WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuối tháng 3/75 tuyến đầu thất thủ [2]

Tiếp phần [1]

rut khoi da nangNguyên nhân và hậu quả

Phạm Huấn nói:

“Tại những địa điểm tập trung quân, vô cùng hỗn loạn, đau thương khủng khiếp. Và hai Cửa Thuận An, Tư Hiền thật sự biến thành những “bãi chết”, trong vùng “Biển máu”

(Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975 trang 58).

Theo ông triệt thoái vội vã, không có kế hoạch, lịch trình, sự phối hợp Quân đoàn và Hải quân lỏng lẻo, cuộc lui binh cũng hỗn độn y như cuộc triệt thoái Cao nguyên,  nó cũng chỉ là cuộc hành quân phá sản.

Cuộc rút quân đã rối loạn, hỗn độn và thất bại ngay khi bước sang ngày thứ hai, 24-3-1975. Hệ thống chỉ huy, phối hợp giữa các đơn vị, vấn đề an ninh, tổ chức thật tồi tệ và bị tê liệt từ lúc khởi đầu. Các cấp chỉ huy ở những cấp cao nhất và có trách nhiệm về cuộc rút bỏ Huế, đã không thành thật với nhau, phản bội, dối trá và bỏ rơi cấp dưới.

Kế hoạch rút quân bằng đường biển, với hơn 20 ngàn Chủ lực quân, hàng mấy trăm chiến xa, đại bác, cùng với cả trăm ngàn dân chúng, các lực lượng địa phương quân, công chức và gia đình họ, nhưng hai cửa Thuận An và Tư Hiền không được phòng thủ bảo vệ. Sự phối hợp và chỉ huy giữa Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Quân Đoàn và hải quân thật lỏng lẻo. Không có lịch trình lên tầu ưu tiên, rõ ràng cho các đơn vị. Các đơn vị Quân Đội và dân chúng cứ tiếp tục đổ về hai cửa biển này để rồi chết chồng chất lên nhau”

(Phạm Huấn, sách đã dẫn, trang 57)

Nói về nguyên nhân sự sụp đổ nhanh chóng của Quân đoàn I, ông  Cao Văn Viên, cho rằng do sự rối ren của ta và nhất là lệnh của TT Thiệu không rõ ràng dứt khoát.

“Với cán cân lực lượng và địa hình thuận lợi cho CSBV, Vùng I, lực lượng VNCH không thể nào chống cự lâu dài trong cuộc tổng tấn công của địch. Nhưng phải nói, tình hình quân sự xấu đi một cách nhanh chóng vì sự sa sút tinh thần và những rối ren, lúng túng của ta, hơn là áp lực địch. Lệnh tái phối trí – tuy cần thiết – không rõ ràng và dứt khoát”

(Những Ngày Cuối Của VNCH, trang 183)

Theo Tướng Viên binh sĩ nhiều người bỏ hàng ngũ đi tìm gia đình trong làn sóng người tỵ nạn, họ quan tâm lo lắng về gia đình mình hơn là lo về đơn vị và sự tấn công của CS. Làn sóng người di tản làm náo loạn cả lên đã là một trong những nguyên nhân gây ra sụp đổ nhanh chóng cho cả Quân khu.

“Sự hỗn loạn, thất bại của cuộc tái phối trí ở vùng Một xảy ra không phải vì áp lực của Cộng quân, mà vì tinh thần chiến đấu của quân ta không còn nữa. Trong những ngày cuối cùng ở Vùng I, vị tư lệnh Quân đoàn không chỉ đối phó với những khó khăn về quân sự, ông còn bận tâm với vấn đề tỵ nạn. Và khi chánh quyền trung ương bắt tay vào giải quyết vấn đề tỵ nạn thì đã quá trễ. Như chúng ta thấy, vấn đề tị nạn làm đảo lộn tất cả kế hoạch quân sự của Vùng I.”

(Cao Văn Viên.  Những Ngày Cuối Của VNCH, trang 184,185.)

Chúng ta thấy ông Cao văn Viên có nhiều mâu thuẫn, ông cho biết lực lượng địch tới hơn 8 sư đoàn (trang 160),  gấp hai lần VNCH, ta không thể cầm cự lâu dài được, coi trên bản đồ ngày 19/3 (trang 166) ta chỉ còn kiểm soát được chưa tới 1/3 diện tích Quân khu I. Trong khi tại phía Bắc QK I phải rút từ Huế về Đà Nẵng, các tỉnh phía Nam Quân khu (Quảng Ngãi, Quảng Tín) đều phải hối hả rút về Chu Lai vì bị BV tấn công dữ dội mà ông lại nói không phải vì áp lực địch. Chẳng lẽ sự tấn công ồ ạt theo thế gọng kìm trên đánh xuống dưới đánh lên của BV không phải là áp lực gây hỗn loạn cho quân dân miền nam.

Tác giả Nguyễn Đức Phương (Sách đã dẫn trang 762, 763, 764) cho rằng Quân khu I thất thủ dễ dàng không có một lực lượng nào được tổ chức để đánh trì hoãn khi lui binh, theo ông có 4 nguyên nhân chính.

-Lực lượng Cộng Sản tại Quân khu I trội hơn nhiều so với sự phân tán mỏng của ta. Kế họach lui binh về các cứ điểm Huế, Đà Nẵng, Chu Lai có thể đúng tuy nhiên TT Thiệu chỉ chấp nhận lui binh cho đến giờ phút chót. Đến khi đã quá muộn ông lệnh cho Tướng Trưởng chỉ rút Sư đoàn TQLC còn tất cả bộ binh, thiết giáp, pháo binh đều bỏ lại, không có một kế hoạch nào để phối hợp Hải Lục Không quân trong trường hợp lui binh, hoàn toàn không có một sự tiên liệu nào.

-Ông Thiệu sai lầm trầm trọng khi cho rút Sư đoàn Dù về Vùng III quá nhanh, TQLC được đưa vào thay thế các vị trí của Nhẩy Dù khiến cho dân chúng hốt hoảng đổ dồn về Đà nẵng gây ra hỗn loạn. Đã phát thanh lời kêu gọi tử thủ Huế củaTổng thống sau lại cho lệnh bỏ Huế khiến  dân chúng hoang mang mất tin tưởng vào chính phủ và quân đội, binh sĩ cũng mất tinh thần, hốt hoảng khi trông thấy trước nguy cơ sụp đổ như đã diễn ra tại Vùng II.

-Chiến tranh tâm lý có lẽ là nguyên nhân quyết định sự thất thủ Quân khu 1, tin đồn cắt đất nhường cho CS dồn dập từ Vùng II, nay Huế bỏ ngỏ khiến cho dân quân càng tin là đúng, dân di tản náo loạn cả lên, quân nhân bỏ hàng ngũ để tìm kiếm gia đình khiến cho đơn vị rã ngũ nhanh chóng.

-Hệ thống chỉ huy của Bộ Tư lệnh Quân đoàn I đã không chu toàn trách nhiệm trong giai đoạn khó khăn của cuộc lui binh, thiếu khả năng vô trách nhiệm là nguyên nhân chính khiến cho kế hoạch lui binh không thể thực hiện được. Vị Tư lệnh Quân đoàn thiếu khả năng điều động một bộ tham mưu hỗn hợp như Phạm Huấn đã viết.

Cũng theo Nguyễn Đức Phương nhiều sĩ quan cao cấp của Quân đoàn I mất tinh thần đào ngũ bỏ chạy, thiếu cấp chỉ huy các đơn vị lần lượt tan hàng, Cộng quân chiếm được đất mà không phải giao tranh.

Phạm Huấn nhân định rằng các Tướng Việt Nam gặp trở ngại khi lãnh đạo đất nước cũng như chỉ huy mặt trận.

“Một viên chức cao cấp của Mỹ, sau này đã phát biểu về cuộc rút quân tại Huế và Đà Nẵng:

‘Tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, hầu như không ai có đủ kinh nghiệm, để tự mình có thể chỉ huy một cuộc hành quân qui mô với nhiều đại đơn vị trên chiến trường!’.

Sự sụp đổ mau chóng của Quân Đoàn I, vỏn vẹn trong 9 ngày, sau quyết định rút bỏ Huế lần thứ hai ngày 20-3-1975, đã làm kinh ngạc mọi giới. Những người ngưỡng mộ và kính phục Tướng Ngô Quang Trưởng đều nghĩ rằng, sự thảm bại này là hậu quả của quyết định sai lầm, trong chiến lược “Đầu bé Đít to’ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Nhưng theo thời gian, những bí mật được tiết lộ, Tướng Trưởng cũng là người phải chịu trách nhiệm nặng nề nhất đối với những đau thương, kinh hoàng trong hai cuộc rút quân tồi tệ, thê thảm từ Huế và Đà Nẵng”

(Sách đã dẫn, trang 103, 104.)

Cuộc triệt thoái tại hai quân khu đều đã xẩy ra những biểu hiện tiêu cực của nhiều sĩ quan cao cấp bỏ đơn vị chạy, cả một quân khu không có ai chịu trách nhiệm.

“Kể từ ngày 15-3-1975, hệ thống chỉ huy tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I của Tướng Lâm Quang Thi và các Tư Lệnh Mặt trận 2 chiến trường Quảng Trị, Thừa Thiên đã không còn giữ đúng với trách nhiệm, quyền hành và vai trò của mình nữa. Không một Tướng Lãnh, một giới chức Quân sự cao cấp nào dám nhận trách nhiệm khi cần ban hành những quyết định quan trọng. Trung tá Đào Trọng Vượng, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân nói rằng: ‘Họ lặn hết. Tất cả những lệnh đều do các Sỹ quan Phòng Nhì, Phòng ba, cấp Thiếu Tá chuyển lại’.

Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân từ Quảng Ngãi ra thay thế Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến, phòng thủ tuyến đầu Vùng Giới Tuyến. Lực lượng Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân với quân số 100 phần trăm, và Pháo Đội đại bác 105 ly khoảng 1500 người, từ ngày đầu tiên, cho đến ngày rút quân 23-3-1975, gần hai tuần lễ, không nhận được bất cứ một lệnh chính thức nào của Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I, hoặc Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến”

(Phạm Huấn sách đã dẫn, trang 41.)

Nguyễn Đức Phương cùng một nhận xét như trên.

“Theo lời của Đại tá Nguyễn Huy Lợi thuộc Biệt Khu Thủ đô thì một số sĩ quan thuộc Quân đoàn I chạy thoát được về Sài Gòn cho biết tình trạng của quân đoàn như sau ‘Cấp tiểu đoàn không biết họ phải làm gì. Trung đoàn trưởng của họ đã đi mất và chính họ không biết phải đi đâu và  không ai chỉ thị cho họ biết những gì phải làm. Sau quá nhiều chán nản tuyệt vọng, không một ai chịu trách nhiệm cho cả quân khu”

(Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 764, 765)

Tướng Nguyễn Cao Kỳ cũng cho rằng việc cấp chỉ huy bỏ đơn vị chạy trước là một nguyên nhân đưa tới sụp đổ Quân đoàn I, theo ông tại đây cấp chỉ huy không quân nhiều người đã lên trực thăng bay về phía Nam bỏ cấp dưới ở lại.

Sự thực khó thể chối cãi được là áp lực và hỏa lực vô giới hạn của BV đã khiến quân đội VNCH phải rút bỏ nhiều tỉnh, quận để co cụm lại lập phòng tuyến mới nên càng bị mất tinh thần. Các cấp chỉ huy không thấy một tia ánh sáng nào, ngay cả TT Thiệu cũng đã mất tinh thần rối trí chứ đừng nói các cấp thuộc hạ. Biết là tình thế không thể cứu vãn nổi nên nhiều người đành phải chọn kế “tẩu vi thượng sách”.

Theo ý kiến Tướng Toàn (trang 405, Những Sự Thật Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975), mặt trận Trị Thiên bỏ ngỏ vì TT Thiệu đã chủ trương rút bỏ những vùng rừng núi ít dân để bảo vệ những vùng trù phú. QK I chỉ giữ tới Đà Nẵng. Đó là một quyết định tai hại là nguyên nhân chính đưa tới thảm kịch như trên. Trang 407 ông nói đài BBC bình luận miền nam VN có thể sẽ chia cắt ngang từ vĩ tuyến 13, miền nam khó có thể tồn tại được, nguồn tin đã thúc đẩy quân dân hối hả chạy về phương nam. Quân đoàn II bị thảm bại trên đường triệt thoái cũng đã ảnh hưởng nặng đến tinh thần QK I. Sáng ngày 20/3, TT Thiệu đã tuyên bố tử thủ Huế đến chiều lại cho lệnh rút bỏ khiến người dân không ai còn tin tưởng vào chính phủ.

Phải nói đài BBC tuyên truyền xuyên tạc với mục đích phá hoại hơn là loan tin cũng là một trong những nguyên nhân chính đưa tới thảm cảnh hỗn loạn, tháo chạy tại miền Trung.

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, người đóng vai chính tại chiến trường Hoả tuyến có viết sách về cuộc chiến Mùa hè đỏ lửa 1972 nhưng không thấy, không nghe  nói ông viết sách về sự sụp đổ Quân đoàn I năm 1975. Về Quân đoàn I trong trận chiến này chỉ thấy ghi lại trong một bài ngắn “Tại Sao Tôi Bỏ Quân Đoàn Một” đã đăng trên nhiều báo Việt Ngữ tại Hải ngoại từ nhiều năm qua. Nhưng bài này không phải do chính Tướng Trưởng viết ra mà do một người khác ghi lại (Lê Bá Chư, Lịch sử ngàn người viết) lời thuật của Tư lệnh nên cũng không thể coi đó là hoàn toàn ý kiến của ông.

Nội dung bài viết có nhiều điểm trái ngược với các tài liệu, sách vở nói về cuộc Triệt thoái này. Mở đầu bài viết nói.

“Ngày 13 tháng 3 năm 1975, được lệnh vào Sài Gòn họp. Tôi vào đến Sài Gòn nhưng với sự ngạc nhiên là chỉ có mình tôi vào gặp tổng thống và thủ tướng (Trần Thiện Khiêm) mà thôi. Ngoài tôi ra không có ai khác. Thường lệ, khi được lệnh về Sài Gòn họp thì đều có đầy đủ mặt các vị tư lệnh quân đoàn và tư lệnh các quân binh binh chủng khác. Lần này thì chỉ một mình tôi thôi”

Theo ông Cao Văn Viên, Phạm Huấn, Nguyễn Đức Phương và cả ý kiến của Thiếu Tướng Hoàng  Lạc, Tư lệnh phó Quân khu I thì trong các buổi họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia tại dinh Độc Lập ngày 11/3, ngày 13/3 và 19-3 do ông Thiệu chủ tọa như đã nói trên đều có mặt Đại Tướng Cao Văn Viên, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Trung Tướng Đặng Văn quang, riêng buổi họp ngày 19-3 thì có thêm Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Tổng thống Thiệu không hề gặp riêng một Tướng nào, không nghe thấy một tài liệu nào nói như vậy. Về ngày 13/3 nêu trên, Tướng Hoàng  Lạc, phó Tư  lệnh Quân khu 1 cho biết Tướng Trưởng được mời về Sài Gòn trình bầy trước Hội đồng an ninh Quốc gia, các tài liệu của BộTTM, của Phạm Huấn, Nguyễn Đức Phương cũng đều nói như vậy.

Bài viết nói tiếp

“Nhưng khi tổng thống Thiệu cho biết ý định của ông ta là phải rút bỏ Quân đoàn 1 ngay hôm nay thì tôi mới vỡ lẽ, cay đắng, và uất ức vì lệnh ra quá đột ngột ngoài sức tưởng tượng và ngoài ước muốn của tôi…..

… Tôi trình bầy cặn kẽ những ý kiến cũng như những dự định của tôi lên tổng thống nhưng không được chấp thuận. Lệnh bất di bất dịch là: Phải rút khỏi Quân Đoàn 1 càng sớm càng hay….

Lệnh của tổng thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi Quân Đoàn 1 vào ngày 13 tháng 3, và rút Quân Đoàn 2 vào ngày 14 tháng 3. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên, lấy Quốc Lộ 22 làm ranh giới. Việt nam sẽ thu gọn sẽ chạy dài từ Phú Yên đến Hà Tiên”

Theo Tướng Cao Văn Viên, Tướng Hoàng Lạc, tác giả Nguyễn Đức Phương… trong phiên họp ngày 13/3 TT Thiệu chỉ mới lệnh cho Tướng Trưởng rút Sư đoàn Dù về Sài Gòn và báo cáo tình hình Quân sự của Vùng I, không nghe nói ông Thiệu cho lệnh rút bỏ Quân đoàn I ngay hôm 13/3 như trong bài của Tướng Trưởng. Theo ông Cao Văn Viên.

“Buổi họp ở Dinh Độc Lập vào ngày 13 tháng 3, 1975 đã được thuật lại rõ ràng ở trên. Trong dịp đó tổng thống Thiệu đã cho hai vị tư lệnh quân đoàn I và III (tướng Trưởng và tướng Toàn) biết ý định sắp xếp lại lãnh thổ VNCH sao cho phù hợp với sự cắt giảm viện trợ quân sự. Tuy nhiên tổng thống Thiệu chưa cho lệnh rút quân ở bất cứ nơi nào lúc đó, trừ việc bỏ An Lộc ở vùng III. Buổi họp ở Cam Ranh ngày 14 tháng 3 xảy ra sau khi Ban Mê Thuột mất, và tại Cam Ranh tổng thống Thiệu ra lệnh tái phối trí lực lượng của quân đoàn II để chiếm lại Ban Mê Thuột”

(Những Ngày Cuối Của VNCH trang 162)

Theo như  Nguyễn Đức Phương đã nói ở trên, Tổng thống Thiệu chỉ chấp nhận lui binh vào giờ phút chót. Ngày 13/3 ông Thiệu chỉ thị cho Tướng Trưởng trả Sư đoàn Dù về Sài Gòn và tái phố trí lực lượng tại Quân khu I chứ chưa hề cho lệnh rút bỏ bất cứ một tỉnh nào. Cho đến ngày 20/3 khi tình hình Huế khẩn trương ông lệnh cho Tướng Trưởng tùy cơ ứng biến, có thể rút về bảo vệ Đà Nẵng nếu tình hình đòi hỏi.

Trong một cuộc nói chuyện với một nhà báo tại Hải ngoại, cựu Trung Tướng Ngô Quang Trưởng cho rằng những bài nói về ông, khen cũng như chê có nhiều điều không đúng và ông không thích báo chí nói đến mình, như vậy bài trên đây có thể chưa chắc đã nói đúng ý của vị cựu Tư lệnh Quân khu.

Trong cuộc phỏng vấn của ông Lâm Lễ Trinh, Tướng Cao Văn Viên đã kết luận.

“Xin đừng xem những lời của tôi là lịch sử. Mỗi người giải thích sự thật theo lối riêng, như trong phim ‘Rashomon’. Một trăm nhân chứng, một trăm sự thật. Định kiến làm cho lịch sử sai lệch. Tôi chỉ tâm tình với lòng thành. Hãy để cho hậu thế lượng định và phán xét”

(Lâm Lễ Trinh, Về Nguồn, trang 276).

Xem như thế sự thật chỉ là tương đối. Cũng trong bài phỏng vấn này, theo ông Cao Văn Viên, Tướng Trưởng cho biết Bộ tổng tham mưu không tăng viện theo lời yêu cầu của Quân khu I. Tướng Viên cho điều này không đúng vì ông đã tăng cường cho Tướng Trưởng cả hai Sư đoàn tổng trừ bị Dù và TQLC rồi. Bộ Quốc phòng Mỹ trả nhuận bút cho các Tướng lãnh lưu vong Việt Nam để viết tài liệu về chiến tranh Đông Dương. Trong một phiên họp thu thập dữ kiện cho Mỹ, Tướng Trưởng phát biểu sở dĩ thất bại là do lãnh đạo kém, chính phủ Trung ương thiếu nhân tài. Tướng Đồng Văn Khuyên, Trần Đình Thọ bênh vực cho Bộ TTM tranh luận trả lời ông Trưởng: Bộ Tham mưu đã yểm trợ hết mình cho Quân khu I, hai Sư đoàn Tổng trừ bị Dù và TQLC đều đã được tăng phái cho Quân đoàn I.

Như chúng ta đã biết năm 1972 cũng tại chiến trường Trị Thiên, hồi ấy VNCH có đầy đủ tiếp liệu đạn dược, được yểm trợ hùng hậu của không quân chiến thuật và pháo binh mà còn phải có yểm trợ của  B-52.  Tình hình tháng 3/1975 hoả lực VNCH bị cắt giảm 70%, áp lực và hoả lực BV lại mạnh hơn 1972 nhiều. Cái khó nó bó cái khôn, lãnh thổ quá rộng, lực lượng tổng trừ bị không còn. Ngoài ra TT Thiệu cũng không muốn giữ miền Trung nhưng tinh thần buổi họp ngày 11/3/1975 tại dinh Độc Lập. Cuộc lui binh của Quân đoàn I cũng chịu chung số phận với cuộc triệt thoái Cao nguyên chỉ là hành quân phá sản đã làm sụp đổ toàn bộ Quân khu khiến cho VNCH mất hơn một nửa các lực lượng tinh nhuệ.

VNCH mất khoảng 450 xe tăng , trên 400 khẩu đại bác, đạn dược, quân trang quân dụng coi như mất hết, phần đất còn lại của miền nam không thể nào tồn tại được nếu không có yểm trợ của B-52.

Dân tỵ nạn và di tản

Theo ông Cao văn Viên vị Tư lệnh Quân khu I trong khi đương đầu với địch ông còn phải quan tâm giải quyết vấn đề tỵ nạn đang trầm trọng (Những Ngày Cuối của VNCH từ trang 174-185). Khi Kontum, Pleiku mất người dân lo sợ chính quyền cắt đất nhường cho Cộng sản, hàng chục nghìn người đổ dồn về Đà Nẵng mua vé máy bay vào Sài Gòn, hôm 14/3 các Lữ đoàn Dù được điều động để về Sài Gòn khiến dân chúng hốt hoảng kéo nhau về Đà Nẵng. Ngày 19/3 Thủ Tướng Khiêm ra Đà Nẵng giải quyết vấn đề tỵ nạn, Thủ tướng cho thành lập Ủy ban Liên bộ để lo giúp dân tỵ nạn Quân khu để binh sĩ yên tâm chiến đấu. Thủ Tướng hứa sẽ tăng nhiều tầu chở dân di tản và giúp đồng bào tỵ nạn. Trong khi ấy tại địa phương các đoàn thể, hội từ thiện, phú thương… đóng góp vào cuộc cứu trợ hiệu quả hơn của Trung ương nhưng vấn đề tỵ nạn vượt quá khả năng của họ.

Từ ngày 17/3 đường Quốc lộ Một tràn ngập người và xe cộ, tại các bến cảng, tầu chở quân như quân dụng cho chiến trường Huế Đà Nẵng bị dân và lính ép phải chở họ rời bến, giới phụ trách bến tầu phải thuyết phục họ mãi. Ngày 21/3 BV cắt đường Quốc lộ I, dân tỵ nạn bèn đi về miệt biển, tầu bè được mướn hay bị cướp để chạy loạn nhưng không đủ. Ngày 23/3 tầu Trường Thanh do Bộ tổng tham mưu mướn chở được hơn 5,000 người. Huế bỏ ngỏ đêm 25/3, dân quân rút theo bờ biển về Đà Nẵng. Tam Kỳ mất 24 /3, Chu Lai di tản ngày 26/3, dân Quảng Ngãi, Quảng Tín chạy về Đà Nẵng. Ngày 26/3 Tướng Trưởng gửi Tướng Hoàng Lạc Tư lệnh phó QK I về Sài Gòn trình Tổng thống và Thủ Tướng giải quyết ngay vấn đề tỵ nạn vì thành phố sắp rơi vào tình trạng hỗn loạn khiến Đã Nẵng sẽ tự sụp đổ không cần Việt Cộng tấn công. Lưu thông trong thành phố ứ đọng, dân số trước đấy chỉ có 300,000 nay có tới hơn một triệu, cướp của giết người giữa ban ngày.

Ngày 27/3 chuyến phi cơ dân sự đầu tiên mướn của Mỹ đáp xuống Đà Nẵng nhưng mỗi khi có máy bay xuống hỗn loạn diễn ra dữ dội. Các chuyến bay dân sự phải đình chỉ, giới hữu trách cho thay bằng 4 máy bay C-130, nhưng hỗn loạn liên tục nên 4 chiếc này chỉ cất cánh được một lần vào ngày 29/3. Bến tầu cũng hỗn loạn, các tầu thả neo ngoài khơi Đà Nẵng, dân dùng thuyền bè từ bờ ra tầu, mỗi tầu được chừng 10 ngàn thì  nhổ neo về Cam Ranh, Vũng Tầu, Phú Quốc…

Việt Cộng pháo kích tấn công Đà Nẵng mạnh vào đêm 28 /3, dân chúng tiếp tục tìm đường lánh nạn bằng thuyền bè dưới những trận mưa pháo của địch, nhiều người chết chìm khi lội từ bờ ra tầu. Bộ TTM đề nghị Phó thủ tướng Phan Quang Đán trưng dụng 13 tầu thương thuyền để chở dân tỵ nạn và kêu gọi các nước đồng minh giúp chở dân ra khỏi vùng giao tranh . Các nước hưởng ứng lời kêu gọi nhưng không thể gửi tầu tới ngay được trong khi tình hình ngày một thê thảm. Với con số người tỵ nạn quá đông cuộc di tản không thực hiện được như ý muốn, dân tỵ nạn tràn ngập các trại  ở Vùng III và Phú Quốc.

Tướng Viên nói khi chính quyền bắt tay vào giải quyết vấn đề tỵ nạn thì đã quá trễ, nó đã làm đảo lộn kế hoạch quân sự của Vùng I. Người dân bị ám ảnh của quá khứ, họ quá sợ hãi khi nhớ lại cuộc tàn sát tập thể  của CS tại Huế hồi Mậu Thân 1968 cũng như tại Đại lộ Kinh hoàng Quảng Trị năm 1972 để rồi hối hả bồng bế nhau chạy về phương nam.

Cuộc di tản náo loạn khiến cho binh sĩ hoang mang không còn tinh thần chiến đấu đã là một trong những nguyên nhân chính yếu đưa tới sụp đổ cho cả Quân khu. Thầy Mạnh Tử nói Thiên thời bất như Địa lợi, Địa lợi bất như Nhân hòa. Khi kẻ địch cất quân đánh nước ta là chúng có Thiên thời, nước ta có hào sâu, thành cao là ta có Địa lợi, nhưng khi quân địch đến, quân ta quăng gươm giáo chạy là ta không có Nhân hòa.

© Trọng Đạt

©Đàn Chim Việt

——————————————–

Tài liệu tham khảo

 

Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.

Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến tranh Việt Nam 1963-1975, Đại Nam 2001.

Cao Văn viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography 2003

Phạm Huấn: Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988.

Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987

Ngô Quang Trưởng : Tại Sao Tôi Bỏ Quân Đoàn I, do Lê Bá Chư ghi chép, (Lịch Sử Ngàn Người Viết) Sài Gòn Nhỏ Dallas ngày 26-1-2007.

Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Hứa Chấn Minh xuất bản 2005.

Nguyễn Văn Toàn, Lê Bá Khiếu, Nguyễn Văn: Những Sự Thật Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975

Trần Văn Nhựt: Cuộc Chiến Dang Dở, nhà xuất bản An Lộc, 2003.

Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới, Texas 1991.

Văn Tiến Dũng: Đại Thắng Mùa Xuân, nhà xuất bản QĐND Hà Nội, tái bản lần thứ tư, 2003

Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999

Lâm Quang Thi: Autopsy The Death Of South Vietnam, Sphinx publishing 1986.

Marilyn B. young, John J. Fitzgerald, A.Tom Grunfeld: The Vietnam War, A History In Documents – Oxford University press 2002.

Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng: Thiên Thần Mũ Đỏ, Ai Còn, Ai Mất. Người Việt Dallas 7-10-2005.

Lewis Sorley: Lịch Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Trần Đỗ Cung dịch, Người Việt Dallas 22-11-2006.

Nguyễn Văn Châu: Nhớ Về Quân Đoàn I, Sài Gòn Nhỏ Dallas 25-8-2006.

Phan Nhật Nam: Một Đời Trung Liệt, Ba Lần Giữ Nước, Tướng Quân Ngô Quang Trưởng, Sài Gòn Nhỏ Dallas 2-2-2007.

 

 

129 Phản hồi cho “Cuối tháng 3/75 tuyến đầu thất thủ [2]”

  1. TinTucNgan says:

    Tội nghiệp dân VN được Úc bảo vệ, còn công an và quân đội thì nhận tiền của xã hội đen làm ngơ.

    Mafia Tàu Vào VN, Thái Lập Ổ Ma Túy Xuyên Á, Bị Úc Phá Vỡ
    (03/23/2013) (Xem: 580)
    BEIJING/HANOI — Xã hội đen Trung Quốc đã bắt rễ cả tại Việt Nam, và đã mở ra mạng lưới ma túy xuyên Châu Á.

    Bản tin RFI cho biết, Úc thông báo phá vỡ một đường dây ma túy xuyên châu Á.

    Bản tin RFI cho biết, vào hôm Thứ Sáu 22/03/2013, cảnh sát Úc cho biết đã phá vỡ một mạng lưới xã hội đen xuyên Á châu, bắt giam 27 người, tịch thu nhiều ma túy và hàng giả, trị giá hàng trăm triệu đô la. Đường dây này hoạt động từ Trung Quốc đến Đông Nam Á.

    Sau hơn một năm theo dõi, cảnh sát Úc thông báo đã phá vỡ được một băng đảng xã hội đen chuyên đưa ma túy, hàng nhái vào nước Úc. Tuần này, cảnh sát bang Victoria đã lục soát 37 địa điểm tại Melbourne , bắt 6 người gồm 5 đàn ông và một phụ nữ. 21 người khác đã bị bắt trước trong khuôn khổ cuộc điều tra.

    Bản tin RFI nói, đường dây xã hội đen xuyên châu Á hoạt động tại khu vực phía nam Trung Quốc ở Quảng Đông sang Hồng Kông, Ma Cao, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Miến Điện.

    Trong đợt truy bắt tuần này, ngoài 4 triệu đô la Úc (4.2 triệu đôla Mỹ) tiền mặt, cảnh sát tịch thu được 42 kg ma túy, nữ trang, túi xách tay hàng nháy và một xe đua hạng sang.

    Phụ tá chỉ huy trưởng cảnh sát bang Victoria, Stephen Fontana cho biết là các loại ma túy như thuốc lắc và bạch phiến «đã tràn ngập» đường phố địa phương từ lâu nay. Ông hy vọng với thành quả vừa đạt được sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

    Hồi cuối tháng Hai, cảnh sát Úc cũng đã tung một mẻ lưới ở bang New South Wales tịch thu được một số lượng methamphetamine được mô tả là «lịch sử» với trị giá khoảng 450 triệu đôla Mỹ, khoảng 438 triệu Úc kim. Trong đợt này, một người Úc, một người Hồng Kông và một công dân Sigapore bị bắt.

    Bản tin RFI cũng nhắc rằng:

    “Tháng Giêng, cảnh sát Úc phát hiện một số lượng cần sa và thuốc lắc, trị giá hơn 240 triệu đôla Mỹ, dấu trong một kiện hàng máy móc trên một chiếc tàu thủy xuất xứ từ Trung Quốc.”

  2. TinTuaNgan says:

    Tội Nghiệp Dân Chài Việt được quân đội ( quần) nhân dân “bảo vệ ”
    Tàu Trung Quốc đã bắn cháy tàu cá Việt Nam tại Hoàng Sa
    Đàn Chim Việt: Bài viết dưới đây đăng trên Tiền Phong, nhưng nó đã bị kéo bỏ sau hơn một giờ. Một số trang web khác đã kịp đưa tin lại, trong đó có Sống Mới. Chúng tôi xin đăng tải lại nguyên văn.

    Theo báo Tiền Phong Chủ nhật đưa tin, tàu Trung Quốc đã chính thức nổ súng vào tàu cá Việt Nam, kéo dài chuỗi hành động từ uy hiếp và đến nay đã đe dọa tính mạng ngư dân. Không chỉ vậy, Trung Quốc đã cắm cờ, xây cột mốc trên các đảo không người tại Hoàng Sa.

  3. TinTuaNgan says:

    Buôn Dân . Tội nghiệp gái Việt được đảng và quân đội nhân dân “bào vệ”
    MOSCOW, Nga — Bản tin từ thông tấn IANS/RIA Novosti cho biết, 2 thiếu nữ Việt Nam bị làm nô lệ tình dục đã được cứu ra khỏi một động mãi dâm ở Moscow, theo lời cảnh sát Nga hôm Thứ Sáu.
    Cảnh sát nói các thiếu nữ này được tìm thấy bên trong nơi trước kia là khách sạn, với tầng ngầm dùng là ổ mãi dâm.
    Các thiếu nữ kể với cảnh sát Nga rằng nhóm chủ động đã hứa giúp họ tìm việc ở một xưởng may ở Nga. Nhưng khi họ tới Moscow, thì giấy tờ bị tịch thu và họ bị buộc làm mãi dâm.

    Cũng cần nhắc rằng, theo tin tuần trước của BPSOS,CAMSA, ổ mãi dâm này được bảo kê bởi các cán bộ tòa đạị sứ CSVN ở Moscow, cụ thể là cán bộ Nguyễn Đông Triều bảo kê cho bà chủ động tên An.

  4. TinTucNgan says:

    ” . . .Đường lối của Việt Nam thật khôn ngoan, làm bạn với tất cả, giữ vững độc lập, không theo ai chống ai. Những kẻ ôm mãi hận thù, đừng hòng kích động Việt Nam hận thù với TQ để TQ đánh Việt Nam. Nước TQ 1979-1988 khác nước TQ 1990-2013, cũng như nước Mỹ 1954-1975 khác với nước Mỹ 1995-2013. Việt Nam phân biệt rất rõ hai nước TQ cũng như hai nước Mỹ, đừng hòng xúi bẩy Việt Nam ôm hận thù cũ với nước TQ ngày nay cũng như nước Mỹ ngày nay.. .”

    Không ai xúi “Không Thù Hận?” hay “Thù Hận” có điều thấy VN ngày nay cúi đầu với Tàu , kể cả di dân lậu làm việc tại VN, kể cả tự do mang đồ tẩm hóa chất sang bán cho Dân Việt v. . .nhưng các quan chức hay công an khi thấy Dân Việt thì chân đạp tay đánh , còn xử tệ hơn thời Pháp thuộc . . chúng nó một lũ hèn bán nước buôn dân . . chỉ có những tên CAM bênh chúng nó thôi. Súng Tàu nổ trên biển đảo VN đuổi dân chài Việt chúng nó vẫn im lặng hòa bình. Đúng là lũ hèn.

    Báo Sống Mới viết:

    “Báo Người Đưa Tin cho biết, sự việc được thuyền trưởng tàu QNG 50949 TS, ông Bùi Văn Lâm cùng 8 thuyền viên báo cáo lên Đồn Biên phòng Bình Hải. Thấy tàu cá Việt Nam, tàu Hải giám Trung Quốc huy động ca nô truy đuổi. Khi bắt kịp, chúng đã nhảy lên tàu, đập phá ngư cụ, cướp hải sản, thiệt hại ước tính hàng trăm triệu đồng.

    Đây là vụ tố cáo Hải giám Trung Quốc thứ hai kể từ đầu tháng 3 đến nay. Có thể đã và sẽ có thêm nhiều vụ tương tự khi biên đội Hải giám, Ngư chính ngày càng hoạt động trắng trợn, dồn ép ngư dân ta…”

  5. Quoc Phong Truong says:

    Muốn có TỰ DO – DÂN CHỦ ở Việt Nam thì phải làm cho kinh tế Việt Nam phát triển, tạo việc làm cho lao động trẻ để giảm chảy máu lao động, chảy máu chất xám của Việt Nam ra nước ngoài, làm cho đời sống người dân được nâng lên. Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước Tư Bản phát triển. Lúc đó tầm nhận thức và hiểu biết người dân được nâng cao thì ắt nhiên cái Tự Do – Dân Chủ sẽ hiện diện tại Việt Nam mà thôi.

    • DâM TiêN says:

      Thưa, chuyện như “vầy”: Có sự tính toán để :

      Liên Sô: Chính trị đi trước, kinh tế tiếp bước theo sau.
      Trung Hoa: Kinh tế đi trước, chính trị tiếp bước theo sau.
      Việt Nam : cùng hoàn cảnh và giải pháp như Trung Hoa.
      — Giải pháp chánh trị sẽ mau đến với VN.
      Thưa, tưtưởng trên đây của Quoc Phong Truong hợp lý.

      • Nguyen Trong Dan says:

        ĐẤT , (TA`I SAN CỦA DÂN ) , Đảng muốn cướp là cướp…KINH TẾ KHÁ SAO NỔI…

        TIỀN CỦA NƯỚC , Đảng muốn sài là sài , bỏ túi là bỏ túi….KINH TẾ KHÁ SAO NỔI…

        NỢ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ , Đảng muốn mượn là mượn , nợ công cứ tăng…….KINH TẾ KHÁ SAO NỔI…

        ẤY VẬY MÀ CÓ NGƯỜI CHỜ KINH TẾ KHÁ… RỒI MỚI CÓ DÂN CHỦ ….

        ( CHO SỐNG LẠI THỜI QUÁ ĐỘ QUAN LIÊU CẤP LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA ĐẢNG TA ĐỂ ĐÓI… TOÀN DIỆN CHO BIẾT MÙI CỘNG SẢN !)

        KINH TẾ VIỆT NAM LÀM ĐẾCH GÌ PHÁT TRIỂN NỔI NẾU CÒN CỘNG SẢN…?!

        NGỒI CHỜ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HUỚNG XHCN PHÁT TRIỂN ĐỂ CÓ DÂN CHỦ….

        TÁM ƠI TÁM, 38 NAM TỈNH NGŨ CHƯA….?

  6. DâM TiêN says:

    Có những lúc tiếng chuông vọng về rừng sâu…
    Quê hương tôi khổ lắm ai ơi. Thưa tác giả Đạt :

    Hoa Kỳ lui binh khỏi miền Nam Vn là theo kế hoạch
    dự trù và tiên liệu trong một giai đoạn T. Có thể xem
    như sách lược ” bỏ thành trống” của Khổng Minh.

    Tổng thống Thiệu bắt buộc phải cho lui binh khỏi hai
    vùng 2 và 1 — Quân đoàn II và I –

    Điều ” khốn nạn” là ; ông Thiệu vì muốn thi hành mau
    lẹ ý định của HK, nên đã ra lệnh chòng chéo lui binh
    trong hỗn loạn, máu xương ngập tràn.

    Điều ” khốn nạn” về phía bọn cộng Sản là, thế nào theo
    mật nghị, chúng cũng dư biết sẽ được …thừa thắng
    mà chiếm trọn miền Nam, do sự xếp đặt của…Mỹ.
    Thế mà bọn CS vẫn đang tâm diễn tuồng y như thật,
    bắn phá không tiếc thương gây tang tóc vô bờ cho
    quân dân miền Nam chúng ta. Chúng nó cần gì nữa
    mà gây tang thương thảm khốc trong khi bàn cỗ đã
    dọn sẵn cho chúng ?

    Ôi nước tôi với hai loài quỷ Thiệu và Duẫn hiện hình.

    • Nguyen Trong Dan says:

      TIẾNG TỪ RỪNG SÂU XIN TRÌNH LÊN TỔNG THỐNG :

      DẠ XIN THƯA TỔNG THỐNG !

      HÃY NGOAN CỐ , ĐIÊN CUỒNG NHƯ HIT LE …
      VÀ HÃY ĐÁNH NHƯ HÍT LE…
      DÙ KHÔNG CÒN KHẢ NĂNG THẮNG TRẬN…
      HÃY ĐÁNH TRONG VÔ VỌNG… CHO TANH BANH TẤT CẢ…
      TỪNG CÒN ĐƯỜNG KHÁNG CỰ
      HẾT ĐẠN GẮN LƯỠI LÊ…
      TỪNG THÀNH PHỐ TANH BANH TE BE
      MẤY CHỤC TRIỆU CON NGƯỜI BANH NÁT ..
      TỪNG NƠI THÀNH AN LỘC…
      MUÔN VẠN KẼ SẼ HÀI LÒNG…
      ÔI MÁU ANH HÙNG RƠM… THOÁNG CHỐC….

      ********************************
      SẼ CÓ THÊM BAO VẠN THẰNG…
      CHẾT THÊM VÔ ÍCH…
      CHO CHỦ NGHĨA MÁC LÊ?
      NGÀY HÔM NAY… SẼ LÀM OAN HỒN …BÊN THẮNG CUỘC..
      BÂY GIỜ CÒN SỐNG NGỒI ĐÓ CHÊ BAI…HỢM HỈNH
      NGU KHÔNG THỂ TẢ …THÍCH CHẾT LẮM HẢ…?

      SẼ CHẾT THÊM BAO NHIÊU THẰNG…
      VUỐT RÂU NÓI XẠO HÔM NAY…
      GỌI VÀO RỪNG XÂU… LÀM PHIỀN CÂY CỎ…

  7. Phùng Tuệ Châu says:

    Phùng Tuệ Chấu-Tiếng quê hương trên phố BolsaTV tin tưởng và hy vọng Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam giữ vững chủ quyền biển đảo và ngăn chặn chiến tranh không xảy ra cho đất nước và nhân dân Việt Nam. Kể từ năm 1988, đã 25 năm không có một tiếng súng nào trên biên giới và hải đảo của Việt Nam nữa, TQ không chiếm thêm mảnh đất, hòn đảo nào. Tranh chấp và căng thẳng với Việt Nam là có, nhưng TQ chủ yếu chĩa mối đe doạ căng thẳng với Nhật và Philipin. Đảng, Quân đội và Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên cuộc chiến tranh lớn năm 1979 và xung đột vũ trang lẻ tẻ, kéo dài đến tận năm 1988, rút được nhiều kinh nghiệm từ những cuộc chiến tranh và xung đột này. Hiện nay, Việt Nam vẫn luôn vừa tăng cường tiềm lực quân sự đánh trả bất kỳ cuộc xâm lược nào, vừa quan hệ truyền thống với TQ, tức là vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo để ngăn chặn chiến tranh tàn phá đất nước, chết chóc cho nhân dân Việt Nam, đó là trọng trách to lớn của Đảng và Nhà nước đối với đất nước và nhân dân. Trong khi đó, các thế lực CCCĐ trên đất Hoa Kỳ luôn xuyên tạc, vu cáo Việt Nam nào là “bán nước”, nào là “nô lệ” của TQ, kích động Việt Nam phải đối đầu với TQ, hòng thúc đẩy TQ và Việt Nam đánh nhau, thật là lòng lang dạ sói. Trung Quốc rất cần Đảng và Nhà nước Việt Nam đứng vững, vì Việt Nam mà rối loạn, sẽ là cảm hứng cho các thế lực chống Cộng trong và ngoài nước TQ trỗi dậy làm loạn. Mặt khác, TQ không muốn mất Việt Nam, vì mất Việt Nam, sẽ mất ảnh hưởng ở ASEAN, và hơn nữa, sẽ đẩy Việt Nam về phía Mỹ. Đường lối của Việt Nam thật khôn ngoan, làm bạn với tất cả, giữ vững độc lập, không theo ai chống ai. Những kẻ ôm mãi hận thù, đừng hòng kích động Việt Nam hận thù với TQ để TQ đánh Việt Nam. Nước TQ 1979-1988 khác nước TQ 1990-2013, cũng như nước Mỹ 1954-1975 khác với nước Mỹ 1995-2013. Việt Nam phân biệt rất rõ hai nước TQ cũng như hai nước Mỹ, đừng hòng xúi bẩy Việt Nam ôm hận thù cũ với nước TQ ngày nay cũng như nước Mỹ ngày nay.

    • Thắc-Mắc says:

      Reply cho ý-kiến này của PTC, chắc sẽ có nhiều người đóng-góp. Riêng tôi thì thấy thế này :
      (1) PTC chắc là phát-ngôn-viên cho chính-quyền CSVN nên mới rõ đường-lối ngoại-giao của VN đối với TQ mà bênh-vực rạch-ròi như thế. Còn nói rằng căn-cứ vào tin-tức do VN loan tin trên báo-chí, mạng, v.v… thì cần phải xem lại, vì bản-chất CSVN là vậy, luôn luôn nói một đàng và làm một nẻo.
      (2) 25 năm qua kể từ 1988, không có tiếng súng nào trên biên-giới …và căng-thẳng Việt-Trung tuy có ( nhưng ít hay không quan-trọng, phải không ?) nhưng TQ chỉa mối đe-dọa …, Nếu quan-niệm một cuộc chiến nhỏ của 1988 là quan-trọng, và cho rằng suốt 25 năm qua không có tiếng súng là bớt căng-thẳng, thì quả thật PTC không nên đóng góp trên diễn-đàn này nữa, vì quá ấu-trĩ, ngây-thơ và thiển-cận. Những hiện-tượng như cuộc-chiến 1979 hay Lão-Sơn, hay đảo-biển năm 1988, chỉ là những thăm dò mà thôi. Chiến-lược không nằm trong những trận-chiến có tính-cách chiến-thuật đó. Đánh giá TQ như thế thì thật coi thường TQ quá. TQ thâm hơn nhiều. Chiến-lược của chúng không ở mặt nổi như vậy. Chúng trường-kỳ với nhiều hình-thức, nhiều phương-diện, ví-dụ, cài người vào Bộ Chính-trị CSVN, đưa người của chúng nhập cư vào VN chính-thức hay bán chính-thức, vụ Bau-xít Tây-nguyên chẳng hạn, v.v…Chúng chỉa mủi mối đe-dọa vào những nước khác, thứ nhất, vì tranh-chấp giữa những nước này cần phải được giải-quyết ngay ; hoặc, không loại-trừ khả-năng ‘ dương Đông kích Tây ‘, nghĩa là, có thể giáng những cú bất ngờ lên VN cũng nên.
      (3) Tôi không muốn dài giòng, vì cảm thấy đối-tượng tôi đang viết đây đã có chủ-ý. Nhưng phản-hồi này là để cho những người chống CSVN đọc thấy mà có – hy-vọng góp phần nào bởi phản-hồi của tôi – sự cảnh-giác với PTC và ý-kiến của y.

    • Bút Thép VN says:

      Phùng Tuệ Châu hi vọng hão huyền thì cứ hi vọng.
      Đúng là từ 1988 đến nay TQ chiếm thêm đất, biển, nhưng chúng vẫn bắn giết, bắt giam giữ ngư dân của ta để đòi tiền chuộc, chúng vẫn coi vùng biển của ta như sân nhà của chúng, chúng ra vào như đi chợ và coi thường nhà nước CSVN, cắt cáp tầu của VN như chọc vào mắt, vậy mà nhà nước CSVN chỉ dám cúi đầu ậm ực cho qua chuyện.

      Phùng Tuệ Châu không thấy rằng: TQ bắn cháy tàu cá VN ở Hoàng Sa?
      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130325_trung_quoc_ban_chay_cabin.shtml

  8. phi loan HT cỏ may says:

    (Viết cho những khốn khổ, những điêu linh của đất nước tôi và dân tộc tôi)
    Tôi gấp quyển sách đang đọc dở dang, đưa tay chùi vội những giọt nước mắt vừa lăn dài xuống má. Quyển sách đó có tựa đề thật đơn giản “Những người tù cuối cùng” của tác giả PGĐ và chính anh cũng là một trong hai mươi người tù cuối cùng được thả ra sau hơn mười bảy năm bị giam cầm, tù đày trong lao tù Cộng sản. Anh và các bạn đã là nhân chứng sống của lịch sử. Những giòng chữ đó có hấp lực thật lạ lùng, càng đọc càng như bị kéo ngược về dĩ vãng – một dĩ vãng đau buồn và uất hận mà tôi đã cố chôn vùi thật sâu trong tận cùng của ký ức…

    Sau biến cố tang thương của tháng 3 năm 1975 khi Ban Mê Thuột bị thất thủ – là kéo theo những đổ vỡ-những mất mát-những chia lìa-những đọa đày-những uất hận của tập thể Quân Dân Cán Chính VIỆT NAM CỘNG HÒA của một quân đội hùng mạnh của những người con đã sống chết cho lý tưởng Tự Do và sự phồn vinh của dân tộc. Ba mươi sáu năm qua biết bao thăng trầm – nhưng mỗi lần nhớ về, lại là những lần nhói buốt, nó như vết thương lòng không thể nào lành. Tôi thầm cám ơn tác giả của quyển sách đó đã là động lực để tôi ngồi xuống ghi lại những hình ảnh mà tôi đã chứng kiến của buổi chiều hôm ấy…

    Trong cái lũ lượt của đoàn người di tản từ PLEIKU và KONTUM qua con đường liên tỉnh lộ 7B. Con đường này bỗng nhiên ồn ào, náo nhiệt trong hỗn loạn, rồi tiếng gọi nhau vang dội cả một góc rừng. Tiếng khóc than, tiếng xe, tiếng súng nổ rền vang, hệt như đàn ong vỡ tổ, người chạy ngược kẻ chạy xuôi, tìm kiếm người thân bị thất lạc, đồ đạc vất bừa bãi, những chiếc xe hư bỏ lại trên đường ngỗn ngang. Tôi và HÙNG người em trai nhỏ, cũng tất bật trong đoàn người gian truân đó, bây giờ chỉ còn hai chị em, ba mẹ và các em còn kẹt lại Ban Mê Thuột, mấy bữa nay tôi đã chạy đôn chạy đáo để dò la tin tức gia đình, nhưng biết hỏi ai bây giờ, bởi chẳng ai biết rõ điều gì đã xảy ra.

    Trong tâm trạng rối bời đó, tôi chỉ còn nhớ một điều là khi đến lớp, điều làm tôi ngạc nhiên là sĩ số các em học sinh đến trường chỉ còn một nữa, tôi đang tìm câu trả lời thì có một em học sinh đến gần bên tôi nhỏ nhẹ lên tiếng hỏi:

    - Thưa cô, ba mẹ em muốn biết là cô có muốn chạy loạn cùng xe với gia đinh em không?

    Chạy loạn!!! Tôi nghe tiếng chạy loạn mà tim nhói đau, có nghĩa là tôi phãi rời bỏ nơi chốn này, xa trường, xa học trò thân yêu của tôi, mà đi đâu kia chứ? Nhìn đứa học trò ngoan mà tôi thương nhất lớp chưa biết phải trả lời ra sao?

    Tôi mới ra trường được vài tháng, nhận nhiệm sở ở đây, ngôi trường nằm trên ngọn đồi thoai thoải trông thật dễ thương, tuy mới về nhưng tôi được học sinh, phụ huynh học sinh và các đồng nghiệp thương mến chắc tại cái nhỏ nhoi, yếu đuối của tôi trong làn sương mù và cái se lạnh của PLEIKU chăng? Tôi nghĩ thế.

    - Thưa cô, cô quyết định như thế nào ạ?

    Tiếng nhỏ nhẹ của người học trò lại cất lên, cắt ngang giòng suy tư của tôi, tôi lặng lẽ gật đầu. Thế là mọi chuyện cứ tuần tự đi qua như đã đuợc sắp xếp tự bao giờ để giờ này đây tôi cũng có mặt trong đoàn người di tản. Khi chiếc xe bị kẹt cứng, không thể nhích thêm một chút xíu nào, tôi nhảy xuống xe để được thoải mái một lát và đi lần về phía trước, bỗng nghe một giọng ru con lanh lảnh vừa ru, vừa khóc nghe thật não lòng!!…

    - “Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo, gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi, con đi trường học, mẹ đi trường đời”.

    Tôi lần theo tiếng ru hời đó, đến dưới gốc cây to thấy một người đàn bà, đầu tóc rối bù, quần áo xốc xếch, ôm chặt đứa con trong lòng mà ru, tôi tò mò bước đến gần để hỏi thăm, chỉ vừa kịp nhìn thấy đứa bé có nước da xám sậm, tôi như muốn ngã qụy xuống, không biết đứa bé đã chết tự bao giờ, vậy mà người mẹ vẫn cất tiếng ru nảo ruột để ôm ấp, để vỗ về con mình. Tôi kêu thất thanh

    - Xin giúp chị ấy, con chị đã chết rồi!

    Thấy tôi la lớn tiếng, có mấy người đang ở gần đấy bèn chạy lại, nhưng không thể nào lấy được đứa bé ra khỏi vòng tay của chị, chị cứ ghì chặt đứa con của chị vào lòng, đứa bé như một bảo vật, một gia tài cuối cùng của chị, chị vừa khóc vừa ru “Con đi trường học, mẹ đi trường đời”.

    “Chị đã thi đậu trường đời rồi đó chị”, tôi thầm nhủ như thế, định mệnh oan nghiệt đã cướp đi người con yêu dấu của chị, chị cứ thế mà than van, “Con ơi! con bú đi con…” Tôi đưa tay bịt tai lại để không còn nghe giọng ru hời thống thiết của một người mẹ vừa mất đi đứa con nhỏ thân yêu.

    Không thể chịu đựng thêm nữa, tôi vội quỳ xuống truớc khoảng đất trống gần đó mà lạy mười phương tám hướng vừa khóc, vừa van vái. Xin tha cho dân tộc con, cho đất nước con… Tôi úp mặt vào đôi bàn tay nhỏ bé kêu lên “Chúa ơi!”…

    Bỗng một bàn tay, đặt lên vai tôi

    - Chị ơi, chạy mau đi, không kip nữa đâu.

    Tiếng người em trai hối thúc. Tôi vội vàng đứng lên như người vừa hoàn hồn, tôi chạy như bay để lại sau lưng người đàn bà đang ôm ghì xác đứa con đã chết với tiếng ru hời bi thảm…

    Ba mươi tám năm trôi qua, chẳng biết người đàn bà với tiếng hát ru hời ấy về đâu???

    Phi Loan Hoàng thị Cỏ May

  9. Nguyen T T Duong says:

    Tháng ba nhớ 38 năm qua, quân xâm lăng khốn nạn đã bắn chết nhiều ngàn người, chúng nó là quân dã man khát máu, 38 năm qua chúng cai trị sắt máu, bao nhiêu là nước mắt đau thương , tuy vết thương đã lành nhưng mỗi tháng 3 tháng 4 về là niềm đau trổi dậy, hận thù này biết bao giờ nguôi, quân VC xâm lăng khốn kiếp. .

    Tháng Ba trên tỉnh lộ 7B,

    Đoàn người chạy loạn dài lê thê,

    Người mẹ tất tả đôi quang gánh,

    Gia tài là những đứa con kia.

    Thằng anh túm áo mẹ bước theo,

    Thằng em ngồi trong thúng thơ ngây,

    Chắc nó tưởng trò chơi chốc lát,

    Mẹ gánh về nhà như mọi ngày.

    Theo dòng người mẹ nó bước mau,

    Cha nó còn cố thủ dãi dầu?

    Người lính tan hàng không đơn vị,

    Những ngày cuối cùng anh ở đâu ?

    Có người di tản từ Pleiku,

    Phố núi cao, phố núi sương mù,

    Hoa Dã Quỳ vẫn vàng đâu đó,

    Nước vẫn trong xanh nước Biển Hồ.

    Có người di tản từ Kontum,

    Đạn bom xé nát rừng cao nguyên,

    Người dân ngơ ngác rời thành phố,

    Nỗi buồn cao như đỉnh Ngọc Linh.

    Người ta gọi nhau trong hãi hùng,

    Kẻ ngược người xuôi, đường mịt mùng ,

    Về Tuy Hòa hay đi Phú Bổn ?

    Có nơi nào bình yên hơn không?

    Tiếng khóc, tiếng súng, tiếng còi xe,

    Rợn người như từ ác mộng về,

    Bên đường đồ đạc nằm vương vãi,

    Người bên người mà vẫn phân ly.

    Bao quân, dân, cán, chính miền Nam ,

    Trên tỉnh lộ này đã hi sinh,

    Quân đoàn 2 rút quân, triệt thoái,

    16 tháng Ba năm 75.

    Đường liên tỉnh lộ 7B ơi,

    Bao tháng Ba qua, bao ngậm ngùi,

    Bốn phương tám hướng đời dâu bể,

    Ai có thể quên kỷ niệm này.

    Nguyễn Thị Thanh Dương.

    ( March 20, 2013 )

  10. Lê Hoàng says:

    Cám ơn những người lính VNCH đã buông súng để dân VN có được cuộc sống yên bình trong suốt những năm qua!

    • Kẻ Giác Ngộ says:

      Cũng vì những người lính VNCH nhân đạo không muốn chém giết, nên đã buông súng đầu hàng, với ước mong nhân dân được sống trong hoà bình và an vui hạnh phúc.

      Đâu ngờ vì sự buông súng của người lính VNCH mà nhân dân phải đau khổ dưới chế độ CSVN như ngày nay!

      Người hiền gặp nạn
      Bọn ác lên ngôi nên dân mình phải khổ.

    • Nguyen Trong Dan says:

      @Lê Hoàng

      Nếu không nhờ Đảng ta ĐỘC ĐOÁN QUYẾT ĐỊNH QUÁ ĐỘ QUAN LIÊU BAO CẤP LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI đầy sai lầm , thì làm đếch gì có PHONG TRÀO THUYỀN NHÂN TỴ NẠN CỘNG SẢN LỚN NHẤT TRONG LỊCH SỬ VIỆT kéo dài 15 năm…1978—1992 với gần cả triệu người được định cư tại MỸ, Úc , Đan mạch….

      ĐÚNG KHÔNG?

Leave a Reply to Nguyen Trong Dan