WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuối tháng 3/75 tuyến đầu thất thủ [1]

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (trái)

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (trái)

Tình hình chung

Sau tháng 1/1973 VC vẫn tiếp tục vi phạm Hiệp định Paris, cuộc chiến vẫn tiếp diễn nhưng VNCH còn đủ mạnh, khoảng cuối 1973 Hạ viện Mỹ bắt đầu cắt giảm viện trợ 50% mỗi năm 1974, 1975 khiến miền Nam ngày càng suy yếu, CS ngày càng mạnh hơn . Ông Nguyễn đức Phương dựa theo M.Maclear (Vietnam: The ten Thousand Day war) cho biết vào ngày mất Ban Mê Thuột 13/3/1975 Hạ viện Mỹ bác bỏ 300 triệu viện trợ bổ túc cho VNCH do TT Ford đệ trình. Đại sứ Martin cũng thông báo cho TT Thiệu biết quân viện cho năm tới (1976) sẽ không được chuẩn chi (Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 732). Tin sét đánh đã khiến TT Thiệu mất tinh thần để rồi đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.

Nói trắng ra Hạ Viện  Mỹ đã cạn tầu ráo máng buộc miền nam VN phải đầu hàng CS. Trong khi tại chính trường nước Mỹ vấn đề VN không được ai quan tâm tới, chỉ còn  TT Ford và người phụ tá Kissinger cố gắng một cách tuyệt vọng để xin chút phương tiện cho VNCH. Vào lúc này đảng Dân Chủ nắm đại đa số Quốc hội Mỹ (67% Hạ viện và 60% Thượng viện), họ chống chiến tranh VN tích cực, đảng nọ phá đảng kia, bao giờ cũng vậy, ai cũng  đều biết cả. Theo nhận xét của Kissinger (Years of Renewal trang 464) thì TT Ford không tìm được giải pháp nào để thoát ra khỏi sự bế tắc, thảm kịch  không thể nào tránh khỏi.

(… there were no easy, heretofore undiscovered way out of this morass…

The tragedy had become simply inevitable.)

Gerald Ford chẳng khác nào một ông Tổng thống bù nhìn, lại nữa ông đã không do dân bầu, lên thay thế TT Nixon khi mà đảng Cộng Hòa bị mất quá nhiều uy tín qua vụ tai tiếng Watergate.

Tình hình miền nam VN lúc này quá u ám, Hoa Kỳ đã bắt tay được  Trung Cộng tháng 2/1972 và hòa được với Sô Viết tháng 5/1972, thuyết Domino không còn ý nghĩa. Bây giờ là lúc họ quẳng cái miếng xương Đông Dương đi, được Cộng sản quốc tế khuyến khích,  Hà Nội mừng rú vội chạy lại vồ ngay lấy. Năm 2006 trên internet tôi thấy có người hỏi cựu Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn:

“Chúng ta đã biết trước là thua tại sao vẫn đánh để khiến bao nhiêu người chết thảm?”

Một câu hỏi thật khó có câu trả lời…

Tối 29/3/1975 đài phát thanh BBC Luân Đôn cho biết Đà Nẵng đã thất thủ, một trăm ngàn quân bị bắt làm tù binh, đó cũng là ngày sụp đổ của toàn bộ Quân khu I, hung tin ghê gớm ấy đã khiến cho cả nước kinh hoàng: Quân khu I nơi tập trung những  lực lượng tinh nhuệ và thiện chiến nhất của VNCH, bốn Sư đoàn chính qui chủ lực, bốn Liên đoàn Biệt động quân đã hoàn toàn tan rã sau 9 ngày cầm cự và triệt thoái. Mặc dù nay nhiều bí mật về cuộc lui binh đã được tiết lộ, Bộ Tổng tham mưu VNCH, các vị Tướng lãnh, các giới chức quân sự liên hệ đã bạch hóa diễn tiến của trận chiến bi thảm này, các nhà nghiên cứu quân sử, các nhân chứng, ký giả chiến trường… đã biên soạn, kể lại diễn tiến của mặt trận vùng Hoả tuyến nhưng người ta tưởng như nó vẫn còn nhiều điều bí ẩn và khó hiểu, chưa bao giờ trong cuộc chiến tranh Quốc -Cộng giai đoạn 1960-1975 một lực lượng to lớn của miền Nam lại có thể thua nhanh đến thế. Cũng có người cho rằng tấn thảm kịch này bắt nguồn từ ảnh hưởng của những yếu tố chính trị hơn là về quân sự.

Các tài liệu, sách báo nói về cuộc lui binh Quân đoàn I của Bộ tổng tham mưu Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Thiếu Tướng Hoàng Lạc, nhà nghiên cứu quân sử Nguyễn Đức Phương, ký giả chiến trường Phạm Huấn và những lời thuật lại của các nhân chứng … nói chung không hoàn toàn giống nhau, có khi còn trái ngược nhau là khác.

Quân khu I là một giải đất dài và hẹp hình cán chảo chạy theo hướng Tây Bắc, Đông Nam, gồm 5 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng tín, Quảng Ngãi, dân số vào khoảng ba triệu người. So với các Quân khu khác Vùng Một nhỏ hẹp nhất, đây là nơi tiếp giáp với Bắc Việt, chiến tranh có thể bùng nổ bất cứ lúc nào nên cũng gọi là vùng Hoả tuyến. Từ sau khi ký hiệp định Paris, nửa triệu quân đồng minh đã rút đi, VNCH một mình phải gánh vác toàn bộ chiến trường. Lãnh thổ quá rộng, không đủ lực lượng trấn giữ nên tại đây VNCH chỉ còn kiểm soát được phần đất nằm phía bên phải của giải đất theo chiều dọc tức là phía Đông, còn phía Tây do Cộng thuộc quyền kiểm soát của CSBV. Dần dần VNCH chỉ còn những tỉnh lỵ và thị xã và các quận do sự lấn chiếm theo lối tầm ăn dâu của địch, kể từ sau ngày 19/3/1975, nếu nhìn trên bản đồ quân sự  (Cao Văn Viên, Những Ngày Cuối VNCH trang 166) ta sẽ thấy miền Nam chỉ còn kiểm soát được vào khoảng gần một phần ba (1/3) diện tích Quân khu 1.

Năm 1972 Quân khu I đã là một chiến trường lớn, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt đẫm máu giữa các đại đơn vị của hai miền Nam Bắc .Vì tình hình sôi động đặc biệt của vùng hỏa tuyến ngoài ba Sư đoàn cơ hữu 1, 2, 3 của Quân đoàn, TT Thiệu còn cho hai Sư đoàn tổng trừ bị Nhẩy Dù và Thủy quân lục chiến ra đóng tăng cường. Đạn dược tiếp liệu ngày càng thiếu thốn bi đát, theo ông Cao Văn Viên (sách đã dẫn trang 92) từ tháng 7/1974 hoả lực miền Nam giảm hơn 70% và vào tháng 2/1975, đạn tồn kho các loại súng tại kho Trung ương chỉ còn đủ cung ứng khoảng  một tháng (30 ngày).

Miền Nam  không được Mỹ yểm trợ B52; tiếp liệu, đạn dược  đã gần kiệt quệ, tài khóa 1974, 1975 bị cắt giảm 50% mỗi năm (Kissinger, Years of Renewal trang 472). Ngay từ cuối tháng 12/1974 khi BV xử dụng ba sư đoàn tấn công Phước Long, pháo binh VNCH tại đây đã phải đếm từng viên đạn để tiết kiệm hầu còn đủ chiến đấu (Kissinger, Years of Renewal, trang 490)

Trong khi ấy CS quốc tế vẫn tiếp tục viện trợ dồi dào cho BV. Theo BBCVietnamese.com ngày 10-5-2006, viện trợ quân sự CS quốc tế cho BV giai đoạn 1969-1972 là 684,666 tấn vũ khí, giai đoạn 1973-1975 là 649,246 tấn vũ khí coi như không thay đổi. Từ tháng 12/1974 Nga Sô đã viện trợ quân sự cho Hà Nội tăng gấp bốn lần hơn trước (Kissinger, Years of Renewal trang 481).

Nhìn sơ các con số và các dữ kiện trên chúng ta cũng đủ biết ai sẽ thắng , ai thua, về điểm này Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn có nói

Xin nhắc lại một lần nữa, nguyên nhân sâu xa của sự sụp đổ của Miền Nam là không có viện trợ (phương tiện chiến tranh)

(Những Sự Thật Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975, trang 406)

Cuối năm 1974 tình hình chiến sự ở Quân khu I  yên lặng được một thời gian, VNCH đẩy lui cuộc tấn công của BV vào đồng bằng Tây Nam Đà Nẵng, CSBV có lợi thế về địa hình, vì gần hậu cần miền Bắc, họ được bổ sung quân số và tiếp liệu thuận lợi. Từ tháng 6 cho tới cuối năm 1974 các lực lượng Quân đoàn I của VNCH bị tổn thất trong các trận giao tranh không được bổ sung nên quân số thiếu hụt. Quân khu 1 được chia làm hai khu Bắc và Nam, Bắc gồm hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên dưới quyền Bộ Tư lệnh tiền phương do Trung tướng Lâm Quang Thi chỉ huy, ba tỉnh còn lại Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi do Tư lệnh Quân đoàn Trung Tướng Ngô Quang Trưởng trực tiếp chỉ huy.

Bố trí chủ lực quân VNCH như sau:

-Sư đoàn Nhẩy Dù vàTQLC, Lữ đoàn 1 Thiết kỵ từ Bắc Thừa Thiên lên tới Nam sông Thạch Hãn kéo dài sang phía Tây Quảng Trị.

Lực lượng cơ hữu của Quân khu và các Liên đoàn Biệt động quân bảo vệ các tỉnh còn lại:

- Sư đoàn 1BB và Liên đoàn 15 Biệt động quân đóng tại Thừa Thiên.

- Sư đoàn 3 BB và Liên đoàn 14 BĐQ đóng tại Đà Nẵng, Quảng Nam.

- Sư đoàn 2 BB và  hai liên đoàn 11, 12 BĐQ bảo vệ Quảng Tín, Quảng  Ngãi.

(Theo Nguyễn đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 751)

Các đơn vị yểm trợ gồm trên 10 tiểu đoàn pháo binh, một tiểu đoàn phòng không, một lữ đoàn thiết kỵ. Hải quân gồm các giang đoàn xung phong, trục lôi, tuần thám tại Thuận An, các duyên đoàn tại Cửa Việt, tại Thuận An, Tư Hiền… Sư đoàn 1 Không quân đóng tại Đà Nẵng. Quân số của Quân đoàn vào khoảng 90,000 chủ lực và 75,000 địa phương quân, nghĩa quân, số gồm cả thành phần không tác chiến. Đây chỉ là con số lý thuyết, trên thực tế thì thấp hơn không được như vậy vì nhiều lý do.

Lực lượng Cộng sản tại Quân khu I chia hai địa bàn hoạt động lấy đèo Hải Vân làm ranh giới do các Tướng Lê Tư Đồng, Nguyễn Hữu An, Chu Huy Mân chỉ huy. Theo tác giả Nguyễn Đức Phương  tại đây Bắc việt có 7 sư đoàn (324B, 325, 320B, 312, 304, 711, 2) và 3 Trung đoàn độc lập tổng cộng vào khoảng 8 sư đoàn (Sách đã dẫn trang 752).

Theo ông Cao Văn Viên, tại đây BV có 5 sư đoàn (341, 325C, 324B, 304, 711), 10 trung đoàn độc lập (52, 4, 5, 6, 27, 31, 48, 51, 270, 271), 3 Trung đoàn đặc công (5, 45, 126), toàn bộ vào khoảng hơn 8 Sư đoàn. Lực lượng cơ giới yểm trợ gồm 3 Trung đoàn xe tăng, 12 Trung đoàn phòng không, 8 Trung đoàn pháo binh (Những Ngày Cuối Của VNCH trang 160).

Theo Nguyễn Đức Phương lực lượng địch tổng cộng vào khoảng 71,000 người. Bắc Việt có ưu thế về vũ khí đạn dược hơn VNCH rất nhiều, chủ lực quân coi như gấp hai.

Diễn tiến của mặt trận

Trong khi mở chiến dịch Ban Mê Thuột, CSBV tại Quân khu I cũng xâm nhập đánh phá các nơi để cầm chân quân đội VNCH như tại Quảng Trị, họ chiếm quận Hải Lăng Bắc Thừa Thiên, xâm nhập các xã ven biển Thừa Thiên. Phía Nam đánh các cao điểm của Sư đoàn I, tấn công tuyến sông Bồ nhưng bị đẩy lui bỏ lại 200 xác chết, tại Quảng Tín địch chiếm 2 quận Tiên phước, Hậu Đức ngày 10/3 bắn phá tỉnh lỵ Tam Kỳ…

Ngày 11/3, sau khi CS tấn công chiếm Ban mê Thuột một ngày, Tổng thống Thiệu triệu tập phiên họp tại Dinh Độc Lập, có mặt Thủ Tướng  Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang. TT Thiệu cho biết trước tình hình khó khăn do quân viện bị cắt giảm, áp lực địch mạnh, ta chỉ có thể giữ được Quân khu III,  Quân  Khu IV và một vài tỉnh duyên hải  QK I và QK II, QK I  chỉ giữ Huế và Đà Nẵng (Những Ngày Cuối Của VNCH trang 129, 130, 131)

Trong lúc tình hình quân sự có vẻ không thuận lợi cho ta thì theo yêu cầu của TT Thiệu, Bộ TTM lệnh cho Tướng Trưởng trả Sư đoàn Nhẩy Dù về Trung ương.

Ngày 13/3 TT Thiệu lệnh cho Tướng Trưởng về Sài Gòn họp Hội Đồng an ninh Quốc gia, thành phần gồm Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn. Ông Thiệu cho biết tình hình khó khăn do cắt giảm quân viện, ông không tin Mỹ sẽ can thiệp dù Cộng Sản tấn công miền Nam nên phải tái phối trí lực lượng, rút quân bỏ những miền cao nguyên rừng núi để giữ những vùng mầu mỡ còn hơn đứng chung chính phủ Liên Hiệp với Cộng Sản.

Ngày 14/3 Tướng Trưởng về Quân đoàn I họp tham mưu, thảo luận kế hoạch  tái phối trí, Nhẩy Dù sẽ rút về Sài Gòn, hôm sau Liên đoàn 14 BĐQ nhận vùng trách nhiệm của Lữ đoàn TQLC 369 tại Quảng Trị để Lữ đoàn này về Phú Lộc thay Lữ đoàn Dù, một lữ đoàn TQLC sẽ chịu trách nhiệm khu vực sông Bồ để bảo vệ Huế.

Ngày 17/3 Lữ đoàn 258 TQLC sẽ rời Quảng Trị để về Đà Nẵng thay lữ đoàn 2 Dù. Dân chúng sợ hãi đã di tản ồ ạt trên quốc lộ Một từ mấy ngày nay làm cản trở việc điều quân tái phối trí.

Ngày 18/3 Thủ tướng Trần Thiện Khiêm ra Đà Nẵng để giải quyết vấn đề dân tỵ nạn, ông cho Tướng Trưởng biết sẽ không tăng viện Quân khu I vì tình hình Quân khu III nghiêm trọng, Việt Cộng đánh Dầu Tiếng, áp lực Tây Ninh, Long Khánh, Bình Tuy…

Ngày 19/3 Tướng Trưởng được triệu về Sài Gòn họp lần thứ hai, thành phần phiên họp cũng như lần trước nhưng có thêm Phó tổng thống Trần Văn Hương. Tướng Trưởng trình bầy hai kế hoạch lui binh:

Kế hoạch Một:  các đơn vị sẽ theo Quốc lộ Một từ Huế, Chu lai về Đà Nẵng, trong trường hợp Quốc lộ Một bị cắt thì sẽ theo kế hoạch Hai.

Kế hoạch Hai: Các lực lượng Quân đoàn sẽ tập trung tại ba cứ điểm Huế, Đà Nẵng và Chu Lai, tầu Hải quân sẽ chuyên chở lính từ Huế, Chu Lai về Đà Nẵng. Trong cả hai kế hoạch Đà Nẵng là điểm phòng thủ chánh, điểm tựa cuối cùng, Tướng Trưởng đề nghị giữ cả ba cứ điểm để phân tán lực lượng địch và gây tổn thất tối đa cho Việt Cộng, ông Thiệu cho biết giữ được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

Ông Cao Văn Viên cho rằng kế hoạch của Tướng Trưởng là hợp lý.

“Kế hoạch lui quân của Quân đoàn 1 soạn thảo rất hợp lý và đầy đủ, gồm kế hoạch dự phòng để đối phó với những bất ngờ do địch gây ra. Khi trận chiến khai diễn như Kế Hoạch Hai dự trù và các đơn vị của Quân đoàn 1 rút hết về Đà Nẵng, chúng ta chỉ còn hai hành động phải làm: Cố thủ tại chỗ hoặc rút bằng đường biển nếu tình thế bắt buộc. Như vậy vào thời điểm trên, đâu còn cần đến kế hoạch dự phòng nào khác”

(Những Ngày Cuối Của VNCH Trang 163)

Thật ra kế hoạch nghe thì hay nhưng thực hiện được lại không phải dễ, thực tế rất phũ phàng, BV tấn công gấp rút, dân chúng di tản làm náo loạn khiến binh sĩ mất tinh thần. TT Thiệu lệnh cho Tướng Trưởng cố gắng giữ được tất cả những phần đất có trong tay sau đó ông bảo Tướng Quang soạn bài hiệu triệu trên đài phát thanh Huế để trấn an dân chúng, quyết bảo vệ Huế đến cùng. Buổi họp này không thấy nói đến triệt thoái mà chỉ là kế hoạch co cụm để giữ đất.

Ngày 19/3 Quảng Trị bỏ ngỏ, chi đoàn Thiết giáp, liên đoàn 14 BĐQ  rút về bên này Mỹ chánh lập phòng tuyến mới. Cộng quân bắt đầu tấn công mạnh vào Quân khu. Theo Tướng Hoàng Lạc, Giám mục Phạm Ngọc Chi địa phận Đà Nẵng và Giám mục Nguyễn Kim Điền khuyên không nên đổ máu vô ích vì các siêu cường đã sắp đặt cả rồi.

Sáng 20/3 Tướng Trưởng bay ra bộ chỉ huy tiền phương họp các cấp chỉ huy bàn kế hoạch phòng thủ Huế như Tổng thống ra lệnh phải giữ bằng mọi giá. Tình hình mặt trận tương đối còn tốt đẹp, các đơn vị hoàn hảo, tinh thần  cao duy trì được kỷ luật, ai nấy đồng lòng tử thủ, dân chúng di tản nhiều. Tướng Trưởng lạc quan khi thấy Huế phòng thủ tốt. Trưa hôm đó ông Thiệu đọc hiệu triệu dân trên đài phát thanh Huế. Đến chiều khi về tới Đà Nẵng TướngTrưởng nhận được lệnh của dinh Độc Lập chỉ giữ Đà Nẵng thôi nếu tình hình bó buộc, ông Thiệu lý luận Quân đoàn I không đủ lính để bảo vệ cả ba cứ điểm Chu lai, Huế và Đà Nẵng. Tướng Trưởng được quyền tùy cơ ứng biến.

Quân khu I ngày một nguy ngập, Cộng quân đã bắt đấu tấn công mạnh theo thế gọng kìm từ trên Quảng Trị đánh xuống và từ dưới Quảng Ngãi đánh lên, dân chúng chạy loạn ồ ạt từ Huế kéo về Đà Nẵng, từ Quảng Nam Quảng Ngãi kéo lên. Ngày 21/3 địch tấn công Phú Lộc, áp lực mạnh trên Quốc lộ Một, dân tản cư đông như kiến từ Huế về Đà nẵng. Sư đoàn I VNCH có pháo binh và không quân yểm trợ đẩy lui cuộc tấn công của BV nhưng họ có ưu thế về lực lượng nên Sư đoàn 1 cầm cự đến trưa ngày 22 thì thất thủ, Trung đoàn 1 BB (SĐ1) và Liên đoàn 15 Biệt động quân bị đẩy lui, một khúc đường Quốc lộ Một bị cô lập, Trung đoàn I bị thiệt hại nặng, Tướng Trưởng ra lệnh thu gọn tuyến phòng thủ Huế.

Dân chúng và quân cụ bắt đầu được chở bằng tầu ra khỏi Đà Nẵng, ngày 23/3 Việt Cộng pháo kích Huế rời rạc không gây thiệt hại gì nhiều nhưng khiến dân chúng hốt hoảng náo động như hỗn loạn. Tại phía Nam Vùng Một tình hình nguy ngập khi  quận Hậu Đức, Tiên Phước thuộc Quảng Tín bị Việt cộng chiếm, Sư đoàn 2 và Liên đoàn 12 BĐQ chặn được áp lực địch tấn công về Tam Kỳ và các vùng duyên hải. Trước áp lực dồn dập của Cộng quân Tướng Trưởng ra lệnh di tản 2 quận Sơn Trà, Trà Bồng Quảng Ngãi, những tiền đồn xa tiếp tế cũng được di tản, Tướng Trưởng cho gom các lực lượng rời rạc lại để bảo vệ những điểm trọng yếu vào trận cuối cùng. Sự chỉnh đốn của Tướng Trưởng đem lại chút bình yên gượng gạo cho 2 tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Tín trong 2 ngày.

Sáng ngày 24/3 tại phía Nam Quân khu 1, BV tấn công mạnh tại Quảng Tín, Sư đoàn 711, Trung đoàn 52 BV và xe tăng đánh Tam Kỳ, đặc công đột nhập tỉnh lỵ thả tù gây rối loạn đến trưa thì Tam Kỳ thất thủ. Trung đoàn 2 thuộc Sư đoàn 3 VNCH từ Quảng Nam được lệnh tiến về Quảng Tín để giúp Địa phương quân  chạy từ Tam Kỳ về. Tam kỳ mất, dân ùn ùn chạy về Đà Nẵng. Tại Quảng Ngãi Cộng quân tấn công dữ dội, đặc công và địa phương quân Việt Cộng tại Quảng Ngãi tấn công phi trường, các cơ sở hành chánh quân sự Quảng Ngãi. Đường Quốc lộ Một từ Quảng Ngãi tới Chu lai bị cắt đứt, đường ra biển bị cô lập, chỉ trong một ngày tình hình Quân khu 1 rối loạn đến mức không còn kiểm soát được nữa. Quân đoàn chấp thuận cho tiểu khu Quảng Ngãi mở đường máu về Chu Lai nhưng chỉ có vài đơn vị về được.

Ngày 25/3 tất cả các đơn vị Quân đoàn I tụ lại 3 phòng tuyến chính: Chu Lai phía nam, Đà Nẵng ở giữa và Huế phía Bắc, các lực lượng của Quân đoàn I bị thiệt hại nhiều khi di tản về các phòng tuyến này, tinh thần binh sĩ xuống thấp, ai nấy chán nản chưa bao giờ trong đời chinh chiến họ thấy tuyệt vọng như hiện nay. Trong tình thế khó khăn Tướng Trưởng lại nhận thêm một lệnh nữa từ dinh Độc Lập, TT Thiệu lệnh cho Tướng Trưởng dùng ba Sư đoàn cơ hữu của Quân đoàn: SĐ1, SĐ2, SĐ3 để phòng thủ Đà Nẵng, Sư đoàn TQLC đóng vai trừ bị. Đêm đó Tướng Trưởng cho Sư đoàn I và các đơn vị quanh Huế rút về Đà Nẵng, ông lệnh cho Sư đoàn 2,  Chi khu Quảng Ngãi và thân nhân của họ rút ra Cù Lao Ré, một đảo ngoài khơi Chu lai. Hai tầu dương vận hạm đón Sư đoàn 2 tại Chu lai đưa về Cù Lao Ré, cuộc vận chuyển thành công hơn mặc dù có hỗn loạn nhưng một nửa quân số của Sư đoàn 2  đã lên tầu đưa về Bình Tuy, chính phủ tuyên bố Huế và Chu lai thất thủ ngày 25/3.

Các lực lượng Huế bắt đầu di tản, Sư đoàn I và các đơn vị cơ hữu rút ra cửa Tư Hiền. Hải quân và công binh sẽ bắc cầu để quân di tản đi ngược vào đất liền rồi dùng đường bộ về Đà Nẵng. Sư đoàn TQLC và các đơn vị trực thuộc sẽ triệt thoái bằng tầu Hải quân.  Sáng ngày 26/3 biển sóng to làm đình trệ cuộc vận chuyển, cầu nối giữa Tư Hiền và đường bộ chưa hoàn tất. Đến trưa thủy triều dâng cao không thể vượt biển được trong khi ấy Cộng  quân đuổi theo nã pháo vào cửa Tư Hiền và các địa điểm tập trung gây nhiều thiệt hại, hỗn loạn diễn ra không còn quân kỷ, Sư đoàn I tan rã tại đây chỉ có một phần ba về được đến Đà nẵng, tới nơi họ rã ngũ đi tìm thân nhân.

Trong khi đó thì Lữ đoàn kỵ binh với hơn 100 thiết giáp các loại từ mặt trận Bắc Huế tiến về cửa Thuận An, theo sau là các đơn vị pháo binh với hằng trăm khẩu pháo, TQLC, BĐQ, ĐPQ từ tuyến sông Bồ đang lũ lượt kéo về, hỗn loạn lại diễn ra. Hai tầu dương vận hạm đến cửa Thuận An để chở TQLC, tầu hải vận đĩnh và quân vận đĩnh chở người từ bờ ra dương vận hạm.

Sư đoàn 325 CS chuyển vào Quảng Nam phối hợp với sư đoàn 304 CS  tấn công Đà Nẵng, Sư đoàn 2 CS cũng tiến về thành phố. Quân đội VNCH lập phòng tuyến phòng thủ bảo vệ Đà Nẵng, phía Tây 2 lữ đoàn TQLC, phía Nam Sư đoàn 3 và ĐPQ Quảng Nam. Ngày 27/3/1975 các cuộc phòng thủ Đà Nẵng thành ra vô hiệu trước sự hỗn loạn, Cộng quân dồn nỗ lực bao vây thành phố. Từ bắc Đà Nẵng hai Sư đoàn 324B và 325C CSBV cùng với Trung đoàn xe tăng và hai Trung đoàn pháo tiến dọc theo thung lũng Voi bao vây thành phố. Phía Nam Sư đoàn 711, 304 BV tiến chiếm Đại Lộc và Dục Đức, Đà Nẵng đã nằm trong tầm pháo của quân thù. Tại thành phố lớn thứ hai của miền nam này Quân đoàn I chỉ còn có Sư đoàn 3 và 2 lữ đoàn TQLC, các Sư đoàn 1 và 2 đã bị rã ngũ trên đường triệt thoái, một phần đã được tầu chở ra khơi, lực lượng không đủ để đương đầu với áp lực quá đông của BV, lại nữa thành phồ với hằng triệu người tỵ nạn đã trở nên hỗn loạn không thể  nào kiểm soát được.

Sáng ngày 28/3/1975 Tướng Trưởng họp khẩn cấp các đơn vị trưởng ban hành một số biện pháp vãn hồi trật tự và tái trang bị các đơn vị di tản trong thành phố nhưng ta không còn đủ quân tác chiến để thực hiện kế hoạch này. Các quân nhân có mặt được sung vào các đơn vị tác chiến nhưng không đủ để bù vào thiệt hại do cuộc triệt thoái gây ra. Trưa 28/3  Phòng 2 thuộc Bộ TTM cho Quân đoàn I biết Cộng quân có thể tấn công trong đêm, Sư đoàn I Không quân được lệnh di tản về Phù Cát, Phan Rang, Quân đoàn I ban lệnh ứng chiến tại các tuyến phòng thủ. Hai giờ trưa các xã ấp quanh Đà Nẵng đã lọt vào tay Cộng quân. Địa phương quân, nghĩa quân tan rã, binh sĩ rã ngũ rời đơn vị.

CSBV pháo phi trường, căn cứ Hải quân khi trời vừa tối rất dữ dội và chính xác nhờ những toán đặc công, tiền pháo viên chỉ điểm hướng dẫn. Tướng Trưởng vội báo cáo về Bộ Tổng tham mưu và gọi cho Tổng thống Thiệu xin di tản bằng đường biển. Tướng Thiệu không ra lệnh rõ ràng chỉ hỏi vu vơ nếu di tản thì có thể được bao nhiêu. Pháo kích của BV khiến cho liên lạc giữa Sài Gòn và Đà Nẵng bị cắt đứt, Tướng Trưởng lập tức ra lệnh bỏ Đà Nẵng, ông họp với Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Tư lệnh Hải quân vùng I và các cấp chỉ huy để hẹn địa điểm rút quân tại  chân đèo Hải Vân , núi Non Nước và cửa khẩu Hội An.

Rạng sáng ngày 29/3/1975 sương mù bao phủ dọc theo bờ biển, ngoài khơi tầu đã có mặt ở điểm hẹn, thủy triều thấp tầu không vào bờ được, binh sĩ phải lội ra biển. Cuộc di tản êm xuôi cho đến khi khi BV phát hiện bèn pháo kích vào địa điểm tập trung quân và tầu ngoài khơi gây nhiều thiệt hại, đoàn tầu di tản được khoảng 6,000 TQLC, 3,000 lính Sư đoàn 3 và nhiều đơn vị khác.

Đà Nẵng được coi như thất thủ ngày 29/3/1975. Có tài liệu cho biết VNCH mất 130 máy bay tại Đà Nẵng. Năm 1976 Tướng Trưởng trả lời một cuộc phỏng vấn cho biết khoảng 6,000 TQLC, non nửa lực lượng của Sư đoàn và 4,000 quân thuộc các binh chủng khác đã được tầu bè cứu thoát. Tướng Nguyễn Duy Hinh Tư lệnh Sư đoàn 3 cho biết trong số 12,000 người của Sư đoàn 3 chỉ có 5,000 đến được điểm tập trung và sau cùng chỉ có 1,000 người lên được tầu. Tổng cộng có 70,000 người dân được cứu thoát và 16 ngàn lính, 4 Sư đoàn kể cả TQLC bị thiệt hại nặng nề không thể gọi là đơn vị chiến đấu được nữa. Tất cả quân trang quân dụng, vũ khí, xe tăng đại bác… của Quân khu I coi như mất hết.

Quân khu I thất thủ một cách dễ dàng trong khoảng 10 ngày, không có lực lượng nào được tổ chức để đánh chận hậu, đánh trì hoãn khi Quân đoàn di tản. Cuộc lui binh thất bại hoàn toàn được coi tồi tệ hơn so với Quân đoàn II, hỗn loạn gấp bội phần, sự thiệt hại về nhân mạng cao hơn cuộc triệt thoái tại Tây nguyên nhiều.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

67 Phản hồi cho “Cuối tháng 3/75 tuyến đầu thất thủ [1]”

  1. leminh says:

    mong các bạn CCCĐ mở: Việt Nam Thiên Lịch sử Truyền Hình (do hảng truyền hình Mỹ tổng họp) xem đi, có trên mạng. Để biết dân tộc ta khổ nhục như thế nào, do sự đô hộ của Pháp rồi đến Mỹ. Xem rồi muốn nói gì thì nói (các bạn bây giờ có mắt mà giống như không, ăn được ba đồng lương phi nghĩa hồi đó giờ còn luyến tiếc, rồi nói bậy.

    • nvtncs says:

      Trong1000 năm bị Tầu đô hộ, 80 năm bị Tây đô hộ, 30 năm chiến tranh, chưa bao giờ một triệu người VN bỏ nước ra đi; thế nhưng khi bộ đội CS vào giải phóng miền Nam, đem cho dân miền VN nền độc lập, sự hạnh phúc, tự do, thống nhất, thái bình, thì một triệu người miền VN nhẩy xuống biển để thoát cái thiên đường XHCN đó. Như thế nghiã là thế nào?

      Có hai giả thuyết:
      Một là, một triệu người nhẩy xuống biển, ra khơi là một triệu thằng phản động.
      Hai là, CSVN còn khốn nạn hơn cả Tầu, nói chi đến khốn nạn hơn Tây hay Mỹ.
      Tây, Tầu, Mỹ, đểu với dân miền VN đã đành, vì VN không phải người nước nó; nhưng CSVN đểu với người miền nam VN thì quả là man rợ.
      Cũng dễ hiểu thôi: lãnh đạo của chúng nó, HCMinh, dậy chúng nó có một cảm xúc duy nhất, cảm xúc đó là căm thù, và ai không theo chúng nó là thù địch. Chúng nó chỉ biết có thế thôi. Cho nên chúng nó hung giữ như dạo tết Mậu Thân ở Huế.

  2. Treonline says:

    Người thức thời là trang tuấn kiệt, Nghị viên Al Hoàng

    “Thức thời” là biết thời thế.
    “Tuấn kiệt” là người tài giỏi.
    Như vậy “Người thức thời là trang tuấn kiệt” có nghĩa là: Người biết thời thế là người tài giỏi.

    Câu này tất nhiên là đúng ở mọi thời đại. Nắm bắt được thời thế, được xu thế phát triển của thời đại mình đang sống không phải dễ. Bao nhiêu người trên đời này thường là khi người ta đi qua cơ hội rồi mới nhìn lại để đánh giá thì dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng đã đi qua rồi thì những cơ hội chỉ còn là quá khứ. Vì vậy người thức thời chính là người nắm bắt được cơ hội trong thời điểm thích hợp nhất.

    Nghị viên Al hoàng(Hoàng Duy Hùng). Al Hoàng Người con từng “chống đối”… Nay người muốn làm “cầu nối” cho những khác biệt còn tồn động do sự kiện lịch sử cân đại để lại. Ông đã nhanh nắm bắt được thời thế, nắm bắt được quy luật phát triển của xã hội ở thời điểm sắp tới. Người thức thời là những con người bình thường trong một xã hội, nhưng có tầm nhìn xa trông rộng. Họ đang sống trong những ngày tháng này nhưng họ có thể biết được hàng chục năm sau xã hội sẽ phát triển như thế nào.

    Al Hoàng đã thấy rõ điều này, ông là một người có bản chất tư nhiên là vô cùng yêu nước, “ Ông nói rằng ông có một cái tật mà như bạn bè nói là một ngày không nghĩ đến Việt Nam là ăn không ngon ngủ không yên”.

    Vì những tâm tư ấy ông đã có dày bảng “thành tích” chống Đảng cộng sản Việt Nam mạnh mẽ, cực đoan một thời gian tại hải ngoại. Ông từng xâm nhập vào Việt Nam trái phép cùng vũ khí năm 2001 với ý định đánh sập hai tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Bến cảng Nhà Rồng và Cần Thơ. Cũng may thời điểm ấy ông Al Hoàng nghĩ tới hậu quả có thể gây thương vong cho chính đồng bào mình mà kịp dừng tay… Có thời gian bị chính quyền Nhà nước Việt Nam bắt giam 15 tháng vì “tội âm mưu lật đổ chính quyền.”

    Từ xưa đến nay, Người thức thời cũng rất nhiều, và ngày nay, người thức thời cũng không ít. Nắm được quy luật phát triển của xã hội đã là giỏi rồi, tìm ra trong đó những cơ hội tốt cho mục đích của mình lại càng giỏi hơn nữa. Những người thức thời không chỉ đơn giản là người nắm bắt được quy luật phát triển của xã hội, những xu thế tất yếu phải xảy đến mà người thức thời còn phải là người biết vận dụng thời thế đó để phục vụ cho chính mình và quê hương đất nước của mình.

    Giờ đây Al Hoàng đã nhận ra và tự khoác lên mình trách nhiệm phải làm “cây cầu nối” cho những người đang còn khác biệt chính kiến với chính quyền Nhà nước để đôi bên có cơ hội “đối thoại” ôn hòa và cở mở, mỗi người mỗi tay giúp đất nước phát triển. Ông có định hướng là đóng lại quá khứ đau buồn, và mở một trang sử mới cho sự phát triển và ổn định cho quê hương ông. Một người con xa quê từ bé mà đã từng mang nặng tư tưởng “chống phá.” Nhà nước Việt Nam.

    Bố mẹ Al Hoàng người gốc Nghệ An, năm 1954 di cư vào nam và sinh Al Hoàng ở Phan Rang. Cuộc di cư thứ hai qua Mỹ khi Al Hoàng được 13 tuổi vào năm 1975, Al Hoàng lớn lên nơi xứ cờ hoa và trở thành một luật sư. ông đắc cử nghị viên Hội đồng thành phố Houston trong cuộc bầu cử cuối năm 2009.

    Ngày 22 tháng 3, 2013 phái đoàn của Nghị viên Hoàng Duy Hùng đã đến thăm và làm việc với Việt Nam. Đây là chuyến đi chính thức do lời mời của Thứ trưởng Nguyễn Thanh sơn Bộ Ngoại Giao Việt Nam, và cùng sự đề nghị của Thị trưởng thành phố Houston, Tiểu bang Texas, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là bà Annise D.Parker để thu sếp công việc cho thời gian ký kết sắp tới là tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế giữa thành phố Houston với Việt Nam và ký kết sự kiện kết tình giữa thành phố Houston với thành phố Đà Nẵng.

    Chuyến đi của Al Hoàng lần này đã nói lên được nhiều cử chỉ quan trọng mà từ xưa nay chưa một quan chức Hoa kỳ gốc Việt nào làm được đó là “dám nói dám làm”, bất chấp những luận điệu chống phá của các phần tử cực đoan tại hải ngoại với ông. Ông muốn tìm con đường thích hợp nhất cho sự hòa hợp hòa giải và đoàn kết dân tộc để phát triển kinh tế giàu mạnh cho đất nước có đầy đủ sức mạnh chống lại những âm mưu xâm lấn đang diễn ra tại khu vực châu á và cùng ý trí giúp đất nước hùng mạnh sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

    Chuyến đi của Al Hoàng lần này đã nói lên được là nhà nước Việt Nam đã khép quá khứ và đón chào tất cả những người con xa xứ trở về với quê hương dù sự ra đi trong hoàn cảnh nào, dù quá khứ đã chống lại nhà nước Việt Nam như thế nào. Vì thế các luận điệu tuyên truyền do những người còn bất đồng chính kiến tại hải ngoại sẽ không còn giá trị nữa, và sẽ không còn ai tin tưởng được. Phần đông những người yêu nước đang sinh sống tại các cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã ủng con đường đối thoại từ lâu, nay Al Hoàng đã làm được đó.

  3. nvtncs says:

    Tin cách đây bốn tiếng, Google dịch:
    ————————-
    Hoa Kỳ rất quan tâm về Sự Căng thẳng trên Biển Đông
    ABC Otus Tin tức – 4 giờ trước

    Bộ trưởng ngoại giao John Kerry nói rằng Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về căng thẳng ở Biển Đông giàu tài nguyên và muốn nhìn thấy những tranh chấp lãnh thổ thông qua trọng tài.

    Kerry gặp với Ngoại trưởng Ngoại trưởng Albert del Rosario của Philippines, một trong những quốc gia khu vực Đông Nam Á trong tranh chấp với Trung Quốc về các hòn đảo nhỏ nằm ở tuyến đường biển quan trọng đối với thương mại thế giới.

    Kerry nhắc lại sự ủng hộ của Mỹ cho một quy tắc ứng xử để quản lý các tranh chấp hàng hải.

    Trung Quốc muốn đàm phán với các quốc gia yêu sách khác cá nhân chứ không phải là một nhóm, do đó, thỏa thuận về một mã có vẻ xa.

    Del Rosario cho biết, Philippines cam kết tăng cường liên minh Mỹ hiệp ước của nó. Kerry mô tả nó như là một mối quan hệ rất quan trọng trong sự căng thẳng hiện tại.
    ——————————–
    US Deep Concern Over South China Sea Tension
    ABC OTUS News – 4 hrs ago

    Secretary of State John Kerry says the U.S. is deeply concerned about tensions in the resource-rich South China Sea and wants to see the territorial disputes there worked out through arbitration.

    Kerry met Tuesday with Foreign Secretary Foreign Secretary Albert del Rosario of the Philippines, one of the Southeast Asia nations in a dispute with China over small islands located in sea lanes crucial to world trade.

    Kerry reiterated U.S. support for a code of conduct to manage the maritime disputes.

    China prefers to negotiate with the other claimant states individually rather than as a group, so agreement on a code seems far off.

    Del Rosario said the Philippines is committed to strengthening its U.S. treaty alliance. Kerry described it as a very important relationship during the current tension.

  4. Nói với Nguyentuong linh says:

    Thế còn quân đội nhân dân VN anh hùng hay quân đội nhân dân hèn hạ?
    Quân đội các nước CS Đông Âu người ta anh hùng, đứng lên lật đổ chế độ Cộng sản thổ tả, áp bức, tàn ác. Còn QĐ Nhân rân VN hèn hạ quanh năm cúi đầu phục vụ cho cái đảng CS thổ tả ăn cắp, đã hèn mà lại ngu, sông pha chiến trận,lao đầu vào chỗ chết để cướp miền nam cho tụi Đảng viên nó hưởng, nó xây lâu đài, biệt thự này, chơi gái chân dài .. nó hưởng đủ tứ khoái trên xương máu các chiến sĩ hèn và ngu
    Chừng nào các chiến sĩ anh hùng Quân đội Nhân Rân cầm súng bắn vào đầu bọn ăn cắp của nhân dân, bọn bán nước cho Tầu đỏ thì chúng tôi mới phục

  5. nguyentuong linh says:

    khi xưa chế độ vnch có gì.mọi người có thể hỏi tụi chống cộng xem.tiền để trả cho lính hay bất cứ vật dụng quân nhu cái gì cũng đều do mỹ.nhìn rõ ra thì hình như chế độ lính vnch là lính đánh thuê do mỹ trả tiền làm kiển vậy.rồi bây giờ nhìn tụi chống cộng hải ngoại xem bận cái áo lính chết đi qua đi lại làm như cho thiên hạ biết cái nhục người mỹ họ không thèm dòm.nhìn mấy cha đó mặt cái áo lính chao ôi mình cảm thấy buồn cho ông cha mình từng mặc áo đó vì nếu 1 chế độ nào mà cho tụi này làm lính thì không bỏ chạy mới nhục.theo như tôi biết thì dưới chế độ vnch khi xưa thì 90% lính vnch chơi gái thì gỏi chứ còn đánh trận thì nhanh hơn.nếu ai đó từng biết về TRẦN VĂN ĐÔN chắc mọi người cũng từng nghe về chuyện vợ ông TRẦN VĂN ĐÔN đánh ghen với bà TRẦN LỆ XUÂN ở khách sạn chứ gì.hay tên LÝ TỐNG nè nói đến LÝ TỐNG thì phi công đó nha nhưng LÝ TỐNG láy máy bay thì chẳng nghe hay ho gì NHƯNG LÝ TỐNG lại bô bô mình gỏi tài láy vợ các chiến hữu chống cộng nhỉ

  6. dân việt says:

    Đánh Pháp là Tầu cộng nó đánh, bộ chỉ huy của Vỏ Nguyên Giáp (nhân dân thường gọi là Giáp “nổ”, vì Giáp rất thích nổ, thích khoe khoang) phía trước, chưa đầy một ngàn mét ở phía sau là bộ chỉ huy của Trung cộng, bộ chỉ huy của Giáp liên lạc báo cáo với bộ chỉ huy của Trung cộng bằng điện thoại có dây. Đánh Pháp cho Trung cộng, đánh bằng súng, đạn của Trung cộng, phải đổi lấy Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa của đất tổ, quê cha và chết bằng vô số người Việt Nam mà Trung cộng chẳng phải trả đồng bạc nào tiền lương! Sao chúng mày ngu thế?
    Đánh thắng Mỹ: Hai đánh một không chột cũng què, làm bạn với Trung cộng, tách Trung cộng ra khỏi Nga để đánh gục thằng Nga. Cả khối Đông Âu cũng sụp đổ trước, Nga Xô đã tan tành 1990. Hy sinh miền nam, để đánh gục thằng Nga Xô cộng sản đại đối thủ, mối lợi nào lớn hơn? Lý do cộng sản chúng mày chiếm được mảnh đất trù phú miền nam đơn giản là như thế!
    Sắp đến, là đến lượt Trung cộng. Thây các chiến sĩ chết đầy Biển Đông…Trung cộng phải sụp đổ vì nó phải sụp đổ. Lũ chó trâu như chú mày không còn chổ sống đâu em ạ. Hiện nay chú mày núp ló ở văn phòng tòa đại sứ vẹm, ở tổng lãnh sự vẹm, nhưng ngày mai…chúng mày sẽ vừa khóc, vừa kể như cha chết khi chính phủ mới của Việt Nam dẫn độ chúng mày trở về Việt Nam để đền tội tại Việt Nam!
    Tội chúng mày ngút tận trời xanh. Tội chúng mày là tội gian ác đến tận cùng, vừa gian ác lại vừa ngu! Năm xưa, nhân viên ngoại giao các nước cộng sản Nga Xô, Đông Đức, Ba lan,Tiệp Khắc, Hungary, Bulgary… các lực sĩ của các nước ấy có dịp sang các nước tự do là người ta mau mau tìm chổ trốn và xin tỵ nạn cộng sản, còn chúng mày ngày nay được ở trên xứ tự do, chúng mày ăn thức ăn của xứ tự do, nhưng những gì chúng mày thổ ra toàn đồ cặn bả, không thể thoát ra bằng đường miệng! Chẳng qua hiểu biết, trí khôn chúng mày chỉ đủ để làm tôi tớ cho Trung cộng mà thôi!
    Đánh thắng Pháp, Mỹ chỉ để làm tôi tớ cho Trung cộng, kẻ hãy còn ăn trứng luộc bằng nước đái trẻ nhỏ, luộc và bán, ăn ngay trên đường phố, rượu bổ làm bằng nhau sản phụ, chúng ăn cả thịt người (thai nhi)! Chú mày hãnh diện có một người cha đở đầu như Trung cộng?
    Không biết, dốt thì đi học thêm cho biết. Không biết mà nói năng càn rỡ, hành động điên khùng như bọn chúng mày nên toàn dân Việt Nam có sẽ tàn sát lũ chúng mày như người Nam Dương tàn sát bọn cộng sản 47 năm trước đây ở Java, Sumatra, và Borneo cũng không oan ức gì lắm đâu. Ngày đó đang rất gần với lũ chúng mày. Đến thằng Nguyễn Phú Trọng hiện nay còn phải đang lo sợ mất mật thì thân chúng mày chẳng là cái gì cả! Những con bò, hãy xem ảnh chụp bộ mặt mất ngủ của thằng Trọng thì chúng mày đủ biết ngày mai của chúng mày rồi! Không có chổ nào trôi nổi đi đâu được cả, các em ơi!

  7. hề hề says:

    Tụi VNCH cứ tự xưng mủ này ,mủ nọ.Nào là mủ đen, mủ đỏ ,mủ nâu.Cuối cùng rồi vẫn sợ mủ cối với mủ tai bèo.Bị mủ cối với mủ tai bèo rượt chạy sút quần qua Mỷ luôn.Vậy mà không biết thẹn,cứ xưng mủ này mủ nọ.

  8. nvtncs says:

    “Ngược lại, VNCH là sản phẩm, là con đẻ của thực dân Pháp. Chính quyền và quân đội VNCH từ phó tổng thống, (sau này là tổng thống), thủ tướng, bộ trưởng và tất cả quan chức dân sự, tướng tá và sỹ quan quân đội VNCH đều đi lính hoặc làm quan cho Thực dân Pháp, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc, đất nước và nhân dân Việt Nam.

    Câu trên là sự nói dối trắng trợn của một tên cộng sản dốt nát, đểu cáng, bịa đặt không những bóp méo lịch sử mà còn viết ngược lại sự thật của lịch sử.
    Vì có những hạng người dối trá, ngu si như tác giả câu trên mà nước ta không bao giờ đuổi kịp các nước văn minh, tân tiến trên thế giới được.

    1) Về nhiều khía cạnh và dưới một cách nhìn tối quan trọng, chính Mỹ và Pháp là cha đẻ của VNCH, đó là một sự thật mà tôi rất lấy làm hãnh diện xin đảm nhận:
    Mỹ và Pháp, qua hai cuộc cách mạng( Mỹ, 1776 và Pháp, 1789 ) đem đến cho nhân loại một hệ thống chính trị trong đó dân có tự do, bình đẳng, chính phủ là của dân, do dân, vì dân.

    Trên phương diện khoa học, kỹ thuật, y khoa, toán học, kinh tế, tài chính, thương mại, kinh doanh, Mỹ và Pháp so sánh với CSVN như một trời một vực.
    Người VNCH học hỏi Mỹ và Pháp nhiều. Mỹ và Pháp là hai nước văn minh, tôn trọng nhân quyền; nền chính trị, VNCH cũng theo mô hình hai nước này.

    Dưới thời đệ nhất VNCH, mục tiêu của miền Nam là có một chính phủ trung ương trong sáng, dân chủ, tự do như ở Pháp, nhưng của người VN, do người VN điều hành, bảo vệ quyền lợi nước và dân tộc, gìn giữ văn hóa cổ truyền của tổ tiên.

    Bằng chứng cụ thể của ưu thế của Mỹ-Pháp so với CS nhất là CSVN, là con cái CSVN và CS Tầu, đã và vẫn được CSVN và CS Tầu cho sang học bên Tây, bên Mỹ, chứ không gửi sang Tầu hoặc ở lại bên Tầu, học: NBChậu, đã lấy quốc tịch Tây, Cù Huy Hà Vũ tốt nghiệp đại học Tây, Paris.

    Thế nhưng bảo người VNCH xưa làm cho Tây, là một điều ngược hẳn với sự thật: Ông Diệm, không làm cho ̣Tây, chống Tây từ lúc còn trẻ, từ chức dưới thời vua Bảo Đại. Trái lại, HCMinh đã làm bồi cho Tây trên tầu Latouche-Tréville; năm 1911, HCMinh viết thư tới TT và bộ trưởng QGGD Pháp, xin nhập trường thuộc địa Pháp, để làm cai cho Pháp và “mong được có ích lợi cho Pháp”; tiếc thay HCMinh bị từ chối vì không đủ chữ nghĩa.

    Đảng viên Đại Vịêt, VNQDĐ, không ai làm với Tây, trong khi đó VNGiáp có người mật thám Tây bảo lĩnh cho vào học trường Tây Albert Sarraut.
    Dưới thời Pháp thuộc, sau 1945, rất ngiều người VN cả bắc lẫn nam, không ra cộng tác với Tây, cũng không theo CSVN; thành phần này, dưới tên thành phần “trùm chăn” ra nhập chính phủ đệ nhất VNCH.

    Nếu phải so sánh CSVN với VNCH thì, tuy VNCH thua trận, nhưng VNCH ăn đứt và hơn xa, vì người VNCH là người còn bản tính con người, còn có tình người với nhau; trái lại, CSVN chém giết nhau ( CCRĐ ) và chém giết dân lành, như thú dữ vì miếng ăn, như lũ chó dại tranh nhau miếng thịt.

    Hầu hết, phần tử ưu tú VN từ bắc chí nam đều tốt nghiệp đại học Hà Nôi hoặc đại học Pháp, Anh: VNGiáp, Phan Anh, Tạ Quang Bửu, vv…
    Học Tây không phải là theo Tây, nếu suy nghĩ vậy là sai lầm, là ngu; học Tây, để một ngày gần tới đuổi Tây về Tây, và để ngóc đầu lên với thiên hạ.

    Vì HCMINH ngu dốt nên suốt đời lừa thầy phản bạn phản dân, gây chiến tranh không cần thiết với Tây để nắm quyền; không cần thiết vì giải pháp chiến tranh để tìm độc lập là giải pháp đắt giá nhất cho dân tộc, đất nước, về xương máu và tiền tài của tổ tiên. HCMinh đã lợi dụng lòng yêu nước của dân tộc, lên cướp quyền, vì hầu hết các nước Nam và ĐN Á, đã dành lại độc lập qua đàm thoại; câu bất hủ của Gandhi:
    “”First they ignore you, then they laugh at you, then they fight you, then you win.” – Mahatma Gandhi
    “Ban đầu, họ không thèm để ý đến chung ta, sau họ chế diễu chúng ta, sau họ chống chúng ta, sau cùng, chúng ta thắng”
    .

    Trong suốt lịch sử VN dài bốn nghìn năm, chưa một vua VN nào đem 17 vạn người dân vô tội ra giết ̣đi vì vua bên Tầu ra lênh giết, thế nhưng HCMinh đã làm điều đó trong cuộc CCRĐ.

    • CHXHCNVN says:

      suy nghi nong can.

      • nvtncs says:

        Lại một tên dốt nát nữa; đối với chúng, bụt nhà không thiêng.
        Thì đây, người ngoại quốc và cựu lãnh đạo CS suy nghĩ nông cạn ra sao về CHXHCNVN:

        ( Nhưng hùng biện nhất, vẫn là tình hình VN sau 68 năm dưới ách CSVN.
        CSVN ngu mà không biết là nó ngu; nó tưởng ranh vặt là khôn, nhưng thật ra, ranh vặt là đại ngu. Nó chỉ bịp được dân nước nó thôi, lãnh đạo CSVN dốt hơn lãnh đạo các nước chung quanh, nên nước nó kém xa nước láng giềng. )

        “1. Cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm.”

        2. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma (Dalai Lama), lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng: “Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc sinh sôi nảy nở trên rác rưởi của cuộc đời.”

        “Cộng sản sinh ra từ đói nghèo và ngu dốt, lớn lên bằng dối trá và bạo lực, chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của toàn thể nhân loại”

        3. Cố Tổng thống Hoa Kỳ, ông Ronald Reagan: “Chấm dứt chiến tranh Việt Nam không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho thế hệ sinh ra tại Việt Nam về sau.”

        4. Đại văn hào Nga sô, ông Alexandre Soljenitsyne: “Khi thấy thằng CS nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu ta không có can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên ra đi không ở lại nghe nó nói láo. Nếu ta không can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không nói lại những lời nó đã nói láo với người khác.”

        5. Cựu Tổng thống đảng Cộng sản Liên Sô, ông Mikhail Gorbachev: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng CS. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng CS chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”

        6. Cố Tổng thống Nga Sô, ông Boris Yeltsin: “CS không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải nó.”

        7. Cựu Tổng thống Nga Sô, ông Vladimir Putin: “Kẻ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của CS là không có trái tim.”

        8. Nữ Thủ tướng Đức Quốc, bà Angela Merkel: “Cộng sản đã làm cho người dân trở thành gian dối.”

        9. Bí thư đảng Cộng sản Nam Tư, ông Milovan Djilas: “20 tuổi mà không theo CS là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ CS là không có cái đầu.”

  9. Nói với Minh VN says:

    Người Mỹ người Pháp nó quá ghê tởm cuộc chiến tranh bẩn thỉu của bọn hủi CSVN mà đành cuốn gói bỏ chạy. Thằng chết đói CSBV phải xua quân chiếm cái “vựa lúa miền nam” chứ có gì lạ, nó phải đẩy một triệu thanh niên vào chỗ chết cho mục đích cướp đoạt
    Đánh nhau thì chẳng hay ho gì mà còn đem ra khoe khoang một cách ngu xuẩn, bạn hãy mở mắt ra nhìn các nước xung quanh Thái Lan, Mã Lai, Phi luật Tân, Nam Dương….có nước nào ngu xuẩn như bọn cầm đầu cái đảng CS thổ tả không? người ta không tốn một giọt máu, một tên lính mà vẫn độc lập ngon lành, nhân dân ấm no hạnh phúc , mình thì chết như rạ, đấy hàng triệu thanh niên vào chỗ chêt đưa nước nhà vào chỗ lụn bại, đi đâu cũng bị người ta khinh bỉ, cô Á hậu gốc Việt tại Tiệp khác cho biết cô xấu hổ vì người Việt bị dân Tiệp khắc khinh bỉ
    Đẩy hàng triệu người vào cuộc chiến tranh ăn cướp miền nam, gây oán hận ngút trời cuối cùng hàng triệu người bỏ mạng cho bọn đầu sỏ Bắc bộ phủ hưởng thụ xe hơi biệt thự, rượu ngon gái đẹp
    Ngay như Bùi Tín, một đảng viên cao cấp CSVN cũng phải công nhận đây là cuộc ăn cướp vĩ đại, xua quân vào Nam cướp nhà, cướp đất, đẩy dân đi kinh tế mới.. xem trong cuốn Bên Thắng Cuộc thì rõ ngay
    Bạn không biết xấu hổ hay sao mà còn khoe khoang?
    NHN

  10. MinhVN says:

    Một số người ngụy biện giúp cho Mỹ về việc lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ thua một nước nhược tiểu, qua đó cũng để ngụy biện cho sự diệt vọng của VNCH.
    Chiến tranh là mạnh được, yếu thua. Manh, yếu ở đây là sức mạnh tổng hợp, gồm chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, lòng dân, chiến lược, sách lược, thế giới, thời đại…Tất cả những thứ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp. Bên nào có sức mạnh tổng hợp lớn hơn thì bên đó thắng. Mỹ hay bất kỳ kẻ xâm lược nào gây chiến tranh trên đất Việt Nam kẻ đó tất yếu bị thất bại, vì họ không tạo được sức mạnh tổng hợp như Việt Nam.
    VNCH thì không có gỉ để đáng nói, vì đối tượng tác chiến chủ yếu của quân đội nhân dân Việt Nam là hơn nửa triệu quân Mỹ trên đất Việt Nam, chứ không phải quân lực VNCH.
    Nếu không có Mỹ chống lưng và ngăn cản thì VNCH đã đồng ý hiệp thương tổng tuyển cử để thống nhất đất nước từ năm 1956. Và nếu có hiệp thương tổng tuyển cử thì chắc chắn VNCH thất bại. Chính vì biết trước là VNCH sẽ thất bại nên Mỹ không cho phép VNCH hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Lý do đơn giản là: Việt Minh Cộng sản chống xâm lược, đánh thắng thực dân Pháp, buộc Pháp phải rút quân khỏi Việt Nam. Ngược lại, VNCH là sản phẩm, là con đẻ của thực dân Pháp. Chính quyền và quân đội VNCH từ phó tổng thống, (sau này là tổng thống), thủ tướng, bộ trưởng và tất cả quan chức dân sự, tướng tá và sỹ quan quân đội VNCH đều đi lính hoặc làm quan cho Thực dân Pháp, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc, đất nước và nhân dân Việt Nam. Đa số nhân dân nhận ra rất rõ điều đó cho nên chắc chắn đa số nhân dân sẽ không bỏ phiếu ủng hộ VNCH khi hiệp thương tổng tuyển cử, nên VNCH sẽ thất bại.
    Nếu không có Mỹ đổ quân chiến đấu trực tiếp vào Việt Nam tháng 3 năm 1965 thì VNCH sụp đổ ngay trong năm 1965 hoặc chậm nhất là năm 1966. Và cuối cùng, chỉ cần Mỹ rút quân là 2 năm sau VNCH tan rã, đầu hàng không điều kiện. Không có quân Mỹ trực tiếp tham chiến tại Việt Nam là VNCH sụp đổ trong một thời gian ngắn. Thế mới thấy ông Hồ Chí Minh chỉ ra cách giành chiến thắng cuối cùng để kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình và thống nhất đất nước hết sức đúng đắn: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” (Mỹ cút ắt ngụy nhào).

Phản hồi