WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Không gọi biểu tình thì cho…cổ động!

Tui lớn lên ở miền Bắc XHCN. Thuở học trò, thỉnh thoảng nhà trường hoặc Đội TNTP thông báo tập trung đi cổ động. Học sinh xếp thành hàng dài, căng cờ, biểu ngữ…vừa đi vừa hô khẩu hiệu một vòng xung quanh thôn hoặc xã (tuỳ theo quy mô) rồi ai về nhà nấy.

Tuỳ theo đợt mà cổ động theo chủ đề, nhưng nhiều nhất là các đợt cổ động phản đối chiến tranh. Ví dụ như một người hô: “Đả đảo đế quốc Mỹ!” Tất cả đồng thanh: “Đả đảo!”. Một người hô: “Đế quốc mỹ cút khỏi miền Nam Việt Nam !”. Tất cả đồng thanh: “Cút khỏi, cút khỏi!”.

Hình như đó cũng là một hình thức biểu tình.

Khi đi bộ đội, cứ nhè mặt địch mà bắn thẳng, địch ta rất rõ ràng, dễ lắm. Trong lúc đó, ở miền Nam phong trào đấu tranh của nhân dân rất rầm rộ, thể hiện qua những cuộc biểu tình. Trong đó có phong trào thanh niên sinh viên xuống đường chống Mỹ nguỵ. Phong trào như một lực lượng, một thế lực. Báo chí miền Bắc lúc đó đăng rất nhiều thông tin về các cuộc xuống đường.

Không cho biểu tình thì chúng ta đi cổ động?

Dạo ni thấy nhiều người thì thầm chuyện bà con Hà Nội và TPHCM xuống đường phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc, nói chuyện với nhau mà lén lút như…buôn lậu. Thành ra nhiều lúc cứ nghĩ, giả sử mình ra Hà Nội hay vào TPHCM vào ngày đó, giờ đó thì mình có tham gia không? Câu hỏi tưởng từng không cần hỏi, thế mà nghĩ mãi cũng không ra.

Phải nói thiệt, bây giờ mà kêu gọi tái ngũ bảo vệ Tổ quốc tui đi liền. Có kẻ thù để nhắm mặt hắn mà bắn thì tui tuyệt đối không ngại. Bùm! Lúc đó thằng nào hèn nhát, quay đầu bỏ chạy biết liền.Vậy thì vì sao biểu tình phản đối Tàu lại… lăn tăn?

Mục đích của những người biểu tình là thể hiện lòng yêu nước, phản đối kẻ xâm lăng. Nhưng do biểu tình không được thừa nhận chính thức mà coi đó là “tụ tập đông người”, thành ra trong đám đông có rất nhiều người không phải đi biểu tình mà đi để theo dõi. Từ đó, ngay chính người trong hàng ngũ xuống đường để thể hiện lòng yêu nước sinh ra nghi kỵ lẫn nhau. Nội bộ đã không đồng nhất thì khó thực hiện được mục đích trong sáng như ban đầu. Vì thế, để đạt được mục đích chung thì phải công khai, minh bạch, hợp thức hoá vấn đề biểu tình, thậm chí có tổ chức và tổ chức cho bài bản. Vậy thì vì sao ta không làm như thế? Tui không phải là nhà hoạt động chính trị- xã hội nên không am tường, chỉ suy đoán rằng, có lẽ vì người ta ngại có tổ chức nào đó lợi dụng biểu tình vì mục đích khác. Nghĩ thế là vì, có người từng vỗ vai, nói với tui, biết đâu trong đám đó nó trương lên một câu biểu ngữ phản đối chính quyền rồi báo chí nước ngoài chộp được thì sao?

Tui nghĩ họ lo là vì, chính quyền trung ương tất nhiên đã có những đối sách của mình, nhưng người biểu tình thì lại đòi hỏi chính quyền phải có hành động kiên quyết, khi không thấy được hành động kiên quyết biết đâu lại có những câu biểu ngữ không chỉ phản đối Tàu mà yêu cầu phía VN? Chuyện là thế. Đến đây tui lại nghĩ lại, vậy thì rất nên công khai, minh bạch, hợp thức hoá vấn đề biểu tình, có tổ chức và tổ chức cho bài bản. Khi đó những ai mưu toan lợi dụng sẽ bị dòng người biểu tình ném ra ngoài.

Đến đây lại có câu hỏi tiếp: Nếu những người biểu tình không ném ra ngoài mà lại theo tâm lý đám đông thì sao? Đó mới chính là vấn đề khiến người ta lúng túng, lúng túng vì sợ ngửi mùi hoa nhài. Nhưng lúng túng mà không xử lý rạch ròi thì thậm nguy. Nguy vì có người đã nghĩ chính quyền ở phía khác mình.

Khi mới xẩy ra vấn đề ở các nước Trung Đông, có lần tui đã hỏi một đồng nghiệp làm quản lý, câu hỏi thuần tuý về mặt nghiệp vụ, giả sử làm báo theo kiểu của ta bây giờ thì các tờ báo bên đó ứng xử với chuyện xẩy ra của họ như thế nào? Người đó không trả lời. Vì thế nên bây giờ, TTXVN lại gọi biểu tình là “tụ tập đông người”. Rất lúng túng.

Quan điểm lúng túng, nhận thức lúng túng, báo chí lúng túng…vậy thì người dân biết làm sao mới phải?

Đã nói thì nói cho hết: Giả sử, trước tình hình trên biển như thế mà dân ta im lặng không ai đã động đến thì chính quyền nghĩ sao? Lúc đó e phải gọi bằng từ lâm nguy. Dân bất cần, vô cảm thì lâm nguy thiệt chơ còn chi nữa?

Theo tui, nếu ngại hai từ biểu tình thì nên sử dụng hai từ miền Bắc từng dùng trước dây: Cổ động. Đi cổ động phản đối Trung Quốc gây hấn ở vùng biển Đông Nam Á thuộc chủ quyền VN. Cũng giao cho các đoàn thể, tập thể tổ chức như ngày xưa, có bài bản, thành hàng lối, minh bạch, công khai…Tiếng hô sẽ mạnh dạn hơn, đồng thanh hơn, to hơn. Báo chí chụp ảnh, đưa tin cũng hoành tráng hơn, thế giới biết đến nhiều hơn:

- Đả đảo chính quyền Trung Quốc âm mưu xâm chiếm vùng biển Việt Nam!

- Đả đảo, đả đảo!

Có chi mô nà?

Theo blog Thịnhbabel

 

1 Phản hồi cho “Không gọi biểu tình thì cho…cổ động!”

  1. Lockie Tran says:

    (I am using work computer which does not have VN key)
    Great idea.
    The rally can be called “support for the legitimate Right of VN fishery in Truong Sa and Hoang Sa”

Leave a Reply to Lockie Tran