WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

1973: Thảo luận giữa Chu Ân Lai, P.V.Đồng và Lê Thanh Nghị

CWIHP

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng

16-08-1973

Mô tả: Chu Ân Lai thảo luận về mối quan ngại của ông ta liên quan đến các cuộc đàm phán của Hoa Kỳ ở Campuchia.

Chu Ân Lai: Người Mỹ đã nói với đồng chí Huang Chen (Hoàng Trần?) rằng họ muốn giải quyết vấn đề Campuchia và rằng họ đã sẵn sàng nói chuyện với Sihanouk hoặc với đại diện của ông ấy. Cùng lúc, họ muốn đại diện của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Campuchia tổ chức đàm phán với phe Lon Nol.

Điều mà chúng tôi quan tâm là Sihanouk sẽ thay đổi lập trường của ông ta. Chúng ta không thể thay đổi lập trường chung đã được Hội nghị thượng đỉnh các nước Đông Dương thông qua. Chừng nào Hoa Kỳ còn tiếp tục các hoạt động ném bom, thì không thể tổ chức các cuộc đàm phán. Nhưng vào thời điểm này, Mỹ muốn rút quân khỏi Campuchia. Nếu chúng ta có thể giành được cảm tình của một số người trong phe Lon Nol, chúng ta sẽ ở vị trí thuận lợi. Do đó, không khôn ngoan nếu không lợi dụng những cơ hội này (1).

————————————————

Ghi chú:
1. Tại Đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ 10 vào tháng 8 năm 1973, Chu Ân Lai cho biết về tình hình quốc tế như sau:

Chúng ta nhận ra rằng đế quốc Mỹ là kẻ thù số một của nhân dân thế giới và của người Trung Quốc. Đế quốc Nhật Bản cũng là kẻ thù của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu những mâu thuẫn giữa các kẻ thù của chúng ta để giải quyết mâu thuẫn của chúng ta. Chúng ta cần xác định các mâu thuẫn quan trọng là gì và những gì không phải là mâu thuẫn quan trọng.

Hoa Kỳ làm ồn ào nhưng đã không tấn công chúng ta. Cái gọi là liên minh châu Á do Nhật Bản đứng đầu, thực tế được thiết lập để bảo vệ họ khỏi bị chúng ta tấn công. Nhưng cái gọi là anh em, cụ thể là bọn xét lại Liên Xô, đang tấn công chúng ta, đe dọa chúng ta. Họ thông đồng với đế quốc Mỹ và bọn phản động Ấn Độ. Nếu chúng ta không biết làm bạn với những người được sử dụng để chống lại chúng ta và thiết lập quan hệ với họ, những người xét lại của Liên Xô sẽ bao vây và tấn công chúng ta. Lúc đó chúng ta sẽ bị tấn công từ nhiều hướng và người dân của chúng ta một lần nữa sẽ khổ.

Do đó, chính sách của chúng ta phải dựa trên lợi ích quốc gia. Nếu không, chính sách của chúng ta sẽ sai lầm. Những người xét lại của Liên Xô muốn tấn công chúng ta. Họ có nhiều thứ vũ khí mới mà chúng ta chưa có. Chúng ta có thể mua vũ khí này từ các nước khác. Bọn xét lại của Liên Xô không cung cấp cho chúng ta thiết bị kỹ thuật. Chúng ta có thể mua từ các nước khác. Các nước khác, vì lợi ích quốc gia của họ, và hơn thế nữa, vì đã bị Liên Xô lừa dối trước đây, sẽ muốn có quan hệ với chúng ta. Vì vậy, sẽ có lợi cho tình trạng căng thẳng quốc tế, cũng như có lợi cho chúng ta. Điều đó không có gì xấu! Do đó, chúng ta phải linh hoạt, để ý tới các cơ hội khác nhau để giải quyết mâu thuẫn khác nhau.

Những kẻ phản bội như Lưu Thiếu Kỳ và Lâm Bưu – những con rối của bọn xét lại Liên Xô – đã cố gắng công bố công khai cáo buộc tội lỗi của họ rằng Liên Xô vì lý do nào đó, vẫn còn là anh em của chúng ta và rằng Liên Xô vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa. Họ cũng nói rằng sai lầm có thể tránh và nên được giải quyết giữa hai đảng, trên cơ sở tình anh em. Hai đảng không nên công khai chửi rủa và tấn công lẫn nhau, nếu không, kẻ thù sẽ mừng và bạn bè sẽ bị đau đớn”.

Ngọc Thu dịch từ: http://www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034F5F7-96B6-175C-97C2AC81645ABA59&sort=collection&item=US-Soviet%20Relations

—————————————————–

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Lê Thanh Nghị

08-10-1973

Chu Ân Lai: Tôi muốn nhận xét điểm thứ hai về chính quyền Sài Gòn. Tôi phải nói rõ rằng, để Mỹ rút quân sớm, chúng ta đã không yêu cầu Thiệu từ chức và, hơn nữa, chúng ta đề nghị rằng những chuyện nội bộ ở miền Nam Việt Nam phải do chính những người miền Nam giải quyết. Chúng tôi tính toán rằng một lệnh ngừng bắn, rút ​​quân Mỹ và trao đổi tù binh chiến tranh là những điều kiện để Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam.

Lê Thanh Nghị (1911-1989)

Công việc nội bộ ở miền Nam Việt Nam nên được giải quyết bởi chính người dân miền Nam Việt Nam. Gần đây, các ông đã giảm yêu cầu từ chức của Thiệu, lấy mất của Mỹ các lập luận hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam. Lập luận sau đây cần được thống nhất: chúng ta sẽ không áp đặt hệ thống cộng sản lên miền Nam Việt Nam, nhưng chúng ta sẽ không cho phép duy trì hệ thống thực dân mới ở đó.

Các cuộc đàm phán ở Campuchia là không phù hợp vào thời gian này. Sihanouk chống lại các cuộc đàm phán. Phe nội bộ của FUNK (1) cũng thế. Họ muốn kéo dài chiến tranh thêm một thời gian nữa. Do đó, nếu các ông thấy có bất kỳ khả năng đàm phán nào thì hãy nói với họ. Chúng tôi không ở trong cái thế để làm như vậy bởi vì chúng tôi đã nói chuyện với họ rất nhiều về chiến đấu và khuyến khích họ chiến đấu. Chúng tôi đề nghị Đảng Lao động Việt Nam tìm một thời điểm thích hợp để nói với họ.

—————————————————
Ghi chú:
1. Mặt trận Thống nhất Quốc gia Campuchia – liên minh Sihanouk – Khmer Đỏ. “Phe nội bộ” là muốn nói tới Khmer Đỏ.

Ngọc Thu dịch từ: http://www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034F6A2-96B6-175C-9D72BD3B7AEB06A6&sort=Collection&item=Vietnam%20%28Indochina%29%20War%28s%29

———————————————————

CWIHP

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Lê Thanh Nghị

03-08-1974

Chu Ân Lai: Thực ra, tôi đã bị bệnh hơn hai năm. Lần này tôi đã nhập viện kể từ ngày 1 Tháng 6. Sau khi tham dự bữa tiệc cấp nhà nước để tỏ lòng tôn kính đối với Thủ tướng Razak (1) [của Malaysia] ngày 31 tháng 5, tôi đã nhập viện. Bệnh của tôi có lẽ phức tạp hơn nhiều so với [bệnh] của đồng chí Phạm Văn Đồng cách đây hai năm. Nếu bệnh của tôi như ông ấy, có lẽ tôi chỉ cần ngủ hai ngày là hồi phục (2).

Kể từ đầu cuộc chiến tranh ái quốc của các ông chống lại Mỹ, chúng tôi luôn đưa chuyện hỗ trợ Việt Nam là ưu tiên hàng đầu trong các vấn đề viện trợ nước ngoài của chúng tôi. Hôm nay, chúng tôi vẫn làm như vậy. Một số viện trợ của chúng tôi bằng hình thức cho vay, nhưng phần lớn là không hoàn lại. Tổng giá trị tiền tệ viện trợ kinh tế và quân sự của chúng tôi cho Việt Nam bằng 48% toàn bộ viện trợ nước ngoài của chúng tôi.

Khi các ông đang chiến đấu trong một cuộc chiến, nếu chúng tôi không hỗ trợ các ông, chính chúng tôi không đủ tư cách là những người quốc tế vô sản thật sự. Dưới sự lãnh đạo của Mao Chủ tịch và Ủy ban Trung ương Đảng, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình về vấn đề giải quyết hỗ trợ cho Việt Nam. Bây giờ, tôi không được khỏe, và đồng chí Lý Tiên Niệm đảm nhận nhiệm vụ này.

—————————————————–
Ghi chú:

1. Tun Abdul Razak bin Haji Hussein (1922-1976), Thủ tướng Malaysia từ năm 1970-1976

2. Thủ tướng Chu Ân Lai bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vào năm 1973

3. Tại Bắc Kinh, ngày 18 tháng 4 năm 1975, Mao Trạch Đông nhận xét thêm với Kim Nhật Thành về tình hình sức khỏe của giới lãnh đạo Trung Quốc:

Đồng chí Đổng Tất Vũ đã qua đời. Thủ tướng [Chu Ân Lai] thì bị bệnh. Đồng chí Kháng Sinh và Lưu Bá Thừa cũng bị bệnh. Tôi cũng bị bệnh. Năm nay tôi 82 tuổi rồi. Tôi không thể sống thêm được bao lâu nữa. Chúng tôi sẽ dựa vào các ông.

Tôi sẽ không thảo luận chính trị [với các ông], nhưng ông ấy [Mao chỉ vào Đặng Tiểu Bình] sẽ thảo luận với các ông. Tên của ông ấy là Đặng Tiểu Bình. Ông ấy biết đánh một trận đánh như thế nào. Ông ấy cũng biết đấu tranh chống lại những người theo chủ nghĩa xét lại như thế nào. Hồng vệ binh đã thanh trừng ông ta, nhưng bây giờ thì ông ta tốt rồi. Trong những năm đó, nhiều [nhà lãnh đạo của chúng tôi] đã bị thanh lọc, và bây giờ họ đã được hồi phục. Chúng tôi cần họ“.

Ngọc Thu dịch từ: http://www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034F6B2-96B6-175C-979ADD93711AB980&sort=Collection&item=Vietnam%20%28Indochina%29%20War%28s%29

 

 

Phản hồi