WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuối tháng 3/75 tuyến đầu thất thủ [1]

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (trái)

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (trái)

Tình hình chung

Sau tháng 1/1973 VC vẫn tiếp tục vi phạm Hiệp định Paris, cuộc chiến vẫn tiếp diễn nhưng VNCH còn đủ mạnh, khoảng cuối 1973 Hạ viện Mỹ bắt đầu cắt giảm viện trợ 50% mỗi năm 1974, 1975 khiến miền Nam ngày càng suy yếu, CS ngày càng mạnh hơn . Ông Nguyễn đức Phương dựa theo M.Maclear (Vietnam: The ten Thousand Day war) cho biết vào ngày mất Ban Mê Thuột 13/3/1975 Hạ viện Mỹ bác bỏ 300 triệu viện trợ bổ túc cho VNCH do TT Ford đệ trình. Đại sứ Martin cũng thông báo cho TT Thiệu biết quân viện cho năm tới (1976) sẽ không được chuẩn chi (Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 732). Tin sét đánh đã khiến TT Thiệu mất tinh thần để rồi đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.

Nói trắng ra Hạ Viện  Mỹ đã cạn tầu ráo máng buộc miền nam VN phải đầu hàng CS. Trong khi tại chính trường nước Mỹ vấn đề VN không được ai quan tâm tới, chỉ còn  TT Ford và người phụ tá Kissinger cố gắng một cách tuyệt vọng để xin chút phương tiện cho VNCH. Vào lúc này đảng Dân Chủ nắm đại đa số Quốc hội Mỹ (67% Hạ viện và 60% Thượng viện), họ chống chiến tranh VN tích cực, đảng nọ phá đảng kia, bao giờ cũng vậy, ai cũng  đều biết cả. Theo nhận xét của Kissinger (Years of Renewal trang 464) thì TT Ford không tìm được giải pháp nào để thoát ra khỏi sự bế tắc, thảm kịch  không thể nào tránh khỏi.

(… there were no easy, heretofore undiscovered way out of this morass…

The tragedy had become simply inevitable.)

Gerald Ford chẳng khác nào một ông Tổng thống bù nhìn, lại nữa ông đã không do dân bầu, lên thay thế TT Nixon khi mà đảng Cộng Hòa bị mất quá nhiều uy tín qua vụ tai tiếng Watergate.

Tình hình miền nam VN lúc này quá u ám, Hoa Kỳ đã bắt tay được  Trung Cộng tháng 2/1972 và hòa được với Sô Viết tháng 5/1972, thuyết Domino không còn ý nghĩa. Bây giờ là lúc họ quẳng cái miếng xương Đông Dương đi, được Cộng sản quốc tế khuyến khích,  Hà Nội mừng rú vội chạy lại vồ ngay lấy. Năm 2006 trên internet tôi thấy có người hỏi cựu Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn:

“Chúng ta đã biết trước là thua tại sao vẫn đánh để khiến bao nhiêu người chết thảm?”

Một câu hỏi thật khó có câu trả lời…

Tối 29/3/1975 đài phát thanh BBC Luân Đôn cho biết Đà Nẵng đã thất thủ, một trăm ngàn quân bị bắt làm tù binh, đó cũng là ngày sụp đổ của toàn bộ Quân khu I, hung tin ghê gớm ấy đã khiến cho cả nước kinh hoàng: Quân khu I nơi tập trung những  lực lượng tinh nhuệ và thiện chiến nhất của VNCH, bốn Sư đoàn chính qui chủ lực, bốn Liên đoàn Biệt động quân đã hoàn toàn tan rã sau 9 ngày cầm cự và triệt thoái. Mặc dù nay nhiều bí mật về cuộc lui binh đã được tiết lộ, Bộ Tổng tham mưu VNCH, các vị Tướng lãnh, các giới chức quân sự liên hệ đã bạch hóa diễn tiến của trận chiến bi thảm này, các nhà nghiên cứu quân sử, các nhân chứng, ký giả chiến trường… đã biên soạn, kể lại diễn tiến của mặt trận vùng Hoả tuyến nhưng người ta tưởng như nó vẫn còn nhiều điều bí ẩn và khó hiểu, chưa bao giờ trong cuộc chiến tranh Quốc -Cộng giai đoạn 1960-1975 một lực lượng to lớn của miền Nam lại có thể thua nhanh đến thế. Cũng có người cho rằng tấn thảm kịch này bắt nguồn từ ảnh hưởng của những yếu tố chính trị hơn là về quân sự.

Các tài liệu, sách báo nói về cuộc lui binh Quân đoàn I của Bộ tổng tham mưu Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Thiếu Tướng Hoàng Lạc, nhà nghiên cứu quân sử Nguyễn Đức Phương, ký giả chiến trường Phạm Huấn và những lời thuật lại của các nhân chứng … nói chung không hoàn toàn giống nhau, có khi còn trái ngược nhau là khác.

Quân khu I là một giải đất dài và hẹp hình cán chảo chạy theo hướng Tây Bắc, Đông Nam, gồm 5 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng tín, Quảng Ngãi, dân số vào khoảng ba triệu người. So với các Quân khu khác Vùng Một nhỏ hẹp nhất, đây là nơi tiếp giáp với Bắc Việt, chiến tranh có thể bùng nổ bất cứ lúc nào nên cũng gọi là vùng Hoả tuyến. Từ sau khi ký hiệp định Paris, nửa triệu quân đồng minh đã rút đi, VNCH một mình phải gánh vác toàn bộ chiến trường. Lãnh thổ quá rộng, không đủ lực lượng trấn giữ nên tại đây VNCH chỉ còn kiểm soát được phần đất nằm phía bên phải của giải đất theo chiều dọc tức là phía Đông, còn phía Tây do Cộng thuộc quyền kiểm soát của CSBV. Dần dần VNCH chỉ còn những tỉnh lỵ và thị xã và các quận do sự lấn chiếm theo lối tầm ăn dâu của địch, kể từ sau ngày 19/3/1975, nếu nhìn trên bản đồ quân sự  (Cao Văn Viên, Những Ngày Cuối VNCH trang 166) ta sẽ thấy miền Nam chỉ còn kiểm soát được vào khoảng gần một phần ba (1/3) diện tích Quân khu 1.

Năm 1972 Quân khu I đã là một chiến trường lớn, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt đẫm máu giữa các đại đơn vị của hai miền Nam Bắc .Vì tình hình sôi động đặc biệt của vùng hỏa tuyến ngoài ba Sư đoàn cơ hữu 1, 2, 3 của Quân đoàn, TT Thiệu còn cho hai Sư đoàn tổng trừ bị Nhẩy Dù và Thủy quân lục chiến ra đóng tăng cường. Đạn dược tiếp liệu ngày càng thiếu thốn bi đát, theo ông Cao Văn Viên (sách đã dẫn trang 92) từ tháng 7/1974 hoả lực miền Nam giảm hơn 70% và vào tháng 2/1975, đạn tồn kho các loại súng tại kho Trung ương chỉ còn đủ cung ứng khoảng  một tháng (30 ngày).

Miền Nam  không được Mỹ yểm trợ B52; tiếp liệu, đạn dược  đã gần kiệt quệ, tài khóa 1974, 1975 bị cắt giảm 50% mỗi năm (Kissinger, Years of Renewal trang 472). Ngay từ cuối tháng 12/1974 khi BV xử dụng ba sư đoàn tấn công Phước Long, pháo binh VNCH tại đây đã phải đếm từng viên đạn để tiết kiệm hầu còn đủ chiến đấu (Kissinger, Years of Renewal, trang 490)

Trong khi ấy CS quốc tế vẫn tiếp tục viện trợ dồi dào cho BV. Theo BBCVietnamese.com ngày 10-5-2006, viện trợ quân sự CS quốc tế cho BV giai đoạn 1969-1972 là 684,666 tấn vũ khí, giai đoạn 1973-1975 là 649,246 tấn vũ khí coi như không thay đổi. Từ tháng 12/1974 Nga Sô đã viện trợ quân sự cho Hà Nội tăng gấp bốn lần hơn trước (Kissinger, Years of Renewal trang 481).

Nhìn sơ các con số và các dữ kiện trên chúng ta cũng đủ biết ai sẽ thắng , ai thua, về điểm này Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn có nói

Xin nhắc lại một lần nữa, nguyên nhân sâu xa của sự sụp đổ của Miền Nam là không có viện trợ (phương tiện chiến tranh)

(Những Sự Thật Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975, trang 406)

Cuối năm 1974 tình hình chiến sự ở Quân khu I  yên lặng được một thời gian, VNCH đẩy lui cuộc tấn công của BV vào đồng bằng Tây Nam Đà Nẵng, CSBV có lợi thế về địa hình, vì gần hậu cần miền Bắc, họ được bổ sung quân số và tiếp liệu thuận lợi. Từ tháng 6 cho tới cuối năm 1974 các lực lượng Quân đoàn I của VNCH bị tổn thất trong các trận giao tranh không được bổ sung nên quân số thiếu hụt. Quân khu 1 được chia làm hai khu Bắc và Nam, Bắc gồm hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên dưới quyền Bộ Tư lệnh tiền phương do Trung tướng Lâm Quang Thi chỉ huy, ba tỉnh còn lại Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi do Tư lệnh Quân đoàn Trung Tướng Ngô Quang Trưởng trực tiếp chỉ huy.

Bố trí chủ lực quân VNCH như sau:

-Sư đoàn Nhẩy Dù vàTQLC, Lữ đoàn 1 Thiết kỵ từ Bắc Thừa Thiên lên tới Nam sông Thạch Hãn kéo dài sang phía Tây Quảng Trị.

Lực lượng cơ hữu của Quân khu và các Liên đoàn Biệt động quân bảo vệ các tỉnh còn lại:

- Sư đoàn 1BB và Liên đoàn 15 Biệt động quân đóng tại Thừa Thiên.

- Sư đoàn 3 BB và Liên đoàn 14 BĐQ đóng tại Đà Nẵng, Quảng Nam.

- Sư đoàn 2 BB và  hai liên đoàn 11, 12 BĐQ bảo vệ Quảng Tín, Quảng  Ngãi.

(Theo Nguyễn đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 751)

Các đơn vị yểm trợ gồm trên 10 tiểu đoàn pháo binh, một tiểu đoàn phòng không, một lữ đoàn thiết kỵ. Hải quân gồm các giang đoàn xung phong, trục lôi, tuần thám tại Thuận An, các duyên đoàn tại Cửa Việt, tại Thuận An, Tư Hiền… Sư đoàn 1 Không quân đóng tại Đà Nẵng. Quân số của Quân đoàn vào khoảng 90,000 chủ lực và 75,000 địa phương quân, nghĩa quân, số gồm cả thành phần không tác chiến. Đây chỉ là con số lý thuyết, trên thực tế thì thấp hơn không được như vậy vì nhiều lý do.

Lực lượng Cộng sản tại Quân khu I chia hai địa bàn hoạt động lấy đèo Hải Vân làm ranh giới do các Tướng Lê Tư Đồng, Nguyễn Hữu An, Chu Huy Mân chỉ huy. Theo tác giả Nguyễn Đức Phương  tại đây Bắc việt có 7 sư đoàn (324B, 325, 320B, 312, 304, 711, 2) và 3 Trung đoàn độc lập tổng cộng vào khoảng 8 sư đoàn (Sách đã dẫn trang 752).

Theo ông Cao Văn Viên, tại đây BV có 5 sư đoàn (341, 325C, 324B, 304, 711), 10 trung đoàn độc lập (52, 4, 5, 6, 27, 31, 48, 51, 270, 271), 3 Trung đoàn đặc công (5, 45, 126), toàn bộ vào khoảng hơn 8 Sư đoàn. Lực lượng cơ giới yểm trợ gồm 3 Trung đoàn xe tăng, 12 Trung đoàn phòng không, 8 Trung đoàn pháo binh (Những Ngày Cuối Của VNCH trang 160).

Theo Nguyễn Đức Phương lực lượng địch tổng cộng vào khoảng 71,000 người. Bắc Việt có ưu thế về vũ khí đạn dược hơn VNCH rất nhiều, chủ lực quân coi như gấp hai.

Diễn tiến của mặt trận

Trong khi mở chiến dịch Ban Mê Thuột, CSBV tại Quân khu I cũng xâm nhập đánh phá các nơi để cầm chân quân đội VNCH như tại Quảng Trị, họ chiếm quận Hải Lăng Bắc Thừa Thiên, xâm nhập các xã ven biển Thừa Thiên. Phía Nam đánh các cao điểm của Sư đoàn I, tấn công tuyến sông Bồ nhưng bị đẩy lui bỏ lại 200 xác chết, tại Quảng Tín địch chiếm 2 quận Tiên phước, Hậu Đức ngày 10/3 bắn phá tỉnh lỵ Tam Kỳ…

Ngày 11/3, sau khi CS tấn công chiếm Ban mê Thuột một ngày, Tổng thống Thiệu triệu tập phiên họp tại Dinh Độc Lập, có mặt Thủ Tướng  Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang. TT Thiệu cho biết trước tình hình khó khăn do quân viện bị cắt giảm, áp lực địch mạnh, ta chỉ có thể giữ được Quân khu III,  Quân  Khu IV và một vài tỉnh duyên hải  QK I và QK II, QK I  chỉ giữ Huế và Đà Nẵng (Những Ngày Cuối Của VNCH trang 129, 130, 131)

Trong lúc tình hình quân sự có vẻ không thuận lợi cho ta thì theo yêu cầu của TT Thiệu, Bộ TTM lệnh cho Tướng Trưởng trả Sư đoàn Nhẩy Dù về Trung ương.

Ngày 13/3 TT Thiệu lệnh cho Tướng Trưởng về Sài Gòn họp Hội Đồng an ninh Quốc gia, thành phần gồm Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn. Ông Thiệu cho biết tình hình khó khăn do cắt giảm quân viện, ông không tin Mỹ sẽ can thiệp dù Cộng Sản tấn công miền Nam nên phải tái phối trí lực lượng, rút quân bỏ những miền cao nguyên rừng núi để giữ những vùng mầu mỡ còn hơn đứng chung chính phủ Liên Hiệp với Cộng Sản.

Ngày 14/3 Tướng Trưởng về Quân đoàn I họp tham mưu, thảo luận kế hoạch  tái phối trí, Nhẩy Dù sẽ rút về Sài Gòn, hôm sau Liên đoàn 14 BĐQ nhận vùng trách nhiệm của Lữ đoàn TQLC 369 tại Quảng Trị để Lữ đoàn này về Phú Lộc thay Lữ đoàn Dù, một lữ đoàn TQLC sẽ chịu trách nhiệm khu vực sông Bồ để bảo vệ Huế.

Ngày 17/3 Lữ đoàn 258 TQLC sẽ rời Quảng Trị để về Đà Nẵng thay lữ đoàn 2 Dù. Dân chúng sợ hãi đã di tản ồ ạt trên quốc lộ Một từ mấy ngày nay làm cản trở việc điều quân tái phối trí.

Ngày 18/3 Thủ tướng Trần Thiện Khiêm ra Đà Nẵng để giải quyết vấn đề dân tỵ nạn, ông cho Tướng Trưởng biết sẽ không tăng viện Quân khu I vì tình hình Quân khu III nghiêm trọng, Việt Cộng đánh Dầu Tiếng, áp lực Tây Ninh, Long Khánh, Bình Tuy…

Ngày 19/3 Tướng Trưởng được triệu về Sài Gòn họp lần thứ hai, thành phần phiên họp cũng như lần trước nhưng có thêm Phó tổng thống Trần Văn Hương. Tướng Trưởng trình bầy hai kế hoạch lui binh:

Kế hoạch Một:  các đơn vị sẽ theo Quốc lộ Một từ Huế, Chu lai về Đà Nẵng, trong trường hợp Quốc lộ Một bị cắt thì sẽ theo kế hoạch Hai.

Kế hoạch Hai: Các lực lượng Quân đoàn sẽ tập trung tại ba cứ điểm Huế, Đà Nẵng và Chu Lai, tầu Hải quân sẽ chuyên chở lính từ Huế, Chu Lai về Đà Nẵng. Trong cả hai kế hoạch Đà Nẵng là điểm phòng thủ chánh, điểm tựa cuối cùng, Tướng Trưởng đề nghị giữ cả ba cứ điểm để phân tán lực lượng địch và gây tổn thất tối đa cho Việt Cộng, ông Thiệu cho biết giữ được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

Ông Cao Văn Viên cho rằng kế hoạch của Tướng Trưởng là hợp lý.

“Kế hoạch lui quân của Quân đoàn 1 soạn thảo rất hợp lý và đầy đủ, gồm kế hoạch dự phòng để đối phó với những bất ngờ do địch gây ra. Khi trận chiến khai diễn như Kế Hoạch Hai dự trù và các đơn vị của Quân đoàn 1 rút hết về Đà Nẵng, chúng ta chỉ còn hai hành động phải làm: Cố thủ tại chỗ hoặc rút bằng đường biển nếu tình thế bắt buộc. Như vậy vào thời điểm trên, đâu còn cần đến kế hoạch dự phòng nào khác”

(Những Ngày Cuối Của VNCH Trang 163)

Thật ra kế hoạch nghe thì hay nhưng thực hiện được lại không phải dễ, thực tế rất phũ phàng, BV tấn công gấp rút, dân chúng di tản làm náo loạn khiến binh sĩ mất tinh thần. TT Thiệu lệnh cho Tướng Trưởng cố gắng giữ được tất cả những phần đất có trong tay sau đó ông bảo Tướng Quang soạn bài hiệu triệu trên đài phát thanh Huế để trấn an dân chúng, quyết bảo vệ Huế đến cùng. Buổi họp này không thấy nói đến triệt thoái mà chỉ là kế hoạch co cụm để giữ đất.

Ngày 19/3 Quảng Trị bỏ ngỏ, chi đoàn Thiết giáp, liên đoàn 14 BĐQ  rút về bên này Mỹ chánh lập phòng tuyến mới. Cộng quân bắt đầu tấn công mạnh vào Quân khu. Theo Tướng Hoàng Lạc, Giám mục Phạm Ngọc Chi địa phận Đà Nẵng và Giám mục Nguyễn Kim Điền khuyên không nên đổ máu vô ích vì các siêu cường đã sắp đặt cả rồi.

Sáng 20/3 Tướng Trưởng bay ra bộ chỉ huy tiền phương họp các cấp chỉ huy bàn kế hoạch phòng thủ Huế như Tổng thống ra lệnh phải giữ bằng mọi giá. Tình hình mặt trận tương đối còn tốt đẹp, các đơn vị hoàn hảo, tinh thần  cao duy trì được kỷ luật, ai nấy đồng lòng tử thủ, dân chúng di tản nhiều. Tướng Trưởng lạc quan khi thấy Huế phòng thủ tốt. Trưa hôm đó ông Thiệu đọc hiệu triệu dân trên đài phát thanh Huế. Đến chiều khi về tới Đà Nẵng TướngTrưởng nhận được lệnh của dinh Độc Lập chỉ giữ Đà Nẵng thôi nếu tình hình bó buộc, ông Thiệu lý luận Quân đoàn I không đủ lính để bảo vệ cả ba cứ điểm Chu lai, Huế và Đà Nẵng. Tướng Trưởng được quyền tùy cơ ứng biến.

Quân khu I ngày một nguy ngập, Cộng quân đã bắt đấu tấn công mạnh theo thế gọng kìm từ trên Quảng Trị đánh xuống và từ dưới Quảng Ngãi đánh lên, dân chúng chạy loạn ồ ạt từ Huế kéo về Đà Nẵng, từ Quảng Nam Quảng Ngãi kéo lên. Ngày 21/3 địch tấn công Phú Lộc, áp lực mạnh trên Quốc lộ Một, dân tản cư đông như kiến từ Huế về Đà nẵng. Sư đoàn I VNCH có pháo binh và không quân yểm trợ đẩy lui cuộc tấn công của BV nhưng họ có ưu thế về lực lượng nên Sư đoàn 1 cầm cự đến trưa ngày 22 thì thất thủ, Trung đoàn 1 BB (SĐ1) và Liên đoàn 15 Biệt động quân bị đẩy lui, một khúc đường Quốc lộ Một bị cô lập, Trung đoàn I bị thiệt hại nặng, Tướng Trưởng ra lệnh thu gọn tuyến phòng thủ Huế.

Dân chúng và quân cụ bắt đầu được chở bằng tầu ra khỏi Đà Nẵng, ngày 23/3 Việt Cộng pháo kích Huế rời rạc không gây thiệt hại gì nhiều nhưng khiến dân chúng hốt hoảng náo động như hỗn loạn. Tại phía Nam Vùng Một tình hình nguy ngập khi  quận Hậu Đức, Tiên Phước thuộc Quảng Tín bị Việt cộng chiếm, Sư đoàn 2 và Liên đoàn 12 BĐQ chặn được áp lực địch tấn công về Tam Kỳ và các vùng duyên hải. Trước áp lực dồn dập của Cộng quân Tướng Trưởng ra lệnh di tản 2 quận Sơn Trà, Trà Bồng Quảng Ngãi, những tiền đồn xa tiếp tế cũng được di tản, Tướng Trưởng cho gom các lực lượng rời rạc lại để bảo vệ những điểm trọng yếu vào trận cuối cùng. Sự chỉnh đốn của Tướng Trưởng đem lại chút bình yên gượng gạo cho 2 tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Tín trong 2 ngày.

Sáng ngày 24/3 tại phía Nam Quân khu 1, BV tấn công mạnh tại Quảng Tín, Sư đoàn 711, Trung đoàn 52 BV và xe tăng đánh Tam Kỳ, đặc công đột nhập tỉnh lỵ thả tù gây rối loạn đến trưa thì Tam Kỳ thất thủ. Trung đoàn 2 thuộc Sư đoàn 3 VNCH từ Quảng Nam được lệnh tiến về Quảng Tín để giúp Địa phương quân  chạy từ Tam Kỳ về. Tam kỳ mất, dân ùn ùn chạy về Đà Nẵng. Tại Quảng Ngãi Cộng quân tấn công dữ dội, đặc công và địa phương quân Việt Cộng tại Quảng Ngãi tấn công phi trường, các cơ sở hành chánh quân sự Quảng Ngãi. Đường Quốc lộ Một từ Quảng Ngãi tới Chu lai bị cắt đứt, đường ra biển bị cô lập, chỉ trong một ngày tình hình Quân khu 1 rối loạn đến mức không còn kiểm soát được nữa. Quân đoàn chấp thuận cho tiểu khu Quảng Ngãi mở đường máu về Chu Lai nhưng chỉ có vài đơn vị về được.

Ngày 25/3 tất cả các đơn vị Quân đoàn I tụ lại 3 phòng tuyến chính: Chu Lai phía nam, Đà Nẵng ở giữa và Huế phía Bắc, các lực lượng của Quân đoàn I bị thiệt hại nhiều khi di tản về các phòng tuyến này, tinh thần binh sĩ xuống thấp, ai nấy chán nản chưa bao giờ trong đời chinh chiến họ thấy tuyệt vọng như hiện nay. Trong tình thế khó khăn Tướng Trưởng lại nhận thêm một lệnh nữa từ dinh Độc Lập, TT Thiệu lệnh cho Tướng Trưởng dùng ba Sư đoàn cơ hữu của Quân đoàn: SĐ1, SĐ2, SĐ3 để phòng thủ Đà Nẵng, Sư đoàn TQLC đóng vai trừ bị. Đêm đó Tướng Trưởng cho Sư đoàn I và các đơn vị quanh Huế rút về Đà Nẵng, ông lệnh cho Sư đoàn 2,  Chi khu Quảng Ngãi và thân nhân của họ rút ra Cù Lao Ré, một đảo ngoài khơi Chu lai. Hai tầu dương vận hạm đón Sư đoàn 2 tại Chu lai đưa về Cù Lao Ré, cuộc vận chuyển thành công hơn mặc dù có hỗn loạn nhưng một nửa quân số của Sư đoàn 2  đã lên tầu đưa về Bình Tuy, chính phủ tuyên bố Huế và Chu lai thất thủ ngày 25/3.

Các lực lượng Huế bắt đầu di tản, Sư đoàn I và các đơn vị cơ hữu rút ra cửa Tư Hiền. Hải quân và công binh sẽ bắc cầu để quân di tản đi ngược vào đất liền rồi dùng đường bộ về Đà Nẵng. Sư đoàn TQLC và các đơn vị trực thuộc sẽ triệt thoái bằng tầu Hải quân.  Sáng ngày 26/3 biển sóng to làm đình trệ cuộc vận chuyển, cầu nối giữa Tư Hiền và đường bộ chưa hoàn tất. Đến trưa thủy triều dâng cao không thể vượt biển được trong khi ấy Cộng  quân đuổi theo nã pháo vào cửa Tư Hiền và các địa điểm tập trung gây nhiều thiệt hại, hỗn loạn diễn ra không còn quân kỷ, Sư đoàn I tan rã tại đây chỉ có một phần ba về được đến Đà nẵng, tới nơi họ rã ngũ đi tìm thân nhân.

Trong khi đó thì Lữ đoàn kỵ binh với hơn 100 thiết giáp các loại từ mặt trận Bắc Huế tiến về cửa Thuận An, theo sau là các đơn vị pháo binh với hằng trăm khẩu pháo, TQLC, BĐQ, ĐPQ từ tuyến sông Bồ đang lũ lượt kéo về, hỗn loạn lại diễn ra. Hai tầu dương vận hạm đến cửa Thuận An để chở TQLC, tầu hải vận đĩnh và quân vận đĩnh chở người từ bờ ra dương vận hạm.

Sư đoàn 325 CS chuyển vào Quảng Nam phối hợp với sư đoàn 304 CS  tấn công Đà Nẵng, Sư đoàn 2 CS cũng tiến về thành phố. Quân đội VNCH lập phòng tuyến phòng thủ bảo vệ Đà Nẵng, phía Tây 2 lữ đoàn TQLC, phía Nam Sư đoàn 3 và ĐPQ Quảng Nam. Ngày 27/3/1975 các cuộc phòng thủ Đà Nẵng thành ra vô hiệu trước sự hỗn loạn, Cộng quân dồn nỗ lực bao vây thành phố. Từ bắc Đà Nẵng hai Sư đoàn 324B và 325C CSBV cùng với Trung đoàn xe tăng và hai Trung đoàn pháo tiến dọc theo thung lũng Voi bao vây thành phố. Phía Nam Sư đoàn 711, 304 BV tiến chiếm Đại Lộc và Dục Đức, Đà Nẵng đã nằm trong tầm pháo của quân thù. Tại thành phố lớn thứ hai của miền nam này Quân đoàn I chỉ còn có Sư đoàn 3 và 2 lữ đoàn TQLC, các Sư đoàn 1 và 2 đã bị rã ngũ trên đường triệt thoái, một phần đã được tầu chở ra khơi, lực lượng không đủ để đương đầu với áp lực quá đông của BV, lại nữa thành phồ với hằng triệu người tỵ nạn đã trở nên hỗn loạn không thể  nào kiểm soát được.

Sáng ngày 28/3/1975 Tướng Trưởng họp khẩn cấp các đơn vị trưởng ban hành một số biện pháp vãn hồi trật tự và tái trang bị các đơn vị di tản trong thành phố nhưng ta không còn đủ quân tác chiến để thực hiện kế hoạch này. Các quân nhân có mặt được sung vào các đơn vị tác chiến nhưng không đủ để bù vào thiệt hại do cuộc triệt thoái gây ra. Trưa 28/3  Phòng 2 thuộc Bộ TTM cho Quân đoàn I biết Cộng quân có thể tấn công trong đêm, Sư đoàn I Không quân được lệnh di tản về Phù Cát, Phan Rang, Quân đoàn I ban lệnh ứng chiến tại các tuyến phòng thủ. Hai giờ trưa các xã ấp quanh Đà Nẵng đã lọt vào tay Cộng quân. Địa phương quân, nghĩa quân tan rã, binh sĩ rã ngũ rời đơn vị.

CSBV pháo phi trường, căn cứ Hải quân khi trời vừa tối rất dữ dội và chính xác nhờ những toán đặc công, tiền pháo viên chỉ điểm hướng dẫn. Tướng Trưởng vội báo cáo về Bộ Tổng tham mưu và gọi cho Tổng thống Thiệu xin di tản bằng đường biển. Tướng Thiệu không ra lệnh rõ ràng chỉ hỏi vu vơ nếu di tản thì có thể được bao nhiêu. Pháo kích của BV khiến cho liên lạc giữa Sài Gòn và Đà Nẵng bị cắt đứt, Tướng Trưởng lập tức ra lệnh bỏ Đà Nẵng, ông họp với Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Tư lệnh Hải quân vùng I và các cấp chỉ huy để hẹn địa điểm rút quân tại  chân đèo Hải Vân , núi Non Nước và cửa khẩu Hội An.

Rạng sáng ngày 29/3/1975 sương mù bao phủ dọc theo bờ biển, ngoài khơi tầu đã có mặt ở điểm hẹn, thủy triều thấp tầu không vào bờ được, binh sĩ phải lội ra biển. Cuộc di tản êm xuôi cho đến khi khi BV phát hiện bèn pháo kích vào địa điểm tập trung quân và tầu ngoài khơi gây nhiều thiệt hại, đoàn tầu di tản được khoảng 6,000 TQLC, 3,000 lính Sư đoàn 3 và nhiều đơn vị khác.

Đà Nẵng được coi như thất thủ ngày 29/3/1975. Có tài liệu cho biết VNCH mất 130 máy bay tại Đà Nẵng. Năm 1976 Tướng Trưởng trả lời một cuộc phỏng vấn cho biết khoảng 6,000 TQLC, non nửa lực lượng của Sư đoàn và 4,000 quân thuộc các binh chủng khác đã được tầu bè cứu thoát. Tướng Nguyễn Duy Hinh Tư lệnh Sư đoàn 3 cho biết trong số 12,000 người của Sư đoàn 3 chỉ có 5,000 đến được điểm tập trung và sau cùng chỉ có 1,000 người lên được tầu. Tổng cộng có 70,000 người dân được cứu thoát và 16 ngàn lính, 4 Sư đoàn kể cả TQLC bị thiệt hại nặng nề không thể gọi là đơn vị chiến đấu được nữa. Tất cả quân trang quân dụng, vũ khí, xe tăng đại bác… của Quân khu I coi như mất hết.

Quân khu I thất thủ một cách dễ dàng trong khoảng 10 ngày, không có lực lượng nào được tổ chức để đánh chận hậu, đánh trì hoãn khi Quân đoàn di tản. Cuộc lui binh thất bại hoàn toàn được coi tồi tệ hơn so với Quân đoàn II, hỗn loạn gấp bội phần, sự thiệt hại về nhân mạng cao hơn cuộc triệt thoái tại Tây nguyên nhiều.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

67 Phản hồi cho “Cuối tháng 3/75 tuyến đầu thất thủ [1]”

  1. Dân miền Nam says:

    ” . . .miền Nam phải thua vì quá kém về nhân tài, về tổ chức, về kỷ luật, thông tin, tâm lý, ngay cả về chính nghĩa.
    Ở miền Nam chỉ có một lũ chó con, cận thị, sủa bậy, và lũ quân phiệt bất tài, tham nhũng.”
    Vâng có thể bây giờ bạn viết bậy, sủa bậy ” ai biết được chuyện tương lai? giả dụ ngày mai con chó chạy rbăng qua đường bị xe cán chết hôm nay vẫn sủa ma, sủa hồn ma VNCH. Bao nhiêu người đánh nhau chí chết cho bạn sống 20 năm tương đối ấm no an lành, chẳng may thua quân cướp quốc phá gia vong nhà tan cửa nát, thân tù đày có người chết trong ngục, ai muốn thua? với bọn cướp thì so sánh làm gì ? B52 bỏ nát cả cây rừng xương trắng đầy Trường Sơn bọn cướp vẫn kiên gan liều chết thì miền Nam
    chỉ có thua sau khi Mỹ rút quân. Nữa triệu quân Mỹ và Hải Không yểm trợ còn không làm Bắc Việt nao núng . Thế là bọn Tàu nó định lấy đảo HS TS nên thúc BV đánh nhưng sao khi HĐ ký thì Nga thúc , hai đàn anh sau lưng phụ thằng cướp, VNCH có anh hai Mỹ thì bỏ ngang vì cuộc chiến kéo dài như vô tận nên kiệt sức va cuối cùng miền Nam thua trận, ta nên đau buồn chia xẻ và chửi thằng ăn cướp ngu ngốc sắp dâng nước cho Tàu Nga lại đi chửi VNCH đã làm hết sức mình? Hừm! suy nghỉ lại đi ông bạn.

  2. nvtncs says:

    Thua mà đổi lỗi cho Mỹ là điều vô trách nhiệm và chứng tỏ kẻ thua không học được bài học lịch sử đau đớn nhất của đất nước.

    Miền Nam thua trước hết là tại người miền Nam.
    Mỹ đã dành cho VNCH 20 năm, cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử Mỹ, để miền Nam củng cố tình hình, nhưng người miền Nam không làm nổi việc đó.

    Trung thực và công bằng mà nói, thì miền Nam phải thua vì quá kém về nhân tài, về tổ chức, về kỷ luật, thông tin, tâm lý, ngay cả về chính nghĩa.
    Ở miền Nam chỉ có một lũ chó con, cận thị, sủa bậy, và lũ quân phiệt bất tài, tham nhũng.

    Trong khi CSVN tấn công ta, đáng lẽ ta cần phải có một chế độ chặt chẽ, một kỷ luật thép, thì ta có một lũ “tướng” ngày xưa làm sĩ quan hạ cấp trong quân đội Pháp.

    Những nhân vật, những hội đoàn phải nhận trách nhiệm vì đã bất tài, cận thị, sai lầm, ham quyền, bè cánh, làm miền Nam sụp đổ, là:

    – Dương Văn Minh lãnh đạo cuộc đảo chính 1963.
    – NV Thiệu TT VNCH, ngu, dốt, tham quyền, không nhìn thấy mối nguy cơ cho VN, của hội nghị Paris 1973, phong trào phản chiến của dân Mỹ và đảng dân chủ Mỹ.
    – TT Quang, tên Việt Cộng nằm vùng, nhưng không bị lũ quân phiệt bỏ tù.
    – Hội Phật giáo Nam VN, xuống đường.
    – Một số giáo sư, sinh viên Huế.
    – Trí thức miền Nam như DQ Hoa, Huỳnh Tấn Phát, NguyễnThị Bình.
    – MTDTGPMNVN.
    – Vũ Văn Mẫu.
    – Một số rất lớn dân miền Nam không biết bản tính, chương trình và âm mưu của CS bắc Việt.

    Dĩ nhiên chính phủ và dân Mỹ chán ngấy chiến tranh VN thì sứ quán VN ở Mỹ phải báo cho Thiệu biết; trái lại sứ quán VN ở Mỹ không có bạn trong ngay cả số dân biểu đảng cộng hoà Mỹ. Mỹ đã cắt giảm viện trợ, nhưng cái sai lầm của Thiệu là không hiểu biết tình hình ở Mỹ, quá tin cậy ở sự giúp đỡ của Mỹ, và không hiểu rằng quốc hội Mỹ, ngược với quốc hội VN, kiểm soát ngân sách và đảm nhiệm quyền hành lớn hơn cả TT, trong nhiều vấn đề, như tuyên bố chiến tranh chẳng hạn.

    Thôi nói làm gì cho đau lòng. Thua là thua và hậu quả là nước suy yếu và rơi vào quỹ đạo thằng Tầu, một thằng cướp đểu và thâm độc.

    • Thắc-Mắc says:

      K/g nvtncs,
      Tôi không phủ-nhận tất cả những yếu-tố bạn nêu ra, thật-sự ảnh-hưởng đến việc miền Nam VN bị mất vào tay CSVN. Tuy nhiên tôi tin chắc bạn vẫn phải thừa-nhận, yếu-tố cốt-lõi cho sự thua cuộc đó chính là quyền-lợi của những siêu-cường, mà Mỹ là yếu-tố quyết-định. Tôi cố-gắng khách-quan để nói lên điều đó, dù trong lòng tôi cũng có những tâm-tư như bạn. Cũng buồn vì hai nền Cộng-hòa của miền Nam VN, vốn có được 20 năm để đủ mạnh, đủ vững. Nhưng thực-tế không cho phép ; CSVN không để VNCH yên-ổn để xây-dựng + chính-quyền Mỹ quá nhúng tay vào nội-bộ VNCH (không như Liên-bang Sô-viết đã tận-tình yểm-trợ CSVN và không trực-tiếp can-thiệp vào nội-bộ CSVN), và còn nhiều điểm khác nữa. Hơn thế, không phải là những nền Cộng-hòa của Nam VN không làm gì trong suốt 20 năm đó. Nếu có những mặt tiêu-cực như bạn viết ở trên, thì bạn cũng không phủ-nhận những mặt tích-cực của VNCH. Công-tâm và khách-quan suy-xét, tôi chắc-chắn bạn đồng-ý. Ao-ước bạn nhìn vào tương-lai mà vui trở lại. Sự thua, thắng trong giai-đoạn 1945-1975 chỉ có tính-cách giai-đoạn. Tôi vui vì thấy người dân VN hiện nay, tuy chưa nhiều, nhưng một số ý-thức được giá-trị của dân-chủ, tự-do đúng nghĩa, ý-thức được sự kém khả-năng của tập-đoàn lãnh-đạo CSVN – đã đưa VN vào tình-thế hiện nay về suy-sụp kinh-tế, về chính-trị, đối ngoại, đối nội căng-thẳng, rối-ren. Số ít này sẽ là mủi tiên-phong cho một cuộc cách-mạng, đại-khái như cách-mạng hoa lài, hoa lý gì đó ở châu Phi, đánh gục bọn tư-bản đỏ tại VN hiện nay. Tôi vui vì lô-gic mà nói, ngày tàn của CSVN không xa.Chào bạn.

    • Lê Hoàng says:

      nói phải củ cải cũng phải nghe, nói thiệt lòng như vầy có chết thằng tây thằng ta nào đâu mà cứ phải lươn lẹo cơ chứ?

    • Veryhart says:

      Tiếc thật sao hồi đó trình độ của Gia đình nhà ông Diệm, ông Thiệu, ông Minh, ông Quang…. lại không được bằng cái ông nvtncs này nhỉ. Nếu được vậy thì chắc là VNCH không thảm bại như vậy.
      Đặt giả thiết nếu VNCH “thắng cuộc”. Toàn bộ cộng sản bị tiêu diệt trong đó có cả người Già, con nít miền Bắc (Như một thằng sỹ quan Mỹ thảm sát ở Mỹ Lai nói khi quăng lựu đạn xuống dưới hầm trú ẩn của dân khi biết có cả trẻ con “kệ mẹ nó đằng nào thì lớn lên chúng nó cũng trở thành Cộng sản”), và 1/3 người dân Miền nam nữa . Thì VNCH sẽ xây dựng đất nước từ trong đống tro tàn như thế nào nhỉ, dựa toàn bộ vào viện trợ của Mỹ à? Hay đẻ thật nhiều để tái tạo sức lao động. Và đánh Đánh TQ như thế nào nhỉ..ơ hơ. Không khéo lại….còn đau hơn 30/4/1975. Có phải không các anh. Trung cộng nó kinh khủng hơn Việt cộng nhiều các anh ạ, đơn giản như bài học vỡ lòng!!!

      • Nguyen Trong Dan says:

        Ba sạo hoài…

        ” Đặt giả thiết nếu Việt Nam Cộng Hòa thắng cuộc ” thì :

        1. DÂN VIỆT NAM KHỎI PHẢI ĐI VƯỢT BIÊN SUỐT MƯỜI MẤY NĂM…

        2. TÀU BÀNH TRƯỚNG KHỎI CẦN PHẢI DẠY CHO DÂN VIỆT NAM BÀI HỌC VỀ VIỆC VONG ƠN BỘI NGHĨA..

        3. CỘNG SẢN KHỜ ME ( KHỜ ME ĐỎ ) KHÔNG CÓ CƠ HỘI…. XƠI TÁI 2 TRIỆU THUỜNG DÂN….

        4. ĐÁNH TƯ SẢN, ĐỔI TIỀN LẦN NÀY QUA LẦN KHÁC… KHÓ XẢY RA

        5. LÚC CỘNG SẢN LIÊN XÔ XỤP ĐỔ , VIỆT NAM KHÔNG CẦN THIẾT PHẢI LO LẮNG….

        6. Việt Nam TIẾP TỤC có kinh tế… CAO HƠN ĐẠI HÀN

        7. VINASHINE , VINALINE & các công ty nhà nước tồi tệ… như EVN , than khoáng sản,… không ra đời

        8. NGHE NHẠC , VIẾT NHẠC , đọc báo viết báo KHÔNG SỢ BỊ VÔ TÙ… như Việt Khang…

        9. CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG KHÔNG CÓ HIỆU LỰC….

        Muốn nữa còn nữa….

  3. Củ Lẫn says:

    Không biết tác giả TĐ viết bài này năm nào, nhưng câu hỏi là DCV mang ra đăng lúc này để làm gì nhỉ? Rút kinh nghiệm để… đánh Tầu chăng?

    (Câu đầu của bài đã không ổn: “Sau tháng 1/1973 VC vẫn tiếp tục vi phạm Hiệp định Paris. Tháng 1/1973 HĐ Paris mới được ký làm sao có thể nói là “vẫn tiếp tục (vi phạm)” được? Chỉ có thể nói: “Chữ ký chưa ráo mực mà đã vi phạm…”).

    • Dân Việt says:

      HĐ Paris ký ngày 27 tháng 1 1973 ” TĐ viết :” Sau tháng 1 / 1973 VC . . . ” Sau tháng 1 là tháng 2, 3, 4 v.v. . . câu này cũng không có gì sai.
      Chuyện 38 năm nhắc lại để nhớ ngày tháng này 38 năm trước người miền Nam bên bờ đau thương, còn sống sót hôm nay viết kể lại cho lịch sử con cháu biết mình từ đâu đến, tương lai sẽ làm gì với bọn cướp nước VC . Còn chuyện đánh Tàu hay Tàu đánh là chuyện của bọn cướp với nhau , rút kinh nghiệm đánh Tàu Tàu đánh làm gì chứ? ông hỏi vớ vẫn quá .

      • Củ Lẫn says:

        Tôi cứ ngỡ “vẫn” để chỉ điều gì xẩy ra trước đó và vẫn tiếp tục xẩy ra. Việc vi phạm HĐ Paris làm sao có thể xẩy ra trươc khi có *ký) HĐ Paris được, nên dùng chữ “vẫn” là thiều chính xác. Rắc rối quá chăng?

        “Rút kinh nghiệm để… đánh Tầu?” chỉ là câu hỏi “thòng”, để cho thấy bây giờ mang chuyện đánh năm nẫm ra kể thì hơi bị vớ vẩn. Ý cũng như ông Dân Việt nói thôi.

        Nói chung là chuyện nhỏ… có nhhiều nguyuời muốn đọc thì cũng nên có người viết.

  4. The ten Thousand day war says:

    Tài liệu The ten Thousand day war của M.Maclear (mà tác giả Nguyễn đức Phương tham khảo) là một cuốn sách do nhà xuất bản Methuen London Ltd, London in năm 1982., ở đây không phải cuốn phim (Chiến tranh VN toàn tập trang 747)

  5. Nguyễn Tha Hương says:

    Xin hỏi Đảo quê hương vậy chứ đảng csvn có ôm bầu sữa của ngọai bang tàu phù và Nga vào miền nam để giết hại dân lành là chính , thứ nữa đến cày nát quê hương miền Nam không ?
    - csvn có đem lính tàu phù vào miền Nam để đánh biển người (lấy thịt đè súng đạn) không ?
    - Bây giờ đang bán dần đất nước cho tàu cộng, có thấy nhục không ? Rõ ràng đang bán dần đất nước mục đích vì tiền tham nhũng chứ đâu có thương dân tộc mình đâu ? Sớm muộn gì rồi đảng csvn lẫn Đảo quê hương cũng phải quỳ lạy tàu cộng để sống còn !
    Cám ơn ông Trọng Đạt đã khảo cứu thêm, viết lại những trang sử cũ nhắc lại cho trẻ tương lai biết được vì sao chúng ta phải sống lưu vong. Nhắc lại lịch sử là nhắc lại cho thế hệ trẻ con cháu sau này học hỏi khôn ngoan hơn, khỏi mắc bẫy cộng sản tàn ác, dã man.
    Mong rằng các Ông Bùi Tín, Nguyễn Văn Lục, Trọng Đạt ….nên tiếp tục viết tiếp những trang sử đang được bạch hóa và sẽ được bạch hóa nay mai. Mỗi người trong quý vị có một ý tưởng , một đường lối viết khác nhau nhưng gọp lại là một kho tàng lịch sử cận đại phong phú .
    NTH

  6. Đỗ Huân says:

    “Ông Nguyễn đức Phương dựa theo M.Maclear (Vietnam: The ten Thousand Day war)”
    “Cuộc Chiến Tranh Mười Ngàn Ngày” là bộ phim nhiều tập về chiến tranh Việt Nam. Đây là kỷ thuật dùng kho tài liệu hình ảnh khổng lồ của chiến tranh Việt Nam để minh họa cuộc chiến tranh này theo cách nhìn, quan điểm của phe những người phản chiến Mỹ. Những bài viết về chiến tranh Việt Nam mà dựa vào tài liệu của cuốn phim này tự nó đã mất đi tính chính xác ngay từ đầu.
    Muốn tìm hiểu sự thực về những ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam, đọc giả Việt Nam nên đọc hồi ký của:
    1- Đại Tướng Cao Văn Viên
    2- Những bài viết ngắn, gọn của Trung tướng Ngô Quang Trưởng gữi lại cho đồng bào, kể rõ sự việc trước khi ông qua đời
    3- Tài liệu của quân đội Mỹ được Bộ Quốc Phòng Mỹ bạch hóa.

  7. Đảo quê hương says:

    Gần 40 năm trôi qua, cho đến nay một số ngưoif thuộc ché độ Sài Gòn vân cay cú muốn lý giải sự sụp đổ nhanh chóng của chính quyền Sài Gòn dù với gần 1 triệu quân, được Mỹ trang bị đầy đủ và chống lưng. Họ cho rằng: sau Hiệp định Paris về VN. VNCH còn đủ mạnh, khoảng cuối 1973 Hạ viện Mỹ bắt đầu cắt giảm viện trợ 50% mỗi năm 1974, 1975 khiến miền Nam ngày càng suy yếu, CS ngày càng mạnh hơn . Ông Nguyễn đức Phương dựa theo M.Maclear (Vietnam: The ten Thousand Day war) cho biết vào ngày mất Ban Mê Thuột 13/3/1975 Hạ viện Mỹ bác bỏ 300 triệu viện trợ bổ túc cho VNCH do TT Ford đệ trình. Đại sứ Martin cũng thông báo cho TT Thiệu biết quân viện cho năm tới (1976) sẽ không được chuẩn chi (Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 732). Tin sét đánh đã khiến TT Thiệu mất tinh thần để rồi đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Tác giả cay cú kết luận: “Nói trắng ra Hạ Viện Mỹ đã cạn tầu ráo máng buộc miền nam VN phải đầu hàng CS”. Một chính quyền phản động, một chính quyền sống dựa vào bơ sữa, viện trợ của nước ngoài, phục vụ cho lợi ích của ngoại bang, bán rẻ nước nhà thì một khi bị cắt nguồn viện trợ, sẽ sụp đổ tức thì. Cho đến giờ có người vẫn bàng hoàng tự hỏi:chưa bao giờ trong cuộc chiến tranh Quốc -Cộng giai đoạn 1960-1975 một lực lượng to lớn của miền Nam lại có thể thua nhanh đến thế? và họ tự lý giải :“Xin nhắc lại một lần nữa, nguyên nhân sâu xa của sự sụp đổ của Miền Nam là không có viện trợ (phương tiện chiến tranh)
    (Những Sự Thật Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975, trang 406) . Nhưng họ không hiểu một điều cơ bản rằng một chính quyền sống bám vào bầu sữa ngoại bang, một đội quân đánh thuê không có lý tưởngngoaif mục đích vì tiền, thực hiện một cuộc chiến phi nghĩa chống lại chính dân tộc mình không sớm thì muộn cũng phải sụp đổ.

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Cái này anh cò coi bộ hát…lộn…
      Phải hát như vầy mới đúng nghe,

      Hỡi ơi, gần 40 năm trôi qua, mà cò mồi VC vẫn còn…hát láo tỉnh rụi. Chúng chưa chịu nhận rằng thì nà…khi xưa ta bé ta ngu, dựa dẫm Nga Tàu, lấy biển đảo VN, vay xin súng đạn, mang chủ nghĩa Cộng láo…trùm lên đầu dân tộc…

      Cho đói, cho nghèo, cho…chết non hàng chục thế hệ,
      Cho dân VN đi…ăn mày, đi lao nô, đi mần…nô lệ tình dục vòng quanh thế giới.
      Cho người VN mỗi khi có dịp đi ra xứ người, phải lấy cái quần đội lên che mật. Tới đâu thiên hạ cũng…đề phòng ăn trộm, trồng cỏ gây tệ nạn xã hội xứ người…

      Thử hỏi có cái dân tộc VN nào ngu như dân tộc VN, đang sống tự do lại chờ cộng sản nó vào….giãi phóng?

      Dân Nam Hàn ( VC gọi nà…Hàn quốc đấy) đang sống tự do, có ngu mà chờ cộng sản Bắc Hàn nó vào…giãi phóng chăng?

      Nàm gì có chuyện đó?

      Ông Trọng Đạt ghi lại lịch sử đau thương của một dân tộc, vì sao mà…lọt tròng cộng sản, cho mày…te tua. Cò mồi Vc….giựt con mắt, cứ nà….cái tật khoe láo trên loa rè, theo bản chất, nập đi, nập nại…

      Dân VN ngày nay có còn…ngu như xưa chăng?

    • Thắc-Mắc says:

      Nếu không phải là cái loa rè của CSVN, là bọn CAM thì quá thiển-cận. Nhưng tôi không tin một người có chút hiểu-biết, có tìm-đọc và có một chút lý-luận, phân-tích lại có thể viết một cách ‘ tuyên-truyền ‘ như vậy được. Đáo hay Đảo quê hương gì đó, yêu-cầu lặn đi là vừa.

    • Hoàng Sa Đảo says:

      “. . .Nhưng họ không hiểu một điều cơ bản rằng một chính quyền sống bám vào bầu sữa ngoại bang, một đội quân đánh thuê không có lý tưởng ngoai mục đích vì tiền, thực hiện một cuộc chiến phi nghĩa chống lại chính dân tộc mình không sớm thì muộn cũng phải sụp đổ.”
      Đảo quê hương, đảo nào đây cha nội CAM? viết lên vài hàng là biết dân CAM rồi hay là nòi cướp
      mà còn cho là “dân tộc” hảy chờ xem năm 2020 VN sẽ là tỉnh bang của Tàu lúc đó đảo quê hương thành ảo tàu hết . Cút đi cha nội!

  8. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Tôi lại ko cho là thế bạn ạ. Theo tôi có điều tích cực hơn là tiêu cực như bạn nghĩ
    Mỗi lần nhìn lại, ta lại có cái mới để bàn luận thêm, để cố tiếp cận đến thật gần bản chất thật sự của chiến sự các bên tham dự.
    Theo thời gian có những bí mật được giải mã, cung cấp thêm tư liệu tham khảo. Có những kinh nhiệm sống thực để luận bàn. Có những con người mới đứng ngoài hay từng đứng trong cuộc chiến cũ nhìn lại xem sự cũ ra sao ?
    Tại Âu châu hàng năm họ tổ chức tưởng niệm Thế chiến Một & Hai, còn các nhà làm phim hay bình luận gia zẫn lấy đề tài từ đó ziết lách hay làm phim, để cho thấy họ KHÔNG QUÊN, mặc dù đã THA THỨ LÀM HÒA (FORGIzE BUT NOT FORGET).
    Họ tiếp tục học tập, để rút tỉa bài học quá khứ đau thương, hơn là nuôi lòng thu hận thêm nữa.

  9. vu doan says:

    Một bài viết đáng đọc .

  10. Lê Hoàng says:

    Mấy hôm nay thế giới đang nói về 10 năm sự can thiệp của Mỹ vào I Rắc và hậu quả của nó với người dân bản địa, mang quân và vũ khí đến nước khác thì hậu quả như nhau cả thôi: mất người, thiệt hại về tiền của mà đều rút ra cũng khó. Hội chứng cuộc chiến VN trong lòng nước Mỹ đã giảm, dân Việt thì nhiều người đã quên dần, nhiều người thì không biết, không liên quan nhưng vẫn còn vô số người Việt cả hai phía vẫn mài cuộc chiến ra để ăn, dựng lại cuộc chiến để thoả mãn sự thù hận, thoả mãn sự ích kỷ của mình, và có cả những người chỉ biết mỗi cái cuộc chiến trong dĩ vãng đó, với tôi chiến tranh là thứ cần phải tránh nhất và Hoà bình muôn năm!

    • hoàng says:

      Người Mỹ họ đến giúp ta ở bước đầu…bước đầu khó khăn mà người dân bản địa không thể
      khởi động được,khi khởi động đã được xẩy ra thì bước kế tiếp chính người bản địa phải chỉnh đốn xây dựng lại dân-tộc và đất nước họ.
      Tuy-nhiên,người dân bản địa đó,có nhiều lý do,quá kém cỏi về mọi mặc và tiếp tục đưa đất nước họ tiệp tục vào cảnh lầm than,nhất là nhữ xứ chận tiến kém phát triển,dân trí thì quá,quá thấp kém,không thể hợp tác xây dựng đất nước họ thì người Mỹ bỏ ra đi mà thôi
      rồi từ đó,người lảnh đạo xứ sở tại bắt đầu đổ thừa tại từ người Mỹ mà chính họ không đủ
      can-đảm nói rằng chính mình là kẻ không có khả năng hợp quần dân-tộc lại để xây dựng đất nước.Người Mỹ họ không màn ai nói tốt hay nói xấu họ,khi mà không thể xây dựng chung được là họ dứt khoát ra đi dù đó là điều thiệt hại cho đôi bên.
      Cũng như trong một gia-đình,vợ-chồng mà không thể xây-dựng chung được thì giải pháp cuối cùng là gì.?Ly-dị có dúng không.?Người Việt có những bệnh nan-y,một trong những
      bệnh đó là không có trách-nhiệm chung,và thường đổ lổi cho người khác,thì ngàn đời sẻ tiếp tục sống trong bể khổ.và nô-lệ.

Leave a Reply to Lê Hoàng