WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

1972: Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Lê Đức Thọ

CWIHP

 

12-07-1972

Mô tả: Chu Ân Lai tư vấn cho Lê Đức Thọ về các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ, đặc biệt về vấn đề Nguyễn Văn Thiệu.

Chu Ân Lai: Một mặt, cần thiết chuẩn bị chiến đấu. Mặt khác, các ông phải thương lượng. Trung Quốc có một số kinh nghiệm về vấn đề đó. Chúng tôi cũng đã tiến hành đấu tranh và đàm phán với Tưởng Giới Thạch. Trong cuộc chiến Triều Tiên, chúng tôi đã chiến đấu một năm và đàm phán hai năm. Do đó, chiến thuật của các ông về chiến đấu và đàm phán, mà các ông đã tiến hành từ năm 1968, là đúng.

Lúc đầu, khi các ông bắt đầu các cuộc đàm phán, một số đồng chí của chúng tôi nghĩ rằng các ông đã chọn sai thời điểm. Thậm chí tôi còn nói với đồng chí Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng rằng các ông phải chọn thời điểm bắt đầu các cuộc đàm phán khi các ông đang ở vị trí thuận lợi. Tuy nhiên, đồng chí Mao nói rằng, có các cuộc đàm phán vào thời điểm đó là đúng và các ông cũng nên chuẩn bị chiến đấu. Chỉ có các ông biết khi nào là thời điểm thích hợp để thực hiện các cuộc đàm phán. Và quyết định của các ông là đúng, điều đó cho thấy, đồng chí Mao đã nhìn xa hơn chúng tôi.

Chúng tôi không thừa nhận Nguyễn Văn Thiệu vì ông ta là một con rối của Mỹ. Tuy nhiên, chúng ta có thể thừa nhận ông ta là đại diện của một trong ba lực lượng của chính phủ liên minh. Chính phủ liên minh sẽ đàm phán các nguyên tắc cơ bản để quan sát và kiểm soát tình hình sau khi Mỹ rút quân. Mỹ sẽ thấy Thiệu chia sẻ quyền lực trong chính phủ đó, và do đó dễ dàng chấp nhận một giải pháp chính trị hơn. Trường hợp các cuộc đàm phán giữa ba lực lượng thất bại, chúng ta sẽ đánh tiếp. Các tình huống tương tự có thể thấy ở Kashmir và Trung Đông.

Lê Đức Thọ: Nhưng chúng tôi vẫn nghĩ đến một chính phủ không có Thiệu (*).

Chu Ân Lai: Chúng tôi đang yêu cầu Hoa Kỳ loại bỏ Thiệu. Tuy nhiên, nếu chúng tôi gợi ý có thể chấp nhận Thiệu, Mỹ sẽ ngạc nhiên bởi vì họ không mong đợi điều đó. Dĩ nhiên, Thiệu không thể đại diện cho một chính phủ. Nhưng trong các cuộc đàm phán, bất ngờ là cần thiết.

Trong lực lượng thân Mỹ, Thiệu là một thủ lĩnh. Ông ta là kẻ bán nước. Tuy nhiên, ông ta đóng vai trò quyết định trong đảng của ông ta. Do đó, chúng ta không thể giải quyết bất cứ điều gì nếu chúng ta chỉ nói chuyện với các nhân vật khác trong đảng của ông ta thay vì ông ta. Dĩ nhiên, làm thế nào để giải quyết vấn đề này là công việc của các ông. Tuy nhiên, là đồng chí [với nhau], chúng tôi muốn nhắc đến kinh nghiệm của chúng tôi: trong nội chiến [Trung Quốc], kết quả đã không thể đạt được nếu chúng tôi khăng khăng nói chuyện với các bộ trưởng của Tưởng Giới Thạch, mà không nói chuyện với Tưởng.

Trong chiến tranh Triều Tiên, chúng tôi thảo luận với Eisenhower. Tại Hội nghị Geneva, vì [Thủ tướng Pháp Georges] Bidault cứng đầu, đứng về phía Mỹ, nên các cuộc đàm phán đã không tiếp tục. Khi [người kế nhiệm của Bidault làm Thủ tướng năm 1954, Pierre] Mendes-France lên nắm quyền và quan tâm đến các cuộc đàm phán, vấn đề đã được giải quyết. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải nói chuyện với các thủ lĩnh. Một lần nữa, các cuộc đàm phán của chúng ta với Mỹ không tiến hành cho đến khi có chuyến thăm của Nixon sang Trung Quốc. [Thủ tướng Bắc Triều Tiên,] đồng chí Kim Nhật Thành cũng cố gắng nói chuyện trực tiếp với [Tổng thống Nam Triều Tiên] Park Chung Hee. Chúng tôi cũng làm như vậy trong quan hệ với Nhật Bản. Đây là những sự kiện lịch sử. Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc đã thảo luận vấn đề này, nhưng do các ông quyết định.

Tôi có thể nói một cách khác: các ông có thể nói chuyện trực tiếp với ông Thiệu và cấp phó của ông ta, để cho thấy rằng các ông rộng lượng với ông ta khi ông ta bị thất thế. Kể từ khi ông Thiệu vẫn là đại diện của phe hữu khuynh, và không có bất cứ ai thay thế ông ta, Mỹ có thể yên tâm rằng người của họ đang nắm quyền. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam VN cũng nên chỉ định đại diện của mình, có thể là ông Nguyễn Hữu Thọ hay ông Huỳnh Tấn Phát (1) và phe trung lập cũng nên làm như vậy. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh thực sự sẽ là giữa hai phe, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam VN và phe hữu khuynh.

Lê Đức Thọ: Chúng tôi đang yêu cầu Thiệu từ chức. Nếu ông ta không từ chức, chúng tôi sẽ không nói chuyện với chính phủ Sài Gòn.

Chu Ân Lai: Nếu ông ta từ chức, ai sẽ là người thay thế ông ta?

Lê Đức Thọ: Chúng tôi sẵn sàng nói chuyện với bất cứ ai.

Chu Ân Lai: Điều đó cũng có nghĩa là chính sách của ông Thiệu mà không có ông ta.

Lê Đức Thọ: Nhưng họ phải thỏa hiệp.

Chu Ân Lai: Về ngày tổng tuyển cử?

Lê Đức Thọ: Chúng tôi không đề cập đến tổng tuyển cử. Nếu họ đồng ý một chính phủ ba thành phần, công nhận quyền hành của chính phủ này, thì chúng tôi đồng ý tổ chức tổng tuyển cử.

Chu Ân Lai: Tổng tuyển cử sẽ rất nguy hiểm, có thể nguy hiểm hơn cả Thiệu là người đại diện của phe hữu khuynh, chưa nói đến sự giám sát quốc tế và kiểm soát các cuộc bầu cử.

Lê Đức Thọ: Chúng tôi cho rằng một chính phủ ba thành phần phải được thành lập. Một trong những nhiệm vụ của chính phủ này là tổ chức bầu cử. Và bầu cử tự do đòi hỏi các quyền dân chủ.

Lê Đức Thọ: Một câu hỏi phức tạp liên quan đến sự tham gia của phe trung lập trong chính phủ liên minh. Chúng tôi phải thảo luận và xác định thời hạn của [thành phần] trung lập.

Chu Ân Lai: Có chấp nhận Dương Văn Minh (2) được không?

Lê Đức Thọ: Đây là một vấn đề phức tạp. Dương Văn Minh hoàn toàn không ủng hộ Mỹ. Tuy nhiên, chính phủ ba thành phần thì tạm thời.

Chu Ân Lai: Cuối cùng, chúng ta phải chiến đấu một lần nữa bởi vì chính phủ ba thành phần là tạm thời.

Lê Đức Thọ: Cũng khó cho Pháp tham gia vì ảnh hưởng của Mỹ.

Chu Ân Lai: Nên lập trường trung lập là ủng hộ cả Pháp lẫn Mỹ.

Lê Đức Thọ: Chính xác Dương Văn Minh là như thế. Nhưng điều quan trọng là làm sao cho Hoa Kỳ chấp nhận nguyên tắc thành lập một chính phủ ba thành phần. Và sau này phải tổ chức thảo luận thêm về việc phân chia các chức vụ và quyền lực.

Chu Ân Lai: Chủ tịch Mao Trạch Đông cũng đã dành nhiều thì giờ nói chuyện với tôi về vấn đề chính phủ ba thành phần. Ông ấy bảo tôi nói chuyện với các ông về vấn đề này. Chúng tôi cũng có kinh nghiệm về vấn đề này. Một chính phủ liên minh có thể được thành lập, nhưng chúng ta phải tiếp tục chiến đấu sau này. Vấn đề là kéo dài thời gian để Bắc Việt hồi phục, trở nên mạnh hơn, trong khi kẻ thù trở nên yếu hơn (3).

———————————————

Ghi chú:

1. Huỳnh Tấn Phát (1913-1989), là kiến ​​trúc sư, đã bị chính phủ Ngô Đình Diệm bắt hai lần sau năm 1954, Tổng Thư ký [Ủy ban Trung ương] Mặt trận Dân tộc Giải phóng MNVN năm 1964-1966 và là Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam từ khi thành lập năm 1969 đến năm 1976, khi ông ta trở thành Phó Thủ tướng nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

2. Tướng Dương Văn Minh (còn gọi là Minh “Cồ” hay “Big” Minh), một trong những nhân vật chính trong cuộc đảo chính chống lại Ngô Đình Diệm năm 1963, đứng đầu nhà nước (?) năm 1962-1964, khi ông ta bị truất phế. Năm 1975 ông trở thành tổng thống cuối cùng của miền Nam Việt Nam trước khi Sài Gòn sụp đổ.

3. Trong kế hoạch hòa bình tháng 10 năm 1972, Lê Đức Thọ đã thực sự bỏ yêu cầu Tổng thống Thiệu từ chức và thành lập chính phủ liên minh ngay lập tức.

(*)Xem Thêm: Ending the Vietnam War: The Vietnamese Communists’ PerspectiveChiến tranh Việt Nam kết thúc: Quan điểm của Cộng sản Việt Nam – tác giả: Cheng Guan Ang, trang 103-104.

Ngọc Thu dịch từ: http://www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034CEB8-96B6-175C-94874FC74022F9D3&sort=Collection&item=Vietnam%20%28Indochina%29%20War%28s%29

—————————————————-

Hình Lê Đức Thọ gặp Henry Kissinger tại vườn khu biệt thự của Gif-Sur-Yvette, Pháp. Đứng giữa là thông dịch viên người Pháp Gif-sur-Yvette.© Bettmann/CORBIS

 

 

Chiến tranh Việt Nam kết thúc: Quan điểm của Cộng sản Việt Nam Ending the Vietnam War: The Vietnamese Communists’ Perspective – tác giả: Cheng Guan Ang, trang 103-104.

Cuộc họp Lê Đức Thọ – Kissinger lần thứ mười bốn (ngày 19-07-1972)

Ngày 7 tháng 7 năm 1972, khi Xuân Thủy gặp Chu Ân Lai để cung cấp thông tin mới nhất cho ông ta về các cuộc đàm phán ở Paris, ông ta nói với Chu Ân Lai rằng, Hà Nội tiếp tục chuẩn bị chiến đấu chống Mỹ nhưng sẽ không từ bỏ bất kỳ cơ hội nào để tìm một giải pháp trên cơ sở “các cuộc đàm phán hợp lý”. Theo quan điểm của Chu Ân Lai, cho dù cuộc chiến tranh tiếp tục hoặc có thể giải quyết một cách hòa bình sẽ được xác định trong “bốn tháng quan trọng, từ tháng 7 đến tháng 10 [năm 1972]”.

Khi Lê Đức Thọ gặp Chu Ân Lai vào ngày 12 tháng 7, Thọ dường như có lập trường cứng rắn hơn Xuân Thuỷ. Theo Lê Đức Thọ: “Chúng tôi vẫn nghĩ đến một chính phủ mà không có Thiệu” và “chúng tôi đang yêu cầu Thiệu từ chức. Nếu ông ta không từ chức, chúng tôi sẽ không nói chuyện với chính phủ Sài Gòn“.

Chu Ân Lai cố gắng thuyết phục Lê Đức Thọ rằng, cần thiết để nói chuyện với Nguyễn Văn Thiệu và ông ta đã đưa ra một số ví dụ để minh họa lý do tại sao. Chu Ân Lai lý luận rằng, không thể được đạt được điều gì, nếu Cộng sản Trung Quốc từ chối nói chuyện với Tưởng Giới Thạch trong nội chiến Trung Quốc. Ở Bắc Triều Tiên, Kim Nhật Thành cũng đã cố gắng để nói chuyện trực tiếp với Park Chung Hee. Thay thế ông Thiệu có nghĩa là vẫn có “chính sách của Thiệu mà không có ông ta“.

Ý kiến của Lê Đức Thọ về một chính phủ ba thành phần có thể là Dương Văn Minh. Quan điểm của Chu Ân Lai là một chính phủ liên minh có thể được thành lập, nhưng vẫn sẽ phải quay lại chiến đấu sau đó. Điểm mấu chốt là “kéo dài thời gian” để Bắc Việt phục hồi sức mạnh và trở nên mạnh hơn, trong khi kẻ thù trở nên yếu hơn.

Quyết định về chiến lược mới đầu tháng 7 năm 1972, Lê Đức Thọ gặp Kissinger vào ngày 19 tháng 7 năm 1972 cho cuộc họp kín lần thứ mười bốn của họ. Đây là lần đầu tiên cuộc họp của họ được công bố. Thọ và các đồng sự của ông ta tham dự cuộc họp này với một thái độ tích cực hơn.

Để bắt đầu, họ muốn biết ý định của Mỹ kể từ cuộc họp lần trước vào ngày 2 tháng 5 năm 1972. Họ cũng muốn cho Kissinger biết họ có “quyết tâm và thiện chí“. Tại cuộc họp, Kissinger đưa ra đề nghị năm điểm. Thọ từ chối đề nghị, rằng nó không cụ thể lắm. Một lần nữa, ông ta đã nêu vấn đề Thiệu từ chức, thời gian bầu cử ở miền Nam Việt Nam và hạn chót cho việc rút toàn bộ lực lượng Hoa Kỳ. Mặc dù không có gì được giải quyết (không ai mong đợi bất kỳ đột phá nào tại cuộc họp này), chắc chắn dễ chịu hơn và tích cực hơn nhiều so với cuộc họp trước đó. Cả hai bên đã kết thúc bằng cách đồng ý sớm gặp lại sau đó, hoặc vào ngày 31 tháng 7 hoặc ngày 1 tháng 8 năm 1972.

© Ngọc Thu

2 Phản hồi cho “1972: Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Lê Đức Thọ”

  1. Vũ duy Giang says:

    Đây là cuộc họp”kín”ở nhà Trần Thanh Vân tại Gif-sur-Yvette.Ông Vân là”VK yêu nước”từ lâu,và là em ruột của linh mục Trần Thanh Giản,là người đã”trù trì”Giáo Sứ VN tại Paris trong rất nhiều năm,mà ông linh mục này thường tổ chức hàng năm 1.cuộc du lịch hè cho sinh viên VNCH(từ Saigon qua du học ở Pháp trước 1975).

    Sau 1975,hàng năm vợ chồng ông Vân thường tổ chức cuộc họp các nhà Vật Lý học Pháp,và VN(có cả ông Vân)để hỗ trợ VN,và cấp học bổng cho sinh viên VN.Ông Vân cũng quyên tiền thành lập 1 Resort lớn ở Qui Nhơn(mới khai trương năm 2011),làm nơi hội họp vật Lý,và các bộ môn khoa học khác ở VN.

  2. swan42 says:

    Bức ảnh trên có chú thich “Hình Lê Đức Thọ gặp Henry Kissinger tại vườn khu biệt thự của Gif-sur-Yvette.Đứng giữa là thông dịch viên người Pháp Gif-sur-Yvette”.Gif-sur Yvette không phải là tên nhân vật.Đây là địa danh khu ngoại ô Paris.Còn cái ông thông ngôn làm sao mà là người Pháp ! Ông này là Nguyễn đình Phương,thuôc bộ ngoại giao chính quyền Hà Nội.

Phản hồi