề quen biết- xin kêu gọi 15 ngàn nhà báo Việt Nam, các anh chị hãy bằng cách này hay cách khác, hình thức này hay hình thức khác, cổ xúy và tranh đấu cho một nền dân chủ đích thực trên quê hương. Chỉ có như vậy, các anh chị mới thực sự trở thành những nhà báo đúng nghĩa và chỉ có như vậy các anh chị mới được an toàn. Đó là cách duy nhất để các nhà báo Việt Nam tự cứu mình!
© Mạc Việt Hồng
© Đàn Chim Việt
————————————————
Ghi chú:
(1) Từ hôm 21/1/2011, nhà báo Trần Quang Thành đã từ chức TBT trang mạng Vietinfo.
(2) Có những nhà báo Ba Lan bị giết hại trong những năm qua nhưng ở Pakistan, Afghanistan.
Quý vi Đan chim Viet ới Tôi đã ngòai 63 tuổi, thấy thien hạ viết tham khảo ý kiến đuợc đăng
Tôi muốn chia xẻ ưu tư về đât nước. Nhưng luôn rút bỏ,không tôn trọng ! Xin chào.
Xin đề nghị nhà báo MVH.nhờ người chuyển ngữ qua tiếng Anh,Pháp hay Ba Lan v.v.bài viết này như 1
bằng chứng tố cáo sự đàn áp báo chí,ngõ hầu thế giới thấy rõ thực tế về cái gọi là “tự do báo chí”,một
trong những quyền tự do căn bản mà bọn chóp bu VC.thường to mồm rống họng là VN.có đủ thứ …!
Hình ảnh ký giả TQT.nay bị biến dạng kinh khiếp thật là một chứng cớ không thể chối cãi được về sự
gian ác của VC.và cũng thật đáng trân trọng tinh thần làm báo can đảm,bất chấp nguy hiểm của ông.
Đến cái chết thảm khốc của ký giả LHH.điều tra tham nhũng thì tội ác đã lên tới đỉnh điểm rồi vậy !
Trong tình hình báo chí nằm trong sự kiểm soát gắt gao của VC.,tôi thiết nghĩ lời kêu gọi của MVH.
thiếu thực tế qúa chăng ? Bởi vì họ làm ký giả cho báo quốc doanh,chứ có phải báo chí tư nhân đâu
mà có nghiệp đoàn báo chí bênh vực cho họ được như trước 1975 ở miền Nam VN.?
Theo cụ Nguyễn Hiến Lê,muốn sống độc lập theo lương tâm của mình thì điều kiện ưu tiên là phải
từ chối làm công chức hay nhân viên nhà nước như cụ đã từng làm thời trước 1975,dưới chế độ
VNCH.Có điều khác nhau một trời một vực là dưới chế độ CS.không có báo chí tư nhân thì chuyện
tự do viết báo như trước kia…khó như chuyện lên trời vậy !
Do đó,chỉ có cách này xem ra khả dĩ áp dụng được mà thôi.Ấy là phải tránh viết “trắng thành đen”,
“không thành có”,hãy can đảm từ chối nịnh hót những kẻ chóp bu,hãy can đảm bênh vực người
nghèo,dân đen thấp cổ bé họng v.v.Nếu được thế thì qúy vị qủa cảm và anh hùng rồi vậy !
nuoc viet nam thi cuc doan lam , hung hang lam , hieu chien lam .ngay xua ( tri , phu dia hao : dao tan goc troc tan re ; giet giet nua ban tay khong phut nghi…tho mao chu tich tho staline bat diet ; con cai lai quan cung danh …) vn suot ngay noi…lao 24h/1ngay,7ngay/1tuan tu nam nay qua nam khac . ngay nay vn dua vao cai gi de xay dung va bao ve dat nuoc chu:
a/ dua vao hang chuc trieu dua noi…lao ? khong duoc roi .
b/dua vao dua tham nhung ?khong duoc roi .
c/dua vao van hoa, dao duc , ton giao ? mat het roi con gi ma dua .
d/dua vao vu khi hien dai , quan doi hung manh ? tam guong cua trieu dai phong kien : ho quy ly van con day .
e/dua vao quoc te ? ai ma them choi voi dua suot ngay noi….lao.
viet nam tan nat + lun bai toan phan .khong co cach gi cuu van .
con( lang +thi hai) chu tich hcm ? de day cho cac …ba vo …ve . nguoi nao la vo …lon , nguoi nao vo ….be .
vo lon la… de nhat phu nhan , vo be la… de nhi , de tam , de tu phu nhan…..neu khong phan biet ro rang thi biet ai la… de nhat phu nhan .
Da~ den’ luc’ cac nha` bao’, nha` van cun`g dan toc dung’ len doi` quyen lam` nguoi, doi` tu do ngon lua^n. Chung toi, nhung nguoi` doc bao’ tu biet phai doc gi` ma` kho^ng can may’ ong To Huy Rua hay Le Doan Hop kiem duyet giup.
Cai’ bai Nhan Dan cua ong Dinh The Huynh chi dang’ de^ chui` ne^n ong ay’ khong thich’ co’ tu* do la` phai roi`, vi` co’ tu do thi` bao Nhan Dan giai tan’ da^u` tien, cho’ no’ doc a`?
Cần xử lý thật nghiêm những vụ xâm phạm thân thể nhà báo như ở trên để răn đe những kẻ khác. Chính quyền không thể làm ngơ những chuyện như thế này được.
BÁO CHÍ KÊU GỌI QUÂN ĐỘI ĐI VỚI NHÂN DÂN,
Các chế độ độc tài tồn tại trên nòng súng. Kinh nghiệm cho thấy , khi Ngô Đình Diệm về nuớc , đội ngủ quân đôi ũng hộ, toàn bộ lực luợng công an rủ nhau bỏ chạy.
Khi 16 ngàn nhà báo xoay ngòi bút về nhân dân , về dân chủ có nghiã tìm cách đưa quân đội về nhân dân như các nuớc Tunisa, Ai Cập,Jordan , Yemen , Morcco đang làm…
Tập thể quân nhân thân Võ Nguyên Giáp nên chấm dứt cảnh nằm yên mà nay nên ra tay sớm tiếp lời kêu gọi cuả chị Mạc Việt Hồng bằng cách kết hợp cánh trí thức dân chủ và quân đội đúng lên giãi quyết cái trò tuồng bán nuớc mà giả vờ đóng kịch cuả bọn mafia đỏ này….
Để hưởng ứng lời kêu gọi của Linh Mục NGUYỄN VĂN LÝ, ngày mai khi ra đường chúng ta hãy mặc áo trắng!