Những lời nói, thái độ và hành vi can đảm để đời [1]
Phải có những người đấu tranh và chấp nhận hy sinh như quan Nguyễn tri Phương thì đất nước Việt Nam mới có thể trường tồn với thời gian dù trải qua bao lần xâm lăng của ngoại bang.
Ở đây cũng xin nhắc câu nói để đời của người anh hùng chống Pháp Nguyễn trung Trực trước khi bị hành hình bằng máy chém của Pháp, “Bao giờ nưóc Nam hết cỏ mọc thì lúc đó mới hết người Nam chống Tây”. Một câu nói đã lột tả hết tinh thần bất khuất muôn đời chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Đến đầu thế kỷ 20 thì cuộc đấu tranh chống quân Pháp xâm lược vẫn tiếp diễn với thêm nhiều gương đấu tranh sáng ngời khác. Một trong những người trẻ đã để lại dấu ấn trong dòng lịch sử đấu tranh cuả dân tộc Việt là Nguyễn thái Học. Ông đúng là loại người tài không đợi tuổi. Ông sinh ngày 1 tháng 12 năm 1902. Ông thành lập tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1927 và lãnh đạo cuộc khởi nghiã Yên Bái năm 1930. Cuộc khởi nghĩa bị thất bại, ông và 12 đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị Pháp giải từ ngục thất Hoả Lò lên Yên Bái sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930 để rồi tất cả 13 người thanh niên yêu nước này bị xử tử bằng máy chém. Trước khi bị hành hình, tất cả 13 người đều hô to “Việt Nam muôn năm”. Nguyễn thái Học còn để lại câu phương châm bất hủ khi ông dấn thân vào đường đấu tranh: “Không thành công thì thành nhân.”
Nếu trong hàng ngàn năm chống ngoại xâm có hàng trăm gương đấu tranh anh dũng thì trong thời gian đất nước bị nội xâm tức thời gian bị Cộng sản lãnh đạo cầm quyền, lại xuất hiện những gương đấu tranh kiên cường bất khuất không kém thời kỳ chống ngoại xâm.
Một trong những khuôn mặt rắn rỏi, cương nghị đã mạnh dạn phê phán những sai trái của Công sản lúc chúng mới manh nha điều động toàn dân chống Pháp là nhà văn Phan Khôi. Cụ sinh năm 1887 tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông thân sinh ra cụ là Phan Trân, trước làm tri phủ phủ Điện Khánh, sau từ quan về làm nghề dạy học. Bà mẹ cụ Phan Khôi là con gái quan Hoàng Diệu, nguyên Tổng đốc Hà nội, có lần đã đi sứ sang Tây ban nha và Anh cát lợi. Cụ Hoàng Diệu tuẫn tiết khi thành Hà nội bị lọt vào tay Henri Riviere năm 1882.
Cụ theo Việt Minh kháng Pháp nhưng Phan Khôi chỉ tán thành cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cụ rất ghét Việt Minh. Hồi 1951, cụ làm bài thơ ví cuộc kháng chiến như hoa hồng và ví Việt Minh như gai. Đại ý cụ nói cụ vì yêu kháng chiến mà phải phục tòng Việt Minh. Bài thơ như sau:
HỒNG GAI
Hồng nào hồng chẳng có gai
Miễn đừng là thứ hồng dài không hoa
Là hồng thì phải có hoa
Không hoa chỉ có gai mà ai chơi ?
Ta yêu hồng lắm hồng ơi !
Có gai mà cũng có mùi hương thơm
(6- 3- 1951)
Muà thu 1956 cụ viết bài “Phê bình lãnh đạo văn nghệ Đảng” trong Giai phẩm muà thu. Bài này gây nên sự tranh cãi gay gắt giữa trí thức miền Bắc với Đảng. Để nới rộng cuộc đấu tranh sang lĩnh vực chính trị, cụ Phan Khôi nhận đứng ra làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Nhân Văn sau khi được những người trong ban biên tập báo như Lê Đạt, Hoàng Cầm,Trần Dần, Trần Duy, Nguyễn hữu Đang đề nghị. Để tỏ ý chí đấu tranh đến cùng, cụ làm bốn câu thơ:
Nắng chiều tuy có đẹp
Tiếc tài gần chạng vạng
Mặc dù gần chạng vạng
Nắng được thì cứ nắng
(1956)
Báo Nhân Văn ra được vài số, gây được tiếng vang rất lớn trong công luận thì Đảng ra tay trừng trị những nguời chủ trương ra báo này và ngay cả những người có đăng bài trong báo. Một số bị vào tù, một số bị trù dập bao vây kinh tế khốn đốn đủ mọi bề.
Say này, có nhà văn Phạm thị Hoài thu thập những ghi chép lẻ tẻ của nhà thơ Trần Dần và xuất bản thành cuốn sách mang tên “Ghi” phát hành ở hải ngoại. Trong cuốn sách Trần Dần kể lại chi tiết những năm tháng bị hoạn nạn, khủng hoảng khi bị Đảng quyết tâm tiêu diệt tờ báo Nhân Văn bằng cách khủng bố những người liên hệ đến tờ báo “phản động” này. Trong đó, Trần Dần có kể lại chuyện khi trong tình trạng rối rắm vì bị Đảng truy bức hành hạ đủ điều để đàn áp tinh thần những người làm báo Nhân Văn, cụ Phan Khôi có cho vợ cụ đến nhà nhà văn Phùng Cung (một người có bài văn nổi tiếng “Con ngựa già của chuá Trịnh” đăng trên báo Nhân văn) và nói với Phùng Cung như sau: “Tôi già rồi. Có chuyện gì các anh cứ đổ cho tôi”. Xem chuyện đó mới thấy cái tiết tháo anh hùng của cụ Phan Khôi. Cụ khẳng khái nhận lấy trách nhiệm thay cho anh em khi búa rìu hành hạ cuả Đảng sắp sửa ra tay trừng trị nhóm anh em Nhân văn.
Trần Dần ghi lại rõ ràng chuyện này như sau:
“29 – 4
Phùng Cung
Nhục lắm. Mẹ nó. Mình xin về nhà có được không nhỉ? Mẹ nó. Có những thằng nó không bằng một thằng đồ gàn phong kiến nữa! Phan Khôi chẳng hạn. Hắn cho vợ hắn gặp tôi, nhắn rằng, “Tôi đã nói gì với anh, anh cứ tố ra hết đi. Vì tôi thì già rồi, mà anh thì còn trẻ !” Mẹ nó, nhục quá. Anh bảo nên thế nào? Có nên xin ra biên chế không?
Tôi nhìn Phùng Cung, ái ngại cho anh quá. Đâu như trong khi học tập, anh ta “hỗn” quá, bị đuổi khỏi lớp làm sao ấy.. Tôi khuyên anh , rằng nên đầu hàng đi; rằng chỉ có một con đường, “họ” là chân lý, mình đầu hàng là phải; rằng không nên xin ra biên chế, lúc này làm việc ấy là một sự tiến công của tư tưởng thù địch; rằng không nên coi là nhục, oan ức gì nữa, mà cứ nghĩ lại xem tổng cộng cái bồ chữ mình đã chửi vào lãnh đạo nó to như thế nào, còn oan và nhục gì nữa?
Phùng Cung xem ý không thông gì lắm. Tôi thấy khổ! Một con người có cái gan “tử vì đạo” là Phùng Cung, than ôi, cái đạo mà anh chưa tỉnh ngộ ra hử anh?
(Trích trong sách “Ghi” của Trần Dần trang 253, nhà xuất bản Văn Nghệ, Hoa kỳ)
Phải nhìn thấy hành động can đảm của Phan Khôi đứng ra nhận tội thay cho Phùng Cung trong nhóm Nhân văn là một hành động rất anh hùng. Ông nhìn thấy cơn bão truy bức hành hạ của Đảng sắp đổ tới nhưng ông không trốn chạy như loại người phàm phu tục tử yếu hèn khác mà vẫn đứng uỡn ngực ra nhận tội thay cho anh em. Một con người như thế xứng đáng gọi là một nguời quân tử, anh hùng. Phan Khôi xứng đáng là cháu ngoaị cuả vị quan anh hùng tử tiết Hoàng Diệu đã tuẫn tiết năm xưa khi không giữ được thành. Giòng máu anh hùng của Hoàng Diệu rõ ràng vẫn chảy luân lưu trong huyết quản của Phan Khôi nên ông mới có cách hành xử cao đẹp và can đảm như thế. Ông quả là một con người đáng kính và đáng ngưỡng mộ.
Phải nói hung thần đàn áp trong vụ Nhân văn giai phẩm không ai khác hơn là nhà thơ Tố Hữu. Đây là một vụ án văn học biến thành một vụ án chính trị. Chấm dứt vụ án là hàng loạt những vụ bắt bớ, tù đày, trù dập, bao vây kinh tế, quản thúc những văn nghệ sĩ dính dáng đến báo Nhân văn. Sau đó là sự cấm đoán chuyện sáng tác kéo dài hàng mấy mươi năm. Đến khi chuỵện trù dập được nới tay hơn thì những người bị đàn áp đã già nua, bệnh hoạn, qua đời.
Nhà văn Hoàng Tiến phát hiện thêm nguyên nhân sâu xa cuả vụ đàn áp Nhân văn giai phẩm là sự đố kỵ tài năng, được che đậy bằng những cuộc đấu tranh tư tưởng, đấu tranh giai cấp. Tố Hữu ghen tức tài thơ của những thi sĩ trong báo Nhân Văn như Hữu Loan, Hoàng Cầm, Trần Dần, Văn, Cao, Lê Đạt, Phùng Quán v.v Thơ Tố Hữu khó được tôn vinh là thi ca hàng đầu nếu những nhà thơ kia có cơ hội sáng tác và xuất bản những bài thơ tuyệt tác của họ. Thơ Tố Hữu sẽ mờ dần trong bóng tối nếu đọ sức với những tài thơ lừng lẫy trong báo Nhân Văn, vì vậy những tài thơ này bị bắt bớ tù đầy, thơ văn bị cấm xuất bản là chuyện dễ hiểu thường tình mà thôi.
Trong bài viết “Nhìn lại vụ án Nhân văn, giai phẩm cách đây 40 năm” viết vào tháng 9 năm 1997.. nhà văn Hoàng Tiến đã thẳng thắn phân tích cụ thể cái yếu kém của thơ Tố Hữu đứng trên phương diện thi pháp và thẩm mỹ, cách diễn đạt.
(Còn tiếp)
© Trần viết Đại Hưng
Phần sau:
Những lời nói, thái độ và hành vi can đảm để đời [2]
Những lời nói, thái độ và hành vi can đảm để đời [3]
Pages: 1 2
MOT BAI VIET CO CHAT LUONG, HAY, SAU SAC DA NOI LEN DUOC TINH CHAT ANH HUNG CUA NGUOI VIET NAM.. DAN TOC VN CO ANH HUNG THI NUOC VIET MOI DUOC TRUONG TON.. DAN TOCVN THI ANH HUNG MA SAO BON BAC BO PHU LAI HEN QUA,, SUOT NGAY CHUNG LAM TAY SAI CHO TRUNG CONG, BAN DI LANH THO YEU DAU CUA VN.. PHAI DUNG DAY QUAT DO BON VC GIAN AC DE CUU BON SONG VN,,
Ước chi các bạn trẻ Việt Nam đọc những dòng lịch sử này!