Joseph Cao, người cô đơn
Tôi viết những dòng chữ này khi Luật Sư Cao Quang Ánh, vị dân biểu Mỹ gốc Việt đầu tiên, đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc gây quỹ cho cuộc chạy đua vào Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ tháng 11 sắp tới. Đến nay, chưa thấy những cá nhân hay tổ chức, hội đoàn người Việt nào đứng ra lập ban vận động, tiếp tay với ông tổ chức những sinh hoạt gây quỹ tranh cử. Đường vào điện Capitol nhiệm kỳ 2 của ông đang thu hẹp dần và xem chừng đang xa dần tầm tay với.
Nhớ lại năm ngoái, khi ông Ánh vừa được đắc cử vào Hạ Nghị Viện Mỹ, người Việt khắp nơi vô cùng vui mừng và xem đó là một bước ngoặt quan trọng của cộng đồng người Việt Tỵ nạn tại Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung trong nỗ lực gia nhập vào dòng sinh hoạt chính trị của quốc gia nơi mình chọn làm quê hương thứ hai. Ngày đó, không ít tổ chức người Việt tỵ nạn đã nghĩ ngay tới việc tiếp tay gây quỹ cho ông Ánh để ông có thể tiếp tục bám trụ tại quốc hội Mỹ. Thế rồi thời gian qua đi, chỉ chưa tới một năm sau, giờ đây nhiều hội đoàn, tổ chức, thân hữu đã chuyển sang thái độ lạnh nhạt, thậm chí chống đối vị dân biểu người Việt duy nhất trong quốc hội Hoa Kỳ từ sau chuyến đi Việt Nam của ông.
Vào cuối năm 2009 khi mà ông Ánh trái lệnh đảng Cộng Hòa để bỏ phiếu thuận dự luật cải tổ y tế của tổng thống Obama, chiều theo nguyện vọng của những cử tri trong khu vực mà ông đại diện. Khi đó, ông Ánh vẫn còn nhận được sự khen ngợi và thán phục của nhiều người, trong đó có những người chỉ một thời gian rất ngắn sau đó quay ra chỉ trích, lên án ông gay gắt.
Ông Ánh bị chống đối vì một số sự kiện và lời phát biểu sau chuyến thăm Lào, Campuchia, Việt Nam và Nhật Bản cùng với 2 đồng viện là dân biểu Mike Honda và dân biểu Eni Faleomavega vào đầu tháng giêng 2010. Người ta đưa ra tấm ảnh ông Ánh “bị” thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn quàng vai bá cổ để chỉ trích ông, người ta trách rằng ông đã không dùng cơ hội đến Việt Nam trong cương vị dân biểu Mỹ để nói lên những lời buộc tội cộng sản đanh thép ở giữa Sài Gòn hay Hà Nội, người ta phê phán ông Ánh chịu chấp nhận những điều kiện do nhà nước Việt Nam đặt ra để được cấp visa …..
Trong cương vị dân biểu Hoa Kỳ, đến Việt Nam để thực hiện một số những công tác ngoại giao cho nước Mỹ, chắc chắn ông phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định, phải dùng những ngôn từ có tính “ngoại giao”. Nếu một ông dân biểu người Mỹ làm những cộng việc giống y như ông Ánh đã làm khi ở Việt Nam (tiếp xúc với một số giới chức chính quyền để đặt ra một số yêu cầu về vấn đề nhân quyền …) thì chắc sẻ được người Việt Nam mình ở hải ngoại ủng hộ. Cũng những việc như vậy mà người thực hiện là một ông Việt Nam da vàng mũi tẹt thì lại bị tấn công một cách không thương tiếc! Như vậy thử hỏi có công bằng hay không? Nếu ông Ánh thắt chiếc cravate có hình quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ khi gặp các quan chức Cộng sản Việt Nam , nếu ông Ánh tổ chức họp báo tại Sài Gòn và chỉ trích Việt Nam nặng lời. Chỉ cần làm như vậy thôi, khi ra khỏi Việt Nam , “hoàn tất sứ mạng” là chấm hết thì chắc là sẽ nhận được những tràng pháo tay rôm rả.
Trong chuyến về Việt Nam, ông Ánh đã không thể tiếp xúc với những chiến sĩ dân chủ vì những giới hạn của nhà nước cộng sản Việt Nam, thế là bị chỉ trích, bị so sánh với bà Loretta Sanchez. So sánh làm sao được khi hai người đến Việt Nam trong hai tư thế khác nhau, với sứ mệnh khác nhau. Vả lại, chuyện gặp gỡ những chiến sĩ dân chủ hay không, không quan trọng bằng làm được gì cho họ. Nếu chỉ gặp để lập thành tích rằng “tôi có gặp các nhà đối kháng”, rồi sau đó đâu lại vào đấy thì cũng vô ích. Ở đây, xin được nói ngay là tôi không hề chỉ trích bà dân biểu Sanchez. Trái lại, tôi vô cùng ngưỡng mộ và tri ân bà về những đấu tranh không mệt mỏi cho công cuộc dân chủ hóa Việt Nam. Tôi chỉ muốn trình bày những lý lẽ để trả lời những sự chỉ trích nhắm vào dân biểu Cao Quang Ánh.
Bên cạnh đó, có những lời phát biểu của ông Ánh cũng bị chống đối dữ dội, điển hình là những lời phát biểu:
1- “người dân có nhiều quyền tự do hơn trước đây trong việc làm ăn buôn bán miễn là không dính gì đến chính trị..”
2-“nói chung người dân Việt Nam ngày hôm nay có tự do thờ phượng nhưng không có tự do tôn giáo. Chính quyền để yên cho những ai chỉ đi nhà thờ hay nhà chùa để lễ bái, cầu nguyện. Còn những ai đòi quyền độc lập cho giáo hội, muốn hoạt động tôn giáo, thực hiện công tác xã hội, mở trường, mở bệnh viện, bảo vệ tài sản của cơ sở tôn giáo… đều bị đàn áp nặng nề… ”
3-“tôi cố gắng tạo cơ hội để một lớp người trẻ được đào tạo theo tinh thần dân chủ của Hoa Kỳ, có kỹ năng cao về hoạt động tổ chức, và có đạo đức. Họ là những hạt mầm của xã hội dân sự tương lai. Do đó tôi chủ trương tạo điều kiện để các thành viên ưu tú của dân tộc Việt Nam được tiếp cận hệ thống giáo dục Hoa Kỳ.”
Hình như những người chỉ trích ông Ánh muốn ông ấy LUÔN LUÔN bôi đen hình ảnh của cộng sản Việt Nam bất chấp sự thật thế nào. Xin nhớ cho rằng ông Ánh xuất thân là một thầy tu, xin nhớ cho rằng ông Ánh đang là dân biểu Liên Bang, những điều ông Ánh phát biểu, người ta (cả bạn lẫn thù) đều có thể kiểm chứng và chất vấn ông sau này nếu nó chỉ là “phân nửa sự thật” …
Về 2 ý thứ nhất và thứ hai: Xét ra, chính quyền Việt Nam hôm nay chỉ chú tâm vơ vét. Người dân có thể làm hầu như mọi việc giống như ở các xứ tây phương (thậm chí còn làm được các việc mà tại các xứ tự do bị cấm, thí dụ như phá hoại môi sinh, thả chó cắn chết người …), miễn là đừng đặt vấn đề về sự cai trị độc quyền của đảng cộng sản, để yên cho họ tha hồ buôn dân bán nước, vơ vét cho đầy cái túi tham không đáy của họ cùng với gia tộc và tay sai của họ. Như vậy, ông Ánh bảo cộng sản cho làm mọi thứ, ngoại trừ chính trị là không sai. Chính vì sự cấm đoán đó mà chúng ta phải tranh đấu: Đòi tự do dân chủ là gì nếu không phải là yêu cầu cộng sản để cho người dân được tư do lập chính đảng, tham gia sinh hoạt chính trị bình đẳng với đảng cộng sản, là đòi hỏi cộng sản để người dân có quyền thành lập các phương tiện truyền thông và qua đó đặt vấn đề với nhà cầm quyền về những sự bất công, bất hợp lý trong mọi lãnh vực, đặc biệt là trong chính trị .v.v..
Còn về ý thứ 3, đó cũng chẳng phải là sáng kiến mới mẻ gì. Chính Liên Hiệp Quốc cũng chủ trương “Giáo dục là phương tiện hữu hiệu nhất để chống lại độc tài, áp bức, bất công và nghèo đói”. Cũng trong ý đó, Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã viết:
“Nếu nhân loại mọi người đều biết.
Cộng sản là gì, tự nó sẽ tan đi
Thứ sinh thành từ ấu trĩ ngu si
Sự hiểu biết sẽ là mồ hủy diệt”
thế lực đỏ (1973)
Cứ cho là ông Ánh phát biểu sai, khi đã là ý kiến của một người thì nó có thể đúng, có thể sai, đó là điều bình thường. Thái độ trưởng thành và có thiện chí là đối thoại, thuyết phục chứ không phải thóa mạ, chống báng hay đặt điều bôi xấu. Trong buổi họp báo của ông hôm 13/1/2010, trong số những người đặt câu hỏi, tôi đã nghe được những giọng hằn học, xoi mói, sẵn sàng gây sự chứ không phải cái thái độ của những người có thiện chí muốn tìm hiểu hay muốn xây dựng.
Rất nhiều người Việt mình có một đặc tính khá đặc biệt: cũng chống độc tài cộng sản , cũng đòi hỏi dân chủ cho Việt Nam nhưng hễ ai đó có cách đấu tranh khác với mình thì lập tức bị “dị ứng” và tìm cách lên án, chống phá. Có khi bôi nhọ, hành hung. Xin đơn cử một thí dụ: bây giờ, ai cũng công nhận rằng đấu tranh bất bạo đông là con đường duy nhất để dân chủ hóa Việt Nam . Cách nay hơn 20 năm, khi khối cộng sản chưa bị sụp đổ, nếu ai đó có viễn kiến, hô hào đấu tranh bất bạo động, vận động đòi cộng sản chấp nhận cho lập đảng đối lập, chắc chắn sẽ bị chụp ngay cái mũ cộng sản hay chí ít cũng là cò mồi để chia ghế với cộng sản .
Những phương pháp cổ điển mà Người Việt Tự Do đã làm 35 năm nay như biểu tình, tuyệt thực, kháng thư, tuyên cáo … dường như tác dụng của nó không được như chúng ta mong muốn. 35 năm qua rồi, cộng sản Việt Nam vẫn còn đó bên cạnh 3 nước cộng sản cuối cùng. Ngay cả trong những thời điểm lịch sử vô cùng thuận tiện để thực hiện một cuộc thay đổi, khi kẻ thù bơ vơ, mất phương hướng, không còn hậu thuẫn, thì than ôi, chúng ta không thể thực hiện một cuộc khởi động. Tôi không hề chống những cuộc biểu tình để nói lên lập trường, tôi chỉ muốn nói rằng đấu tranh có nhiều phương pháp và không ai được phép giành độc quyền chân lý. Dân chủ là chấp nhận khác biệt. Bao lâu còn có những người hay tổ chức chủ trương độc quyền chân lý thì khó mà có thể nói chuyện hợp tác, và nếu không hợp tác được với nhau thì làm sao đạt được mục đích chung trước một kẻ thù gian xảo, mưu mô và phương tiện dồi dào hơn chúng ta bội phần.
Ba Lan may mắn hơn Việt Nam vì không có một cộng đồng phức tạp. Quả thật, nếu Ba Lan cũng phức tạp như Việt Nam mình thì khi ông Walechsa và Công Đoàn Đoàn Kết chấp nhận những thiệt thòi, chịu lép vế lúc bắt đầu cuộc tuyển cứ với đảng cộng sản cầm quyền, chắc là sẽ nhận lấy những lời thóa mạ không thương tiếc của những người cùng chiến tuyến là “cò mồi”, “chia ghế” … Và, biết đâu, vì vậy mà tiến trình dân chủ hóa Ba Lan bị chậm lại và không thành.
Trong chương trình café wifi của đài RFA mới đây, có một bạn du học sinh trẻ phát biểu một câu thế này: “truyền thông thông ở trong nước thì nói cái gì đảng và nhà nước làm cũng tốt hết, còn truyền thông ở hải ngoại thì bất cứ cái gì của nhà nước Việt Nam làm cũng đều xấu cả… ”. Quả vậy, ở trong nước ai dám nói rằng việc đảng làm không tốt là “mệt” ngay. Còn ở ngoài này ông Ánh mới phát biểu như vậy là đã bị tấn công “tối tăm mặt mũi”. Xem ra, cách hành xử của những người chống ông Ánh có cái gì hơi giống với những kẻ mà chính họ chống đối nhân danh dân chủ, tự do, nhân quyền .
Nếu mai đây, có ai đó đứng ra tổ chức gây quỹ tranh cử cho DB Ánh, chắc rằng sẽ có những người đứng ra tổ chức biểu tình chống đối hay phá hoại bằng những cách thức khác. Những người ấy có thể vì thiếu thông tin, hay vì nông nổi nên chống phá. Bên cạnh đó, thế nào cũng có những người nhận được chỉ thị của “trên” để chống phá, không cho ông Ánh còn hiện diện trong cơ quan lập pháp cao nhất của nước Hoa Kỳ. Loại ông Ánh khỏi quốc hội Mỹ là điều cộng sản Việt Nam vô cùng mong muốn và quyết tâm thực hiện.
Ở Nghị Hội Âu Châu, đại diện cho nước Pháp cũng có một nghị sĩ người Việt Nam, ông Hoàng Ngọc Liêm, sinh năm 1964 tại Sàigòn. Có ai nghe nói về vị nghị sĩ Âu Châu gốc Việt này không? Chắc là không, hoặc rất ít, vì ông Liêm chỉ làm những cộng việc thông thường của một vị dân cử trong quốc hội Âu Châu, và không làm gì đặc biệt liên quan đến Việt Nam để được cộng đồng Việt Nam hải ngoại biết đến. Xét cho cùng, ông Liêm không làm điều gì sai, ông làm việc cho nước Pháp, cho cử tri Pháp đã tín nhiệm đảng của ông. Nếu một ngày nào đó ông Ánh nhủ lòng rằng : “làm việc cho người Việt Nam phức tạp và phiền toái quá, thôi thì mình trở về với cương vị một dân biểu liên bang Hoa Kỳ bình thường cho khoẻ” thì kẻ thiệt thòi không phải là những người chống đối ông hôm nay mà chính là những người dân trong nước đang bị bịt miệng, chèn ép và tước đoạt quyền làm người.
Xin hãy bình tâm nhìn lại những gì ông Ánh đã làm được từ ngày bước chân vào điện Capitol để thấy rằng: trong khả năng, điều kiện của mình, ông luôn nỗ lực trong việc tìm sự ủng hộ của chính giới Hoa Kỳ đối với cuộc đấu tranh cho một Việt Nam Tự Do Dân Chủ. Nói gì thì nói, chưa ai dám lấy nón cối chụp lên đầu ông Ánh. Không ai phủ nhận rằng ông Ánh cũng mong muốn và nỗ lực vận động cho nước Việt Nam có dân chủ, dân Việt Nam được tự do, người Việt Nam được sống như những con người, không bị cường quyền chà đạp, không bị thế giới khinh khi. Không ai có thể chối cãi rằng tiếng nói của những người như ông Ánh trong diễn đàn quốc hội Mỹ là thuận tiện và vô cùng cần thiết cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Một chữ ký của ông Ánh trong cương vị dân biểu Hoa Kỳ có giá trị hơn cả chục ngàn chữ ký của những người tầm thường như bạn, như tôi ký trên những bản thỉnh nguyện thư. Một lời phát biểu của ông trước diễn đàn quốc hội Hoa Kỳ có trọng lượng hơn hàng chục cuộc biểu tình, hàng trăm bản tuyên cáo…. Bởi vậy, nếu ông Cao Quang Ánh không còn trong quốc hội Mỹ nữa, thì đối tượng chịu thiệt thòi nhất chính là công cuộc đấu tranh để giành lấy quyền làm người cho dân Việt Nam, giành tự do dân chủ cho đất nước Việt Nam. Loại ông Cao Quang Ánh khỏi trong quốc hội Mỹ, kẻ vui mừng nhất không ai khác hơn là tập đoàn cộng sản Việt Nam, những kẻ tàn ác với dân, ươn hèn với giặc.
Brussels, ngày 19/03/2010.
© Kim Nguyên
I wish you the very best, Dear Congressman Ánh, you are hundred times better than the people criticizing you.
I know, it is a very, very tough position that you are in! Be brave, do your very best.
I sent you a check as I promised.
Ô Cao Quang Ánh đã làm mất đi một cơ hội hiếm có cho tự do dân chủ ở VN. Phải chi Ô. Ánh biết lợi dụng và can đảm bỏ phiếu thuận cho việc cải tổ bảo hiểm y tế của nước Mỹ thì bây giờ chính quyền của Ô Obama sẽ trả ơn cá nhân cho Ô. Ánh. Chẳng hạn như trả ơn Ông Ánh bằng cách ép VN về vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo cho VN. Ông Obama mà lên tiếng mạnh mẽ công khai thì chính phủ VN sẽ đau đầu đấy ! Dường như Ông Ánh chưa biết làm chính trị. Làm chính trị là phải nắm lấy thời cơ và phải biết trao đổi.
Hết hơn 50% người Việt sống ở Mỹ là xin Medicaid (bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Mỹ), nhưng Ông Ánh lại bỏ phiếu chống lại luật này. Đại đa số người VN ở Mỹ là được hưởng nhiều quyền lợi nhất từ luật cải tổ y tế này. Đây là một cái mâu thuẫn của Ông Ánh với cử tri người Việt tại Louisana.
Chao Cac Ban
Toi dong y voi quan diem of Kim Nguyen, co khi nao nguoi viet hai ngoai of chung ta nghi sau xa hon mot chut rang “AI SE LA NGUOI CO LOI ? NEU CHUNG TA KHONG UNG HO VA CHI TRICH DAN BIEU CAO QUANG ANH” cau tra loi tat nhien la CONG SAN VIETNAM roi
Tôi đánh giá cao những nhận định của Ô. Ánh và tôi tin cách phát biểu của Ô. Ánh chắc chắn được giới tri thức trong nước ủng hộ bởi vì lời phát biểu đó phản ánh một cách chính xác những gì đang diễn ra trong nước, mặc dù những lời phát biểu đó nghe rất không “vừa tai” những người Hải ngoại.
Thời gian ông ở VN không nhiều và trong bối cảnh thông tin ở Hải ngoại về Việt Nam thường phản ánh thiếu khách quan và bị “xào nấu, chế biến” theo những mục tiêu của người đưa tin mà Ô. đưa ra những nhận định như vậy thì phải nói Ông là một người rất có lập trường. Tôi thấy quan điểm của Ô. Ánh cũng khá gần gũi với quan điểm của Ô. Jim Webb (thượng viện), chứng tỏ các nhà lập pháp Mỹ có cả một đội ngũ cố vấn làm việc rất công tâm.
Đúng như Ô Ánh nhận định, người dân không có hạn chế gì về tham gia buôn bán, kinh doanh, nhưng nếu tham gia các hoạt động chính trị thông qua các tổ chức đối lập với nhà nước luôn phải đối mặt nhiều khó khăn – điều này chẳng có gì là lạ cả ở hầu hết các nước. Bất chấp các phản đối của những người dân chủ, chính quyền VN coi đây là nguyên tắc hàng đầu, vì họ đang được nhiều tổ chức quốc tế ủng hộ điều này, cho rằng sự ổn định chính trị là một ưu điểm về môi trường kinh doanh ở Việt Nam, và đây là lý do tại sao đầu tư nước ngoài vào VN vẫn gia tăng mạnh mẽ trong nhiều năm qua. Hơn nữa, nhiều nhà đầu tư còn cho rằng sẽ có một cuộc chuyển vốn từ Thái Lan sang Việt Nam do họ thấy mệt mỏi với cái gọi là áo xanh, áo đỏ ở đất nước chùa vàng này quá rồi.
Cách tiếp cận của Ô. Ánh là hoàn toàn hợp lý, và điều này đã được chính phủ Mỹ theo đuổi đó là gây dựng một thế hệ lãnh đạo mới theo quan điểm dân chủ. Tôi nghĩ Ô Ánh là một người có tầm nhìn chiến lược, và tất nhiên quan điểm này thường là không phù hợp với những nhà dân chủ hiện nay luôn đặt mình vào các “ghế nóng” về dân chủ và chính trị ở Việt Nam – một cách tiếp cận không khả thi.
GÌ CŨNG ” SÌ ”
Việt nam ta có nhiều thoí ” gì cũng cươì ” hay gì cũng ” sì ” thích ” sì ” mê ” sì ” ghiền “sì ” “sì ” từ trong máu , trong truyền thống , một loạI si đa bẩm sinh . mà các tay lái súng đã nhận bản lý lịch xịn ” job ” bảo vệ tổ quốc hay chắc ăn hơn lý lịch 3 đơì vô sản u mê bảo vệ ” hòa bình thế giơí ”
bao giờ còn những bản lý lịch ba đơì u mê thấy gì cũng ” sì ” này thì đừng bao giờ hy vọng vàO quê hưƠng caí goị là tổ quốc .
ÔI VIÊIT NAM QUÊ HƯƠNG TÔi ! ngày mơí lớn .
Tôi đồng ý với ý kiến của tác giả Kim Nguyên. Chúng ta hãy tiếp tục ủng hộ dân biểu Ánh, Ông Ánh có thời gian làm dân biểu cũng chưa lâu, và tôi thấy ông cũng đã cố gắng rất nhiều trong việc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền cho VN. Tôi nghĩ, chúng ta hãy thông cảm cho vị trí công việc của ông hiện tại. Ở vị trí dân biểu, ông không thể phát biểu như chúng ta phát biểu về tình hình nước VN dưới chế độ cộng sản được. Dù ông là người gốc Việt, nhưng ông là dân biểu của Hoa Kỳ, thì trước tiên ông phải bảo vệ lợi ích của nước Mỹ nói chung trước, sao đó mới tới người Việt trong nước.
Bà dân biểu L.Sanchez bỏ công lui tới Việt Nam nhiều lần trong hàng chục năm, gặp gỡ đầu này, chống chỗ nọ cũng không đưa tình thế nhân quyền và dân chủ khá hơn một tấc nào. Huống là một Dân Biễu tò te như DB J. Cao , Một DB Cao chứ muời DB Cao thì cũng vậy.
Mới cách nay vài tháng bà DB Sanchez thú nhận : ” Phải làm sao thay đỗi chính sách Hoa kỳ đối với VN. ” Chính sách này phải đuợc luỡng đãng cùng nhau lập và thoả thuận từ khi rút ra khỏi VN , bí mật tiếp Trung Quốc, mời TQ chiếm Hoàng Sa(1974) , rút khỏi Hãi cãng Subic và Clark tại Phi , sau đó để TQ đoạt Truờng sa , công bố vùng biên luỡi bò. ..
Nòi đến vấn đề có kích thuớc tầm cở như thế là để thấy cái hạn chế cuả DB Cao .Tuy nhiên,điều DB Cao có thể đóng góp là biền sự nguỡng mộ cuả nguời Việt hãi ngoại để qui tụ
kẻ hiền, đoàn kết tập hợp trong một phong trào ,tập trung sức mạnh tổng hợp nhằm đối phó CSVN và tìm hiễu để chuyễn hoá chính sách Hoa Kỳ mà hiện nguời Việt
chưa ai hiễu rõ. Thưc hiện đuợc như vậy thì mới mong phong trào lớn mạnh mà tính chuyện mong thay thế CSVN. Nếu không , chĩ còn cách là yễnm trợ mạnh mẽ cho phong trào dân chủ trong nuớc giành lấy quân đội để tạo những coup d’état .
Nhưng , một nỗi thất vọng đã sớm đến cộng đồng Việt hải ngoại như Bác Bình Minh nhận định chính xác :”Chuyến đi của DB Ánh qúa rõ ràng là 01 chuyến đi ”áo gầm về làng”.Cho gia đình biết rằng ông là DB thực tế, rành rành.Nhưng là một ” dân biễu thiếu bản lảnh.”
cong san bay gio tinh vi hon roi, nhat la noi co cong dong nguoi Viet dong dao nhu o Hoa ky, cho nen chung ta hay can than. Toi dong tinh ung ho voi y kien cua nguoi Viet va di nhien rang kong ung ho voi nhung nguoi phan doi ong Cao, hay lam gi do de ung ho ong Cao de duy tri tieng noi nguoi Viet o Capitol di chu. Dung phan doi nhung gi ong ta phat bieu tai Viet nam, ma hay thong cam cho ong ta phat bieu tren cuong vi cua mot nuoc Hoa ky, chu khong phai cong dong nguoi Viet. Di nhien nhu toi da noi o tren, cong san co the len loi vao ca dien dan nay de tiep tuc gay chia re cong dong nguoi Viet voi ong Cao cung co the xay ra day. CAc ban doc nen canh giac nhe. Mong su dong gop cua cong dong nguoi Viet hai ngoai chung ta.
Vietnamese Americans can do nothing for his second term. He’ll win or lose is based on the Republican Party support, but he lost a trust with his party when he supported the health care reform.
I do not agree with many of the assessment reasoning that without Mr.Cao, the Vietnamese American will not have an effective voice in the US Congress. This is a very naive, and immature assessment.
It’s neither hard nor difficult to have an effective voice – if you need any thing, or want to voice your political endeavors; all we need to do is to call or send letter to your congressman, be him or her of non-Vietnamese descendants.
In the meantime, Mr. Cao should be very shameful – for he had condemned the indegenous Vietnamese by what he said while in Vietnam.