WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lập trường của Hoa Kỳ và Philippines về biển Đông

LTS: Chiều thứ năm, 23 tháng 6, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton đã tiếp Ngoại trưởng Philippines  Albert del Rosario tại Washington. Sau đó là cuộc họp báo, Đàn Chim Việt xin thuật lại các câu liên quan đến Biển Đông.

—————————————–

HỎI: Thưa bà bộ trưởng, về Biển Nam Trung Hoa, quan tâm của bà như thế nào về các hành vi hung hăng mới đây của Trung Quốc chống lại các  tàu của Việt Nam và Philippines ở ngoài vùng biển của hai nước này? Bà có xem đây là đe dọa nghiêm trọng cho ổn định khu vực? Ngoài ra, phản ứng của bà ra sao khi một quan chức cấp cao Trung Quốc trước đây trong tuần nói rằng thực ra Hoa Kỳ không có vai trò gì để đóng nhằm giúp giải quyết các tranh chấp này?

Cùng lúc tôi xin hỏi Bộ trưởng del Rosario, ông có thể nói quan tâm của ông về các hành động mới đây của Trung Quốc?

BỘ TRƯỞNG CLINTON: Lập trường của chúng tôi về Biển Nam Trung Hoa lâu nay vẫn nhất quán và rõ rệt. Chúng tôi ủng hộ một quy trình hợp tác ngoại giao giữa tất cả các nước đòi chủ quyền để giải quyết các tranh chấp của họ mà không sử dụng hoặc đe dọa vũ lực. Chúng tôi quan ngại trước các sự cố gần đây trong Biển Nam Trung Hoa khiến làm tăng căng thẳng và đặt ra các  quan tâm về hòa bình và an ninh trong khu vực.

Những sự cố được báo cáo rõ ràng đã tạo ra các vấn đề an ninh hàng hải quan trọng, bao gồm cả tự do hàng hải, tôn trọng luật pháp quốc tế, và phát triển kinh tế thương mại hợp pháp không bị cản trở mà tất cả các quốc gia có quyền theo đuổi. Chúng tôi hỗ trợ tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về cách hành xử của tất cả các bên trong Biển Nam Trung Hoa. Và như ngài Bộ trưởng của Philippines đã nói, chúng tôi khuyến khích các bên đạt được một bộ quy tắc hành xử đầy đủ.

Và như tôi đã nói, Hoa Kỳ, không đứng về phe nào trong các phe đòi chủ quyền về đất đai. Và như ngài bộ trưởng đã nói, chúng ta có luật pháp quốc tế, có pháp luật về biển. Cái gì thuộc về họ là của họ và sau đó cái gì đang tranh chấp sẽ được giải quyết một cách hòa bình. Tuy nhiên, nếu có nhiều người đòi chủ quyền về đất và biển, thì họ phải tôn trọng luật pháp quốc tế và làm mọi thứ có thể để cố gắng giải quyết những tranh chấp này bởi vì, cuối cùng, tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết bởi các bên đòi chủ quyền. Nhưng Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ các sáng kiến ​​do ASEAN dẫn đường và làm việc với các bên đòi chủ quyền ở Biển Nam Trung Hoa là để đáp ứng các quan tâm của họ.

Và tôi xin kết luận rằng chúng tôi có nghe nói đến ý kiến ​​đã được một quan chức cấp cao Trung Quốc đưa ra gần đây. Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell sẽ dẫn đầu phía Mỹ tham gia cuộc họp tư vấn cấp cao châu Á Thái Bình Dương lần đầu tiên diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Hawaii cuối tuần này, và đề tài này sẽ chắc chắn là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong chương trình nghị sự.

BỘ TRƯỞNG DEL ROSARIO: Trên biển Tây Philippines, nếu không được gọi là biển Nam Trung Hoa, chúng tôi, tất nhiên, lo ngại về sự xâm phạm mạnh mẽ do tàu của Trung Quốc thực hiện. Và trong vài tháng qua, kể từ ngày 25 tháng 2, chúng tôi thực sự đã ghi nhận có đến 9 vụ xâm nhập ở các mức khác nhau, nhưng rõ ràng các vụ này ngày càng trở nên hung hăng và thường xuyên hơn. Chúng tôi tất nhiên có phản ứng và đưa ra phản đối ngoại giao. Và chúng tôi đã nhận được một phản ứng mà, theo quan điểm của chúng tôi, không chấp nhận được, trong đó Trung Quốc tuyên bố rằng Biển Nam Trung Hoa hoàn toàn trong phạm vi chủ quyền của mình theo khái niệm mà họ đã nạp cho cộng đồng quốc tế.

Chúng tôi, tất nhiên, rất quan tâm về chiều hướng mà các sự kiện này có thể đưa chúng ta tới. Lập trường của chính phủ Philippines là chúng tôi muốn kêu gọi sự chú ý của mọi người rằng đối với Biển Nam Trung Hoa, cần có một chế độ để làm thế nào luật pháp quốc tế sẽ phải chiếm ưu thế. Và khi chúng tôi nói đến luật pháp quốc tế, chúng tôi muốn đề cập Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển, hay UNCLOS. Chúng tôi đang yêu cầu Trung Quốc vui lòng tuân thủ công ước này và chúng tôi hy vọng rằng vấn đề có thể được giải quyết theo đường lối ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế.

HỎI: Nước Mỹ sẽ làm gì nếu Trung Quốc tấn công lực lượng Philippines trong quần đảo Trường Sa? Và trong trường hợp này, các lực lượng vũ trang của Philippines đang chuyển hướng. Có một sự thay đổi rõ ràng từ bảo vệ an ninh quốc tế sang bảo vệ chống lại bên ngoài. Và tôi xin hỏi bà bộ trưởng, bà có nghĩ rằng Hiệp định Hợp tác  Lực lượng giữa Mỹ và Philippines nên được xem xét lại để phản ánh thực tế hiện nay trong khu vực.

BỘ TRƯỞNG CLINTON: Về câu hỏi đầu tiên, Hoa Kỳ tuân thủ Hiệp ước Quốc phòng Hỗ tương và liên minh chiến lược với Philippines. Tôi không muốn thảo luận về sự kiện giả thuyết, nhưng tôi muốn nhấn mạnh cam kết của chúng tôi đối với chuyện phòng vệ của Philippines. Và đối với hợp tác quân sự, ta nên xem nó trên nhiều cấp độ cùng một lúc.
Chúng tôi đang thảo luận với Chính phủ Philippines về những nhu cầu của họ là gì, bởi vì chính họ phải quyết định triển khai lực lượng như thế nào và những ưu tiên cao nhất của họ là gì, và tôi sẽ dành cho ngài bộ trưởng trả lời chuyện đó. Nhưng nhất định là  chúng tôi mong làm được những gì có thể để hỗ trợ Philippines trong mong muốn được hỗ trợ từ bên ngoài của họ về mặt bảo vệ hàng hải và các vấn đề khác mà chúng tôi đã thảo luận, và ngài bộ trưởng sẽ thảo luận trong các cuộc họp khác. Sắp tới sẽ có một cuộc diễn tập hải quân chung Mỹ-Philippines  bắt đầu từ ngày 28 Tháng Sáu. Đây là một trong các diễn tập huấn luyện hợp tác thường xuyên mà chúng tôi tiến hành với Hải quân Philippines, và là một trong nhiều ví dụ về mối quan hệ gần gũi của chúng tôi.

Đối với Hiệp định Hợp tác  Lực lượng giữa Mỹ và Philippines, vào thời gian này, chúng tôi không thấy bất kỳ nhu cầu đàm phán lại, nhưng chúng tôi muốn đánh giá, muốn chắc chắn rằng chúng tôi đáp ứng nhu cầu mà Philippines có, và chúng tôi đã đồng ý làm như thế với ngài bộ trưởng.

HỎI: Các lực lượng vũ trang của Philippines cần thiết bị quân sự hiện đại nhưng có thể mua được từ Hoa Kỳ để có thể có một phản ứng chống lại các mối đe dọa bên trong và tại Biển Nam Trung Hoa. Bà có hỗ trợ chuyện này hay không, xin bà cho chúng tôi biết cảm nghĩ của bà về vấn đề này?

BỘ TRƯỞNG CLINTON: Có, chúng tôi hỗ trợ và chúng tôi đang bắt đầu một quá trình với ngài ngoại trưởng và Chính phủ Philippines để xem xét các chương trình hiện có và xác định những gì mà Philippines cần thêm, và làm thế nào chúng tôi có thể cung cấp cách tốt nhất. Có một số cách tiếp cận khác nhau. Tôi biết rằng ngài ngoại trưởng sẽ có cuộc họp sau này với Bộ trưởng Gates và các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ. Vì vậy, chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ bên trong Chính phủ Hoa Kỳ với Chính phủ Philippines. Chúng tôi quyết tâm và cam kết hỗ trợ việc bảo vệ Philippines, và điều đó có nghĩa là cố gắng tìm cách cung cấp vật liệu và thiết bị có thể kham nổi để giúp quân đội Philippines tiến hành các bước cần thiết để tự bảo vệ.

© Đàn Chim Việt

——————————————————-

Nguyên bản tiếng Anh:

QUESTION:  Thank you.  Secretary Clinton, on the South China Sea, how concerned are you about China’s recent aggressive actions against Vietnamese and Philippine vessels off their coasts?  And do you regard this as a serious threat to regional stability?  And also, what is your response to comments from a senior Chinese official earlier this week, saying that the U.S. really had no role to play in helping resolve these disputes?

And also, Secretary del Rosario, if you could address your concerns about China’s recent actions.

SECRETARY CLINTON:  Our position on the South China Sea has been consistent and clear.  We support a collaborative diplomatic process by all claimants to resolve their disputes without the use or threat of force.  We’re troubled by the recent incidents in the South China Sea that have increased tensions and raised concerns about the peace and security of the region.

These reported incidents clearly present significant maritime security issues, including the freedom of navigation, respect for international law, and the lawful, unimpeded economic development and commerce that all nations are entitled to pursue.  We support the ASEAN China declaration on the conduct of parties in the South China Sea.  And as the secretary said, we encourage the parties to reach a full code of conduct.

And as I’ve said, we don’t, as the United States, take a position on competing sovereignty claims over land features.  And as the secretary said, there is customary international law; there is the law of the seas.  What is theirs is theirs and then what is disputed should be resolved peacefully.  However, if there are claimants to land or sea features, then they should respect the international law and do everything we can to try to resolve these disputes because, ultimately, territorial disputes have to be resolved by the claimants.  But the United States is prepared to support the initiatives led by ASEAN and work with the South China Sea’s claimants to meet their concerns.

And I would just conclude by saying that we are aware of the comments that were recently made by a high-level Chinese official.  Assistant Secretary Kurt Campbell will be leading the American side in the first Asia Pacific consultation at a high level between the United States and China in Hawaii over the weekend, and this will be certainly one of the most important issues on the agenda.

FOREIGN SECRETARY DEL ROSARIO:  On the West Philippine Sea, otherwise known as the South China Sea, we, of course, are concerned about the aggressive intrusions being made by Chinese vessels.  And in the last couple of months, since February 25th, we actually have noted as many as nine intrusions of different varieties, but clearly becoming more aggressive and more frequent.  We have, of course, responded to these intrusions in terms of filing diplomatic protests.  And we have gotten a response which is, in our view, not acceptable.  These are responses that – where the – where China is claiming that the South China Sea is totally within their sovereignty under the 9-line concept that they are submitting to the international community.

We, of course, are very concerned about where the direction of these events may be headed.  And we have – the Philippine Government has come out with a position that we would like to call attention to everyone that the South China Sea, there should be a rules-based regime that should be put in force there so that international law will have to prevail.  And in particular, when you – we say international law, we’re referring to the UNCLOS, or the United Nations Convention on the Law of the Sea.  We are asking China to please abide by this and we, of course, are hoping that the issue can be resolved diplomatically and in accordance with international law.
QUESTION:  What will America do if China attacks Filipino forces in the Spratly Islands?  And in this light, the armed forces of the Philippines is shifting.  There’s an apparent shift from international security to external defense.  And do – this is a question for Madam Secretary.  If you think the Visiting Forces Agreement between the U.S. and the Philippines should be reviewed to reflect the current realities in the region.  Thank you.

SECRETARY CLINTON:  Well, as to your first question, the United States honors our Mutual Defense Treaty and our strategic alliance with the Philippines.  I’m not going to discuss hypothetical events, but I want to underscore our commitment to the defense of the Philippines.  And with respect to our military cooperation, I think you have to view it on several levels at once.

We are in discussions with the Government of the Philippines about what their needs are because it is up to them to decide how to deploy forces and what their highest priorities are, and I will let the secretary respond to that.  But we certainly wish to do what we can to support the Philippines in their desires for external support for maritime defense and the other issues that we have discussed and that the secretary is discussing in other meetings as well.  There will be an upcoming U.S.-Philippines joint naval exercise starting on June 28th.  It is one of the routine cooperative training exercises that we conduct with the Philippine navy, and it is one more example of our close relationship.

With respect to the VFA, we don’t, at this time, see any need for renegotiating, but we want to evaluate, we want to be sure that we are responsive to the needs that the Philippines have, and we have agreed to do that with the secretary.

QUESTION:  The armed forces of the Philippines needs modern but affordable military hardware from the U.S. so you can have a credible response against external threats at home and the South China Sea.  Do you support this, Madam, and can you give us your thoughts on the matter?

SECRETARY CLINTON:  Yes, we do support that and we are starting a process with the foreign secretary and the Government of the Philippines to review the existing programs and to determine what are the additional assets that the Philippines needs and how we can best provide those.  There are a number of different approaches.  I know that the Secretary will be meeting later with Secretary Gates and Defense Department officials.  So we will closely coordinate inside the United States Government with the Government of the Philippines.  We are determined and committed to supporting the defense of the Philippines, and that means trying to find ways of providing affordable material and equipment that will assist the Philippine military to take the steps necessary to defend itself.

5 Phản hồi cho “Lập trường của Hoa Kỳ và Philippines về biển Đông”

  1. nvtncs says:

    Nguồn BBC:
    ————————–
    Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo trực tiếp với Washington rằng sự can thiệp của họ ở Biển Đông có thể làm tình hình xấu thêm.

    Trong cuộc họp báo hôm thứ Tư 22/06, Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải thúc giục Hoa Kỳ đứng bên ngoài các tranh cãi hiện nay và nói rằng Trung Quốc ‘hết sức lo ngại’ về sự ‘khiêu khích’ thường xuyên của các bên khác tại Nam Hải (Biển Đông).

    Căng thẳng trên Biển Đông đã tăng lên trong tháng qua và một số nước trong khu vực lo ngại Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo trong việc tuyên bố chủ quyền với vùng biển mà người ta tin là có nhiều dầu và khí đốt.

    Hiện Trung Quốc là nước đòi chủ quyền lãnh hải lớn nhất ở Biển Đông với đường hình chữ U họ vẽ trên bản đồ chiếm phần lớn diện tích 1,7 triệu km2 của vùng biển bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

  2. nvtncs says:

    Nguồn BBC:
    ————————-
    Giáo sư quan hệ quốc tế Nguyễn Mạnh Hùng từ Washington nói Hoa Kỳ sẽ không can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam ở Biển Đông.

    Ông nói với BBC mối quan hệ hiện nay giữa Hà Nội và Washington cần phải ‘đổi khác nhiều lắm’ để có thể xảy ra khả năng Hoa Kỳ bảo vệ Việt Nam khi có xung đột.

    Trong bối cảnh hai nước chuẩn bị có diễn tập hải quân lần thứ nhì tại Biển Đông, các nhà lãnh đạo Việt Nam đang phải tính toán làm sao để cân bằng các mối quan hệ khu vực.

    Giáo sư Hùng nói Hoa Kỳ có quan hệ chặt chẽ với những nước mà họ cam kết bảo vệ.

    “Chúng ta thấy Hoa Kỳ tuyên bố với Nhật Bản rất rõ rệt. Đảo Shenkaku là đảo hiện Nhật Bản hiện đóng và Hoa Kỳ có liên minh quân sự với Nhật Bản. Nếu Nhật Bản bị tấn công Hoa Kỳ sẽ phải giúp đỡ.

    “Rồi với Phi Luật Tân thì Đại sứ Hoa Kỳ cũng nói Hoa Kỳ ủng hộ quan điểm của Phi Luật Tân. Cái đó rất rõ bởi vì họ đã có hiệp ước với nhau.”

    Khi BBC hỏi quan hệ giữa hai bên cần cải thiện tới đâu để có mối quan hệ tương tự như với Nhật Bản và Philippines, giáo sư Hùng nói:

    “Tôi nghĩ rằng phải cải thiện thêm rất nhiều nữa, hai bên phải tin tưởng nhau rất nhiều nữa.”

  3. DO NGHE says:

    MĨ không châm lửa Biển ĐÔNG
    PHI nào có DÁN nghêng NGÔNG với TÀU
    VIẸT thì nhũn nhẵn cúi ĐẦU
    Chử VẢNG Bốn TỐT rầu rầu LÒNG DÂN
    Biết TÀU Quỷ QUYỆT Mưu THÂM
    Cù HUY HÀ VŨ Quyết TÂM Phá TÀU
    Nhớ Lời BÁC DẠY Từ LÂU
    Cứt TÂY ăn ĐƯỢC Bánh TÀU THÌ KHÔNG
    Rồi Đây TÀU Chiếm BIỂN ĐÔNG
    Nhân LOẠI Tỉnh THỨC Một LÒNG VỚI TA
    Quyết Tâm TRAI GÁI TRẺ GIÀ
    Biển ĐÔNG la Bãi THA MA XÁC TÀU

  4. Nguyễn Chính says:

    Wow! Chừng nào ngoại trưởng Việt Nam và ngoại Hoa Kỳ có cuộc hợp báo tương tự như vậy. Khi đó thì dân ta mới thấy yên tâm phần nào trước sự hung hăng của Tàu cộng.
    Nhưng chuyện đó chẳng bao giờ xảy ra khi nào Việt Nam vẫn còn cai trị bởi chế độ cộng sản. Vậy chỉ còn một cách duy nhất để cứu nước là đuổi cs ra khỏi nước. Làm thế nào thì dân trong nước phải tự nghĩ ra. Hy vọng việc đó xảy ra sớm.
    Việt Nam muôn năm!

  5. Trung hoàng says:

    HẢI TUẦN HẢI GIÁM.

    Tổ chức thành lập Hải Tuần và Hải Giám, bá quyền bành trướng CSTQ muốn tự xác định biển Ðông Á xem như ao nhà cuả Trung Quốc. Tuần tra và giám sát toàn bộ, mọi hoạt động trên vùng biển Ðường Lưỡi Bò tự quyết định, chiếm lấy gần như toàn bộ khu vực Biển Ðông Việt Nam. Hành động tự chuyên tự dụng cuả CSTQ, rõ ràng là quá xem thường các nước trong khu vực và cả thế giới; nhất là Hoa Kỳ, nước có không ít quyền lợi và quan hệ nhiều mặt trong khu vực nầy. Sự khinh thường ngạo mạng đó cuả CSTQ, chắc chắn sẽ là mối quan tâm không ít cho Hoa Kỳ, khi an ninh ổn định giao thông hàng hải trong vùng có thể bị đe doạ nghiêm trọng, từ sự quấy rối liên tục leo thang từ phiá nhà cầm quyền CSTQ.

    Tuần tra và giám sát toàn bộ vùng Biển Ðông Á, chính là mưu sách lấn dần vươn ra biển lớn cuả CSTQ, mong muốn thay thế Hoa Kỳ trên khu vực biển, hay nói cách khác là hất cẳng Hoa Kỳ ra khỏi vùng Á Châu, nơi mà Hoa Kỳ có rất nhiều đồng minh từ lâu. Sự tự tung tự tác ngang dọc cuả CSTQ trong khu vực Ðông Á, không chỉ là sự ngạo mạng đối với các nước trong vùng, mà còn là sự khinh thường Hoa Kỳ, từng qua bao lần dùng tàu quấy rối những hoạt động cuả Hoa Kỳ, kể cả ở vùng hải phận quốc tế trong khu vực. Tất cả hành động lộng hành đó, đã thúc đẩy Hoa Kỳ và các nước có quan hệ tổ chức chung một cuộc thảo luận mở rộng về sự BÀNH TRƯỚNG BÁ QUYỀN BIỂN ÐÔNG cuả nhà cầm quyền Bắc Kinh.

    CSTQ đã tự cho mình có quyền tuần tra giám sát từ Cái Lưỡi Bò Trung Quốc, coi khinh thường luật pháp quốc tế đã có qui định từ trước tới nay. Khởi đầu cho sự lộng hành đó chính là cướp đoạt Hoàng Sa cuả VNCH năm 1974, dẫn đến cướp một số đảo Trường Sa Việt Nam 1988. Ðể đến nay, tự biên tự diễn với Cái Lưỡi Bò Trung Quốc chín đoạn, CSTQ đang thực hiện cho bằng được tham vọng giành trọn Biển Ðông Á, trong đó Senkaku cuả Nhật cũng luôn luôn đặt trong tầm ngấm cuả CSTQ. Tham vọng ngông cuồng không thay đổi đó, sẽ làm cho CSTQ TỰ CÔ LẬP chính mình không hơn không kém, bởi vì đẩy số đông các nước trong khu vực càng ngày càng xa dần Trung Quốc về mọi mặt. Viễn cảnh tẩy chay hàng hoá Trung Quốc rồi cũng sẽ phải đến, khi kinh tế khó khăn, xã hội bất ổn vì chênh lệch giàu nghèo, khiến cho nền chính trị sẽ bị xáo trộn không thể nào cưỡng lại được. Ðó là con đường tự diệt, tự tan rã cuả Trung Quốc, sự xụp đổ khó tránh cuả một ÐCS chuyên chế toàn trị, trước thời đại mới DÂN QUYỀN PHÁP TRỊ ngày nay.

    Cho mình cái quyền giám sát tuần tra, chẳng qua là một trò hề thâm độc nham hiểm, mà qua đó CSTQ ngăn chận mọi hoạt động thăm dò dầu khí và đánh bắt cuả ngư dân, ngay trên vùng lảnh hải đặc quyền cuả các nước khác. Việc CSTQ đuổi bắt truy lùng ngư dân Việt ngay trên hải phận thuộc quyền Việt Nam, bắn giết đánh đập và đòi tiền chuộc mạng trong suốt thời gian qua, những hành động đó chẳng khác gì hải tặc Somali không khác. Gần đây nhất là hai lần quấy rối cắt cáp thăm dò cuả Việt Nam, mặc dù các tàu thăm dò đang hoạt động trong vùng lảnh hải thuộc quyền Việt Nam hoàn toàn. Hành động đó cuả CSTQ đối với Việt Nam, được xem như là sự xâm phạm lảnh hải lảnh thổ, trắng trợn và thô bạo cuả kẻ bá quyền bành trướng.

    Khi con sói cảm nhận được sự cô độc, nết hung hăng bạo tợn không ngừng sẽ bộc phát mạnh mẻ, những tiếng tru dài hoang dại sẽ rống to lên không dứt. Ðể nói lên sự hiện hữu cuả nó trong đêm vắng, khi mà nó tự biết bầy đàn cuả nó đã lẳng lặng rời xa nó, trút cơn thịnh nộ cuồng dại điên tiết đáng sợ cuả loài sói hoang dã trong nổi cô độc lẽ loi. Cả một khu vực tiếp cận sẽ bị cày nát bầm dập, cây cối sông hồ đồi núi sẽ bị đào tung xới nát, trước khi con rắn độc đó nằm gục xuống bất động. Qui luật tự nhiên bất biến đó, tất nhiên khó có thể nào khác đi được. Cũng như cái hạt phải vỡ tách ra, thì mới có thể nẩy được mầm xanh.

    Trước hay sau gì thì ASEAN và Hoa Kỳ sẽ có được sự kết hợp cần thiết, để ngăn chận sự bá quyền bành trướng đó. Việt Nam luôn là nước đứng ở đầu sóng ngọn gió trong khu vực nầy, bởi là cưả ngỏ mà Trung Quốc dù muốn hay không muốn cũng phải khai thông. Nhưng luật trời xưa nay vẫn không bao giờ thay đổi cho được, con voi bao giờ cũng phải bị khuất phục bởi chính con chuột nhỏ nhoi. Trung Hoa từ xưa đến nay được xem như là con voi trong vùng, Việt Nam chỉ sánh như con chuột nhỏ nhoi mà thôi. Nhưng Một Ngàn Năm thống thuộc, cuối cùng con chuột nhỏ nhoi đó đã bao lần, hay nói khác hơn là nhiều lần, đã từng qua bao thời chế ngự thuần hoá ngược trở lại con voi khổng lồ kia. LỊCH SỬ VIỆT NAM tự thuyết phục minh chứng cho điều đó.

    Cái thòng lọng vô hình để thuần hoá loài ngưạ hoang còn sót lại trên thảo nguyên, nó đã được tung lên từ lâu và hôm nay bóng dáng cuả nó đã gần định hình rõ ràng, gút cuả nó dường như đã thắt nhỏ lại dần dần, tròng lấy cổ khó mà vùng vẫy được. Hải tuần hay hải giám chỉ là sự tháo gỡ yếu ớt, cũng như cố thốt nên lời được gọi là “dám đuà với lưả“, đó chỉ là tự trấn an mình nhiều hơn là đe doạ người.

    Xin gởi đến toàn dân Việt yêu nước:

    Nực cười châu chấu đá xe,
    Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng.

    KINH VIỆT NAM:

    Việt Nam ! Việt Nam !
    Vượt lướt Trời Nam !
    Hãy vượt lướt Trời Nam !
    LÓNG LÒNG TRONG SẠCH.

    (Ga tê ! Ga tê !
    Ba la ga tê !
    Ba la sam ga tê !
    Bu di sa va.)

    Xin trân trọng.

Phản hồi