WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một đề nghị đáng chú ý về chính sách ngoại giao mới của Mỹ

Tạp chí The National Interest số tháng 2 năm 2011 đăng một bài phê bình khắt khe về chính sách ngoại giao của Mỹ từ năm 1993 đến nay dưới thời ba tổng thống Clinton, Bush và Obama – dài 17 trang với tựa đề “Imperial by design”[1] của giáo sư John J. Mearsheimer[2] thuộc Đại Học Chicago. Đồng thời phác hoạ chiến lược mới tạm dịch là Phòng Thủ Từ Xa (Offshore Balancing)[3] trong đó đưa ra một liên minh gồm Việt – Ấn – Nhật – Nga – Nam Hàn – Singapore nhằm ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc.

Trước hết xin có lời giới thiệu về giáo sư Mearsheimer: ông là một trong bốn học giả và nhà báo hiện có nhiều ảnh hưởng lên quan điểm ngoại giao của Mỹ [4]. Người viết sẽ có dịp trình bày những suy nghĩ của từng người vào một dịp khác,  nhưng đặc điểm của giáo sư Mearsheimer ở chổ thế giới quan của ông đặt nặng trên cơ sở tranh chấp quyền lực và tương quan lực lượng giữa các siêu cường[5] hơn là do các động cơ khác như xung khắc văn hoá [6], trào lưu dân chủ [7] hay toàn cầu hoá [8].

Tác giả phê bình nghiêm khắc rằng sau khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt, Hoa Kỳ đã lạm dụng vị thế siêu cường duy nhất của mình để đi vào các cuộc phiêu lưu quân sự và chính trị làm tổn hại nặng nề đến uy lực và tiềm năng kinh tế. Đã đến lúc Mỹ phải chọn lựa các trọng tâm chiến lược và chia sẻ gánh nặng với đồng minh chớ không thể đa đoan tự ý giải quyết mọi công việc trên thế giới.

Sự hiện dịện của lính Mỹ  tại Iraq và Afghanistan – cho dù nhằm bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ hay để phục vụ cho các mục tiêu dân chủ – chẳng những quá tốn kém về nhân vật lực mà còn mang lại phản tác dụng. Một số không ít người đạo Hồi phẫn nộ xem đây là cuộc xâm lăng của đế quốc. Từ đó các phong trào quá khích lan rộng rải rác khắp Trung Đông, Bắc Phi, Trung và Nam Á, Đông Nam Á và ngay cả trong cộng đồng Hồi Giáo tại Âu-Mỹ, cho dù không được tổ chức chặt chẻ nhưng vẫn là mối nguy tiềm tàng cho Tây Phương.

(Lời người viết: vì sa lầy nên Hoa Kỳ đã bị cả đồng minh lẩn đối thủ lợi dụng trong 8 năm cầm quyền của tổng thống George W. Bush. Do Thái dùng chiêu bài chống khủng bố nhằm đạt được sự ủng hộ vô điều kiện của Mỹ trong cuộc tranh chấp với Palestine. Để dân chúng Mỹ khỏi chống đối cuộc chiến Iraq bằng cách mượn tiền từ Trung Quốc bơm vào kinh tế dẫn đến bong bóng địa ốc và tài chính năm 2007, nên Hoa Kỳ không có thái độ cứng rắn với Bắc Kinh mãi cho đến những năm gần đây khi vị trí thương thuyết trên thế mạnh đã bị hao mòn).

Hoa Kỳ thay vì dựa vào thế tranh chấp của các đối thủ như Iran-Iraq để kềm hãm lẩn nhau thì lại chủ quan tự tin có thể áp đảo cả khu vực. Bài học của Nam Tư và Iraq khiến các nhà cầm quyền độc tài tại Iran và Bắc Hàn vội vã chế tạo vũ khí nguyên tử làm lá bùa hộ mệnh để không bị Mỹ tấn công, kết quả là Tây Phương giờ này không tìm ra giải pháp nào an toàn cho hai điểm nóng nói trên.

Vì thế, tác giả kết luận phải từ bỏ chính sách ngoại giao đa đoan và đơn phương. Mỹ cần chọn ba khu vực quyền lợi cốt lõi gồm Âu Châu – Trung Đông – Bắc Á, nhưng chỉ chủ đạo can thiệp quân sự khi không còn phương cách nào khác. Tại những nơi còn lại Hoa Kỳ phải giảm hiện diện để bảo tồn nguyên khí và dùng sức mạnh của đồng minh (hay đối thủ của kẻ thù) làm lực đối trọng. Điểm thứ nhì được áp dụng tại hai khu vực như sau:

1. Rút quân khỏi Afghanistan, và chỉ để lại một lực lượng biệt kích đủ để tấn công và tiêu diệt các mầm mống khủng bố quốc tế.

2. Thành hình một liên minh gồm Việt – Ấn – Nhật – Nga – Nam Hàn – Singapore nhằm ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc. (Lời người viết: tác giả không đề cập đến Úc không biết có phải vì chỉ nói đến những quốc gia kề cận Hoa Lục hay không).

Để kết luận, đây là một bài viết sắc bén cần được tham khảo.

© Đoàn Hưng Quốc

© Đàn Chim Việt


[3] Phòng thủ từ xa là dịch thoát của Offshore Balancing, nhưng người viết không hài lòng vì không diễn tả đúng cả lời lẫn ý! Offshore có nghĩa là hải ngoại, và dựa vào vị trí địa lý và chính trị của Hoa Kỳ để cân bằng (Balancing) các thế lực từ xa không cho tiến vào lục điạ Mỹ Châu. Người viết xin đón nhận ý kiến từ độc giả.

[4] Bốn vị gồm: John J. Mearsheimer, Samuel P. Huntington, Francis Fukuyama và Thomas L. Friedman. Xin xem 4 phụ chú kế tiếp để thêm chi tiết.

[5] John J. Mearsheimer – tác phẩm tiêu biểu là The Tragedy of Great Power Politics

[6] Samuel P. Huntington (qua đời vào năm 2008)- tác phẩm tiêu biểu là The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order

[7] Francis Fukuyama – tác phẩm tiêu biểu là The End of History and the Last Man

[8] Thomas L. Friedman – tác phẩm tiêu biểu là The World Is Flat 3.0: A Brief History of the Twenty-first Century

5 Phản hồi cho “Một đề nghị đáng chú ý về chính sách ngoại giao mới của Mỹ”

  1. Nguyen Ba Tuoc says:

    Tác giã hiểu được bao nhiêu chánh sách và bí mật an ninh quốc gia Mỹ mà nói có vẻ hơi quá lố. Thử hỏi Taliban,Osama Binladin và khối Hồi Giáo quá khích đã làm gì ở Mỹ(911) và trước đó đánh toà đại sứ Mỹ ở Kosovo bị Trung Cộng thả bom nhầm, Tàu Hải Quân Mỹ bị bắn ở Yemen còn bao nhiêu chuyện nữa chứ không phải có bao nhiêu đó.. Mặt dầu chiến tranh vùng Vịnh Mỹ chiếm lợi thế nhưng đó là chánh trị thế giới đối với một quốc gia và quyền lợi của họ đương nhiên là họ làm. Các quốc gia trên thế gìói nước nào cũng vì quyền lợi của mình thôi. “Tác giả nói trong 8 năm cầm quyền của tổng thống George W. Bush. Do Thái dùng chiêu bài chống khủng bố nhằm đạt được sự ủng hộ vô điều kiện của Mỹ trong cuộc tranh chấp với Palestine. Để dân chúng Mỹ khỏi chống đối cuộc chiến Iraq bằng cách mượn tiền từ Trung Quốc bơm vào kinh tế dẫn đến bong bóng địa ốc và tài chính năm 2007, nên Hoa Kỳ không có thái độ cứng rắn với Bắc Kinh mãi cho đến những năm gần đây khi vị trí thương thuyết trên thế mạnh đã bị hao mòn”. Tác giả có vẽ đã kích một chiều về TT George W Bush hay nôn cạn, không nhớ những việc làm của TT Bush bị Đảng đối lập và tập đoàn đại tư bản chống đối khi Ông đề nghị tăng thuế tất cả mặt hàng nhập tư Trung Cộng để sang bằng chênh lệch giá giưa hàng nhập từ Trung Cộng và hàng nội địa. Và chánh sách thời TT Bill Clinton đã đưa TC hung hăn như bây giờ, và bong bóng địa óc đâu phải vài ngày hay một năm mà ảnh hưởng có thể nói nó bắt nguồn từ sự dễ dãi trong vay mượn tiền ngân hàng khoản cuối thập niên 90, khủng bố 911…trong chính trị Mỹ đôi khi thấy vậy mà không phải vậy đâu khoản vài chục năm sau những bí mật được giải thì mới được rõ một phần nào thôi chứ đùng có nói dóc láo như vậy gây lạc hướng hiểu biết không đối với một số người không điều kiện và thời gian tra cứu tài liệu qua sách báo. Cái đạo đức và nhân cách cùa người viết trên phương diện truyền thông đại chúng là công bằng dâu họ khác chính kiến với mình.

  2. KhuongTinh says:

    Thuc su thi Trung quoc da gui mot thong diep ro rang den Hop Chung quoc Hoa ki qua bai phat bieu cua Tuong Luong Quang Liet ngay tai Lau nam goc : Bien dong la khu vuc cua chung toi . Chung toi khong he co y dinh canh tranh voi My . Nhung no la cua chung toi.Don gian chi co vay thoi

  3. NGÀN KHƠI says:

    Ý NGHĨA TRƯỢNG PHU

    Thế giới hay khu vực cũng giống như chuyện trong làng, trong xóm. Cứ nhìn vào đường lưỡi bò do TQ vạch ra bao nuốt trọn cả một vùng biển quốc tế rộng lớn một cách hết sức ngang ngược và bỉ ổi, trong đó có quyền lợi chính đáng của VN coi như bị vét sạch hết trên biển về mọi mặt. Vậy sẽ có kẻ trượng phu quốc tế nào nhảy vào để chứng tỏ khí phách anh hùng hay không ? Tinh thần và thái độ yêu nước và yêu công lý của mọi người VN hiện tại như thế nào đây. Đó chính là những điều ngày nay đang nổi cộm lên nhất. Có nghĩa chuyện thực chất quốc tế có hèn kém hay không, và chuyện thực chất dân tộc có hèn kém hay không, hiện tại đang được đặt ra một cách hết sức bi tráng và khẩn thiết nhất.

    NGÀN KHƠI

  4. RT says:

    “Offshore Balancing” ở Trung Quốc được dịch là “cân bằng xa bờ” (Li ngạn bình hành).

  5. Ngo Nhat Nam says:

    Y kien nay qua hay nhung nen them Auchau nua thi tot hon.

Leave a Reply to Ngo Nhat Nam