WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thế thái nhân tình: 1- Lợn sợ béo

Thời gian qua, trên các mạng xã hội sôi nổi chuyện Nhà xuất bản chính trị quốc gia (NXBCTQG) ấn hành cuốn sách có tựa đề: TÀI NĂNG VÀ ĐẮC DỤNG (TNVĐD).

Đã từ lâu – kể từ khi phe XHCN đông Âu xụp đổ (1990) – dư luận xã hội ít quan tâm đến các ấn phẩm của NXB này. Năm 2008, cuốn TNVĐD ra đời , 3 năm sau  (2011) – mới được dư luận chú ý bàn luận…

TNVĐD nói về chuyện gì?

Đây là cuốn sách giới thiệu một số khuôn mặt danh nhân tiêu biểu của mọi thời đại, vùng miền, cổ kim đông tây trên nhiều lĩnh vực. Phần giới thiệu danh nhân VN lĩnh vực Kinh Tế có nhiều ý kiến trái chiều về nhóm chủ biên chọn doanh nhân Đậng Lê Nguyên Vũ  – chủ tịch tập đoàn Cà phê Trung Nguyên – làm người đại diện cho luĩnh vực kinh tế VN..  Đáng chú ý bài ’’Đặng Lê Nguyên Vũ có phải kẻ ’’Vĩ cuồng’’ của Nhà báo Lưu Trọng Văn khen doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ (ĐLNV) – ’’hết tầm đại bác’’! (xem phụ lục bên dưới).

Từ các bài viết,  nổi lên mấy vấn đề chính:

Thứ nhất:

Đặng Lê Nguyên Vũ

NXBCTQG chọn  doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ làm đại diện trong hoạt động kinh tế Việt Nam thời hiện đại. Nhưng thành tích của ông Vũ chỉ ở mức bình thường , cống hiến cho nhân dân, cho nền kinh tế của đất nước chưa có gì nổi trội. Qua LTV, người đọc thấy ĐLNV ’’Nói giỏi – Nghĩ giỏi’’ với những phát ngôn, ý tưởng khá ’’hoành tráng’’, hai ông chánh, phó gíao sư – Nguyễn Hoàng Lương và Phạm Hồng Tung  (chủ biên cuốn sách), cũng đồng tình ’’thổi’’ đối tượng lên – thành người hùng, xếp cùng’’hàng’’ với những danh nhân có hạng của dân tộc Việt!

Có tác giả ’’Phẫn nộ’’ khi các vị chủ biên dùng nguyên đoạn văn (dài hơn 40 trang) mà ĐLNVviết  (nhằm tự đánh bóng mình) – đưa vào sách. Có tác giả bỏ công đếm chữ… đếm trang giới thiệu về ĐLNV, so sánh với phần giới thiệu những danh nhân khác , thể hiện ngầm ý : Một sự ghép lắp  tùy tiện mang tính’’bất kính’’. Từ đó dư luận nẩy sinh, nghi ngờ các vị chủ biên , ông nhà báo viết bài ca ngợi cùng NXB CTQG (gọi tắt là Nhóm Biên Tập – NBT)  có gì đó không trung thực, thậm chí ’’mờ ám’’ …

Tất nhiên người Việt rất muốn có những con dân mình sánh vai với con dân của các cường quốc kinh tế thế giới để mà noi gương, ngưỡng mộ, tự hào như dân Mỹ tự hào về Bill Gates… như mới đây dân ta tự hào về Ngô Bảo Châu bên ngành Khoa học cơ bản.

Mong là vậy, nhưng không thể tùy tiện, tôn vinh những người không đáng tôn vinh. NBT đưa ĐLNV lên là một việc làm sai tiêu chí tôn vinh của dân Việt!

Dưới tầm nhìn của nhóm biên tập, ĐLNV có thể là một nhân tố điển hình, đang lên trong hàng ngũ những nhà kinh doanh của VN XHCN hôm nay. Nhân vật này – theo cách nói của hệ thống thi đua XHCN: ’’mầm non’’, ’’nhân tố điển hình’’. cần được bồi dưỡng, xây dựng rồi nhân rộng như truyền thống của hệ thống tuyên truyền vẫn thường làm trong nhiều năm qua. Thế nhưng ’’chiến lược và tầm nhìn xây dựng điển hình’’ – đã có qúa nhiều sai lầm tai hại:

- Vừa đưa người này lên, ít lâu sau phải kéo xuống vì cơ quan an ninh knh tế  phát hiện vị kia vi phạm pháp luật… hoặc – ngay sau đó nhân tố điển hình chìm nghỉm vào hư không…

- Vừa phong anh hùng, không lâu sau đã hạ bệ, đưa vào tù…

- Kẻ háo danh bỏ tiền mua danh bằng cách ’’mua’’ những người có quyền quyết định việc tôn vinh danh hiệu…

Vân …vân và v.v…

Cần tuyên truyền cho một nhân tố tích cực, có thể dùng hệ thống thông tin (mở diễn đàn, làm phóng sự…). Nhưng in thành sách mà lại in ở NXB Sự Thật (tiền thân của NXBCTQG) – nghĩa là đã ghi vào’’Bia đá’’ (sách sử) – thì nếo có sự cố (VN thường xẩy ra – vụ Vinashin chẳng hạn…), việc’’tẩy rửa…đá ’’ rất khó! Nếu tẩy được,’’bộ mặt’’ của’’tấm bia’’ sẽ trở nên…’’nhem nhuốc’’!

Nếu NXB CTQG đúng là muốn đưa ra’’phép thử’’, thăm dò về tư duy mới của thời đại trong việc đánh gía lại quan niệm về tài năng dưới nhãn quan’’mới’’ thì cũng nên thận trọng, chọn một gương mặt khác dễ coi, xứng đáng hơn, như ông Kim Ngọc, nhà cải cách kinh tế nông nghiệp lừng danh của nước VN XHCN – chẳng hạn.

Khi ông KN là bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú (Vĩnh Yên, Phú Thọ) ngày đêm trăn trở, vắt óc đưa ra’’lý thuyết khoán hộ’’ nhằm giải thoát cho sự bế tắc của đường lối nông nghiệp VN hiện hành. Vì nhiều lẽ – mãi 20 năm sau – lý thuyết của ông mới được thực hiện. Khi đã đi vào cuộc sống, lập tức đường lối khoán hộ đã phát huy tác dụng, mang lại lợi ích cho hàng chục triệu nông dân… xoá được nạn đói thâm căn cố đế của người dân nước Việt, mang lại cho’’Vương quốc lúa nước’’ niềm vinh quang: Trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới!

Còn ĐLNV đã làm được những gì?

Nếu có, cũng chỉ đầy túi của ông, cùng những ’’lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu’’! Từ hiện tượng đó, mhiều người đã đặt câu hỏi cho Nhóm Biên Tập: Vì sao lại có sự thiên vị vô lối này? Có nhiều người trả lời hộ: Gia đình ông Kim Ngọc không có khả năng chi phí ’’bôi trơn cho cỗ máy in’’! Còn TGĐ Công ty cà phê Trung Nguyên thừa khả năng  ’bôi trơn cả guồng may…’’ nên ĐLNV được chọn in vào sách?!

Nhóm Biên Tập không nghĩ tới hậu qủa sẽ xẩy ra với ’’nhân tố điển hình’’, khi tung hô qúa mức, đẩy ông Vũ vào đường nguy hiểm, bởi:

Nắm giữ thị trường buôn bán Cà phê với thế giới, kinh doanh – sản xuất Cà phê trong nước – là của nhà nước VN. Họ là ’’nhà nước XHCN’’. Nền kinh tế họ đang điều hành là’’Nền kinh tế thị trường’’ (nhưng có cái đuội)’’định hướng XHCN’’. Họ muốn cho anh Tư nhân – sống thì được sống. Nếu chọc giận họ, làm cho nhóm lợi ích của họ thiệt hại (…), họ sẵn sàng tiêu diệt ngay.

Khi ĐLNV ước mơ… muốn xây dựng Buôn Ma Thuột thành thành phố này, trung tâm nọ , các giấc mơ bay bổng…vạch ra chiến lược’’văn hoá ngoại giao’’ – (đìểm thứ 10 của bài viết)…LTV vội chớp lấy ý tưởng của ông Vũ, múa’’bút thần’’ (1) , khiến một đại diện của Bộ Ngoại Giao VN đã phản ứng ngay (bài đi trên nguyenxuandien.com): Phê phán, phủ nhận người nghĩ, nói (ĐLNV) và người cổ vũ, tuyên truyền (LTV)… Nên nhớ, đây mới chỉ có một lĩnh vực’’chạm nọc’’, lên tiếng! Huống hồ, LTV còn đưa ra  mười hai điểm tổng kết khác – toàn là ý tưởng – nhằm biểu dương nhân tố điển hình của mình!

Người xưa có câu: ’’Một triều thiên tử – một triều thần’’ ! Chỗ dựa hôm nay của ông Vũ, biết đâu ít lâu sau… sẽ thay đổi, lúc đó ước mơ vẫn chỉ là ước mơ.

Có thể’’tung hô’’ ĐLVN trên các hội nghị, trên các phương tiện truyèn thông. Thế nhưng in thành sách , mà lại là sách kinh điển – như một kiểu niên giám – là một việc không nên, nếu không muốn nói nguy hiểm, dại dột. Ông Vũ mới bốn chục tuổi. Con đường phấn đấu đi lên còn dài, ai biết đâu chuyện gì sẽ xẩy ra… ’’ai nắm được tay từ chập tối đến sáng’’ ? Xì căng đan của tổng giám đốc Qũy tiền tệ quốc tế là một bài học cay đắng cho những người đang ở cương vị, đứng giữa các thế lực đang ghầm ghè tranh giành nhau. Nếu sự cạnh tranh mới ở mức độ vừa vừa, phai phải,’’ông’’ (đối thủ) lơ đi cho. Còn nếu làm ông và nhóm ông lợi ích thiệt hại, làm ’’ngứa mắt…tức khí’’ –’’ông’’ sẽ cho kẻ phạm thượng ra bã ! Dân ta có lời khuyên chí tình: ’’Người sợ nổi tiếng – Lợn sợ béo’’.

Người nổi tiếng sẽ bị bạn bè, đối thủ đố kị, tìm cách hạ bệ, dập vùi, hãm hại – tiêu diệt. Trong đàn Lợn, con nào ’’béo’’ – da dẻ hồng hào – sẽ bị đồ tể bắt – làm thịt trước.

Nếu ĐLNV muốn yên thân, tốt nhất – việc làm đầu tiên – im lặng ! Đừng lớn tiếng, càng cổ cãi, biện báo, mà lẳng lặng cho thu hồi cuốn sách, rút tên ra rồi cho in lại (như một đính chính) dù tốn kém vài ba chục triệu nữa. Đó là việc làm thông minh , khôn ngoan của người lái buôn biết phân tích lợi hại, phân biệt nặng – nhẹ…’’Muốn có danh gì với núi sông’’ để ghi vào sử sách, hãy làm việc – làm việc cật lực, khiêm tốn… cho tới khi thực sự đạt được thành tựu , các ước mơ đã thành sự thật. (có thể khi đó không còn trên cõi đời này). Đừng lo!  Nhân dân tự ghi công cho (như ghi công ông Kim Ngọc). Nhất thiết đừng hăng say nghe họ’’thổi’’ , bùi tai, bốc lên, làm theo – là’’toi’’.

Điều cuối cùng cần nói: Theo truyến thống của dân tộc: Những người được ghi vào Bia đá – Sách sử, là những người đã kết thúc hoạt động, hoàn thành sự nghiệp – tức là đã ngồi trên bàn thờ . Ngay trong cuốn sách TNVĐD, Đặng lê Nguyên Vũ là người Việt Nam còn sống, lại đi xếp cùng’’chiếu’’ với những người VN đã chết, phải chăng đây là’’điềm gở’’ báo trước cho một sự nghiệp mới bắt đầu nhưng sẽ sớm tắt rụi? Hủy ngay cuốn sách, rút tên ra – chính là việc làm’’giải hạn’’ cho một lời nguyền!

Đặng Lê Nguyên Vũ!

Đừng dại dột nghe họ phỉnh, nịnh rồi hăng lên – tự chui đầu vào rọ!

20.5.2011

© TCN.

© Đàn Chim Việt
———————————————————
(1) – Toàn văn bài của Lưu Trọng Văn và ảnh ĐLNV đang ’’thi triển ngón võ Nhất dương chỉ’’, trên lethieunhon.com và nhiều trang mạng khác:

ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ – KẺ ”VĨ CUỒNG” ?

Lethieunhon.com 20.05.2011

Cuộc gặp mặt của một số nhân vật có tên tuổi trong làng kinh doanh với một số người đẹp đang rất “hào hứng”, Đặng Lê Nguyên Vũ xuất hiện. Không chấp nhận những câu chuyện phiếm chỉ để giết thời gian, Vũ “cướp” diễn đàn, say sưa nói về lựa chọn nào cho kinh tế VN phát triển bền vững, về thế mạnh cạnh tranh của VN là gì, về khát vọng đem thương hiệu VN chinh phục thế giời, toàn là những vấn đề vĩ mô cả. Một số “đại gia” đánh bài chuồn, nhưng điều lạ lùng là chính các người đẹp lại tỏ ra thích thú lắng nghe. Một người đẹp thú nhận, chưa bao giờ được nghe những điều như thế, em quá chán ngồi tán dóc về những chuyện ăn gì, mua sắm gì, mua xe gì rồi tự hào vỗ ngực ta là đẳng cấp, ta là nhất rồi. Vũ tranh thủ khuyên các người đẹp, cố lôi cổ các bác “đại gia” kia thoát khỏi cái “giấc mơ con đè nàt cuộc đời con” của mình đi.

ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ – KẺ ”VĨ CUỒNG” ?

LƯU TRỌNG VĂN

… Vũ luôn từ chối các cuộc vui chơi, thậm chí hầu như không bao giờ đi du lịch, vì Vũ luôn than quỹ thời gian ít quá. Vậy mà lần ấy Vũ rủ tôi lên Sapa. Dọc đường thấy cảnh dân chúng còn nghèo nàn, Vũ ứa nước mắt, nói: “Đất đai trù phú vậy, sao lại nghèo? Phải quy hoạch lại, phải có tầm nhìn khác đi, phải đưa công nghệ mới vào thì mới giầu được”. Lên Sapa, rảo mấy vòng, len lỏi vào mấy ngõ ngách, tới cả một số bản người H’mông, 3 giờ sáng hôm sau Vũ dựng tôi dậy chỉ để nhìn đỉnh Fanxipan, rồi kéo tôi lên xe về lại Hà Nội. Sau này tôi mới biết ý định của Vũ lên Sapa, chẳng qua chỉ để xem vị trí của người dân tộc ở Sapa thế nào. Vũ nói: “Họ như kẻ ngoài rìa ở khu du lịch này. Sau này xây dựng “Thiên đường cà phê” em muốn đồng bào dân tộc với không gian văn hóa đặc sắc của họ phải là chủ thể, vì họ chính là hồn, là vía của vùng đất đó”. Tôi hỏi: “Thế Vũ ngắm đỉnh Fanxipan làm gì?”. Vũ nói: “Em muốn nhìn thấy đỉnh cao nhất của đất nước khi mặt trời chưa mọc để cảm nhận hết cái khát vọng vươn lên của đất nước mình”.

 

Cuộc gặp mặt của một số nhân vật có tên tuổi trong làng kinh doanh với một số người đẹp đang rất “hào hứng”, Đặng Lê Nguyên Vũ xuất hiện. Không chấp nhận những câu chuyện phiếm chỉ để giết thời gian, Vũ “cướp” diễn đàn, say sưa nói về lựa chọn nào cho kinh tế VN phát triển bền vững, về thế mạnh cạnh tranh của VN là gì, về khát vọng đem thương hiệu VN chinh phục thế giời, toàn là những vấn đề vĩ mô cả. Một số “đại gia” đánh bài chuồn, nhưng điều lạ lùng là chính các người đẹp lại tỏ ra thích thú lắng nghe. Một người đẹp thú nhận, chưa bao giờ được nghe những điều như thế, em quá chán ngồi tán dóc về những chuyện ăn gì, mua sắm gì, mua xe gì rồi tự hào vỗ ngực ta là đẳng cấp, ta là nhất rồi. Vũ tranh thủ khuyên các người đẹp, cố lôi cổ các bác “đại gia” kia thoát khỏi cái “giấc mơ con đè nàt cuộc đời con” của mình đi.

Ở bất cứ đâu Đặng Lê Nguyên Vũ có mặt, Vũ đều tranh thủ tận dụng mọi cơ hội để lôi kéo mọi người vào những điều mà mình đau đáu, khát vọng như thế.

Đêm của Vũ rất ngắn, hai, ba giờ sáng Vũ tỉnh dậy điện thoại cho bạn bè của mình chia sẻ những ý tưởng mới, những dự án mới, những điều trăn trở về những nguy cơ đang  đe dọa nền kinh tế nước nhà kéo theo sự bấp bênh của đời sống nhân dân. Có lần cùng đoàn doanh nhân tháp tùng thủ tướng đi thăm Trung Quốc, cả đêm Vũ không ngủ được vì thấy nước người ta phát triển nhanh quá trong khi đó nước mình cứ ì ạch. Sáng ra gặp nhiều thành viên trong đoàn, Vũ hỏi: “Đêm qua các anh ngủ ngon không?”. Mọi người bảo: “Ngủ ngon lắm”. Vũ đau đớn: Là giới tinh hoa của nước nhà tại sao họ có thể ngủ ngon được chứ?

Bất cứ lúc nào rảnh Vũ chui vào thư viện của mình đọc sách, nghiên cứu tìm hiểu những điều gì làm cho các quốc gia khác phát triển hùng mạnh . Vũ đi tìm hiểu ở nhiều quốc gia tiên tiến xem dân khí của họ ra sao. Vũ đúc kết được rằng, không phải do dân đông, giàu tài nguyên, đất đai rộng lớn, lịch sử lâu dài, mà do các quốc gia ấy có khát vọng vươn lên. Vũ soi rọi lịch sử và hiện tại nước nhà để tìm cho ra, điều gì là cái neo kìm hãm dân tộc. Vũ chính là doanh nhân đầu tiên của VN nhận thức và gọi ra cái tên của cái neo ấy, đó là nền “văn hóa âm tính”. Chính nền “văn hóa âm tính” làm người VN dễ dàng bằng lòng với mình, dễ dàng an phận, dễ dàng chấp nhận số phận, tự ru mình trong những khuôn khổ đạo đức nhỏ, đã là sức ì cơ bản nhất làm đất nước chậm tiến. Chỉ mau chóng cải sửa nền “văn hóa âm tính” ấy, chuyển qua nền “văn hóa dương tính” hừng hực niềm đam mê sáng tạo và khát vọng thì đất nước mới phát triển hùng mạnh được. Hiểu điều ấy, Vũ lên cả một kế hoạch hành động, bắt đầu từ việc khởi xướng diễn đàn “Việt Nam nhỏ hay không nhỏ” trên báo Thanh Niên, đến hàng chục cuộc đăng đàn diễn thuyết với lớp trẻ, sinh viên về khát vọng lớn. Bằng tất cả nhiệt huyết, nguồn lực kinh tế của mình, Vũ hăng hái lao vào cuộc cổ vũ quyết liệt cho tinh thần sáng tạo. Hơn ai hết Vũ coi sáng tạo và khát vọng là động lực chính cho đất nước cất cánh. Vũ vận đồng truyền thông, vận động các học giả, trí thức cổ vũ cho cuộc đổi mới trong giáo dục, lấy “giáo dục động lực” làm chủ thể.

Nhà điêu khắc Lê Liên ở Hà Nội không hề ngạc nhiên khi Vũ nhờ ông làm 30 bức tượng các vĩ nhân trên thế giới ở mọi thời đại từ chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học, văn hóa, tôn giáo. Ông bảo: “Anh biết khát vọng cháy bỏng của chú mày cho đất nước mình rồi, chú mày muốn có tượng các vĩ nhân không để trưng, để ngắm, để làm cảnh đâu mà để hàng ngày đối chất chứ gì?”. Vũ gật đầu. Một trí thức ở ẩn khi biết Vũ thường xuyên làm cái việc đối chất với các vĩ nhân đã nói: “Kẻ luôn đối chất với mình chỉ là kẻ  trên tầm thường một chút, còn kẻ dám đối chất với các vĩ nhân là kẻ không tầm thường, là kẻ “vĩ cuồng”,nhưng đất nước đang rất cần những kẻ vĩ cuồng, những kẻ không tầm thường như thế!”. Ông nói thêm: “Tôi hèn, đến đối chất với chính mình mà tôi còn sợ, nhưng tôi biết nếu một dân tộc không có những con người dám đối chất với các vĩ nhân mà cả thế giới ngưỡng mộ, tôn vinh, thì chẳng bao giờ dám vượt lên chính mình được, chẳng bao giờ có thể hùng mạnh được”. Vũ tâm sự: “Tôi so tôi với các bậc vĩ nhân để tôi luôn biết mình đang ở đâu, đang còn quá nhỏ bé để không bao giờ cho phép mình tự bằng lòng với mình. Tôi đối diện với các vĩ nhân để tôi luôn hỏi “Trước một sự việc, một sự biến khó khăn của đất nước, của nhân loại, tại sao các ngài giải quyết được?”. Tôi đối diện với các vĩ nhân, chăm chăm nhìn ngắm họ, tôi tự hỏi, cởi áo quần ra họ cũng giống tôi thôi, tại sao tôi cứ phải có mặc cảm thua kém họ ?”.

Đặng Lê Nguyên Vũ  “Vĩ cuồng” ư? Đúng! Nhưng chỉ “vĩ cuồng” cái khát vọng làm sao đất nước Việt trở nên vĩ đại.Háo danh ư? Đúng, nhưng không hề háo danh cho mình mà lúc nào cũng hừng hực háo danh cho dân tộc, cho quốc gia.

Cuộc đời lăn lộn làm dân của tôi, tôi luôn đau đáu tìm kiếm những con người để tôi đặt niềm tin, để tôi hy vọng cho Tổ quốc. Cái Tổ quốc mà cha tôi yêu và viết câu thơ để đời:
Đi giữa vườn nhân dạ ngẩn ngơ
Vì thương người lắm mới say thơ

Và nói câu để đời “Ta thà bị lừa còn hơn không tin vào con người”. Cái Tổ quốc mà em trai tôi yêu và giữa tuổi 20 , tuổi đẹp nhất một đời người đã hiến dâng máu mình cho nó. Cái Tổ quốc mà tôi yêu với tất cả trái tim dù là trái tim xơ xác vì có quá nhiều những vết xước thời cuộc. Trong hành trình tìm kiếm đó tôi đã sung sướng tìm ra một con người trong số những con người tôi luôn tin là còn đang lẩn khuất đâu đó nữa, đó là Đặng Lê Nguyên Vũ. Tôi không hề ngượng miệng, không hề sượng ngòi bút khi đưa ra sự thật này. Dù ai đó hoài nghi theo cái lẽ thông thường, rằng: “Chắc là gã Văn này được thằng Vũ ấy cho nhiều lắm đây”. Đúng, Vũ đã cho tôi rất nhiều, trong đó có cái quý giá nhất đó là niềm tin cháy bỏng rằng, nếu chúng ta dám ước mơ lớn, dám khát vọng lớn đưa dân tộc chúng ta lên đỉnh vinh quang của nhân loại, chúng ta có ý chí mãnh liệt thì chúng ta sẽ biết cách thực hiện được nó. Và hơn hết Vũ đã cho tôi thấy những việc Vũ đã làm với tư cách một kẻ “vĩ cuồng” nhất ở thời điểm này của đất nước này để tôi thêm vững niềm tin vào thế hệ trẻ của đất nước.

1. Đương đầu với Tập đoàn đa quốc gia khổng lồ hàng đầu thế giới về cà phê, buộc Tập đoàn ấy phải lùi bước chia lại thị phần cà phê của VN cho doanh nghiệp VN.
2. Quảng bá, cổ vũ hết mình cho Thương hiệu Việt, cho Thương hiệu Nông sản Việt, từng bước đưa thương hiệu Cà phê Trung Nguyên thuần Việt ra với thị trường cà phê thế giới.
3. Cổ vũ cho lớp trẻ Tinh thần khởi nghiệp mới, gắn với khát vọng cho một nước Việt vĩ đại, hùng cường.
4. Có ý tưởng táo bạo chưa từng có, đó là xây sựng thành phố Buôn Ma Thuột thành “Thủ phủ cà phê Toàn cầu” và xây dựng “Thiên đường cà phê Toàn cầu” – một Thiên đường cà phê duy nhất trên thế giới ở Đắk Lắk.
5. Mua lại cả một bảo tàng cà phê thế giới với hơn 15.000 hiện vật quý giá của Đức để làm tài sản văn hóa cho VN, từ đó xây dựng Bảo tàng Cà phê thế giới độc đáo nhất ở VN.
6. Xây dựng cả một học thuyết mới có tên là “Học thuyết cà phê” mà nội dung cốt lõi của nó  là sự sáng tạo và liên kết sức mạnh nhân văn toàn cầu, vận động các trường đại học trên thế giới ủng hộ nó và cùng biến nó thành giáo trình cho sự thành công của bất cứ ai trong thời đại khủng hoảng toàn cầu hiện nay.
7. Đầu tư mọi nguồn lực để kêu gọi, tập hợp các chuyên gia kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học của VN cũng như thế giới, trong đó có cả các chiến lược gia kinh tế hàng đầu thế giới như Tom Cannon, Peter Tinmer để xây dựng kịch bản cho con đường phát triển bền vững cho VN, cũng như kịch bản cho ngành cà phê thế giới.
8. Bay qua Brazil – đất nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giời, vận động các nhà kinh doanh cà phê Brazil rồi gặp gỡ các nghị sĩ,các chính khách Brazil, các nhà hoạt động kinh tế Inđonexia thuyết phục họ cùng liên kết với VN – đất nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, để tạo sức mạnh đòi lại sự công bằng cho hàng chục triệu người dân trồng cà phê.
9. Đem hết sức mình, kiên trì vận động các chính khách,các nhà kỹ nghệ Israel để giúp VN công nghệ tưới tiêu bảo vệ nguồn nước cho Tây Nguyên. Liên kết với các Tập đoàn của Nauy để hỗ trợ kỹ thuật phân bón hữu cơ tốt nhất cho cây trồng và đất trồng, có thể nhanh chóng đẩy năng suất cây trồng lên hơn 30%.
10. Tập hợp các chuyên gia về đối ngoại, lập ra đề án “Ngoại giao văn hóa”, “Ngoại giao xanh” gửi lên Bộ Ngoại giao. Vận động Bộ Ngoại giao ủng hộ và biến nó thành hiện thực để đất nước có thêm nhiều bè bạn.
11. Đưa ra luận thuyết đảo chiều tư duy, biến quyền lực khổng lồ nước ngoài nào đó đang đè lên đất nước mình thành cái đế, cái bệ đỡ để VN cất cánh.
12. Đưa ra lý luận chiến lược, một nước có nền kinh tế nhỏ như Việt Nam nếu biết vận dụng kinh nghiệm và bài học thành công của Chiến tranh Nhân dân trong chiến tranh tạo nên thế trận Chiến tranh Nhân dân trong thời bình thì có thể chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với các thế lực kinh tế hùng mạnh của các cường quốc.Lý luận này được đại tướng Võ Nguyên Gíap và nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt rất ủng hộ.

13. Không ngừng lại ở những vấn đề quốc gia, Vũ còn vận động cả “Quỹ Hòa bình quốc tế” – một tổ chức uy tín hàng đầu thế giới ủng hộ đề án “Phát triển bền vững toàn cầu ”với cốt lõi là Năng lượng tri thức sáng tạo, tri thức xanh và ngọn cờ của chủ nghĩa nhân văn.Và đã được Ban lãnh đạo của Qũy nhiệt thành đón nhận.

Bất cứ  ai công tâm chắc sẽ không thể phủ nhận được những gì Đặng Lê Nguyên Vũ đã lăn xả, đã hiến dâng vì sự nghiệp chung của quốc gia.

Một con người như thế của đất nước ở thời đại đang quá thiếu vắng những anh hùng, trớ trêu thay, bi kịch thay lại đang bị tổn thương, đang bị không ít kẻ hẹp hòi, đố kỵ, chĩa đòn roi tấn công không thương tiếc vì những điều ai đó đã cố tình dựng lên. Với lương tâm công dân của mình tôi xin được lên tiếng để làm cái việc rõ ràng, minh bạch đó là bảo vệ Vũ, bảo vệ tư tưởng của Vũ, bảo vệ khát vọng vì một nước Việt hùng cường của Vũ, bảo vệ những giấc mơ tưởng chừng như điên rồ của Vũ nhưng đang từng bước được Vũ biến thành hiện thực. Tôi xin bảo vệ, như người lính sẵn sàng ra chiến trường để bảo vệ những giá trị cao quý của dân tộc.

Những anh hùng vẻ vang của các cuộc chiến tranh, đất nước ta có quá nhiều, nhưng chiến tranh chỉ là lát cắt của lịch sử và cái đích của nó cũng chỉ vì sự phát triển thịnh vượng muôn đời. Các quốc gia phát triển luôn ý thức được điều đó, vì vậy họ có những anh hùng làm nên niềm tự hào, làm nên sức mạnh dân tộc mình, như nước Nhật có Toyota, Sony, nước Hàn có Sam Sung, LG, Hoa Kỳ có Microsoft vv… Trong khi đó đất nước ta thì chưa có ai. Vì sao vậy? Phải chăng vì chính những mầm mống của nó đang còn phải chịu cái số phận chỉ là những đứa con ghẻ ,đang còn phải chịu biết bao búa rìu của những kẻ có tầm nhìn hạn hẹp, của sự đố kỵ, của những xâu xé lợi ích cục bộ, ích kỷ?

Với tư cách một công dân yêu đất nước mình, tôi kêu gọi những ai đang đau đáu với khát vọng vinh quang cho dân tộc – một dân tộc phải đổ nhiều xương máu nhất cho sự vẹn toàn bờ cõi, cho sự bình yên bầu trời, hãy có chính kiến của mình, hãy lên tiếng của mình không phải chỉ vì một trường hợp cá nhân Đặng Lê Nguyên Vũ, mà trước hết, trên hết vì đại cục.

Một đại cục, mà một quốc gia muốn phát triển phải có những con người có khát vọng lớn, phải có những thương hiệu hàng hóa lớn, phải có đội quân doanh nhân là chủ lực và được đặt ở vị trí, vai trò của lịch sử. Một đại cục, ở đó bất cứ ai có ý tưởng mới, lớn lao, đầy khát vọng cao đẹp sẽ được cả dân tộc chung tay biến thành hiện thực. Một đại cục mà mỗi thương hiệu quốc gia làm nên sự phát triển quốc gia  phải được bảo vệ như tài sản vô giá của cả quốc gia.

Đặng Lê Nguyên Vũ tự nhận biết về mình và tự nhận rằng mình đang rất cô đơn – Đó là số phận của kẻ muốn vượt lên chính mình, luôn phải chấp nhận. Nhưng tôi không tin Vũ sẽ mãi mãi cô đơn khi đất nước đang hình thành, đang xuất hiện một lớp trẻ đông đảo cũng có tầm nhìn, cũng có đầy khát vọng như Vũ, họ đang và sẽ tình nguyện đứng bên Vũ, sát cánh với Vũ, tin tưởng ở Vũ.

“Có niềm tin rồi sẽ có tất cả” đó là câu nói mà Vũ thường tâm niệm.

9 Phản hồi cho “Thế thái nhân tình: 1- Lợn sợ béo”

  1. Lão Quét Chùa says:

    Các bác đừng vội nặng lời với em nó thế. Em nó đã rất quán triệt cái tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, đã tự nâng bi theo nền kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa. Các bác phê phán em nó tự viết sách để tâng bốc mình khác nào đổ cả một bô chất hôi thối vào mặt cụ Trần Dân Tiên à? … khéo đi tù cả lũ chứ chẳng phải chơi.

  2. Phùng Chính Trực says:

    Cái thằng khùng ĐLNV này mà nói làm chi cho nó mất thời gian của chúng ta. Các nhà văn, nhà báo lên tiếng ca tụng nó chẳng qua vì mấy triệu bạc, mjaasy cái quảng cáo lấy huê hồng 35-40% thế thôi! Một bọn vô liêm sỉ cả

  3. tạ tuyên says:

    Ông Đặng Lê Nguyên Vũ kinh doanh có tiền rồi dùng tiền thuê người viết để tâng bốc mình là chuyện qúa bình thường ở nhiều nơi, nhiều nước. Cách đây gần một thế kỷ ở nước ta có người không có tiền còn viết sách để XẠO SỰ và TỰ KHEN mình bằng cái tên Trần Dân Tiên thì đã sao!

  4. Do Quan says:

    Khi nào tên tuổi được Nhà Xuất Bản GIẤY VỤN cho in thì mới khá được, còn do Nhà xuất bản chính trị quốc gia (NXBCTQG) cho in sách đề cao cá nhân giầu có thì kể như tiêu tùng.Người đọc sẽ hiểu là anh có phong bì chi đẹp thôi,Vở diễn này hỏng. Bỏ đi Tám.

  5. Cám ơn Trần Chân Nhân, tôi xin mạo muội có vài ý thô thiển :
    – Thưa TCN xin đừng quá lo nghĩ mà cho quyển “được thuê bốc” đó là “bia đá”. Chuyện này ở VN bát nháo ngày nay (nhờ ơn Đảng và nhà nước đấy) hễ có lắm tiền của là có thể thuê thợ viết rồi in thanh sách là chuyện nhỏ ấy mà. Mai đây nếu nó có mệnh hệ gì thì coi như giấy vụn bán ve chai hoặc dùng cho toilet chứ có sao đâu mà bận tâm.
    – Chân Nhân nói “ĐLNV muốn xây dựng Ban Mê Thuột thành … ” Ôi giào! Nếu anh ta có đủ tiền biến BMT thanh “Hoàng triều cương thổ” của hắn ta thì dân tộc này cũng có sao đâu, bọn nó bán cho Tàu cộng ta còn chưa sợ nữa là…
    – Chân Nhân cho sách đó là Bia đá- Sách sử, Phu mỗ xin trấn an bác: lắm sách sử ghi bao tên tuổi của những kẻ lưu manh, mị dân… chẳng ra gì, còn bắt những mái đầu xanh học như vẹt mà ta còn chưa ngán, rồi đây nó sẽ trở thành giấy đi vệ sinh thôi.
    – Nhìn ảnh của “tài năng của dân tộc” Phu mỗ thấy sợ quá, mắt mũi, râu ria gì mà giống một tên quan lại Tàu phù quá .
    – Ngày xưa nhìn ảnh Yul Brynner (lâu quá rồi không biết Phu mỗ viết có đúng tên tài tử đầu trọc điện ảnh Mỹ thập niên 1960s không nhỉ) thấy thích quá, còn nay nhìn đầu trọc của “mầm non” sao thấy khó ưa quá.
    – LTV viết: “Vũ ứa nước mắt (cá sấu) hỏi đất ta trù phú, sao dân lại nghèo”.xạo và giả nai quá, lại ngây thơ, muốn biết thì cứ hỏi bọn cs đấy. Đất nước này dân tộc này trở nên nghèo hèn, nhục nhã là do chế độ CS đấy thôi.
    – Đọc LTV tôi lại nghĩ về Thi sĩ Lưu Trong Lư, không biết LTV và Thi sĩ LTL có họ hàng anh em gì không nhỉ. Nếu có thì thật tội nghiệp cho Thi sĩ LTL.
    – Xin bà con và bạn bè đừng nhầm lẫn Nguyên Vũ và Hà Vũ. Nguyên Vũ có tu bảy đời tám kiếp nữa cũng không thể nào so sánh được với CH Hà Vũ đáng kính yêu của chúng ta là những người đang đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Đa nguyên đa đảng cho Dân tộc nay cho mảnh đất hình chữ S này. Cám ơn bác Chân Nhân.

  6. Minh Hùng says:

    Đặc sản của Việt nam thời cộng sản . Sống lừa , sống dối . Tiểu nhân cai trị quân tử.

  7. TTNV: says:

    Trong một đất nước Thủ tướng làm kinh tế lỗ lã đến 4, 5 tỷ Mỹ kim mà cũng không có trách nhiệm gì, nợ cả nước thì dân chịu, thử hỏi có thiên tài kinh tế nào cứu vãn nổi ?!
    Với nền văn hoá con rơi của Hiện thực XHCN, không có gì là lạ khi có thứ sách ra đời để ca tụng loại người như thế, viết bởi những người cũng quen thuộc với đơn đặt hàng.
    Khi nào điều 4 trong hiến pháp của xứ CHXHCN VN còn được áp dụng thì xứ sở VN thật “hết thuốc chưã” ! Thập niên 60 ở miền Nam, ông Hoàng Quỳnh (linh mục) đã hô: “Thà mất nước, không thà mất Chuá”, nay Đảng CSVN có thể sửa lại: “Thà mất nước, không thà mất Đảng”. Y chang !!!

  8. Ban Mai says:

    “Với tư cách một công dân yêu đất nước mình, tôi kêu gọi những ai đang đau đáu với khát vọng vinh quang cho dân tộc….”(trích). Trả lời: Có tôi, với comment nầy!

    “5. Mua lại cả một bảo tàng cà phê thế giới với hơn 15.000 hiện vật quý giá của Đức để làm tài sản văn hóa cho VN, từ đó xây dựng Bảo tàng Cà phê thế giới độc đáo nhất ở VN.”(trích) Nguồn gốc cà phê không xuất phát từ Việt Nam! Hai chữ “cà-phê” là minh chứng! Cho nên MUA “15.000 hiện vật.. để làm TÀI SẢN cho VĂN HÓA Việt Nam” như vậy, “văn hóa” của một đất nước, là nhờ đi MUA! Thảo nào!

    Một điều tôi phải công nhận, là ông Đặng Lê Nguyên Vũ quả là một người kinh doanh tầm cỡ! Ông đã biết cách quảng cáo cho mình rất tài tình! Bài viết của ông Lưu Trọng Văn là kết quả đó, sau việc ông đem ông Lưu Trọng Văn đi Sapa!

    Giọng điệu tòan bài có cái gì đó rất giống cách viết “Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước…” vì ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng đang “ra đi tìm đường cứu..” kinh tế Việt Nam, cứu danh dự Việt Nam v.v.! Ông Lưu Trọng Văn phải biết, chắc chắn phải biết, là mọi bế tắc của Việt Nam hiện tại là do sự chọn lựa sai lầm, lấy chủ thuyết cộng sản áp đặt trên quê hương!

    Thời còn sung sức ông Lưu Trọng Văn lý luận còn coi được, bây giờ, giống hệt như hòan cảnh của các cô son phấn đến lúc tàn tạ mà vẫn cứ đãi đớt kiểu thanh xuân.. nên nghe sao đến nao lòng!

  9. Sigma says:

    “nạn đói thâm căn cố đế của người dân nước Việt”
    Khong dung nhu vay dau Bac Nhan oi, Phai noi la nuoc viet cong san moi dung .Toi chua thay nuoc
    cong san nao ma no het bac a!
    toi co the noi Cong san dong nghia voi Doi,doi trien mien doi nay sang doi khac.
    Nhung chi nhan dan doi thoi con may thang cs thi phu phe mat tron nhu dit thot (Ta phong Tan)

Leave a Reply to Ban Mai