Giải pháp toàn diện và triệt để
Trong thời gian gần đây đã rộ lên nhiều sự kiện tồi tệ của những tập đoàn kinh tế nhà nước. Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, kể từ khi được khai sinh, những sự kiện tiêu cực của các tập đoàn đã đạt tới tầm cỡ “khủng” thì đủ thấy mức độ trầm trọng như thế nào. Hầu hết dư luận đều cho rằng, hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp, vấn đề quản trị yếu kém, của các tập đoàn và của nhà nước VN, chính là nguyên nhân.
Thí dụ như PGS TS Trần Hoàng Ngân, Ủy Viên Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội, đã phát biểu “Các tập đoàn lại quá lớn trong khi khả năng kiểm soát có giới hạn.” ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) đã phát biểu: “Các DNNN với nguồn vốn chủ sở hữu đến 30-40 tỷ USD của nhà nước, không bị lấy thuế, nhưng vẫn kém hiệu quả. Tôi cho rằng, trong những lần đề nghị Quốc hội phân bổ ngân sách tới đây phải giải trình về nguồn tiền này”. Chủ nhiệm UBPL Phan Trung Lý đã phát biểu “Vì không thực hiện triệt để nguyên tắc tách bạch quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh, sự nhùng nhằng còn kéo dài, thất thoát, sai phạm còn nhiều.” ĐBQH Cao Sỹ Kiêm, Chủ Tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ, phát biểu “Ở các nước, tập đoàn phát triển tự nguyện, theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, buộc các doanh nghiệp phải sát nhập với nhau để thành tập đoàn. Còn chúng ta phát triển tập đoàn dường như theo ý chí, chứ không phải thực tế đòi hỏi.” Và còn rất nhiều những phát biểu tương tự.
Những nhận xét hoặc phân tích trên không phải là không đúng, chỉ là chưa thật đúng. Quản trị yếu kém chưa phải là nguyên nhân gốc mà chỉ là hệ quả của một nguyên nhân khác cao hơn. Đó là, những tập đoàn kinh tế nhà nước không được khai sinh bởi nhu cầu kinh tế và sự tồn tại của chúng cũng không tùy thuộc vào yếu tố kinh tế, do đó “hiệu quả kinh tế” chưa bao giờ là và sẽ không bao giờ là động lực tiên quyết hay là mục tiêu hàng đầu của chúng trên lộ trình hoạt động. Yếu tố chính trị mới đích thực là. Hay nói một cách khác là những tập đoàn kinh tế nhà nước đã bị chính trị hóa ngay từ khi được khai sinh, đang tồn tại để phục vụ cho những tham vọng chính trị, và sẽ tiếp tục tồn tại vì những tham vọng chính trị nếu như không bị những sức ép từ bên ngoài “khai tử” chúng.
CHÍNH TRỊ HOÁ NHỮNG NGUỒN LỰC KINH TẾ ĐÃ DẪN ĐẾN SỰ PHÁ TÁN CỦA CÁC DNNN VÀ DẪN ĐẾN SỰ BẤT ỔN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.
Nếu nguyên nhân chỉ là yếu kém trong vấn đề quản trị thì người ta sẽ dễ dàng tìm ra biện pháp để chữa bệnh. Và xã hội còn có thể nuôi hy vọng là qua sự góp ý của chuyên gia và kiến nghị cải cách của nhiều người, những tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ lành mạnh hơn và hiệu quả hơn trong vai trò chủ đạo kinh tế như kỳ vọng.
Nhưng ở đây nguyên nhân gốc vốn không phải là vấn đề quản trị mà là vấn đề chính trị. Những nguồn lực kinh tế bị chính trị hóa toàn diện này đã, đang, và sẽ tiếp tục nằm trong quỹ đạo của “ý chí chính trị.” Những nguồn lực kinh tế bị chính trị hóa toàn diện này đã, đang, và sẽ tiếp tục bị lạm dụng bởi những kẻ áp đặt “ý chí chính trị.” Chúng trở thành là công cụ để những nhân vật chóp bu trong bộ máy chính trị Việt Nam ban phát quyền lợi và quyền lực cho bộ hạ và theo đó cũng cố quyền lực và quyền lợi của chính mình. Trùng lớn trùng nhỏ nảy sinh, dung dưỡng nhau và đua nhau phá tán.
Khi mọi chuyện tồi tệ không thể che dấu được nữa, những Chủ Tịch/ Tổng Giám Đốc/ Giám Đốc của các tập đoàn kinh tế nhà nước trở thành những con trâu tế thần của một guồng máy “lỗi từ trên xuống tới dưới” (lời của CTQH Nguyễn Văn An). Họ tế thần những con trâu của họ, không phải vì chột dạ trước sự phẫn nộ “tạm thời” của quần chúng mà là, để triệt tiêu những quả đấm của đối phương. Trong cuộc chiến tranh giành quyền lực và quyền lợi của nội bộ ĐCSVN, tế trâu để bịt miệng thế gian và để khoá tay đối thủ là chuyện thường như cơm bữa.
Dưới điều kiện đó (một hệ thống điều hành đất nước vốn dĩ đã tồi tệ từ bản chất đến cơ cấu) thì mọi cố gắng để lành mạnh hóa những tập đoàn kinh tế đã bị chính trị hóa toàn diện (và chúng cũng là một phần trong hệ thống tồi tệ đó) chỉ là những nỗ lực tuyệt vọng. Dưới điều kiện đó (một bộ máy điều hành đất nước vốn dĩ đã tồi tệ từ bản chất đến cơ cấu do ĐCSVN nặn ra và điều khiển) mọi hy vọng rằng “đảng ta” sẽ “nghe thấy tiếng nói của dân” rồi sẽ làm tốt hơn chỉ là những ảo vọng. Chỉ khi đất nước đứng sát bên bờ vực thẳm thì lúc đó “đảng ta” mới giả bộ “sửa sai” và “nhà nước ta” ra chỉ thị “rà soát, tái cơ cấu” nhằm làm dịu lại sự phẫn nộ của quần chúng để tiếp tục bám chặt quyền lực và sau đó tiếp tục . . . làm sai, như đã từng làm trong quá khứ cho mãi tới hiện tại.
Thực chất tồi tệ của ĐCSVN và của bộ máy quản trị đất nước, do những đảng viên tồi tệ của ĐCSVN điều hành, làm ra những hậu quả tồi tệ . . . là một sự thật hiển nhiên. ĐCSVN phải chịu trách nhiệm về mọi sự tồi tệ đã và đang diễn ra trên đất nước Việt Nam là một phán quyết không thể phản bác, bởi vì chính họ tự xác nhận “nhà nước (của đảng) quản lý, đảng lãnh đạo” và trên thực tế chính ĐCSVN đã và đang độc quyền định đoạt tất cả mọi vấn đề liên quan đến mạng sống, sự sống và cách sống của nhân dân Việt Nam.
Đành rằng là vậy, nhưng nếu truy cập cho tận cùng nguyên ủy, LÝ DO TRÊN HẾT VÀ LỚN NHẤT GÂY RA MỌI HÌNH THÁI TỒI TỆ TRONG MỘT ĐẤT NƯỚC LẠI CHÍNH LÀ THÁI ĐỘ THIẾU DỨT KHOÁT CỦA NGƯỜI DÂN SỐNG TRÊN ĐẤT NƯỚC ĐÓ. ĐCSVN SỞ DĨ CÓ THỂ TỒN TẠI ĐƯỢC CHO TỚI NGÀY HÔM NAY KHÔNG PHẢI VÌ ĐCSVN VĨ ĐẠI NHƯ HỌ RÊU RAO MÀ LÀ VÌ NGƯỜI DÂN TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM ĐÃ KHOAN NHƯỢNG SỰ XẤU ÁC CỦA HỌ. KHOAN NHƯỢNG SỰ XẤU ÁC THÌ SẼ ĐƯỢC SỐNG VỚI NHỮNG XẤU ÁC.
Nếu xã hội không muốn tiếp tục để cho ĐCSVN phá tán đất nước, không muốn tiếp tục để cho những tên cường hào ác bá thời đại biến toàn dân thành một thứ nô lệ mới dưới “thương hiệu” mỹ miều “nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý, đảng lãnh đạo,” không muốn tiếp tục bám víu vào những giải pháp tạm bợ chỉ giúp kéo dài sự sống lê lết của đại đa số, không muốn tiếp tục ảo tưởng vào lương tri của một tập đoàn thống trị chỉ biết “còn đảng còn mình” bất kể vận mệnh của đất nước và tương lai của những thế hệ mai sau thì . . . HÃY CHẤM DỨT SỰ KHOAN NHƯỢNG. SỰ KHOAN NHƯỢNG NÀO CŨNG PHẢI CÓ GIỚI HẠN CỦA NÓ. ĐCSVN ĐÃ VƯỢT QUA GIỚI HẠN ĐÓ LÂU RỒI. CÒN CHỜ GÌ NỮA MÀ KHÔNG CÙNG NHAU ĐỨNG LÊN LÀM MỘT CUỘC CÁCH MẠNG ĐỂ ĐỔI MỚI? Đó mới thực sự là chọn lựa khôn ngoan và can trường, một giải pháp toàn diện và triệt để.
© Iris Vinh Hayes
© Đàn Chim Việt
VỀ BẢN CHẤT THẬT CỦA KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ ĐÚNG NGHĨA
Mục đích của kinh tế là tất cả mọi loại hoạt động tạo ra các thứ của cải cần thiết để nhằm nuôi sống và phát triển xã hội. Mục đích của chính trị là mọi hoạt động nhằm tạo ra sự ổn định và quản lý xã hội hiệu quả nhằm đẩy mạnh sự phát triển. Chính trị và kinh tế như vậy cần có sự phân công và cần đi đôi với nhau. Tuy vậy, khi có sự dẫm đạp lên nhau giữa kinh tế và chính trị, cả hai đều bị đui què và ngán ngại cũng như hủy hoại lẫn nhau. Đó là lý do tại sao người ta không nên chính trị hóa kinh tế hoặc cũng không nên kinh tế hóa chính trị. Chính trị hóa kinh tế có nghĩa chỉ làm nghèo nàn, làm bất lực kinh tế thật sự. Kinh tế hóa chính trị có nghĩa làm chính trị bị tha hóa, kinh tế bị lạm dụng khiến thiệt hại chung cho toàn dân cũng như toàn xã hội. Điều đó cũng có nghĩa kinh tế phải do những người có năng lực kinh tế đảm nhận và chính trị cũng vậy, cũng phải do những người có năng lực chính trị đảm nhận. Có nghĩa hiện tượng sống lâu lên lão, sắp hàng dọc trong hệ thống quyền lực toàn trị để tiến lên, vừa phi kinh tế lẫn vừa phi chính trị. Bởi người có tài đồng thời phải là người có học. Người kém học, ít chuyên môn không thể gọi được là người có tài. Tài đây có nghĩa lả năng lực bẩm sinh, là có tầm nhìn chiến lược to rộng, sâu xa, mà chỉ người có năng lực học vấn mới có thể bổ sung được. Làm lãnh đạo có nghĩa phải chủ động và sáng tạo. Làm lãnh đạo không thể kiểu làm nhân viên theo lệnh hoặc người tập hợp hoặc điều hành thuần túy hệ quản lý. Sự lựa chọn người lãnh đạo tất nhiên phải là hệ thống toàn dân, không thể chỉ là hệ thống một nhóm nhỏ hay mang tính chất tự biên tự diễn một cách tùy ý hoặc tùy thích.
Như thế cũng có nghĩa chính trị và kinh tế đều phải thực tế.
Thực tế có nghĩa theo yêu cầu của đời sống thực tế đặt ra, và đáp ứng được cho mọi nhu cầu thực tế và cụ thể đó.
Như vậy cũng có nghĩa kinh tế và chính trị không thể noi theo các vết mòn học thuyết hay ý thức hệ mơ hồ nào đó. Bời vì mọi học thuyết đều có thể chủ quan, mọi ý thức hệ đều có thể mơ hồ, biệt phái, vu vơ hoặc tối tăm, cuồng tín.
Điều này cũng có nghĩa một nền kinh tế đúng nghĩa và một nền chính trị đúng nghĩa của xã hội luôn luôn phải là một nền kinh tế và một nền chính trị thực sự tự do, dân chủ đúng nghĩa.
Bởi về nguyên tắc, không bất kỳ một cá nhân, một tập thể, một đảng phải nào có thể tự cho mình cái quyền được đứng trên, đứng trước tất cả mọi người, đứng trên đứng trước toàn thể xã hội. Quan niệm điều đó tức là chủ quan, ngược ngạo, độc đoán, phản xã hội vì phản lại sự tự do và dân chủ.
Quyền lực của xã hội bao giờ cũng chỉ là sự ủy quyền, không thể là sự làm quyền hay sự tiếm quyền.
Không bầu cử thật sự tự do dân chủ mà nắm quyền, thật sự chỉ là sự lạm quyền, sự tiếm quyền, cho dầu bất kỳ thời nào hay ở bất kỳ đâu cũng vậy.
Vả chăng, dân chỉ ủy quyền chính trị, không bao giờ ủy quyền kinh tế.
Bởi nguyên lý kinh tế tự nhiên, khách quan, là nguyên lý kinh tế của toàn xã hội, nguyên lý kinh tế trong xã hội thật sự dân sự.
Nguyên lý chính trị tự nhiên, cũng là nguyên lý chính trị qua mọi sự bầu cử tự do, không thể là sự toàn trị hay sự chiếm quyền độc đoán.
Bởi vậy quyền chính trị thật sự chỉ là quyền quản lý. Quản lý xã hội và quản lý kinh tế mà không bao giờ là làm xã hội hay làm kinh tế theo đúng nghĩa. Bởi làm xã hội và làm kinh tế theo đúng nghĩa đó chính là lực lượng tư nhân, lực lượng toàn dân hay toàn xã hội.
Quản lý trong chính trị có nghĩa là đề ra chính sách chung và quản lý chính sách chung đó về các mặt hành chánh, quản trị, điều hành nhằm mang lại hiệu quả và kết quả.
Ý nghĩa của quản lý đó cũng có nghĩa là quản lý khoa học và quản lý dân chủ.
Quản lý khoa học có nghĩa là quản lý theo yêu cầu khoa học của toàn xã hội.
Chính toàn thể xã hội là nền tảng chung nhất của khoa học mà không phải bất kỳ học thuyết, cá nhân, tập thể hay đảng phái nào. Bởi không bất kỳ một thực thể nào bao quát và trường cửu hơn toàn xã hội, nên ngoài xã hội, tức tất cả mọi người hoặc toàn dân ra, mọi cá nhân hay tập hợp khác đều chỉ là hạn hẹp và yếu tố thành phần.
Nói như vậy để thấy rằng một nền kinh tế mạnh là nền kinh tế thực chất, đa dạng, đa diện, được xã hội hóa tối đa và hoàn toàn có thực lực, thực chất.
Một nền chính trị mạnh không phải là nền chính trị độc tài mà là nền chính trị tự do dân chủ đúng nghĩa thật sự. Bởi độc tài, độc đoán nhiều lắm chỉ là quyền lực của thiểu số. Trong khi đó tự do dân chủ đúng nghĩa mới chính là quyền lực của toàn dân thật sự.
Như vậy cũng có nghĩa không bất kỳ nhà nước nào được phép chuyên quyền mà phải hỏi qua toàn dân, toàn xã hội để lấy ý kiến quyết định chung về mọi mặt đối với mọi vấn đề quyết định và quan trọng. Chỉ có hình thức phổ thông đầu phiếu thật sự dân chủ, chỉ có lấy ý kiến toàn dân trong trưng cầu dân ý đúng nghĩa về các vấn đề trọng đại mới thực chất là một xã hội công bằng, văn minh, dân chủ và tự do thật sự.
Có nghĩa nhà nước không thể tự mình lập ra những tập đoàn kinh tế mà không cần hỏi qua ý kiến toàn dân. Bởi nhà nước nào cũng vậy, chỉ được quyền làm chính trị trong ý nghĩa quản lý tổng quát chung toàn xã hội mà không được làm chính trị độc đoán theo ý riêng của mình. Tương tự thế, mọi nhà nước cũng chỉ được làm kinh tế như một chính sách chính trị do toàn dân ủy thác mà không thể tự tiện làm kinh tế theo ý riêng với những tập đoàn kinh tế do mình tự dựng lên một cách trái nguyên tắc và phi hiệu quả. Điều đó chỉ cho thấy sự chuyên quyền của nhà nước đó mà không phải là nhu cầu thực chất hay ý chí của toàn dân.
Bởi nguyên lý kinh tế là nguyên tắc lợi lộc về vật chất, tài chánh. Trong khi đó nguyên lý chính trị là nguyên lý lợi lộc về tinh thần và về xã hội. Điều đó cũng có nghĩa chính trị hóa kinh tế là một sự trái khoáy, một sự sai lầm, một sự nghịch lý. Bởi chính trị hóa kinh tế chỉ tạo nên những sự lạm dụng kinh tế, tạo nên những sự phi kinh tế, phản kinh tế, sự rút rụt kinh tế lẫn xã hội, hay các điều kiện cho tệ trạng về tham nhũng nói chung.
Bởi vậy bất kỳ nhà nước nào quản lý trái khoáy hay sai lầm về chính trị lẫn về kinh tế đều là phản chính trị chân chính, phản kinh tế chân chính, tức đi ngược lại mọi yêu cầu phát triển, tiến bộ, hiệu quả cũng như kết quả như trên đây đã nói.
ĐẠI NGÀN (Võ Hưng Thanh)
(02/6/12)
Tui muốn phất cờ lệnh, tui muốn thổi tù và lệnh…
Để toàn dân đứng lên… chửi CS cho nó chết
tiệt đi…
Tui muốn… muốn hô hào mang xẻng cuốc mà
phang cho sạch bóng nội thù đi, à ơi…
Mà… mà…chú Sam chú trợn con mắt lên, nè :
- Để đấy! không vọng động! ” vụ việc’ Cộng
sản là vấn đề của tao; đừng phá bĩnh, nhừ
đòn bi giờ…
( Vậy, hỏi Boạn Đoài, tui phải làm đí gì đây?)
Việt Nam đang chờ một vị đứng lên phất cơ khởi nghĩa.Nếu không có vị nào chịu hy sinh, gạt bỏ mọi e dè để đứng ra lãnh đạo cuộc tranh đấu thì dân VN sẽ mãi mãi làm nô lệ cho DCSVN và chẳng bao lâu nữa sẽ làm nô lệ cho bọn CS Trung Quốc. Những Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế, Thích Quảng Độ,Nguyễn Quang A, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyên Xuân Diện…và các vị ở hải ngoại đâu hết rồi? Chẳng lẽ chưa đủ nhục nhã, căm tức, phẫn nộ để thà lấy cái chết đổi lấy lòng tự trọng, danh dự cho riêng mình và cho cả đất nước, dân tộc? Thiết nghĩ Iris Vinh Hayes, hơn ai hết, phải có kế hoach khẩn cấp và bắt tay vào hành động ngay đi. “To be or not to be. That is the question.”