WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

GS Thayer: Chiến lược của TQ trên biển Đông và triển vọng xung đột vũ trang

Tầu giám hải TQ. Hình Vietbao

 

 

Do sự cố cắt cáp lần thứ hai giữa một tàu đánh cá của Trung Quốc và một tàu thăm dò Việt Nam, chúng tôi muốn ông đánh giá điều sau đây:

1- Đánh giá của ông về hành động của Trung Quốc là gì? Hành động đó nghiêm trọng như thế nào? Chúng ta có thể nghĩ rằng sự quyết đoán hơn thế này nữa sẽ đến từ Trung Quốc?

ĐÁP: Hành động của Trung Quốc đại diện cho một làn sóng mới về sự khẳng định chủ quyền một cách hiếu chiến trên biển Đông. Trung Quốc đang thiết lập một cơ sở pháp lý để chứng minh rằng họ “quản lý Biển Đông” và có quyền quản lý hành chính ở đó. Hành động của Trung Quốc rất nguy hiểm bởi vì họ không dựa trên sự hiểu biết chung về luật pháp quốc tế. Thậm chí còn nghiêm trọng hơn bởi vì Trung Quốc từ chối làm rõ, một cách chính xác những gì mà họ tuyên bố chủ quyền. Tuyên bố của Trung Quốc thì mơ hồ và do đó gây hiểu lầm.

Hành động của Trung Quốc chắc chắn sẽ gia tăng. Họ đang đẩy mạnh việc xây dựng tàu giám sát nhiều hơn. Và họ đã đưa giàn khoan thăm dò dầu rất lớn, nói rằng họ sẽ thăm dò trên biển Đông. Từng bước một, Trung Quốc thiết lập quyền bá chủ trên vùng biển trong bản đồ lưỡi bò 9 vạch. Tuyên bố của Trung Quốc trực tiếp lấn vào các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Philippines. Hành động của Trung Quốc có khả năng phá vỡ hoặc làm ngưng các hoạt động thăm dò của Việt Nam và Philippines, là một phần trong chương trình phát triển kinh tế của các nước này.

2- Có khả năng xảy ra một cuộc đụng độ giữa lực lượng hải quân Trung Quốc với Việt Nam? Thái độ của cộng đồng quốc tế đối với những diễn tiến này? Ông nghĩ rằng Việt Nam sẽ có hành động gì?

ĐÁP: Cho đến nay Trung Quốc đã sử dụng các con tàu giám sát dân sự. Một cuộc đụng độ giữa lực lượng hải quân có thể xảy ra nếu tình hình căng thẳng hiện nay không được giải quyết và tiếp tục leo thang. Việt Nam đã gửi tàu Bình Minh 02 trở lại biển để tiếp tục thăm dò. Lần này con tàu được đi kèm với tám tàu ​​hộ tống. Nếu Trung Quốc cố làm gián đoạn các hoạt động, bắt buộc Việt Nam sẽ phản ứng lại.

Việt Nam đã công bố sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật ở biển Đông. Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ tiến hành tập trận hải quân ở biển Hoa Nam. Luôn có nguy cơ hiểu lầm và sự cố có thể xảy ra nếu các lực lượng này chạm trán.

Tại thời điểm này Việt Nam đã trải qua hai sự cố tàu thăm dò đã bị cắt cáp. Philippines đã ghi nhận tới bảy sự cố về sự xâm lấn của Trung Quốc vào vùng biển của họ, gồm cả việc bắn vào ngư dân. Việc xây dựng của Trung Quốc trên một bãi đá và đe dọa một trong những con tàu thăm dò của họ (Philippines). Tất cả những sự cố này là song phương giữa Trung Quốc và nước liên quan. Các sự cố này không đe dọa sự an toàn hoặc tự do hàng hải.

Cộng đồng quốc tế sẽ xem xét các nước có liên quan để giải quyết tranh chấp này trước tiên ở giai đoạn đầu. Vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ rất quan trọng. Hoa Kỳ giữ vai trò dẫn đầu thì các đồng minh của họ sẽ làm theo.

Điều quan trọng là ASEAN có thể đạt được sự đồng thuận về chính sách đối với Trung Quốc hay không. Nếu ASEAN có thể chứng tỏ một mặt trận thống nhất thì sẽ nhận được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và các nước lớn khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Nam Hàn.

Việt Nam cần duy trì sự thống nhất ở trong nước và cho thấy việc thực thi chủ quyền ở vùng đặc quyền kinh tế của mình. Việt Nam phải kiên quyết nhưng không khiêu khích. Về lâu về dài, Việt Nam cần xây dựng và triển khai tàu và máy bay phù hợp để theo dõi và duy trì sự giám sát vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Việt Nam nên hình thành mối quan hệ chính trị chặt chẽ với Philippines, Malaysia và Indonesia và phát triển một chính sách chung. Việt Nam nên hỗ trợ sự lãnh đạo của Indonesia làm Chủ tịch ASEAN trong việc xây dựng sự đồng thuận của tất cả 10 thành viên trong khối.

Việt Nam cần vận động hành lang tất cả các nước có liên quan, quan tâm đến biển Hoa Nam (biển Đông) và bảo đảm sự ủng hộ của họ đối với ASEAN. Các nước chính sẽ trông cậy vào ASEAN trước và sau đó mới tới Hoa Kỳ.

Việt Nam cần gây áp lực với Trung Quốc về các cuộc họp cấp cao để giữ nguyên trạng và giảm căng thẳng.

Toàn bộ chiến lược của Việt Nam tùy thuộc vào việc được xem như là nạn nhân. Nếu Việt Nam trở nên quyết đoán hoặc khiêu khích trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam sẽ bị xem như là “một phần của việc gây rối”. Điều này sẽ làm cho ASEAN mất đoàn kết.

3 – Liệu Trung Quốc có một chiến lược lớn đằng sau sự quyết đoán này không? Trung Quốc có tìm cách thiết lập sự kiểm soát chủ quyền trên tất cả lãnh hải bên trong bản đồ đường lưỡi bò không?

ĐÁP: Kế hoạch chiến lược dài hạn của Trung Quốc là tăng cường sức mạnh hải quân để ngăn chặn hải quân Mỹ hoạt động trong cái gọi là “chuỗi đảo đầu tiên” ngoài khơi bờ biển phía Đông của họ từ Nhật Bản đến Indonesia. Kế hoạch chiến lược của Trung Quốc là phát triển sức mạnh hải quân để bảo vệ lợi ích thương mại và các tuyến đường giao thông trên biển của họ từ Trung Đông tới Trung Quốc đi qua Biển Đông.

Trung Quốc sẽ ngày càng phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu năng lượng dầu khí. Chiến lược của Trung Quốc nhằm thiết lập sự kiểm soát nguồn tài nguyên dầu khí ở biển Hoa Nam càng nhiều càng tốt. Điều này có nghĩa là thiết lập quyền bá chủ trên các đảo và biển trong bản đồ đường lưỡi bò của họ. Sự quyết đoán gần đây của Trung Quốc nhằm ngăn chặn Việt Nam và Philippines khai thác các nguồn tài nguyên này và lôi kéo các công ty dầu mỏ nước ngoài vào để khai thác dầu khí. Theo quan điểm của Trung Quốc, nếu họ không hành động ngay bây giờ, việc đòi “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc sẽ bị suy yếu.

http://www.scribd.com/doc/57825488/Thayer-China%E2%80%99s-Strategy-in-the-South-China-Sea-and-the-Prospect-for-Armed-Conflict

© Ngọc Thu (Bản tiếng Việt)

Phản hồi