WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trí Quang Tự Truyện: Không vẫn hoàn không

Trong đạo lập thân của người xưa – lập công, lập đức, lập ngôn – thì lập ngôn thường được cho là quan trọng nhất, vì đó là phần “hình nhi thượng”, là tinh hoa tư tưởng cá biệt của một dòng đời mang tính truyền thừa lâu dài và sâu xa cho hậu thế. Người đem hết năng lực tinh thần và tri thức của đời mình để lập ngôn thì thành nhà tư tưởng, triết gia. Người đem chất liệu đời mình để viết lại thì thành tác giả tự truyện, hồi ký. Người đem tiểu sử đời mình ra đánh bóng, trang hoàng, rao bán thì thành nhà… chính trị kinh doanh! Nhưng dẫu ở mức độ nào thì cũng khó lòng đem ra so sánh, cân đo khi không có cùng mẫu số. Cũng đều xuất phát từ con người làm điểm tựa, nhưng sẽ thiếu công bằng nếu đem những tứ đại kỳ thư, những áng kim cổ hùng văn hay thiên hạ danh văn để so với những bài thơ Thằng Bờm có cái quạt mo, những bài ca dao truyền miệng… vì mẫu số chung của cảm tính văn nghệ chẳng tương đồng. Tuy nhiên, trong ý nghĩa tinh túy nhất mà cũng rất thường tình của nhân sinh, “cái thích” hay sự cảm thụ và sáng tạo văn chương nghệ thuật thì không ai giống ai vì cái ngã sở chắn đường bít ngõ theo lối mòn một chiều“có thì có tự mảy may, khi không cả thế gian này cũng không!”. Từ đó dẫn tới cái thương, cái ghét càng lúc càng xa với những gì hiện thực “thương ai thương cả đường đi, ghét ai ghét cả tông chi họ hàng!”

Tác phẩm nghệ thuật thường được ví von như những cơn mưa. Có những trận mưa – mưa rào, mưa tình, mưa pháp – mà con người và muôn vật được hưởng lợi lạc hay phải chịu đựng cơn mưa phù hợp với căn tính của từng đối tượng: Con dế mèn ca hát rát cổ hưởng được một giọt mưa ngọt lịm; con chim non bị ướt tổ lạnh run; con kiến cỏ bị chết trôi chới với; người nông dân có được nước đầy đồng… Chẳng ai giống ai. Bởi vậy, mọi giá trị của vạn vật đều tương đối. Nhưng trong tương đối đã có sẵn một điều tuyệt đối, đó là sự khác biệt và đồng nhất đều cùng một thể: “Không lại hoàn không!”

Và, đó cũng là kết luận của “Trí Quang Tự Truyện”. Đây là một tác phẩm hồi ký của hòa thượng Thích Trí Quang, một danh tăng Phật giáo thế hệ Chiến tranh Việt Nam đang bước vào độ tuổi 90.

Có thể nói mà không phải dè dặt rằng, trong số các hồi ký của những nhân vật lịch sử, trong cũng như ngoài nước, có liên quan đến dòng lịch sử Chiến tranh Việt Nam thì hồi ký của thầy Trí Quang là một trong những tác phẩm được chờ đợi nhiều nhất.
Văn chương tự cổ không bằng cớ, nên khen hay chê tự nó không quan trọng mà quan trọng là mức độ khách quan, công bằng và tính trong sáng của sự khen chê. Và, quần chúng nói về một đối tượng sao bằng chính đối tượng được nhắc nhở đó tự nói về mình. Trí Quang Tự Truyện là những điều thầy Thích Trí Quang tự nói về mình.
Từ đầu năm 2011, tuy đã được đọc các bài giới thiệu và trích đoạn của tập sách nầy trên mạng lưới truyền thông nhưng mãi đến khi về thăm quê vào tháng 3-2012 tôi mới đọc được bản chính toàn tập. Sách dày 216 trang, nhà xuất bản Tổng Hợp tại Sài Gòn. In 3000 cuốn, xong ngày 22-7-2011. Tác giả viết xong ngày 24-4-2011. Sách không chia thành chương, mục mà được phân thành 47 đoạn viết theo lối hồi ức, tự truyện. Không có một hình ảnh nào minh họa từ bìa đến nội dung.

Trí Quang Tự Truyện đã gây ra những luồng phản ứng tuy không sôi nổi theo kiểu… “siêu sao”; nhưng tương đối rộng rãi đối với quần chúng trong cũng như ngoài nước; đặc biệt là đối với giới trí thức và Phật tử lớn tuổi đã từng sống trong chiến tranh và trải nghiệm thực tế qua những biến cố lịch sử đầy thăng trầm của đất nước. Đa số bày tỏ sự thất vọng vì hồi ký không “ngang tầm” với tác giả. Người ta chờ đợi một thiên hồi ký có “tầm vóc thời đại”. Nghĩa là những pho sách dày với những công bố phơi bày nhiều bí ẩn lịch sử, những “giải mã” sự kiện còn nằm trong góc khuất, những lý giải hùng hồn về các hiện tượng đầy thâm cung bí sử, những biện minh đầy thuyết phục nỗi oan khuất của đạo pháp và dân tộc, những chứng lý rạch ròi thân phận nhược tiểu trên bàn cờ quốc tế… Nghĩa là với tầm vóc của một nhân vật tu sĩ Phật giáo đã từng là khuôn mặt trung tâm cho cuộc tranh đấu đòi tự do, bình đẳng tôn giáo của Phật giáo năm 1963 và những cuộc biểu tình đòi cải cách chính trị thời 1966 đã làm chấn động Việt Nam và dư luận thế giới như thầy Thích Trí Quang thì sẽ có cả một kho tàng dữ liệu và vô số lý giải cho cả một thời kỳ đầy biến động chiến tranh, chính trị và xã hội để viết ra trong hồi ký. Thêm vào đó, thầy Trí Quang còn là tác giả, dịch giả, luận giả uyên bác và đáng tin cậy của nhiều tác phẩm Phật học nội điển và luận thư trong khoảng 70 năm qua. Bề dày của những công trình biên dịch và tham luận có giá trị là những điều kiện “ắt có và đủ” cho một tác phẩm hồi ký lớn của Thầy ra đời. Hoặc ít lắm thì cũng là những hồi ức đầy “thương hiệu thành danh” của ta và của người vào hàng Retrospect của Robert McNamara hay Political Memoirs của Malcom Fraser… và của nhiều nhân vật danh tiếng Việt Nam đã xuất bản chẳng hạn.
Nhưng Trí Quang Tự Truyện đã thanh thản ra đời như một cô gái Việt chân quê trên diễn trường hoa hậu quốc tế làm cho người ta ngạc nhiên.

Những ngày mưa tháng Hai của Huế, lên chùa Châu Lâm không cách xa chùa Từ Đàm là mấy, được ăn cơm chay với thầy Thiện Phước trong vườn lan đủ màu tự trồng, tự tưới của Thầy, trưa vào nghỉ ở nhà tịnh của chùa và đọc Trí Quang Tự Truyện nguyên bản in của anh Trần Tuấn Mẫn báo Văn Hóa Phật Giáo gởi cho, tôi cảm thấy an tịnh và gần gũi với tập sách hơn.

Trong khu vườn thiền lâm, thầy Trí Quang là một hành giả với bút lực dồi dào từ khi còn trẻ tới hồi đại lão như hôm nay. Nói về công phu biên dịch kinh sách, chỉ riêng năm 2011 thôi, thầy Trí Quang đã hoàn thành nhiều công trình trước tác thâm uyên với 3 bộ sách đã in ấn và phát hành là: Tổng Tập Giới Pháp Xuất Gia gồm 2 tập, mỗi tập hơn nghìn trang và Nhiếp Luận, 334 trang. Bởi vậy, khi cầm Trí Quang Tự Truyện trên tay, có lẽ tôi không nên trịnh trọng gọi đây là một tác phẩm hồi ký đầy chữ nghĩa to tát mà nên gọi đây là những dòng tâm bút của một sơn tăng giữa thị thành đang sống với tánh thường rỗng lặng “không vẫn hoàn không”.

So với những tác phẩm mang tính nội điển mà thầy Trí Quang đã cẩn trọng biên dịch – nghiêm cẩn trong từng cụm từ và chỉnh chu trong từng luận giải – thì Trí Quang Tự Truyện nhẹ như tơ hào. Tác giả viết ra những sự kiện, kể lại chuyện đời mình bằng một lối văn chân phương – lại có khi rề rà không trau chuốt – dễ dãi như người bình dân ngồi kể chuyện Tấm Cám.

Trong suốt 50 năm qua, nhân vật Thích Trí Quang thường được (hay bị) môi trường truyền thông đại chúng trong cũng như ngoài nước nhắc nhở khá sôi nổi và không ít thường xuyên trong hàng tu sĩ Phật giáo Việt Nam đương thời. Sự nhắc nhở xuất hiện dưới nhiều dạng thức và từ nhiều góc độ: Giữa đường, lề phải, lề trái, trên mây, dưới hố… Nhưng không phải vì lời khen hay chê mà một dòng sông trở thành trong hay đục. Chẳng phải vì được ca tụng hay bị đả kích qua ngõ thị phi mà một nhân vật trở thành thánh hay phàm. Đâu phải vì yêu hay ghét mà một tác phẩm trở thành hay hoặc dở. Thầy Trí Quang – cũng như mọi nhân vật cộng đồng tên tuổi đã thành danh – có một vị trí và thế đứng riêng trong lòng người và trong lịch sử. Nhưng trong tự truyện, sau khi kể chuyện đời mình từ nhỏ đến lớn; từ thân chú tiểu mới xuất gia cho đến vai trò lãnh đạo Phật giáo thành tựu, tác giả tự kết luận về đời mình: “…cuộc đời tôi ‘không vẫn hoàn không’, không có gì đáng nhớ, đáng nói. Ngay như sự tự truyện này, vì không thể không có, nên phải viết và phải in, mà thôi. ‘Không vẫn hoàn không’ là Phật cho, tôi mới được như vậy.”

Chính vì “chân không” mà cuộc đời thành “diệu hữu”. Nhà tu thật ngôn là người hành động trong vô vi; nghĩa là thỏng tay vào chợ mà không dính mắc, đối mặt với sấm sét giữa đời mà coi như hoa đóm giữa hư không.

Khuynh hướng nhất quán về “không” có mặt trên từng trang sách của Trí Quang Tự Truyện. Nội dung tự truyện kể lại nhiều biến cố và hành động trong chặng đời 90 năm của một hành giả đứng giữa gọng kềm lịch sử như thầy Trí Quang mà vẫn mang một phong vị tĩnh lặng an nhiên. Sự an nhiên có được khi yếu tố tác nghiệp không hoành hành. Đó là khi nhu cầu biện minh, giải thích, thuyết phục, khen chê, vinh danh, bài xích… không thể hiện qua ngòi bút và chữ nghĩa, ngôn từ của người viết. Nhờ vậy, người đọc tự truyện cảm thấy thanh thản theo dõi những gì xảy ra và được tác giả ghi lại mà tâm không bị động bởi những cảm xúc dấy bụi nhất thời.

Đạo Phật là con đường đưa đến giải thoát. Đó là một trạng thái tự do đứng ngay chính giữa hai bờ đối đãi của yêu-ghét, vui-buồn, khen-chê, sống-chết… Tuyệt nhiên không còn bị dính mắc vào hệ lụy của phóng tâm biên kiến đời thường đầy phiền não. Tâm Phật là tâm không không rỗng lặng. Chỉ trong không không rỗng lặng nầy – tinh thần “không trung vô hữu tuyệt đối” của Bát Nhã – thì Phật và chúng sanh mới thành nhất thể. Vì như thiền sư Thường Định Kaido Ashahi Nhật Bản nói trong Thiền Tập Quán Niệm Trên Núi Tuyết rằng: “Một đời đi qua, nếu còn một hạt bụi ngã nhân nào vướng lại ở trần gian nầy thì kẻ tác tạo hạt bụi đó vẫn còn bị cột buộc. Người đó còn phải quay lại trả nghiệp cho đến khi hạt bụi kia chẳng còn vướng vất giữa trần thế, trong tâm thức và giữa hư không…thì mới mong thấy được khung cửa nghìn xưa quay về nẻo Đạo.” Phải chăng vì muốn phủi sạch đôi “hạt bụi ngã nhân” còn vương trên khung cửa nghìn xưa quay về nẻo đạo mà Hòa thượng Trí Quang phải miễn cưỡng bận lòng trong Tiểu Truyện Tự Ghi, rằng: “Truyện của tôi không đáng gì mà phải ghi. Chỉ vì truyện ấy, hơn vài thập kỷ trước thập kỷ 2530 (1975-1985), có liên quan đến Phật giáo VN, lại bị hư cấu truyện và phim sai quá nên phải ghi. Nhưng ghi như dưới đây thì chỉ là có còn hơn không mà thôi.”

Xác định về một thái độ hành xử như thế, thầy Trí Quang làm cho những người học Phật đời sau nhớ tới tinh thần tùy duyên hành đạo và sống đạo của Phật giáo đời Trần. Vua Trần Nhân Tông khi đã gác kiếm chống quân Nguyên, thay chiến bào bằng áo cà sa, nghe thị giả hỏi rằng, đâu là chỗ khác nhau giữa việc đời bôn ba và việc đạo an nhiên tự tại, đã đọc bài kệ:

Sống đời vui đạo cứ tùy duyên
Khi đói thì ăn, mệt ngủ yên
Của quý đầy nhà đâu phải kiếm
Thấy cảnh lòng không khỏi hỏi thiền
(Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền)

Như thế phải chăng “vô tâm tức là đạo?” Khi có người hỏi về khái niệm nầy, Tuệ Trung Thượng Sỹ, thầy của Phật hoàng Trần Nhân Tông đã đọc bài kệ:

Vô tâm là vô đạo
Có đạo chẳng vô tâm
Tâm đạo đều trống rỗng
Biết nơi đâu mà tầm?
(Bổn vô tâm vô đạo
Hữu đạo bất vô tâm
Tâm đạo nguyên hư tịch
Hà xứ cánh truy tầm?)


Điều Tuệ Trung muốn nói là cần đập vỡ những khái niệm tương tác không có thật giữa củ khoai và con kiến. Làm gì có con kiến mà kiện củ khoai. Làm gì có tâm và đạo hiện hữu như hai đối thể phân biệt khi tâm và đạo là nhất thể. Tâm và đạo không phải là hai hình tướng để mô tả và phân biệt mà cần thực chứng trong rỗng lặng, an nhiên qua một trong nhiều phương tiện quán chiếu thiện xảo nhất của Phật giáo là thiền định. Đạo Phật là con đường thực chứng cuộc đời chứ không phải phủ nhận hay xa lánh cuộc đời như ngộ nhận. Đạo giữa đời và đời giữa đạo. Bình thường giai thị đạo.

Nhà tu là một người phàm trang bị tính thánh chứ không phải là thánh. Bởi thế, tu hành cũng là một quá trình vật lộn với chính mình vì nghiệp và luân hồi là một chân lý vận hành khách quan. Bất luận Phật tử xuất gia hay tại gia, đã tu mấy đời hay nhiều đại kiếp, khi chưa đắc đạo thành Như lai, Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác… thì vẫn còn trực tiếp chịu sự chi phối của Nghiệp. Mục Kiền Liên là đại đệ tử đệ nhất thần thông của đức Phật đã tu qua nhiều đại kiếp, đã từng xuống tận địa ngục A Tỳ cứu Mẹ mà trong kiếp cuối cùng, trước khi đắc đạo, vẫn phải trả Nghiệp tiền kiếp. Ngài đã bao lâu ẩn tàng, mặc cho bọn cướp vây quanh tha hồ biếm nhẻ. Nhưng chỉ một phút tác động của Nghiệp đã để lộ nguyên hình cho bọn cướp ùa tới phanh thây. Tên cướp và thiền sư khác nhau ở chỗ là ai đang tạo nghiệp và ai đang giải nghiệp mà thôi.

Bởi thế, “tùy duyên…” là phong thái hành hoạt của người theo đạo Phật. Tất cả đều có sẵn tự thân tâm. Làm vua gặp quân xâm lăng: Đánh! Làm thầy gặp chuyện bất bằng: Chống! Gặp đời phiền não: Tu! Hết một đời: Thản nhiên ra đi như thay áo. Gặp chuyện thị phi đời thường: Im lặng như chánh pháp. Khi cần lập ngôn: Nói năng như chánh pháp. Có gì quan trọng – khi một tơ hào cũng không còn hiện hữu trong tánh không rỗng lặng – đâu mà phải cần hư vọng, hư danh như bia đá đề tên, lưu danh sử sánh, bỉ thử khen chê.

Trong khung cảnh Phật giáo, Trí Quang Tự Truyện viết ra để ghi lại những chuyện đời thường của chính tác giả. Nhưng tất cả đều không vượt ra ngoài tự tánh của chư pháp “không lại hoàn không” và tác giả đã hành xử; đã sống và viết trong cái không mênh mông rỗng lặng đó. Tiếng chuông công phu khuya từ chùa Hàn Sơn ngày xưa dóng lên từ một sơn tăng đã trở về với tự tánh rỗng lặng. Nhưng Trương Kế và muôn vạn đời sau đã “bắt gặp” và cảm nhận như thế nào là cả một hợp duyên “thân báo” muôn màu muôn vẻ khó thể nghĩ bàn. Khi tiếng chuông tự nó là tiếng chuông thì sẽ không khứ, không lai, không thừa, không thiếu. Tiếng chuông cũng chỉ là một pháp… không lại hoàn không.

Huế – Cali., mùa Phật Đản 2556 (2012)

© Trần Kiêm Đoàn

© Đàn Chim Việt

68 Phản hồi cho “Trí Quang Tự Truyện: Không vẫn hoàn không”

  1. VĂN says:

    Sao lại là ” hoàn không ” hở thày TQ ? Đây là những chuyện thật về cái GHPG Quốc doanh . Vào năm 1987 hay 1988 gì đó có 1 vị thày xây 1 tịnh thất, sau khi xây xong thày bèn vào chuồng GHPGQD để xin được đăng ký ” tịnh thất” thì được 1 vị sư (tạm thời dấu tên ) có máu mặt đề nghị : muốn có bảng hiệu : 5 cây vàng !!!!. thày hoảng hồn, cho đến nay (2012) tịnh thất này vẫn …chui, có nghĩa là không bảng hiệu ! Cùng năm này (1988) tôi đi hành hương được 1 thày trẻ cở 25t tổ chức, khi ngồi trên xe nói chuyện tôi có hỏi chùa thày ở đâu và có thuộc GHPGVN không thì thày trả lòi rằng : “chùa từ thời trước chỉ là tịnh xá thôi, chứ treo bảng GHPGVN làm chi , lên đó mấy ông hay bày vẻ đòi …. quà cáp, tiền bạc , phiền lắm !!! tôi hỏi : thiệt hả thày ? thày trả lời : “chớ sao, mỗi năm lên chúc tết chùa đều có …. BÌ THƠ không thôi mấy ổng kiếm chuyện ” ! . Nếu đọc cáo còm thì Tự thày TQ trả lời rằng là ” không” hay ” sắc”

  2. CôngĐài says:

    Lẽ ra tôi không muốn có phản-hồi thêm, vì phản-hồi thứ nhất tôi đã nói rõ : TTQ không còn gì để mà bào-chữa thêm. Người ta muốn ông giác-ngộ qua hành-động, nghĩa là từ 1975 đến nay, dưới bạo-quyền của CSVN, nếu ông muốn tự biện-minh qua cách nói của TKĐ, thì ông đã có những điều, những phản-ứng đối với CSVN – còn phải mạnh-mẽ hơn nhiều như trước kia ông đã làm dưới hai nền Cộng-Hòa của VNCH. Nhưng ông im-lặng, và bây giờ ra cuốn tự-truyện – lại được kiểm-duyệt và xuất-bản trong chế-độ CSVN – thì thật khôi-hài, để phân-trần.
    Đa-số những phản-hồi khác đã và đang nói nhiều về TTQ nên tôi thôi, không nói về điều này nữa.
    Tôi còn chút lấn-cấn về phản-hồi của Vũ Duy Giang. Trong phản-hồi của ông, ông nêu lên một câu vè của người dân ‘ Nhất…tứ tướng ‘, đã thế câu tiếp theo ông thòng một câu ‘ Sau đó thời đại ấy, thì tướng tá đã bị nhốt tại trong các chuồng, trại lính…ở ‘ thiên đường XHCN ‘. Chắc Ô. Giang cũng hiểu giá-trị của những câu vè – nhưng đừng bắt những câu vè phục-vụ tư-tưởng của mình, tính chủ-thể của ông ; chọn những câu vè có lợi cho thiên-kiến của mình. Huống gì cũng có những vị tướng chắc-chắn nằm ngoài danh-sách câu vè đó – dù nói chung thì nằm trong danh-sách của suy-nghĩ của ông Giang. Đã vậy, ông còn lôi thêm những cấp tá. Họ có nằm trong danh-sách thuộc câu vè trên đâu. Hầu hết những cấp tá đó cũng từng bị tù, bị hành-hạ. Chưa đủ sao để ông Giang thòng thêm một câu đầy mỉa-mai như thế ? Tất cả họ có đâu tác oai tác quái ? Rất nhiều những tướng, tá đó còn sống. Họ không muốn tranh-biện với ông đâu. Đối với họ, 37 năm sau 1975 đã đủ với họ. Đã đủ với họ – như nhà văn Giao-Chỉ từng viết ‘ hãy chửi nữa đi các em ‘. Đó là nói đến những sĩ-quan, binh-sĩ cấp nhỏ ngày xưa ở trong những đơn-vị với những tướng, tá đó ; nay họ qua đây, nước Mỹ hoặc những nước khác, có chút thành-công về vật-chất, có chút điều-kiện về học-vấn, tri-thức, giờ tỏ vẻ khinh-thường những tướng, tá đó. Tôi nghĩ, hẳn những tướng, tá đó ngao-ngán mà nghĩ đến câu ‘ Vận-khứ anh-hùng ẩm hận đa ‘. Trò đời là như vậy. Mong những trường-hợp đó không rơi vào Vũ Duy Giang.

    • Nghịch Lý Thường says:

      Mong ông CôngĐài nên từ tâm quảng đại, ai cũng có lần dại cần được thứ tha. Nếu ông Vũ duy Giang có vì quá vui mà sa đoạ chữ nghĩa thì mong Ông cũng hỉ xả cho!

      Ông Giang nói nghe cũng được lắm chứ, không biết có đúng không khi ông Giang cho là ‘Sau 1975,tên tay sai VC,mặc áo cà sa Thích Trí Quang không được phong tướng để ra mặt như điệp viên Phạm gia Ẩn‘, nhưng câu ‘nên bây giờ mới được VC thưởng bằng cuốn sách viết bởi Trần kiêm Đoàn‘ thì cũng có phần đáng suy nghĩ.

      Tôi không dám khẳng định như ông Giang rằng ông Thích Trí Quang được VC thưởng qua ông Trần Kiêm Đoàn, nhưng dám nói rằng ông Đoàn thật vô liêm sỉ khi (lời ông Giang) ‘đã dám so sánh tên”sư trọc đầu”này với”Vua Trần Thánh Tông,khi đã gác kiếm chống quân Nguyên,thay áo chiến bào bằng áo cà sa

      Còn câu “Nhất Đĩ,nhì Sư,ba cha,bốn Tướng” của ông Giang có lẽ vì say đà chiến thắng không thể hãm phanh nên đi quá trớn và bị coi là hàm hồ qua chăng?

    • Vũ duy Giang says:

      Sau khi lật đổ chính quyền dân sự của Tổng Thống Ngô đình Diệm,những tướng tá chủ chương đã”xổng chuồng”lính,để tiếp tục chỉnh lý,đảo chính lẫn nhau(mà có tướng nấp sau cả “áo cà sa”của TTQ ở miền trung),cho đến khi tướng Thiệu cởi bỏ áo rằn ri,nấp trong áo dân sự để ứng cử thành TT của Đệ nhị VNCH,cho đến ngày cởi…. hết,để chạy trước,qua trú ẩn ở nhà ông em làm đại sứ tại Đài Loan,phó mặc số phận đồng đội,và nhân dân cho… VC!

      Như vậy tôi không phải”những SQ,binh sĩ”cấp nhỏ”ngày xưa ở trong đơn vị với những tướng tá đó…nay họ qua đây,nước Mỹ…có chút điều kiện về học vấn,trí thức,giờ tỏ vẻ khinh thường những tướng tá đó”(như nhà văn cấp tá Giao Chỉ ?) mà Công Đài”đoán mò”hoàn toàn sai sự thật.

      Vì tôi chỉ tin rằng nếu các tướng tá không”xổng chuồng”để lật đổ TT.Diệm, thì số phận VNCH đã khác với 30-4-1975 .Vì vậy mà các nước văn minh Âu Mỹ cấm rằn ri(cấp lớn!)không được làm chính trị,để tránh nạn”sứ quân”,hay”độc tài quân phiệt” mà VN đã phải chịu đựng trong lịch sử,cũng như khi sư vãi nấp áo cà sa,làm chính trị trong thời đại VNCH, có khi gây cả hiềm khích với Công giáo,hoặc giữa các giáo phái khác tham gia chính trường ở miền Nam.

  3. Trung Kiên says:

    Trích bài chủ…”với tầm vóc của một nhân vật tu sĩ Phật giáo đã từng là khuôn mặt trung tâm cho cuộc tranh đấu đòi tự do, bình đẳng tôn giáo của Phật giáo năm 1963 và những cuộc biểu tình đòi cải cách chính trị thời 1966 đã làm chấn động Việt Nam và dư luận thế giới như thầy Thích Trí Quang thì sẽ có cả một kho tàng dữ liệu và vô số lý giải cho cả một thời kỳ đầy biến động chiến tranh, chính trị và xã hội để viết ra trong hồi ký. Thêm vào đó, thầy Trí Quang còn là tác giả, dịch giả, luận giả uyên bác và đáng tin cậy của nhiều tác phẩm Phật học nội điển và luận thư trong khoảng 70 năm qua. Bề dày của những công trình biên dịch và tham luận có giá trị là những điều kiện “ắt có và đủ” cho một tác phẩm hồi ký lớn của Thầy ra đời. Hoặc ít lắm thì cũng là những hồi ức đầy “thương hiệu thành danh” của ta và của người vào hàng Retrospect của Robert McNamara hay Political Memoirs của Malcom Fraser… và của nhiều nhân vật danh tiếng Việt Nam đã xuất bản chẳng hạn.

    Đọc những dòng trên của tác giả chắc hẳn bạn đọc sẽ rất ngạc nhiên và hiểu được tâm trạng thất vọng não nề của t/g Trần Kiêm Đoàn… khi “Thầy” Thích Trí Quang đã tự thú trong Trí Quang tự chuyện đã kết luận về đời mình;…”cuộc đời tôi ‘không vẫn hoàn không…“.

    Rõ khổ!

    Thầy đã nói rõ một một bằng giấy trắng mực đen (trích) “cuộc đời tôi ‘không vẫn hoàn không, không có gì đáng nhớ, đáng nói. Ngay như sự tự truyện này, vì không thể không có, nên phải viết và phải in, mà thôi. ‘Không vẫn hoàn không’ là Phật cho, tôi mới được như vậy.”

    Vậy thì ông Trần Kiêm Đoàn cố tình vẽ rắn nhiều chân, tô mầu cho gió làm gì để rồi não nùng thất vọng với…”Tác phẩm nghệ thuật thường được ví von như những cơn mưa. Có những trận mưa – mưa rào, mưa tình, mưa pháp – mà con người và muôn vật được hưởng lợi lạc hay phải chịu đựng cơn mưa phù hợp với căn tính của từng đối tượng: Con dế mèn ca hát rát cổ hưởng được một giọt mưa ngọt lịm; con chim non bị ướt tổ lạnh run; con kiến cỏ bị chết trôi chới với…” (ê chề và lãng xẹt)

    Đã biết rằng ở đời chẳng ai giống ai…”mọi giá trị của vạn vật đều tương đối. Nhưng trong tương đối đã có sẵn một điều tuyệt đối, đó là sự khác biệt và đồng nhất đều cùng một thể: “Không lại hoàn không!”…

    Vậy khi Thầy Trí Quang đã tự nhận rằng đời Thầy “Không vẫn hoàn không“, thì ông nói , thổi phồng và quảng cáo cho Thầy liệu có vô duyên và thừa thãi quá không, thưa ông Trần Kiêm Đoàn?

  4. Tuấn says:

    Tu không lo thiệt tu. Để cho tham vọng quyền lực chính trị lôi cuốn , bị Ma cộng sản xỏ mủi dắt đi . Người ta nói : Trong tâm có Ma tham, thì ngoài liền bị ma CS ghé thăm. Tại sao Ma CS không dẫn được những thầy tu chân chính như : Hòa thượng Thích Tịnh Khiết ? Vì họ là chơn tu rất khác với loại giả tu. Nay lại ngụy biện là :..”Làm thầy gặp chuyện bất bằng: Chống!”. Nên nói thế này thì đúng hơn : ” Giả tu gặp Ma CS dụ : Dính ! Biết ma CS tàn ác : Nín !”.

    Xúi giục các Phật tử u mê , quậy tan nát nền Cộng Hòa miền Nam Việt Nam. Thành công rồi, CS hưởng trọn. Mình bị ra rìa và quản chế như tù chính trị. CS chưa giết là may rồi ! Cuối đời nhìn lại, ức quá , bị lừa nên viết tự truyện để bao che lỗi lầm , mong thiên hạ thông cảm. Lại còn mượn loại bút máu, mượn thiền lý nhà Phật để sơn phết và bao che cho tội ác đã tạo. Công lý ở tại lòng người , giấu sao được ! Phật nào chứng cho bọn phá Tăng, giết người. Mà nếu đức Phật có từ bi hỹ xả, thì oan hồn oán khí của hàng ngàn người vô tội chết ở Huế cũng không tha đâu ! Nhìn tay Hoàng Phủ Ngọc Tường thì rõ. Có vay thì phải có trả. Luật nhân quả không bênh ai bỏ ai . Xưa nay , dù có Phật hay không Phật vẫn thế.

    Không vẫn hoàn không ! Đúng ! Nhưng nghiệp ác gây ra thì còn đó , nó không là không ! Chờ ngày xuống địa ngục nhận quả báo đi .

  5. lyhoangsa says:

    Ngày xưa tôi còn nhỏ thường nghe những người lớn tuổi hay nói mấy thằng thầy chùa (dân gian) là loại mượn chiếc áo cà sa làm toàn chuyện bậy bạ,tôi nghe vậy hơi có chút bất bình vì mình không hiểu nơi thâm cung bí sử của các thầy…trọc,ngày nay có cơ hội đọc internet mới nghiệm ra là : một số thầy mượn nơi tôn nghiêm làm chuyện mờ ám phá nước hại dân,đưa đất nước xuống tận cùng nghèo đói,lạc hậu về kỷ thuật,đạo đức suy đồi,bao nhiêu sanh mạng người VN đã bị cs giết hại,bao nhiêu gia đình VN phải ly tán những tội lổi này chất cao ngút ngàn điều do bàn tay máu của Thích Trí Quang + Thích Đôn Hậu và bè đảng cs góp phần tạo ra,không cần phải sau này để lịch sử xét xử mà toàn dân VN đã nhận ra cái đám ăn hại này là tội đồ của dân tộc VN.
    Muôn ức năm sau cái đám này vẩn mù khơi trầm luân nơi địa ngục,đừng nói với tôi là hắn được Phật ngộ hay Phật cho hoặc sau này hắn chết đi thì sẽ vãng sanh về cỏi Phật.
    Thương cho người dân VN tôi.

  6. Builan says:

    Cách đây vưà đúng 1 tháng, công thêm 3 ngáy
    Ông Trần Bình Nam, cố tình “Taí cấu trúc” VINASHIN” phù phép đầu tư vào mấy con tàu “phế liệu” THÍCH TRÍ QUANG TỰ TRUYỆN !
    Trót daị, vung về lanh nguyên 146 caí tát tai tối mặt tối máy – dĩ nhiên cũng có được vài caí vuốt má, nâng bi – an uỉ !!
    MỘT COM điển hình
    tam dat says:
    17/04/2012 at 17:49
    Bài viết này của Trần Bình Nam có nhiều điều ngụy tín về Thầy Trí Quang
    Bài này đã làm lung lay uy tín cùng sở học của bình luận gia Trần Bình Nam (từng là cựu dân biểu VNCH Trần văn Thung ) Mong tác giả “hồi đầu thị ngạn “ (xin dẩn chỉ 1 mà thôi)

    —”Con cá trong lờ trảm lơ con mắt
    Con cá ngoài lở ngúc ngoắc nhảy vô”

    Nay “đúng hẹn lại lên”
    Sao quả ta rơi trúng đầu ông TRẦN KIM ĐOÀN ! Vợ chồng ông ta vưà về VN lo tu sưả mồ mã – không biết CHẠM, ĐộNG… thế nào mà lại dẫm vaò đống phân “Taí cấu trúc” Đầu tư đung vào TRÍ QUANG TỰ TRUYỆN ???

    ***Văn chuơng cuả ông TKĐ là loại văn chương phù thuỷ ! Bằng cấp đày mình! Ai mà dám rớ tới !
    Thành thật thưa với ông TS TKĐ như thế , Nhưng CHUYỆN ĐỜI KHÔN DẠI lại khác với chuyện văn chương
    Tứ một anh HIỆU PHÓ “MẤT DẠY” phaỉ nhay ra làm nghề lái xe lamb, buôn phế liệu -” nhaỷ ra biển lớn”! May mắn sống sót được ĐẾ QUỐC MỸ nuôi dạy “thành người tiến bộ”.
    Môĩ lần “Aó gầm về làng” anh TKĐ, như mang bệnh hoang tưởng “Trả thù dân MỆ”, đánh trông thôỉ kèn , som se , điếu đóm lung tung quên cả liêm sĩ !!! Còn mơ thêm cả LỌNG như sư phụ Nhất Hạnh Chân Không.- Giấc mơ BƠM BÚ TRÍ QUANG chưa tàn,! Toan tính taí cấu trúc , tái đầu tư !

    Thế mới biết, mới linh như tôi từng”gơị ý”
    “Những tay có taỉ bơi lội, chuyên, gioỉ… thường không chết trên sông ngòi biển cả ,mà CHẾT trong “AO CÁ BÁC HỒ”, thậm chí CHẾT trong LỔ CHÂN TRÂU !!!”

    Lại phaỉ nhờ
    Thích Nhất Cuội says:
    22/04/2012 at 14:27
    Thầy Trí Quang “Tự truyện”
    Trò Bình Nam “Tự sướng”.

    Xin thêm cho đủ bộ ba ; Trần Kim Đoàn ” Tự thụt ”

    ** Baì viết của Ông TKĐ đã có được 20 phản hồi rồi
    Tôi khoai nhất là cái phàn hồi “THỨ NHẤT”
    Lê trần Nguyễn says:

    “Thích trí Quang chỉ nên gọi là: Thằng giặc trọc ăn cơm quốc gia thờ ma việt cộng..một loại tay sai không có gì phải nói tới nó.”

    • Bố mày says:

      Bùi lan là thằng chuyên môn BÀN LUI không à!

      • Builan says:

        BỐ MẦY , Ông muốn có đôi lời, cho nó có vẻ “hợp đồng”, hợp phép.. goị là xã giao !
        Bố mầy, bộ gia tài vốn liếng chỉ có chừng ấy chữ thôi sao ? Giá như BỐ MẦY mở rông hầu bao viết thêm vài dòng nữa giúp cho bạn đọc biết thế nào là “bàn lui”, thế nào là “bàn tới” thì hay biết mấy !

        Mừng, BỐ MẦY biết dọc và biết viết như thế là quý lắm rồi !
        Caí COM mà không có ai đọc, không được ai reply đứng một mình lẻ loi trơ trọi, cũng buồn lắm chứ – Nghiã là Builan tôi cảm ơn !
        Còn caí chuyện goị nhau bằng THẰNG , với tôi là chuyện nhỏ !- Biết ngay là chữ nghiã cuả “con cháu bác HÙ” rồi ! Đúng không nào ?
        Cứ xem như “KHÔNG VẴN HOÀN KHÔNG”

  7. VỦ says:

    Tai sao không tôn trọng tiếng nói của người khác ,tài giỏi thì diễn đànn tự do viết lên ý của mimh coi ra sao ?chứ vài giòng chụp mủ ,hay nón cối ,nằm vùng hay danh từ giông như du kích VC ngày xưa là ném đá dấu tay ví con người tư thế yếu mới chống ,,và danh từ thô lổ tuc tiều QLVNCH vì nhửng tay này tham nhủng ,chạy làng được thì ăn thua thì bỏ chây ,,nên kết quả làm đau thương lây cho những người chiến đấu dân chủ ,cộng hòa

  8. Vũ duy Giang says:

    Sau 1975,tên tay sai VC,mặc áo cà sa Thích Trí Quang không được phong tướng để ra mặt như điệp viên Phạm gia Ẩn,nên bây giờ mới được VC thưởng bằng cuốn sách viết bởi Trần kiêm Đoàn,đã dám so sánh tên”sư trọc đầu”này với”Vua Trần Thánh Tông,khi đã gác kiếm chống quân Nguyên,thay áo chiến bào bằng áo cà sa…”.

    Loại VC”mặc áo cà sa”này chỉ có thể mọc ra trong thời loạn,mà người dân đã mô tả rằng:

    “Nhất Đĩ,nhì Sư,ba cha,bốn Tướng”

    Sau đó thời đại ấy,thì tướng,tá đã bị nhốt lại trong các chuồng,trại lính,và các Sư,sải cũng chui về các chuồng chùa.Chỉ có”nhất Đĩ”thì vẫn tự do”sinh sôi,nẩy nở” ở thiên đàng”Xã hội chủ nghĩa” !!

  9. Nguyen Phan says:

    Đọc “Tri Quang Tu Truyên: không vẫn hoàn không” của tác gỉa bài chủ làm tôi lien tưởng “Phù Đổng Thiên Vương”. PĐTV dẹp loạn cứu nước rồi ra đi tay không. Thày TQ phá nát đất nước rồi ra đi tay không. Một Anh Hùng vs kẻ bất lương!

  10. xuan loc says:

    Cho toi mot dau hoi?

    DDay la nhung dieu TT Quang duoc phep viet , hay la phai viet ra?
    Xin nho,. Ong ta khong the viet ra duoc mot chu, neu khong co phep cua Viet cong. cham het.
    XL

Leave a Reply to VỦ