WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

1971: Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Lê Duẩn, L.Đ.Thọ và Ieng Sary

CWIHP

Mô tả: Chu Ân Lai đồng ý với Việt Nam về các điều khoản Mỹ rút quân hoàn toàn và phơi bày nhân cách lừa dối của Nixon

Chu Ân Lai và Lê Duẩn (1)

Bắc Kinh, năm 1971 (không cung cấp ngày, tháng)

Ieng Sary

Chu Ân Lai: Chúng tôi đồng ý với quan điểm của các ông, rằng có hai khả năng liên quan đến tình hình Việt Nam. Khả năng đầu tiên là Mỹ sẽ rút quân khỏi Việt Nam để Nixon sẽ được tái đắc cử và khả năng thứ hai là Nixon sẽ đánh lừa dư luận để được bầu lại. Sau khi tái đắc cử, ông ta sẽ mở rộng chiến tranh. Do đó, mục tiêu của chúng ta là yêu cầu rút quân hoàn toàn và nếu họ không thực hiện, chúng ta sẽ đánh mạnh. Mục tiêu khác là phơi bày âm mưu lừa dối của Nixon. Chúng tôi cũng đồng ý với yêu cầu của các ông ở Paris rằng, Hoa Kỳ phải công bố một thời gian biểu cố định cho việc rút quân và lập trường của các ông không công nhận chính phủ Thiệu-Kỳ-Khiêm.
Ghi chú:
1. Lê Duẩn dừng lại ở Bắc Kinh và gặp gỡ Chu Ân Lai sau chuyến đi Liên Xô. Phía Việt Nam gồm Lê Duẩn, Hà Huy Giáp, và Ngô Thuyên.

Ông Hà Huy Giáp là nhà cách mạng lão thành miền Nam, đã hoạt động như là một viên chức cao cấp ở Trung ương Cục miền Nam suốt thập niên 1960, cùng với Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm. Từ năm 1954, ông là một trong những nhà lãnh đạo của Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam.

Ông Ngô Thuyền là ủy viên lâu đời của Đảng Cộng sản Đông Dương, là Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa năm 1956-1970, ủy viên Trung ương Đảng 1966-1976. Ngô Thuyền đã kế nhiệm Ngô Minh Loan làm đại sứ Trung Quốc từ năm 1970-1974, và là Phó Trưởng ban Kiểm tra Đảng Lao Động VN  từ năm 1974.

Phía Trung Quốc gồm có Chu Ân Lai, Trương Xuân Kiều, ủy viên Bộ Chính trị, Phó Trưởng “Nhóm Cách mạng văn hóa”, và Bí thư thứ nhất thành phố Thượng Hải, Diêu Văn Nguyên, ủy viên Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc, thành viên của “Nhóm Cách mạng văn hóa”, và là Bí thư thứ hai của thành phố Thượng Hải, và Fang Yi, người đứng đầu Ủy ban Liên lạc Kinh tế Đối ngoại Trung Quốc.

 

Ngọc Thu dịch từ: http://www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034C765-96B6-175C-9721717AA5E29B77&sort=Collection&item=Vietnam%20%28Indochina%29%20War%28s%29

 

———————————-

CWIHP

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Lê Duẩn

13-07-1971

Mô tả: Các chiến thuật của Việt Nam chống lại đàm phán Mỹ.

Lê Duẩn: Trong cuộc chiến tranh xâm lược chống lại Việt Nam, Mỹ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Cho đến khi việc rút quân hoàn thành, Nixon sẽ không thể trông chờ điều ngạc nhiên kế tiếp. Nên chuyến thăm của Kissinger được thiết kế để chặn trước những điều bất ngờ này.

Ghi chú:

1. Thủ tướng Chu Ân Lai đã bay tới Hà Nội ngay sau khi thấy Kissinger rời khỏi sân bay. Đây có lẽ một phần nhỏ trong cuộc nói chuyện giữa Chu Ân Lai và Lê Duẩn về chuyến đi của Kissinger tới Trung Quốc.

http://www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034CE79-96B6-175C-9224679C74821369&sort=subject&item=US,%20negotiations%20with%20Vietnam

—————————————

CWIHP

 

Thảo luận giữa Lê Đức Thọ và Ieng Sary

07-09-1971

Mô tả: Lê Đức Thọ báo cho Ieng Sary biết về cuộc xung đột hiện nay giữa Trung Quốc và Liên Xô.

Lê Đức Thọ: Chúng tôi sẽ luôn luôn nhớ đến kinh nghiệm năm 1954. Đồng chí Chu Ân Lai thừa nhận sai lầm trong Hội nghị Geneva năm 1954. Cách nay 2-3 năm, đồng chí Mao Trạch Đông cũng đã thừa nhận như thế. Năm 1954, vì cả Liên Xô và Trung Quốc gây áp lực, kết quả đã trở nên như thế. Chúng tôi đề xuất rằng các đồng chí Trung Quốc thừa nhận sai lầm của họ và bây giờ tôi nói với các ông, các đồng chí Campuchia, về vấn đề này của lịch sử.

Chúng ta nên được độc lập trong tư tưởng, thúc đẩy đoàn kết quốc tế và đoàn kết với Liên Xô và với Trung Quốc. Chúng ta phải chống lại một nước đế quốc lớn. Nếu chúng ta đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp Trung-Xô, tình hình sẽ trở nên phức tạp hơn. Hiện Trung Quốc cho rằng, họ có hai kẻ thù, đó là Liên Xô và Mỹ. Vì vậy, sẽ không có lợi nếu chúng ta đứng về phía bên nào.

 

Ghi chú:

1. Ieng Sary (1930* -), cộng tác viên thân cận nhất của Pol Pot trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Campuchia. Ông ta chuyển qua Bắc Kinh vào năm 1971, nơi ông ta thiết lập quyền lực của Khmer Đỏ qua chính phủ lưu vong của Sihanouk. Ông ta chịu trách nhiệm vấn đề đối ngoại trong chính phủ Dân chủ Kampuchea sau năm 1975. Đầu hàng chính phủ Hun Sen-Ranaridh năm 1996.

(*) Năm sinh của Ieng Sary vẫn chưa rõ, có tài liệu nói ông ta sinh năm 1924 hoặc 1925. Tài liệu này nói Ieng Sary sinh năm 1930.

Ngọc Thu dịch từ: http://www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034CE89-96B6-175C-916D445999E2045A&sort=Collection&item=Vietnam%20%28Indochina%29%20War%28s%29

© Ngọc Thu

Phản hồi