Tố Hữu: 16 năm từ “thơ hiền” tới thơ “khát máu”
(Kính tặng gia đình anh Đoàn Văn Vươn nhân ngày Quốc tế lao động 1.5)
Hôm 20/04/2012, tôi đọc bài chuyên khảo của tác giả kí tên Người Sưu Tầm (NST): “Nghi án” về bài thơ khát máu của Tố Hữu’’ trên badamxoe của nhà văn Phạm Thành (…), bất giác liên tưởng tới một bài thơ rất’’Hiền’’ – phải nói rất ’’thương tâm’’ – tựa đề Người Về của chính nhà thơ Tố Hữu viết về người nông dân bị bọn cường hào ác bá địa phương, được chính quyền Thực dân – Phong kiến dung dưỡng cấu kết nhau cướp đất, cướp nhà của dân lành bằng cách: Bẫy, ép, vu vạ, dựng tội… bắt người chủ đất bỏ tù để thực hiện mục đích đen tối của chúng: Cướp đất!.
Bài Người Về (1) được Tố Hũu làm từ năm 1941, thể thất ngôn, 32 câu, 8 khổ, diễn tả khoảnh khắc ra khỏi nhà tù về với gia đình của đối tượng. Đến nay Người Về (NV) đã 71 năm tuổi (1941 – 2012).
Còn bài thơ – (theo NST cũng của Tố Hữu) – có những câu:
“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt
…”
Người Về viết năm 1941, còn bài ’’Giết…giết’’ có thể ra đời trong Cải cách ruộng đất (khoảng 1955 – 1957). Hai bài thơ do một người viết, có khoảng cách thời gian gần 20 năm (1941 – 1957), mà khác xa nhau về chủ đề, tính nhân văn, lòng nhân ái và chất lượng nghệ thuật…
Khổ thơ thứ nhất của NV miêu tả lúc nhân vật – người nông dân – ’’cởi áo xanh’’ (áo tù) – trên đường về nhà mình:
Rồi một hôm nào cởi áo xanh
Hết xiềng, hết xích hết roi canh
Nghiêng vai trút nhẹ đơi giam cấm
Anh lại là anh của gia đình !
Ra khỏi cổng nhà tù, lòng anh trào dâng niềm xúc động với bao kỉ niệm thời thơ ấu, kỉ niệm của lúc chưa vương vào vòng lao tù, giờ trở ra, ấn tượng vẫn còn nguyên vẹn….trước hết là’’con đường quê’’, ngôi nhà tranh vách đất, rặng tre già thân thuộc:
Đây nẻo đuờng quen tự bé thơ
Tre thân ngoắt ngọn ý mong chờ
Bếp nhà ai khói lam lên đó
Có phải nhà anh tự thuở xưa?
Hình ảnh ngôi nhà lúc chiều, đi làm đồng về, vợ nấu cơm cho anh và các con ăn bữa tối. Khi xưa, mái nhà lợp bằng rạ. Đốt rạ, thổi lửa nấu cơm, khói bay lên len qua kẽ hở của rạ gianh lợp, bốc lên không trung, tạo ra làn khói mầu lam, bay nhè nhẹ lan tỏa trên nóc nhà gây cho anh niềm thương nhớ vợ và các con, kích thích tiếp dòng suy tư:
Có lẽ con anh lớn lắm rồi
Chúng đang đùa ngịch hét vang cươi (sân)
Anh về chắc chúng ngừng vui lại:
Bỡ ngỡ rồi la – Cha, cha ơi!
Nối tiếp theo là hình ảnh của người vợ thân yêu:
Và vợ anh đang thổi lửa chiều
Run mừng quẳng đũa, bỏ nồi niêu
Hai hàng tóc xõa xanh không búi
Ôm lấy anh mà khóc, giận, yêu…
Mải đắm chìm trong kí ức xa xưa và niềm mơ ước hiện tại, vui chân, anh đã đến trước ngõ – nơi cổng nhà, nhưng bây giờ anh giật mình vì không thấy cảnh xưa, anh ngợ ngác:
Nhưng ngõ nhà xưa đã tới đây
Cột sơn đã đuổi liếp tre gầy
Bảng mờ ai khắc tên lên đó
Anh thấy sao như kẻ lạc loài!
Tuy ngờ vực, anh vẫn muốn bươc vào tìm hiểu xem chuyện gì đã xẩy ra sau mấy năm bị oan khuất?
Chợt đàn chó ở trong lao ra, sủa vang:
Chân muốn vô, song lại ngập ngừng
Chó nhà đâu đã sủa người dưng
Anh nhìn len lén vườn cau mới
Và tấm bình phong đứng lạnh lùng
Tuy lũ chó không làm anh sợ, nhưng cũng làm anh phân tán suy tư…đột nhiên anh thốt lên lời – khăng định:
Không, chính xưa anh ở chốn này
Tre già còn đó, miếu còn đây
Lòng bâng khuâng mải, ôn ngày cũ
Chợt tiếng người đâu: Chú hỏi ai?
Quá khứ và hiện tại mờ…chồng… như đoạn phim quay chậm cứ dồn dập kéo đến, hiện ra…rồi tắt ngấm bằng câu hỏi phũ phàng, kéo anh trở lại thực tại đầy chua xót:
Anh hỏi nhà anh!
- Không phải đây !
Rồi thôi quay đóng cửa then gài
Để ngoài sương gió chiều mưa lạnh
Bên khóm tre già, khách đứng ngây!
Đúng – đây chính là nhà anh!
Những dấu ấn xung quanh – khóm tre già, ngôi miếu cổ, con đườn quê quen thuộc mà anh đã đi – vẫn đó, còn cổng vào và ngôi nhà đã không phải nhà của anh. Vậy ai chiếm mảnh đất, ngôi nhà? Vợ con anh chúng đã đuổi đi đâu? Anh đứng chết lặng, bật lên lời: Chao ơi! Chỉ vì tham mảnh đất do tổ tiên để lai, anh dùng sưc khai phá… bọn lòng lang dạ sói đã không từ thủ đoạn tàn ác nào nhằm chiếm đất, phá nhà, đẩy anh vào tù, đuổi vợ con anh lang thang phiêu bạt nơi nào? Trong đầu xuất hiện câu hỏi: Lẽ nào chỉ vì lợi – quyền – tiền, bọn chúng vu cho anh tội – ’’Bị bọn Cộng sản – xúi giục – làm phản’’ – để đưa anh vào tù rồi rảnh taychiềm đoạt ruộng vườn, tài sản của anh, trong khi trên thực tế, anh không hề làm điều gì sai trái… Vậy thì còn đường nào để đi, ngoài cách tự nguyện làm theo lời khuyên của nhà thơ Ma- rát:
Người ta lớn bởi người ta cúi xuống
Hỡi nhân dân hãy đứng thẳng người lên! (2)
Rồi câu thơ của nhà thơ Pháp – Pốt chiê (3) – lấy làm lời cho bài Quốc tế ca – lại vang lên làm lòng anh sôi sục:
’’Vùng lên!
Hỡi các nô lệ ở thế gian!
Vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn…’’
20.4.2012
© L.X.Q
© Đàn Chim Việt
—————————————-
(1) . Người Về – Tố Hữu viết năm 1941, in trong tập Từ Ấy cùng với hơn 2 chục bài mà điển hình : Dậy mà đi, Hai đứa bé, Đi đi em, Hãy đứng dậy v.v…
(2) – Ma rat ngươi xứ Ma rốc(1743 – 1793): Một trong những nhà lãnh đạo cách mạng tư sản Pháp, tham gia ủy ban cứu quốc thời kì Công ươc quốc dân (Chú giải của Tố Hữu trong tập thơ Từ Ấy – nxb Văn học 2003).
(3) – Pôt chiê – nhà thơ công nhân thời công xã Paris . Một bài thơ vủa ông đươc lấy làm lời cho bài quốc tế ca của những người cộng sản Quốc tế …
Bác Tố Hữu có nhiều tài, đa dạng lắm. Ngoài tài làm thơ cách mệnh như “từ ấy trong tôi bừng nắng cực”, bác còn làm kinh tế kế hoạch cho cả nước nữa.
Sau sự nghiệp kinh thế kế hoạch của bác Tố Hữu, bộ chính trị đổi hẳn đường lối quản lý kinh tế: nhằm phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, với định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thật là kinh thế: từ nến kinh tế xã hội chủ nghĩa nắng cực tiến lên kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa với định hướng xã hội chủ nghĩa tối thui chẳng biết đâu mà mò.
Nhắc đến Tố Hữu, người ta không thể quên được những vần thơ khác máu lại mang tính nô bộc. Cho dù có mang những bài ” thơ hiền” cái thời ông ta chưa biến thành con quỹ Dracula hút máu người ra bình thì cũng chả tác dụng gì cả . Người ta không thể thưởng thức được khi biết bài thơ đó là của con quỹ Dracula .Nói chung những bài thơ khát máu đọc lên nghe rỡn da gà mà lại thật buồn cười vì bản thân nó không dấu được cái nét hèn hạ đến phát …tội nghiệp !
Trong giấc mơ có một ngày lạ lẫm
Từ ngàn xưa chưa lạ thế bao giờ
Mây mù, mưa và nắng vàng trộn lẫn
Thú thay người thống trị khắp muôn nơi
Nào chuột đồng đã béo tròn no đủ
Cũng hòa chung khúc hát reo mừng
Kìa thánh thần đã ban cho thuốc quý
Uống vào đi mà bước tới tương lai
Nghìn cái đẹp đã trở thành vô nghĩa
Cái đẹp kia đích thực ở trong đầu
Của loài cáo, không hề mơ vớ vẩn
Nhưng có thừa sức mạnh của khát khao
Don Quichotte gầy còm, mang kiếm gãy
Để cối xay đánh trúng, hất tung rồi
Ôi hiệp sĩ cứu trần gian thuở ấy
Áo rách bươm không cứu nổi chú bê con
Một ngày lạ và nhiều ngày lạ nữa
Sẽ trở thành năm tháng để mà quen
Niềm chân thật sẽ không thành dối trá
Khúc ca vui, khắc khoải phía trong lòng.
THƠ TÁM CHỮ
Thơ tám chữ người gieo chừng cũng khá
Đọc lên sao như nhức nhối trong hồn
Dòng nhạc điệu vẻ tuôn trào rất lạ
Nghe tưởng chừng như ngàn lá lao xao
Trời đất đó trận mưa rào trong nắng
Vàng tơ ươm trong gió thổi dạt dào
Chút vần điệu đây cầu mong mang lại
Cho cuộc đời như một thoáng chiêm bao
Hoa và lá cùng gió ngàn bất tận
Người với người luôn bao nỗi khát khao
Trái tim lẻ đã trôi vào dĩ vãng
Nhân tình kia như sóng đánh lao xao
Thơ xao động tựa lá bèo giạt nước
Phím đàn rung ngàn mạch sóng tuông trào
Đời lạc quan hay bi quan yếm thế
Ánh bình minh hòa lẫn giữ ngàn sao
NON NGÀN
(18/5/12)
Tố Hữu:một vết nhơ trong lịch sữ của những người làm thơ Viêt nam! Cả một đời chỉ biết “quì mòn sân trướng phủ”. Đốn mạt!
NGHỆ THUẬT THI CA TRONG THƠ TỐ HỮU
Thơ trước hết là ngôn ngữ của nghệ thuật. Không có ngôn ngữ mang tính nghệ thuật thơ chẳng ra ra mà chỉ là vè. Lúc ấy thà là đọc một đoạn văn xuôi lại càng hay hơn kiểu thơ loại đó.
Thơ như vậy nói chung có hai yếu tố đặc trưng : yếu tố nội dung và yếu tố hình thức.
Yếu tố nội dung là cảm xúc, tình cảm, ý tưởng hay tư tưởng của thơ. Trong yếu tố nội dung này tất nhiên cảm xúc phải thật, tình cảm phải mang tính nhân văn, trong sáng. Ý tưởng của thơ phải mang tính sáng tạo cao, và tư tưởng của thơ dĩ nhiên phải sâu lắng, độc đáo, tức mang tính riêng tư và độc lập.
Yếu tố hình thức tức mọi cái gì dễ nhận thấy bên ngoài nhất của thơ : ngôn từ, âm điệu, nhạc điệu, bút pháp, thể loại thơ, nghệ thuật diễn tả, tạo tác hay sáng tạo về mặt ngôn từ, ý tưởng trong thơ. Một bài thơ hoàn chỉnh như vậy đòi hỏi phải hoàn chình từ ngôn từ, ngữ điệu, phong cách, từ câu thơ cho đến toàn bài thơ. Trong tính cách người làm thơ không thể để có sạn trong thơ. Một câu thơ chỉ cần một ý vụng, một từ ngô nghệ, một cách diễn đạt non yếu, đã là làm hỏng cả câu thơ đó. Một bài thơ chỉ cần có một câu thơ xoàng xỉnh, kém cỏi, không không thể còn là một bài thơ hay hoặc có giá trị. Chính nghệ thuật thơ hay thẩm mỹ thi ca luôn luôn đòi hỏi cao như vậy nên làm thơ là khó, không phải là dễ. Bởi làm thơ khó nên người làm thơ hay trở nên một nhà thơ, một thi sĩ, thậm chí một thi hào. Tác phẩm toàn bích, hoàn hảo như vậy có thể vượt thời gian, không gian, không còn hạn hẹp trong bất kỳ khung cảnh nhỏ hẹp, riêng biệt nào nữa. Trái lại người làm thơ dở, đọc thơ phán chán, thực chất chỉ là anh thợ thơ, người bắt chước chơi thơ, làm thơ, không phải nhà thơ từ bản chất, từ cốt tủy. Chính nội dung lẫn hình thức như nói trên luôn quyết định về giá trị của thơ và giá trị của nhà thơ chính là như thế.
Trong toàn bộ cái nhìn và đánh giá như vậy, thơ có thể làm chơi hay làm thật. Thơ làm chơi đó là thơ của nhà thơ thật. Làm chơi bởi vì coi thơ như một chỗ chơi đùa mang tính nghệ thuật. Có nghĩa làm thơ như kiểu lấy đồ trong túi. Trái lại làm thơ thật, là những người sính làm thơ để mong ước mình cũng được gọi là nhà thơ, mình cũng thành được một nhà thơ. Kiểu làm thơ thật này chính là kiểu mày mò, tìm vần lựa chữ, chọn ý một cách lao tâm khổ tứ mà luôn luôn không đạt được chất thơ tự nhiên, giá trị, bên trong nội dung cũng như hình thức bên ngoài. Đó chính là những kẻ cố tình làm thơ, rị mọ hay cố rặn ra thơ. Thơ làm thật như vậy lại trở thành thơ không có thực chất, kém cỏi hay không có ý nghĩa và giá trị.
Tất nhiên, nhà thơ thật sự cũng rất nhiều khi làm thơ thật. Thơ thật đây là thơ có ý hướng, có mục đích, có ý nghĩa nhằm thể hiện hay sáng tạo về một chủ để, một đề tài, một cảm xúc, một mục tiêu nào đó mà nhà thơ cần thực hiện. Những đối tượng đó thật sự luôn luôn cần thiết, tự nhiên và phong phú vô cùng. Nên
thơ có thể là thơ tình cảm thương yêu, tình cảm nhân văn, tình cảm xã hội, nhưng cảm xúc ngoại cảnh hay thiên nhiên nào đó. Nói chung lại, nhà thơ làm thơ cốt yếu để giải tỏa cho mình, để sáng tạo cho mình, không phải để mua danh hảo hay chuốc tiếng khen chê của những người khác ở đời. Nói khác đi thơ chủ yếu là một nhu cầu cá nhân nhưng có lợi cho xã hội, không bao giờ là một nhu cầu xã hội nhằm có lợi cho cá nhân. Loai thơ thứ nhất là thơ theo cách sáng tạo thật, còn loại thứ hai là thơ nhằm biểu hiện cái tôi tầm thường, xoàng xỉnh nào đó tất nhiên chủ yếu là về mặt nghệ thuật, vì mục tiêu nghệ thuật. Nên cũng có thể nói thơ chính yếu là nghệ thuật vị nghệ thuật. Đó là nền tảng không thể thiếu hay yêu cầu thiết yếu nhất để thơ phục vụ nhân sinh mà không khi nào ngược lại. Bởi không có thực chất ý nghĩa hay giá trị, mọi sự hay cái gọi là phục vụ cũng chẳng có công dụng, tác dụng bất cứ thế nào.
Từ những nền tảng chung như thế, mọi người có ý thức thơ ca thật sự đúng nghĩa và những đánh giá tầm cao cũng như hiểu biết, đều thấy thơ Tố Hữu không có gì đặc biệt, hay thậm chí còn gọi được là nhiều mặt rất non yếu và thậm chí còn khá nhiều tệ lậu nữa. Nói khác đi, người ta có thể thấy được mười bài thơ của Tố Hữu chỉ có thể gọi là hay được vài bài. Một bài thơ được gọi là hay của Tố Hữu có thể nói đúng chỉ hay được vài câu. Một câu thơ hay của Tố Hữu, nhiều khi chỉ hay có một vài từ. Nên nhìn chung thơ của Tố Hữu rất nhiều khi gượng gạo, giả tạo, không tự nhiên, kém phong phú về nhiều mặt, nội dung cũng như hình thức. Cách suy nghĩ trong thơ của Tố Hữu nói chung là theo vết mòn, theo công thức, nhiều khi giống thợ thơ, kiểu công nhân thơ, gắng gượng sáng tác mà rất ít biểu lộ như một nhà thơ thật sự phong phú về mặt nghệ thuật sáng tạo cũng như nội dung tư duy sáng tạo. Nói cho đúng ra năng khiếu thơ của Tố Hữu chẳng có gì xuất sắc mấy, trình độ nhận thức của nhà thơ về mọi mặt cũng không phải cao, nên chất lượng kiến thức hay văn hóa nói chung như thế rất ảnh hưởng, quy định, hoặc quyết định phần lớn giá trị nghệ thuật cũng như tư tưởng, tình cảm của thơ Tố Hữu.
Nên có thể nói ngắn gọn, Tố Hữu không hề hay không bao giờ là nhà thơ lớn đúng nghĩa. Nhiều người thổi phồng thơ Tố Hữu vì đó là mục đích chính trị thường tình mà không hề đó là ý thức văn học nghệ thuật đúng nghĩa cần thiết cho con người và xã hội. Bởi lẽ nghệ thuật thơ và ý thơ của Tố Hữu phần lớn chỉ bình thường, thậm chí tầm thường, nhiều bài gần như nôm na, rất kém bút pháp nghệ thuật về thơ kể cả tâm hồn sáng tạo. Tố Hữu thật sự gần giống với một anh lính nghệ thuật, một cán bộ thi ca, không giống với nhà thơ đúng nghĩa có tinh thần và ý thức thơ hoàn toàn độc lập hay sáng tạo như một nhu cầu không cưỡng lại được của một cá nhân nhà thơ thật sự.
Cụ thể, không cần khảo sát hết toàn bộ sự nghiệp thơ của Tố Hữu. Cũng không cần phải phân tích hết mọi bài thơ của Tố Hữu. Chỉ cần xem hai bài được giới thiệu như trên, bài thơ “Người Về” và bài thơ về “Cải cách ruộng đất” hay “Đấu tố” được viện dẫn ở trên, cũng thấy hết mọi cái xoàng xỉnh, thậm chí khát máu và nịnh bợ, kém cỏi trong cái được gọi là sự nghiệp thơ ca cách mạng của nhà thơ “danh tiếng” Tố Hữu như thế nào rồi.
Đại Ngàn (Võ Hưng Thanh)
17/5/2012
NẦY ÔNG TỐ HỮU!
Nếu như bài thơ đó:
Bài thơ: “Chào Xuân 99!”(*)
Không để tên tác giả
Và xoá bỏ đi vài đoạn:
Đừng ca ngợi Hồ và đừng nhắc chi tớí đảng
Thì lại là một bài thơ hay
Đáng cho vào văn học sử
Nhưng không
Đây là bài thơ của một tên ngoa ngôn xảo ngữ
Một tên điếm văn nghệ
Giỏi nghề điếu đóm xum xoe
Lừng danh nhờ tài ngợi ca những tên đồ tể
Như Hồ Chí Minh
Như Xít ta lin…
Lại nói đến “đất nước nghĩa tình”
“Lương tâm đạo lý”!
Thứ văn chương đánh đĩ
Chẳng chút ngượng miệng ngượng mồm
Cứ hót như loài vẹt
Cả nước Việt Nam ai mà không biết
Tố Hữu thợ thơ
Chuyên viên làm vè để suy tôn cái ác
Làm thơ lục bát
Để xưng tụng cáo Hồ, Lê Nin, Mao Mác…
Yêu si mê tên cuồng sát Xít ta lin
Lại thắc mắc:
“Sao gần xa cái ác cứ rình”?
Nầy ông Tố Hữu
Ông lại giả vờ hay ông chẳng thông minh?
-Cái ác nằm ngay trong óc tim những người Cộng Sản
Ông vịt vờ hay là ông đang mê sảng?
Mà tụng mãi những câu thần chú không linh của già Hồ
Thiên tài bịp bợm
Mấy chục triệu dân Việt Nam
Từ bé đến già
Người người đều ghê tởm:
“Xoá sạch bất công”?!
Bằng mã tấu dao gươm
Với xích xiềng, lao tù, ngục tối !
“Trọng đức tài”?!
Là ăn cướp giữa ban ngày
Chẳng chút nương tay
Là đẩy cá bơi rừng, xua chim lội biển?
Nầy ông Tố Hữu:
Ai hô hào giai cấp đấu tranh?
Ai khuyến khích căm thù chém giết?
Lại tự phong mình là “tinh hoa dân tộc”!
Ai là “rồng”? Ai là “rắn độc”?
Thì làm chi có “hạnh phúc chung”?
Làm chi có “xã hội người hiền”?
Dưới bóng đêm Cộng Sản!
Nầy ông Tố Hữu:
Ông “không (còn) hơi sức (để) khơi dòng thẳng”
“Đến năm hai ngàn”
Rứa là may cho dân cho nước Việt Nam
Nếu ông “còn chút phù sa”
(Là tích tụ của hận máu lệ, oán xương da)
Thì “gắng bồi” cho Bắc Hàn, Trung Cộng, Cu Ba…
Bởi dân Việt Nam đã quá kinh sợ:
(Xin tha!)
Làm sao có thể:
“Người người là bạn”?!
Với những kẻ cuồng điên Cộng Sản:
Như Hồ Chí Minh!
Như Xít- ta- lin!
Hoặc như ông: Tố Hữu!
3- 4- 1999
(*)Bài thơ “Chào Xuân 99!” của Tố Hữu đăng trên “Văn Nghệ Tết Kỷ Mão” là một bài thơ uốn lưỡi giả trá, trái hẳn những bài thơ hô hào đấu tố, thúc giục chém giết trước kia, nhưng cũng không quên tán tụng đảng, ca tụng Hồ. Những chữ trong ngoặc kép là chữ trong bài thơ của Tố Hữu.
Thơ điếu Tố Hữu
Khen thay khéo chọn cái tên Lành
Che đậy tâm tà dưới bí danh
Bán nước giặc Hồ xưng Ái Quốc
Phò gian Tố Hữu gọi Kim Thành (*)
Thi nô sặc sụa lời nâng đội
Bút nịnh đầm đìa giọng máu tanh
Tang lớn bởi may còn đảng trị
Miệng đời khó thoát tiếng “ô danh!”
20- 12- 2002
(*) Tố Hữu tên là Nguyễn Kim Thành, Lành là bí danh. Chết ở Hà Nội ngày 19/12/2002
BBT: Đề nghị góp ý ngắn gọn
Ngày xưa có Tố Hữu , ngày nay có Hữu Thỉnh , những văn nô thời XHCN !!!
Xem tượng trời đã giơ ra trước – Còn hung hăng bạc ngược quá xưa – Cuồng phong cả sớm liền trưa – Đã đờn cửu khúc còn thơ thi đề. [Sấm Trạng]
Văn nô bồi bút văn công vũ múa cùng hoà nhịp xúi dục sự thể tàn ác: giết người giật của, huỷ bỏ văn hoá, trù dập trí thức.
Chả biết ông tác giả L.X.Q viết bài này để “kính tặng gia đình anh Vươn” hay là để bình giải và bốc thơm một bài thơ “hiền” của Tố Hữu ?
Nhưng mà càng đọc thì càng thấy – tổng thể – tác giả chỉ hết lời ca tụng bài thơ “người về” của Tố Hữu, một bài thơ mà nội dung không có liên quan nhiều đến chuyện gia đình anh Vươn bị đảng cs đánh cướp , có chăng là tác giả trích bài thơ “giết, giết nữa” nói về việc đảng cs cướp đất của nông dân VN trong CCRĐ, nhưng hình như chính tác giả lại không muốn xác nhận nó là của Tồ Hữu , mà chỉ bâng quơ, ỡm ờ rằng :”(theo NST cũng của Tố Hữu)” (chứ không phải theo tác giả L.X.Q đâu nhé !)
Thật là hổ thẹn cho những nhà văn, nhà thơ hay các nhà bình văn, bình thơ đang cố công tìm mọi cách “chối” hay giấu biệt những bài thơ nặc mùi maú và đầy tính gian ác của các nhà thô “lớn” trong thời đại Hồ Chí Minh bằng những cụm từ như “Nghi Án” hay những bài viết cố tình đánh tráo khái niệm, nội dung cũng như ..nhiệm vụ của “tác gia và …tác phẩm” .
Không phải tố Hữu chỉ có một bài thơ “giết, giết nữa” làm năm 1941, ông ta còn một số bài thơ nặc mùi vong nô, vong bản đại loại như bài :
Thế giới có Stalin
Việt Nam có Bác Hồ
Thế giới có tự do
Việt Nam có hòa bình
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin
Hoặc bài Đời Đời Nhớ Ông để thảm thiết khóc thương tên đồ tề ” khát máu nhất mọi thời đại” là Xít Ta Lin :
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã… làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!
Ngày xưa khô héo quạnh hiu
Có người mới có ít nhiều vui tươi
Ngày xưa đói rách tơi bời
Có người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày vò
Có người mới có tự do tháng ngày
Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác một vai ơn Người
Con còn bé dại con ơi
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông!
Thương Ông mẹ nguyện trong lòng
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con
Ông dù đã khuất không còn
Chân Ông còn mãi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
Ngàn tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời.
( Tố Hữu 5-1953)
Tôi chỉ thấy bài viết “ca” Tố Hữu, chứng chẳng liên hệ gì tới Tiên Lãng hay Đoàn Văn Vươn cả. Còn về thơ? Một nhà văn miển Bắc sau này bảo thơ Tố Hữu phần lớn là… vè! Đấy là sau này thôi, chứ thời TH đđang làm mưa làm gió, chê là chết ngay. Thời thập niên 50, nhà thơ Trần Dần chỉ mới nói “Tố Hữu yêu ai thì người đó nhỏ lại” đã bị hành hạ đến nỗi cứa cổ tự tử, không chết (vì dao cùn) để lại cái xẹo to… (Với cá nhân tôi, không có lý do để chê thơ Tố Hữu – vì không bõ công để chê!)
NHÀ THƠ DỎM
Nếu nhà thơ mà đầu toàn sỏi đá
Toàn gươm đao thì sao lại nhà thơ ?
Nếu nhà thơ mà đầu toàn khẩu hiệu
Chỉ loăng quăng thì thi tứ thế nào !
Đã nhà thơ sao cùn mằn ý tứ
Cạnh tranh nhau vì danh lợi tào lao ?
Thơ Tố Hữu đúng là thơ Tố Khổ
Khổ con người và xã hội xiết bao !
THƯỢNG NGÀN
(18/5/12)
Từ tâm trạng cuả con người bình thường, yêu chân lý và ghét bất công; thế rồi “Men Mác-Lê” biến Tố Hữu thành tên cực đoan khát máu : “thờ Xít-ta-lin, thờ Mao-chủ-tịt”; quên cả cội nguồn.
Hắn là tên đồ tể cuả văn nghệ sĩ miền Bắc, cụ thể như vụ án Nhân-Văn-Giai-Phẩm; là điển hình cuả kẻ “đón gió trở cờ” trơ trẽn nhất, hèn hạ nhất !.