WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bài học nhân quyền tại tòa Bạch Ốc 5/3/2012

Phái đoàn và tòa Bạch Ốc hôm 5/3

Câu nói của Tổ tiên người Việt bảo “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” qủa không sai với cuộc họp “đi lạc hướng” tại Toà Bạch Ốc ngày 05 tháng 03 năm 2012 giữa 165 người Việt Nam được chọn thay mặt cho trên 100 ngàn chữ ký vào Thỉnh nguyện thư yêu cầu Tổng thống Barrack Obama không nới rộng quan hệ thương mại với Việt Nam chừng nào chính quyền Cộng sản tiếp tục vi phạm nhân quyền và kiến nghị Chính phủ Mỹ áp lực Hà Nội trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho những người tù chính trị và đấu tranh cho dân chủ, tự do.

Tại sao vậy?

Bởi lẽ, theo nguồn tin có thẩm quyền thì Cuộc họp đã diễn ra ngòai tầm kiểm soát của những người đi vào Bạch Ốc, kể cả Nhạc sỹ Trúc Hồ và Ban Giám đốc của Đài Truyền hình SBTN (Saìgòn Broadcasting Television Network) là những người đã có sáng kiến kêu gọi người Việt ký vào Thỉnh nguyện thư gửi Tổng Thống Obama và Quốc hội Mỹ.

Nhạc sỹ Trúc Hồ, Giám đốc đài SBTN tiết lộ trong một chương trình phỏng vấn dài 1 giờ từ Hoa Thịnh Đốn tối 6-3 (2012) là qua trung gian, ông đã nhờ Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành của tổ-chức Boat People S.O.S., giúp liên hệ với Tòa Bạch Ốc để trao Thỉnh nguyện thư cho Tổng thống Obama nên đã có Cuộc họp tại Eisenhower Executive Office Building-South Court Auditorium ngày 05-3-2012.
Tuy nhiên có những vấn đề cơ bản và then chốt dưới đây đã bị Văn Phòng Tiếp Cận Cộng Ðồng (Office of Public Engagement) gạt ra ngòai nghị trình, trước khi Phái đòan người Việt vào Bạch Ốc mà không có lời giải thích, khiến cho phiá Nhạc sỹ Trúc Hồ hòan tòan bị đặt vào những việc đã rồi không kịp trở tay.

Nguồn tin này nói rằng, Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng và vài người Việt liên hệ và Văn phòng Sáng Kiến Tòa Bạch Ốc Về Người Mỹ Gốc Châu Á Thái Bình Dương của Tòa Bạch Ốc (Initiative on Asian Americans and Pacific Islanders ) đã thỏa thuận ban đầu là:

- Có 4 diễn gỉa người trẻ Mỹ gốc Việt được chọn để nói “có sách, mách có chứng” cho Tòa Bạch Ốc biết lý do tại sao họ quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, mặc dù có người sinh ra ở Mỹ.

- Vào chi tiết, mỗi người sẽ nói ngắn gọn chừng 5 phút hay dài hơn chút về các vấn đề:

- 1) Tù Chính trị.
- 2) Tù lương tâm.
- 3) Các quyền Tự do căn bản của người dân bị tước đọat.
- 4)Vần đề tự do Tôn giáo bị đàn áp, ngăn cấm.

Chương trình có bài bản này được coi như phản ảnh tinh thần và nội dung Bản Thỉnh nguyện thư của trên 100 ngàn chữ ký của mọi tầng lớp và thành phần trong xã hội, và tương xứng với lòng mong đợi “ngàn năm một thuở” của tập thể 1 triệu 500 ngàn người Việt ở Mỹ.

Tuy nhiên, không biết ai đã ra lệnh cho họ hay có “bàn tay phù thủy” nào đã “đạo diễn” từ trong bóng tối mà Chương trình này đã thay đổi vào giờ chót để đi lạc đề.

Thay vì có thuyết trình của 4 diễn gỉa thì Bạch Ốc chỉ muốn thực hiện một Cuộc “thảo luận bàn tròn” với 3 người trẻ : Cindy Đinh (đại diện Hội Đồng Nhân Quyền Cho Việt Nam), Billy Lê (chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên) và ca sĩ Quốc Khanh, được cử thay mặt anh em Nghệ sỹ của Trung tâm ASIA để yêu cầu can thiệp cho đồng nghiệp của họ, Ca-Nhạc sỹ Việt Khang bị bắt ở Việt Nam ngày 23/12/2011 vì đã sáng tác 2 Bản nhạc ái quốc “ Việt Nam Tôi Đâu” và “Anh Là Ai”.

Nội dung hai Bản Nhạc ái quốc nhiệt thành của Việt Khang đã gây xúc động cho hàng triệu con tim từ Việt Nam ra nước ngòai khiến Nhạc sỹ Trúc Hồ, Giám đốc Đài Truyền hình Sàigòn Broadcasting Television Network (SBTN) và Trung tâm Nhạc ASIA phát động chiến dịch lấy chữ ký gửi cho Tổng thống Obama và Quốc hội Hoa Kỳ để xin can thiệp cứu Việt Khang, đồng thời đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam.

Diễn gỉa thứ 4 dự trù ban đầu là anh Nguyễn Xuân Hùng ở Dallas, một người trẻ có tinh thần đấu tranh, đã bị lọai khỏi danh sách.

Cô Tuyết Dương,Cố vấn về dân quyền và di trú thuộc Sáng Kiến Tòa Bạch Ốc Về Người Mỹ Gốc Châu Á Thái Bình Dương, làm điều hợp viên để “phỏng vấn” 3 người trẻ được chọn.

Tuy nhiên, theo một số người Việt có mặt thì những câu hỏi của Cô Tuyết Dương, phần lớn “không ăn nhập gì” đến Thỉnh nguyện thư của người tị nạn do đó cuộc gặp gỡ giữa cộng đồng với Tòa Bạch Ốc trở nên “nhạt nhẽo” và mất thời giờ làm buồn lòng nhiều người.

Ngòai ra ý kiến ban đầu là Tòa Bạch Ốc cũng muốn được biết tại sao nội dung 2 Bản Nhạc của Việt Khang đã có sức mạnh tạo thành một phong trào quần chúng người Mỹ gốc Việt đông đảo ký tên vào Thỉnh nguyện thư nên đã có người đề nghị 2 Bản Nhạc này sẽ được các Ca sỹ của ASIA trình bầy tại buổi họp.

Đề nghị này cũng bị bác bỏ mà ASIA không hay!

Cũng có tin chưa được xác nhận nói rằng đã có người “mách” với Tòa Bạch Ốc rằng hai Bản nhạc của Việt Khang có nội dung chống Trung Cộng nên kế họach trình diễn khó được thực hiện để tránh “phức tạp ngọai giao với Bắc Kinh” cho Hoa Kỳ.

Ngòai ra nội dung thư mời của Văn Phòng Tiếp Cận Cộng Ðồng Tòa Bạch Ốc cũng có những điều không được thực hiện tại buổi họp.

Chẳng hạn như trong Thư ngày 28/02/2012, họ viết :”We are pleased to invite you to join Obama Administration officials in a discussion about diaspora engagement, human rights and global partnerships.

This meeting will give participants the opportunity to share their ideas with the Administration and better understand the Administration’s policies and programs. The feedback from this meeting will inform the work of the Administration as it moves forward to engage and partner with the Vietnamese American community.”
Tạm dịch : “ Chúng tôi hân hạnh mời (Ông,Bà) cùng tham dự với các viên chức của Chính quyền Obama để thảo luận rộng rãi về sự tiếp cận, nhân quyền và đối tác tòan cầu.

Cuộc họp này sẽ tạo cơ hội cho những tham dự viên chia sẻ ý kiến với Hành pháp và hiểu rõ hơn về các chính sách và chương trình của Hành pháp. Sự góp ý của cuộc gặp gỡ này sẽ giúp cho công tác của Hành pháp có cơ hội tiến tới các cuộc tiếp xúc và hợp tác với Cộng đồng người Mỹ gốc Việt.”

Nội dung này đã gây ra nhiều hy vọng trong cộng đồng người Việt trước khi họ có mặt ở Bạch Ốc nên khi có những việc xẩy ra ở phòng họp không phản ảnh đúng với thư mời khiến nhiều người “ngơ ngác” nhìn nhau mà không biết tại sao?

Đã thế, trong Thư thông báo lần hai ngày 01/03/2012 của ông Eddie Lee, đồng Giám đốc Văn phòng Tiếp cận Cộng đồng, người ta thấy nội dung thảo luận được “lái” sang “những người Lãnh đạo trẻ Việt Nam”.

Thư này báo cho những người được vào Bạch Ốc biết rằng: “The briefing will include a welcome from Administration officials, updates from young Vietnamese leaders on diaspora communities, a panel of human rights and global partnership experts, and a presentation from the White House Initiative on Asian Americans and Pacific Islanders.”

Tạm dịch: “ Cuộc trình bầy sẽ gồm có lời chào mừng của các viên chức Hành pháp, bổ túc từ các nhà lãnh đạo trẻ người Việt về nét đa dạng của các cộng đồng, một ủy ban về nhân quyền và các chuyên viên về đối tác tòan cầu, và một tường trình của Văn phòng Sáng Kiến Tòa Bạch Ốc Về Người Mỹ Gốc Châu Á Thái Bình Dương.”

Việc làm “trống đánh xuôi kèn thổi ngược này” phù hợp với sự thay đổi trên màn ảnh đại tuyến trưng ra trước mắt mọi người.

Theo lời Nhạc sỹ Trúc Hồ nói trên SBTN tối 6-3 thì khi ông bước vào phòng họp, ông rất ngạc nhiên, tưởng mình đi lộn phòng khi thấy màn ảnh viết nguyên văn: “White House Briefing with National Vietnamese American Leaders” (Cuộc Thuyết trình (của) Tòa Bạch Ốc với những Lãnh tụ người Mỹ gốc Việt).

Trúc Hồ hỏi cô Tuyết Dương rằng liệu mình có đi lạc không, nhưng sau khi cho biết đây chính là phòng đón những người đến vì bản Thỉnh nguyện thư thì Trúc Hồ đã không hài lòng.

Giám đốc SBTN nói ông đến với tư cách là một công dân để trao Thỉnh nguyện thư chứ ông không phải là một Lãnh tụ Cộng đồng, do đó Tòa Bạch Ốc đã đổi hàng chữ trên màn ảnh thành “White House Briefing with Việtnamese Americans”.

Một hồi lâu, theo lời Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch Nghị hội người Việt là người tham dự cuộc họp thì màn ảnh lại bất ngờ được đổi là “White House Briefing with Young Vietnamese American Leaders” (Cuộc thuyết trình (của) Bạch Ốc với các Lãnh tụ trẻ người Mỹ gốc Việt).

Giáo sư Bích nói việc làm của Bạch Ốc “khá lúng túng”.

Đấy là chưa kể ông Eddie Lee, xếp của cô Tuyết Dương lại viết trong Thư gửi mọi người ngày 1/3 rằng đây là “Cuộc thuyết trình của Tòa Bạch Ốc dành cho các Lãnh tụ Cộng đồng người Mỹ gốc Việt” (White House Briefing for Vietnamese American Community Leaders)

Tóm tắt lại là mọi chuyện đều “không danh chính ngôn thuận”, đảo lộn tùng phèo mọi ý nghĩa đích thực của sự có mặt của 165 người Việt là vào Tòa Bạch Ốc để nghe các viên chức Chính quyền Oabma nói về quan điểm của Bạch Ốc với Bản thỉnh nguyện thư của trên 100 ngàn người Việt về nhân quyền Việt Nam.

Nhưng những lời hứa và câu trả lời của các viên chức Bạch Ốc và Bộ Ngọai giao cũng chĩ “chung chung”, hay “biết rồi khổ lắm nói mãi” khiến cho nhiều người không hài lòng, dù ai cũng nhìn nhận đây chỉ là bước đầu tiên của cuộc trường chinh đi “khai sơn phá thạch”.

Vậy câu hỏi là ai đã “tiếp tay” cho Bạch Ốc để thay đi, đổi lại Chủ đề cuộc thảo luận và với mục đích gì mà khiến cho Nhạc sỹ Trúc Hồ và Nghệ sỹ Việt Dzũng của SBTN đã phải tức giận bỏ phòng họp ra đi trước khi kết thúc?

Nhạc sỹ Trúc Hồ nói ông rất buồn. Nghệ sỹ Việt Dzũng coi việc làm của Bạch Ốc không đáng được trân trọng vì tinh thần và chữ ký của trên 100 ngàn người Việt Nam đã bị xúc phạm.

Việt Dzũng đã được vỗ tay nồng nhiệt của 700 người tại bữa ăn tối ngày 5/3 : “Nếu ông Obama không muốn nhận thì chúng ta đem số phiếu đó đến cho người khác.”
Cuộc tiếp xúc bên trong Eisenhower Executive Office Building-South Court Auditorium của 165 đại biểu không hòan toàn thỏa mãn người tham dự là điều dễ hiểu.

Bởi vì đã có những người lợi dụng Phong trào Quần chúng đấu tranh này cho quyền lợi riêng tư đảng phái và tổ chức của họ nên không ai ngạc nhiên khi thấy có một số người được mời nhưng không vào Bạch Ốc như trường hợp Bác sỹ Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Ủy ban yểm trợ Cao trào Nhân bản và Ca-Nhạc sỹ Nguyệt Ánh.

Hai người này đã ở bên ngòai tham gia vào cuộc biểu dương lực lượng của hàng trăm người khác tại Công viên La Fayette, đồi diện với Bạch Ốc.

Riêng Trúc Hồ thì ông đã nói đi nói lại nhiều lần trên SBTN rằng ông không làm chính trị, không thuộc bất cứ tổ chức hay đảng phái nào mà ông chỉ là một người dân bình thường và muốn làm những việc bình thường như mọi người cho Nhân quyền Việt Nam.

Nhưng Trúc Hồ lại không biết rằng những người dân hiền lành, chất phác và những người nghệ sỹ “thẳng ruột ngựa” thường dễ sa vào cạm bẫy khi họ không tỉnh táo để vô tình làm tổn thương đến những cụ già trên 90 tuổi, có nhiều cụ ngồi xe lăn, cho đến em bé mới 3 tháng tuổi có mặt trong cuộc biểu dương ở Công viên La Fayette, trong giá lạnh cắt da ngày 5-3 (2012).

Đây có lẽ là một bài học không chỉ riêng cho Trúc Hồ mà còn cho tất cả những ai còn muốn đấu tranh cho Nhân quyền Việt Nam mỗi khi họ nhớ đến ngày 5 tháng 3.
Bởi vì đấu tranh không phải là cuộc cờ ngắn hạn, và đã đánh cờ thì không nên nghĩ rằng đánh trăm trận sẽ không thua trận nào.

Chỉ đáng tiếc là cái giá trả cho bài học nhân quyền ở Bạch Ốc ngày 05-03 (2012) qúa đắt vì những hành động “không chính danh” đã làm phương hại đến đại cuộc. -/-

Phạm Trần
(03/012)

52 Phản hồi cho “Bài học nhân quyền tại tòa Bạch Ốc 5/3/2012”

  1. Tien Pham says:

    Xin có vài ý kiến thô thiển:

    1. Người Mĩ rất thực tiễn. Họ luôn luôn đặt quyền lợi của quốc gia vào hàng tối thượng.

    2. Họ cổ võ cho nhân quyền, nhưng kô bao giờ xúi dục (coerce), ra mặt, người dân ở 1 xứ sở nào đó vùng lên, nổi dậy đòi nhân quyền. Người dân xứ nọ phải tự mình đấu tranh, rồi mới được sự ủng hộ của họ. Ở đây, xin được phân biệt rõ là, họ có thể gây sức ép để 1 chính quyền độc tài ở xứ nọ phải tôn trọng nhân quyền, và việc tiếp tay xúi dục người dân xứ nọ đòi nhân quyền, là 2 việc có bản chất khác nhau, tuy rằng các hiện tượng đó đều có 1 sự tương đồng nào đó.

    Có những người, như người Trung Đông chẳng hạn, cho rằng chính phủ Mĩ dùng 2 tiêu chuẩn (double standards), và do đó là 1 người đạo đức giả. Những người này kô để ý tới điều kiện 1, là điều tiên quyết có, nếu kô muốn nói là luôn luôn có, tính cách quyết định.

    Với vấn đề TNT cho VK (và nhân quyền cho VN), quyền lợi của HK bị tổn hại:

    1. Họ cần VN ngả theo họ trong ván bài đối chọi với TQ. Nếu họ ủng hộ NVHN (ra mặt) thì sợ VN ngã vào vòng tay TQ! Họ có đối chọi với TQ, là cũng vì và cho quyền lợi của họ. Nếu các quyền lợi của họ được thoả mãn, họ sẽ lờ đi các việc khác, bất kể tới các quyền lợi của “đồng minh”.

    2. Người Mĩ gốc Việt kô “có thớ” bằng người trong nước trong phương diện đấu tranh đòi nhân quyền và dân chủ. Nói 1 cách giản dị cho dễ hiểu, theo nhãn quang của người Mĩ, những gì NVHN mong mỏi và đấu tranh cho những người trong nước, kô hẳn là những gì dân VN mong muốn. Muốn có được hiệu quả, người Việt trong nước phải làm cái đầu tàu. Qua “channel” đại sứ Mĩ. Ý kiến của ông đại sứ cho TT Mĩ có nhiều trọng lượng hơn là ý kiến của khối NVHN.

    3. Theo như điều số 1, HK mong có 1 đất nước “ổn định” để đầu tư và phát triển. Đối với HK, kô gì bằng có “liên hệ” với những xứ độc tài, vì những nhà độc tài của những xứ này sẽ “dập” người chống đối, duy trì sự tồn tại của họ, và theo sau đó là “sự ổn định” xã hội.

    Đa số NVHN theo lập trường của đảng CH, có lẽ vì đảng CH tích cực chống cộng! Tôi cho điều này là dại! Ủng hộ cho bất cứ đảng nào chịu quan tâm tới những mong muốn của chúng ta. Ở xứ mà lá phiếu là 1 sức mạnh, nên xử dụng nó 1 cách khôn ngoan. Đảng CH hay DC cũng nằm trong cái vòng kim cô số 1 và 2 mà thôi!

    Bài học (về tự lực cánh sinh của) VNCH còn đó, đừng quên.

  2. Ai làm chính trị?

    Người Mỹ quan niệm rất rạch ròi. Chính trị là lĩnh vực của chính trị gia. Lĩnh vực thuộc đảng phái chính trị hoạt động. Chính trị như vậy liên quan tới chính quyền, chính sách và chính thể.

    Vì thế, một cá nhân gọi là muốn làm chính trị, cá nhân đó bó buộc phải qua trường lớp đại học về các môn liên quan như Hành Chánh Công Quyền, Luật, Khoa Học Chính Trị v.v…
    Học xong, anh/chị đó phải thực tập, thiện nguyện trong các ngành của chính phủ.hay các hiệp hội chuyên môn luật pháp. Thời gian trui rèn, học hỏi thêm và gây tín nhiệm. Đi từ thấp lên cao dần dần. v.v…

    Nhạc sĩ Trúc Hồ nhiều lần xác nhận ông chỉ là một nhạc sĩ, không làm chính trị. Điều đó đúng 100%. Cứ xét xem việc làm của ông với tổ hợp Asia và SBTN thì rõ.Tui nghĩ, cá nhân ông NĐThắng cũng vậy thôi. Ông là người điều hành tổ chức BPSOS/ một tổ chức bất vụ lợi và phi chính phủ. Thế thôi (nếu tôi không lầm?)

    Tui không tin nếu cuộc vận động ký tên vừa qua được một tổ chức bởi một chính đảng nào đó (?) kêu gọi, mà thu thập được chữ ký nhiều như vậy.
    Chính vì chổ nó không bó hẹp vào chính trị nên kết quả người dân mới động lòng và đoàn kết như vậy.

    Tóm tắt :

    TNT We the People phải tiến hành theo con đường mà Hiến Pháp Hoa Kỳ đã cho : người dân thu thập chữ ký, bày tỏ sự bất bình về chính sách nào đó. Chính phủ có nhiệm vụ xem xét lại chính sách đó và điều chỉnh cho nó thích nghi hơn.

    Ở đây không có đấu tranh cái gọi là chính trị gì cả cho nước VN. Đó là trách nhiệm của công dân nước VN.
    Nói đúng hơn, dân chúng Mỹ trao TNT cho những nhà chính trị chính quyền đại diện của mình, thay mình làm… chính trị ! Dân Mỹ yêu cầu chính phủ Mỹ.

    Việc sơ xuất trong tiếp đón, nếu có chỉ là chuyện bình thường. Đó là sơ suất từ phía người mời là Tòa Bạch Ốc. Nó không làm thay đổi con số chữ ký của TNT và thay đổi chủ đề của TNT rất rõ ràng trên trang nhà Tòa Bạch Ốc:

    STOP EXPANDING TRADE WITH VIETNAM AT THE EXPENSE OF HUMAN RIGHTS !

    Chấm dứt mở rộng giao thương với VN vì sự trả giá đắt của nhân quyền !

  3. Freedom of petition – Tự do đưa thỉnh nguyện là 1 trong 5 quyền tự do căn bản được Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo vệ.
    Người công dân Mỹ có quyền thu thập chữ ký để bày tỏ thái độ bất bình -grievances.
    Và phía chính phủ cả 3 ngành Lập,Hành và Tư Pháp phải xem xét và có thể sửa đổi lại- redress chính sách .

    Freedom of petition rất quan trọng. Nó là một sinh hoạt dân chủ tiêu biểu cho nước Mỹ.
    Tùy vào số chữ ký mà chính phủ sẽ đặc biệt lưu tâm xem xét lại chính sách. Con số 150,000 chữ ký là một trong những con số khổng lồ trong lịch sử thu thập chữ ký tại Mỹ. Rất quan trọng. Nó có thể làm thay đổi chính sách buôn bán với VNCS vì tình trạng đàn áp nhân quyền ở đó đang diễn ra rộng lớn.

    Chú ý :

    Không phải chỉ có Hành Pháp và Lập Pháp là tiếp nhận petition. Cơ quan Tư Pháp cao nhứt là Tối Cao Pháp Viện cũng có thể tiếp nhận, trong trường hợp Lập Pháp và Hành Pháp vi phạm việc xem xét và điều chỉnh chính sách theo TNT. Việc này, cần sự theo dõi chuyên môn luật pháp. Giả dụ, Hành Pháp và Lập Pháp Hoa Kỳ không làm gì cả về ý kiến cúa số lượng chữ ký 150,000 người công dân, chúng ta có thể đệ đơn lên TCPV nhờ phán xét. Nhưng đó là chuyện lớn. Tui hy vọng Hành và Lập Pháp Mỹ sẽ có đáp ứng thích hợp cho người dân.

    http://www.uscourts.gov/EducationalResources/ClassroomActivities/FirstAmendment/FreedomOfPetition.aspx

  4. Tòa Bạch Ốc sẽ hồi đáp như thế nào? Chừng nào thì hồi đáp?

    The White House Reviews and Responds
    Once the petition reaches the required threshold, it will be put in a queue to be reviewed by the White House. Others can still sign the petition while it is awaiting a response from the White House. When the White House responds, everyone who has signed the petition will get email from the White House to let you know that we’ve reviewed and responded to the petition.

    https://wwws.whitehouse.gov/petitions#!/how-why/introduction

    Toà Bạch Ốc đang xem xét TN, nhưng phải theo thứ tự với các TNT khác
    Người ký tên sẽ nhận được email hồi đáp từ Toà Bạch Ốc
    Trong thời gian này chờ đợi, vẫn có thể vào tiếp tục ký tên

    Chú ý:
    Thời gian 1 tháng là thời hạn để đạt túc số. Sau 1 tháng, nếu đã đạt túc số thì chờ xem xét. Trong thời gian xem xét thì vẫn tiếp tục ký tên được vì hồ sơ của TNT trên trang web chưa đóng.
    ______

    Việc phái đoàn vào Tòa Bạch Ốc là chỉ để trao TNT không hơn không kém.Con số chữ ký cao là một thế mạnh. Chả có gì thành công hay thất bại tại chổ này cả. Đừng mong gì hơn, việc gì cũng phải có thời gian.

    Trước đây tui đã từng đưa ý kiến : việc đòi thả tù nhân của VN là công việc chính của người dân VN. Người công dân Mỹ chỉ có thể yêu cầu chính phủ của mình “stop mở rộng giao thương” với CSVN vì lý do đàn áp nhân quyền rộng lớn. Vì đó cũng chính là đức lý của dân tộc Hoa Kỳ. Never deal with terrorists; no trade at the expense of human rights.

    Thử hỏi, nếu bây giờ 150,000 người ở VN biểu tình đòi thả tù chính trị, thì sức mạnh đó mạnh hay chính phủ Hoa Kỳ lên tiếng qua ngoại giao, mạnh?

    Ls Đổ Phủ trình bày về công việc sắp tới của TNT – We the People
    http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-slams-us-human-rights-act-3-9-12-142042213.html

  5. D.Nhật Lệ says:

    Phải bi quan mà nói rằng việc trao TNT.có nhiều ‘bình loạn’ qúa vì tưởng lầm tác dụng to lớn,có vẽ lý tưởng
    hóa một sự kiện bình thường của những đầu óc thiếu thực tế,cứ lơ lửng ở trên mây.
    Thật ra,cộng đồng VN.và chính quyền Mỹ đang tìm cách cộng hưởng lợi ích với nhau,hay nói thẳng thừng là lợi dụng lẫn nhau nhưng mỗi bên có thế đứng khác nhau.Obama Mỹ muốn áp lực CV.hay VC.nhượng bộ về nhân quyền để bán vũ khí và xích lại gần chiến lược ngăn chận TC.của Mỹ nên đã bắn tiếng về việc đón phái đoàn của cộng đồng.Chính việc cố ý loan báo sớm sủa và công khai như vậy đã khiến VC.phải tìm cách giới hạn việc này bằng vận động ngoại giao ở sau hậu trường.Không việc gì có thể thành công
    nếu bị tiết lộ hay bị đối phương biết trước.Đó là sự thật.
    Thành thử,chính quyền Mỹ qua Obama không thể đích thân tiếp phái đoàn mà cho đại diện của ông làm.
    Dù thế,tôi vẫn cho là cộng đồng đã thành công với số chữ ký đạt kỹ lục như vậy chắc chắn 2 đảng DC.và
    CH.phải quan tâm,không thể coi thường đến lá phiếu của cử tri gốc Việt.
    Chúng ta nên tự biết mình,biết người.Chính quyền nước nào mà không phục vụ cho lợi ích của nước
    mình đâu,Mỹ cũng thế thôi.Vấn đề quan trọng nhất phải tâm niệm là đấu tranh cho dân chủ cần phải kiên trì,không ai lo cho nước Việt hơn chính người Việt.Điều nữa,cũng quan trọng không kém là cảnh giác
    những thành phần bất hảo vì nhân sự kiện này chúng đang cố gắng thực hiện vai trò gây chia rẽ ! Chưa
    chi mà có kẻ to mồm đổ lỗi lung tung,một kiểu tung hỏa mù nhằm làm nản lòng cộng đồng !

    • Trung Kiên says:

      Đồng ý với nhận định trên đây của bạn D.Nhật Lệ

      Theo tôi thì đây là một “Sự Kiện Lịch Sử” vì;

      - Chưa bao giờ có một TNT với —> 149,225 chữ ký như thế!

      - Chưa bao giờ Toà Bạch Ốc tiếp đón một phái đoàn tới 200 người Mỹ gốc Việt!

      - Chưa bao giờ có sự đồng thận cao (cả trong nước lẫn hải ngoại) như việc TNT vừa rồi!

      Qua những tin tức cho thấy, số lượng người ký TNT ồ ạt và tinh thần của người Việt lên cao, khiến cho cả Toà Bạc Ốc lẫn BTC (Trúc Hồ và Nguyễn Đình thắng) lúng túng, trở tay không kịp, không sắp xếp kịp chương trình theo chủ đích…nên mới có những lủng củng trong buổi tiếp đón hôm 5/3/2012.

      Đây cũng là bài học để đời…Cần phải rút tỉa kinh nghiệm cho những lần tới…

      Thiển nghĩ…Chỉ có “tấm lòng với Quê Hương” thôi thì chưa đủ! Đấu tranh mà thiếu chính chính trị và cách tổ chức…thì khó mà đạt được mục đích!

      Rất mong NS Trúc Hồ và TS nguyễn Đình Thắng hãy đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, và cần có một ban tham mưu (cố vấn) từ các cộng đoàn, tôn giáo và đảng phái…

      Người ta (Mỹ hay bất cứ ai) cũng chỉ có thể “cộng tác”, làm việc với một tổ chức có “lãnh đạo” (có uy tín), chứ không ai làm việc với một tập thể ô hợp, không người đứng đầu (không có lãnh đạo), đúng không?

  6. Le Thai says:

    Bình tỉnh ! Vận động chính trị là một trò chơi lạnh lùng chứ không phải là một giao dịch tình cảm. Người Mĩ vốn thực dụng, cái thực dụng vốn đã thấm sâu vào máu của họ cũng như nhân nghĩa trong máu người Á Đông. Với người Á Đông chết vì nghĩa là cao cả nhưng người Mĩ thì việc đó là vô ích. Họ có thể hy sinh để cứu người là vì bản tính hào hiệp, quả cảm vốn có của họ chứ không phải vì nghĩa khí. Họ không có khái niệm VÔ GIÁ mà quan niệm của họ là: TRẢ ĐÃ ĐÚNG GIÁ CHƯA. Cho nên chiến dịch TNT với chúng ta là một “biến cố lịch sử” nhưng với họ có lẻ chỉ là một sự kiện, một sự kiện đặc biệt, thế thôi. Phản ứng của họ bình thản, điềm tỉnh (rất chuyên nghiệp) là chuyện dễ hiểu, trong tâm trạng phấn khởi háo hức mà chạm phải thái độ này sẽ có cảm giác bị thờ ơ. Muốn có một thái độ, một phản ứng đúng tầm chúng ta cần đặt mọi chuyện lên bàn cân.
    1.- Chúng ta có trên dưới 140,000 chử kí và có thể có nhiều trăm ngàn lá phiếu nhưng đừng bao giờ quên còn 3 trăm triệu công dân khác mà bất cứ ông Tổng Thống nào của nước Mĩ cũng phải có bổn phận chăm sóc cho quyền lợi cho họ. Trong bàn cờ thế giới, nhân quyền cho Việt Nam chưa nặng bằng kho dầu hoả Trung Đông. Giá xăng dầu ở nước Mĩ cấp thiết hơn tự do cho một anh nhạc sĩ ở một xứ sở xa xôi. Nhắc chuyện này không phải là tự ti mà muốn chúng ta tuy phấn khởi cũng cần bình tỉnh để xác định đúng vị trí của mình, từ đó đưa ra những yêu sách hợp lý.-những yêu sách không mâu thuẩn với quyền lợi của nước Mĩ – Cọng đồng chúng ta chưa đủ để… “cắn ngay một miếng lớn” mà cần phải chẻ nhỏ mục tiêu và kiên trì vận động từng “mảnh nhỏ”. Chậm nhưng chắc từ từ chúng ta sẽ “nuốt” hết những thứ ta muốn.
    2.- CSVN dù xấu xa tàn tệ đến đâu thì chúng vẫn đang là “chủ nhân ông” của VN hiện tại. Mĩ là một nước dân chủ, muốn gì thì cũng phải thương lượng với họ chứ không thể ra lệnh cho họ. Mà đã nói thương lượng thì phải có thời gian và quyền lợi cho cả đôi bên, không ai dám cầm chắc thương lượng sẽ thành công nhất là thương lượng với những thể chế độc tài. Huống chi Việt Nam hiện nay cũng rất cần cho chiến lược của Mĩ ở Biển Đông. Thỏa yêu cầu của người Mĩ gốc Việc và bảo đản quyền lợi của nước Mĩ đòi hỏi một giải pháp mềm dẽo và tiệm tiến. Tránh né một cam kết, một khẳng định mạnh mẽ cho yêu cầu của TNT từ giới chức Nhà Trắng không có gì mâu thuẩn. Không cam kết không có nghĩa là bỏ lơ. Không làm được việc lớn họ sẽ làm việc nhỏ, ít ra cũng cứu được Việ Khang. tôi tin thế. Dựa vào đâu ? Người Mĩ vốn thực dụng mà, số phiếu của cọng đồng ngưòi Mĩ gốc Việc tuy ít nhưng không phải không cần.
    Về phía chúng ta, để tiếng nói có trọng lượng hơn chúng ta cần đi vào 3 cuộc vận động;
    - Vận động giới trẻ, phải tin tưởng và trao trách nhiệm cho giới trẻ, hãy để cho giới trẻ lên tiếng, các cụ chỉ nên hổ trợ tinh thần mà thôi. Ai cũng mong dân chủ và tự do cho Tổ quốc nhưng tiếng nói của các cụ đã lạc điệu vì không tạo được sự đồng thuận từ quốc nội và kém ảnh hưởng đối với chính giới.
    - Vận động các cọng đồng bạn (H’mong, Tây Tạng, Cuba, Lào, Miên…). Mỗi cọng đồng thì tiếng nói lạc lõng, liên hợp lại tôi tin tình hình sẽ khá hơn.
    - Vận động dân bản xứ: Nếu một người Việt chúng ta có thêm một người bạn bản xứ, tiếng nói của chúng ta sẽ mạnh gấp đôi. Thay vì tốn tiền vận động treo “ảnh bịt miệng cha Lý”, ảnh Việt Khang… trên các xa lộ thì nên in thật nhiều các ảnh đó cở nhỏ (bằng tờ giấy photocopy) thôi, rồi vận động chị em làm nail. làm tóc treo trong tiệm của họ, các anh cắc cỏ in trên xe của họ, (bất cứ dịch vụ nào có khách hàng bản xứ) rồi ân cần giải thích cho khách hàng khi khách hàng tò mò muốn biết.
    Mưa dầm thấm đất, làm được 3 cuộc vận động này ta có thể “nhất hô bá ứng”… Thất bại lần này có thể là điều may cho chúng ta nếu chúng ta biết học nó.

    • Bần-Nông says:

      Thưa bạn, tôi rất đồng thuận các điểm bạn đưa ra. Mong rằng những điều nầy sẽ đến tay anh Trúc-Hồ & BTC TNT. Với những điều trên + phương hướng làm việc trong thời gian tới mà anh Trúc-Hồ trã lời phỏng vấn RFA thì tuyệt. Anh Trúc-Hồ nói mình ko phải là nhà chính trị, nhưng ở tư thế nầy anh ko làm cũng ko xong. Mong anh cố gắng cẩn thận từng bước đi vào chính giới Mỹ. “Vụt tốc bất đạt”, hãy bình tỉnh trên mọi vấn đề. Thân ái…

    • Tân Mão says:

      Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả bài này.
      Ở trời Châu âu tôi có gặp 1 trường hợp. Khi tôi đi khám nha khoa, bác sỹ nha khoa thấy tôi là người Châu á- Việt Nam. Anh ta mở điện thoại cho tôi xem bức ảnh mà anh chụp được ở bến xe Bus và hỏi nguyên do sao lại có tờ rơi ghi: “Hoàng Sa & Trường Sa là của Việt Nam”. Tôi ngạc nhiên và giải thích cho anh ta hiểu vì sao. Nhưng trong đầu lại không biết “ai hay tổ chức” nào là tác giả việc này, dù sao cũng rất hoan nghênh.

    • Trung Kiên says:

      Ý kiến của bạn Le Thai rất đáng hoan nghinh!

      Cần phải có kế hoạch, có phương thức tổ chức, luôn triển khai những thành công của mình. Những “tiêu cực” (nếu có) chỉ nhìn thoáng để rút kinh nghiệm, không nên bàn rộng tán dài, mất thời gian và lạc mục đích!

      Theo tôi, một Thỉnh Nguyện Thư với 149’228 chữ ký là một kỳ tích, một thành công lớn, cuộc họp mặt của 200 NVHN ở Toà Bạch Ốc là một “sự kiện lịch sử”!

      Hãy rút kinh nghiệm cho lần sau…chắc chắn sẽ thành công to lớn hơn nữa!

      TẤT CẢ CHO NHÂN QUYỀN VIỆT NAM!

  7. Hương says:

    140.000 chữ ký. Số chữ ký đáng kể và đoàn người đó hãy kéo đến UB nhân quyền của LHQ và những cơ quan quốc tế khác. Chỉ cần gây tiếng vang cũng đủ.

    • xoathantuong says:

      Con số người ký đã lên tới 149,221 – gần tới 150 ngàn người.

  8. Người Buôn Mộng says:

    Thật đáng tiếc (cho nỗ lực vận động), và dễ giận (về hành xử kiểu “treo đầu heo, bán thịt chó” của các viên chức đại diện Tòa Bạch Ốc)!

    Hình như trong số người phối hợp (chứ không phải là Viet American leaders, theo NS Trúc Hồ) chỉ có TS Nguyễn Đình Thắng hài lòng về kết qủa buổi tiếp xúc.

    • An Observer says:

      At least one good thing results: It appears that cô Tuyết Dương’s – who used to work for TS Nguyễn Đình Thắng – role shines.

      * * *

      White House Press Release:

      Vietnamese American Community Members Gather at the White House

      On March 5, 165 Vietnamese American community members from thirty states across the country gathered at the White House for a briefing on important issues such as the promotion of human rights, global partnerships, and opportunities for Vietnamese abroad. Participants heard from various federal officials, including Dr. Quintan Wiktorowicz, Senior Director for Community Partnerships at the National Security Council, Michael Posner, Assistant Secretary for the Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor, Thomas Debass, Director of Global Partnerships, and Eric Barboriak, Acting Director for Mainland Southeast Asia in the Bureau of East Asia and Pacific Affairs.

      The participants were welcomed to the briefing by WHIAAPI Advisor Tuyet Duong, who reflected on this important event in her blog, Partnerships for Human Rights, Here and Abroad.

      Partnerships for Human Rights, Here and Abroad
      Posted by Tuyet G. Duong on March 08, 2012 at 09:04 AM EST
      http://www.whitehouse.gov/blog/2012/03/08/partnerships-human-rights-here-and-abroad

      On Monday, the White House Office of Public Engagement organized a briefing for 165 Vietnamese Americans from 30 different states who work across diaspora communities in order to promote human rights, global partnerships, and opportunities for Vietnamese abroad.
      This briefing celebrated the unity and diversity of the Vietnamese American community. Briefing participants expressed the desire to elevate the “everyday” Vietnamese American, the nail salon worker, the bus driver, the post office worker, the fisherman, or the thousands of individuals who work hard day after day, but continue to pay close attention to the affairs of their homeland, Vietnam. These are the communities that our President is fighting for through his work on healthcare reform, creating jobs, and strengthening the economy during this make or break moment for the middle class.
      Quintan Wiktorowicz, Senior Director for Community Partnerships at the National Security Staff, in his remarks, emphasized how fortunate we are as a country to have communities that can organize and mobilize around important issues to make a difference, and how this is an American trait. He noted that when he talks to foreign audiences they are amazed at the empowerment of our diaspora communities and their fundamental “can do” attitude towards solving problems. This is part of the American experience going back hundreds of years. It is the uniqueness of American civil society.
      Dr. Wiktorowicz also described three levels of relationships with communities: trust building; engagement (listening and exchanging ideas); and partnership. The briefing for the Vietnamese American community demonstrated the Administration’s commitment to partnership with the community, which involves rolling up our sleeves and working together to solve tough problems. Dr. Wiktorowicz eloquently connected the struggle for rights abroad to the American experience for every audience member, who can take those ideas back to their own communities.
      Participants were also briefed by a panel of State Department speakers addressing the issue of human rights in Vietnam. This panel’s distinguished speakers included Assistant Secretary for the Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor, Michael Posner, Director of Global Partnerships, Thomas Debass, and Acting Director for Mainland Southeast Asia in the Bureau of East Asia and Pacific Affairs, Eric Barboriak.
      Assistant Secretary Posner noted that human rights issues are a key component of ongoing discussions with Vietnam. Our State Department panelists stressed that the United States continuously engages Vietnam on human rights through many different channels, including the annual U.S.-Vietnam Human Rights Dialogue.
      This dialogue was an important first step in strengthening the government’s diaspora engagement efforts. America hosts the largest population of Vietnamese outside of Vietnam. According to the 2010 Census, there are over 1.55 million Vietnamese residing here in the United States; this is a 38% increase in numbers since 2000.
      This is a growing community that has made important contributions to America’s economy, arts, culture, and society. Moving forward, these conversations add tremendous value to the federal government’s efforts to augment human rights, health, education, and improving the quality of lives of Vietnamese communities here and abroad.
      Tuyet G. Duong serves as Advisor on Civil Rights and Immigration for the White House Initiative on Asian Americans and Pacific Islanders.

  9. David Nguyen says:

    Người Mỹ gốc Mỹ không có gì phải học hỏi trong lúc đến tòa Bạch Ốc. Chính phủ Mỹ đã học một bài học bất bgờ rằng “Nếu họ tiếp tục không hỏi ý kiến của người Mỹ gốc Việt để đối phó với những chính sách đối phó Việt Nam, học sẻ ngạc nhiên bị loại ra khỏi chức vị khi đến ngày bầu cử” Họ sẻ thấy rằng nhóm người Mỹ gốc Việt này sẻ hoạt động mạnh mẻ và năng động khi ngày bầu cử gần kề. Chính phủ CSVN sẻ cẩn thận hơn khi đàn áp người Việt tại Việt Nam hay giở những trò lén lút phá hoại tại các quốc gia mà người Việt tị nạn. Vì áp lực mạnh về chính trị sẻ làm chính phủ tại địa phương ra tay mạnh đối với những tên CS nằm vùng hay những tên vì quyền lợi mà hùa theo với VC. Đây là phát súng báo hiệu rằng người gốc Việt trên thế giới đã trưởng thành trong bài học dân chủ và cách xữ dụng nó và không thể bị làm ngơ!

  10. Dao Cong Khai says:

    Cái này có khác chi Hội Nghị Paris 1968-1973, Harriman suốt ngày chỉ lo đi đêm với Nguyễn Thị Bình, chứ đâu muốn đòi hỏi cho nguyện vọng hoà bình công bằng mà Mỹ và Đồng Minh mong muốn.

    Đây là bài học mới cho những người VN còn vẫn tin tưởng vào thiện chí của chính phủ Mỹ… Tụi nó chỉ lo giành nhau cái ghế tổng thống thôi. Xương máu và hy sinh của lính Mỹ mà tụi nó còn chưa coi ra gì, thì làm sao quý vị dám hy vọng tụi nó quan tâm tới những người Mỹ gốc Việt.

  11. Minh says:

    Nhạc sĩ Trúc Hồ và BTC làm chuyện này là động chạm đến cái BÔ TÀU ! Xin thưa với các ngài trong BTC “TNT” ,là các ngài toàn là hạng chuyên đi BUÔN MỘNG !! Khổ nỗi thằng TÀU nó đã buôn trước các ngài từ ” phia” ! Mộng đã thành sự thực ! nó nuốt VN hết trọi lấy đâu các ngài buôn .. !!!

  12. ut Em says:

    Đi vận động chánh trị mà thiếu Tâm Lý Chánh Trị . Lần sau nếu có cuộc vận động tương tự cho Việt Nam tôi đề nghị các anh chị đừng nghĩ là biểu dương tinh thần bằng cách mang nhiều cờ vàng VNCH càng nhiều càng tốt . Trên chiến tuyến Ngoại giao có thể chánh phủ họ không muốn bị cờ VNCH xen lẫn vào gây khó khăn nên mới có vấn đề treo đầu heo bán thịt chó vào giờ chót

Leave a Reply to An Observer