WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuối tháng 3/75 tuyến đầu thất thủ [2]

Tiếp phần [1]

rut khoi da nangNguyên nhân và hậu quả

Phạm Huấn nói:

“Tại những địa điểm tập trung quân, vô cùng hỗn loạn, đau thương khủng khiếp. Và hai Cửa Thuận An, Tư Hiền thật sự biến thành những “bãi chết”, trong vùng “Biển máu”

(Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975 trang 58).

Theo ông triệt thoái vội vã, không có kế hoạch, lịch trình, sự phối hợp Quân đoàn và Hải quân lỏng lẻo, cuộc lui binh cũng hỗn độn y như cuộc triệt thoái Cao nguyên,  nó cũng chỉ là cuộc hành quân phá sản.

Cuộc rút quân đã rối loạn, hỗn độn và thất bại ngay khi bước sang ngày thứ hai, 24-3-1975. Hệ thống chỉ huy, phối hợp giữa các đơn vị, vấn đề an ninh, tổ chức thật tồi tệ và bị tê liệt từ lúc khởi đầu. Các cấp chỉ huy ở những cấp cao nhất và có trách nhiệm về cuộc rút bỏ Huế, đã không thành thật với nhau, phản bội, dối trá và bỏ rơi cấp dưới.

Kế hoạch rút quân bằng đường biển, với hơn 20 ngàn Chủ lực quân, hàng mấy trăm chiến xa, đại bác, cùng với cả trăm ngàn dân chúng, các lực lượng địa phương quân, công chức và gia đình họ, nhưng hai cửa Thuận An và Tư Hiền không được phòng thủ bảo vệ. Sự phối hợp và chỉ huy giữa Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Quân Đoàn và hải quân thật lỏng lẻo. Không có lịch trình lên tầu ưu tiên, rõ ràng cho các đơn vị. Các đơn vị Quân Đội và dân chúng cứ tiếp tục đổ về hai cửa biển này để rồi chết chồng chất lên nhau”

(Phạm Huấn, sách đã dẫn, trang 57)

Nói về nguyên nhân sự sụp đổ nhanh chóng của Quân đoàn I, ông  Cao Văn Viên, cho rằng do sự rối ren của ta và nhất là lệnh của TT Thiệu không rõ ràng dứt khoát.

“Với cán cân lực lượng và địa hình thuận lợi cho CSBV, Vùng I, lực lượng VNCH không thể nào chống cự lâu dài trong cuộc tổng tấn công của địch. Nhưng phải nói, tình hình quân sự xấu đi một cách nhanh chóng vì sự sa sút tinh thần và những rối ren, lúng túng của ta, hơn là áp lực địch. Lệnh tái phối trí – tuy cần thiết – không rõ ràng và dứt khoát”

(Những Ngày Cuối Của VNCH, trang 183)

Theo Tướng Viên binh sĩ nhiều người bỏ hàng ngũ đi tìm gia đình trong làn sóng người tỵ nạn, họ quan tâm lo lắng về gia đình mình hơn là lo về đơn vị và sự tấn công của CS. Làn sóng người di tản làm náo loạn cả lên đã là một trong những nguyên nhân gây ra sụp đổ nhanh chóng cho cả Quân khu.

“Sự hỗn loạn, thất bại của cuộc tái phối trí ở vùng Một xảy ra không phải vì áp lực của Cộng quân, mà vì tinh thần chiến đấu của quân ta không còn nữa. Trong những ngày cuối cùng ở Vùng I, vị tư lệnh Quân đoàn không chỉ đối phó với những khó khăn về quân sự, ông còn bận tâm với vấn đề tỵ nạn. Và khi chánh quyền trung ương bắt tay vào giải quyết vấn đề tỵ nạn thì đã quá trễ. Như chúng ta thấy, vấn đề tị nạn làm đảo lộn tất cả kế hoạch quân sự của Vùng I.”

(Cao Văn Viên.  Những Ngày Cuối Của VNCH, trang 184,185.)

Chúng ta thấy ông Cao văn Viên có nhiều mâu thuẫn, ông cho biết lực lượng địch tới hơn 8 sư đoàn (trang 160),  gấp hai lần VNCH, ta không thể cầm cự lâu dài được, coi trên bản đồ ngày 19/3 (trang 166) ta chỉ còn kiểm soát được chưa tới 1/3 diện tích Quân khu I. Trong khi tại phía Bắc QK I phải rút từ Huế về Đà Nẵng, các tỉnh phía Nam Quân khu (Quảng Ngãi, Quảng Tín) đều phải hối hả rút về Chu Lai vì bị BV tấn công dữ dội mà ông lại nói không phải vì áp lực địch. Chẳng lẽ sự tấn công ồ ạt theo thế gọng kìm trên đánh xuống dưới đánh lên của BV không phải là áp lực gây hỗn loạn cho quân dân miền nam.

Tác giả Nguyễn Đức Phương (Sách đã dẫn trang 762, 763, 764) cho rằng Quân khu I thất thủ dễ dàng không có một lực lượng nào được tổ chức để đánh trì hoãn khi lui binh, theo ông có 4 nguyên nhân chính.

-Lực lượng Cộng Sản tại Quân khu I trội hơn nhiều so với sự phân tán mỏng của ta. Kế họach lui binh về các cứ điểm Huế, Đà Nẵng, Chu Lai có thể đúng tuy nhiên TT Thiệu chỉ chấp nhận lui binh cho đến giờ phút chót. Đến khi đã quá muộn ông lệnh cho Tướng Trưởng chỉ rút Sư đoàn TQLC còn tất cả bộ binh, thiết giáp, pháo binh đều bỏ lại, không có một kế hoạch nào để phối hợp Hải Lục Không quân trong trường hợp lui binh, hoàn toàn không có một sự tiên liệu nào.

-Ông Thiệu sai lầm trầm trọng khi cho rút Sư đoàn Dù về Vùng III quá nhanh, TQLC được đưa vào thay thế các vị trí của Nhẩy Dù khiến cho dân chúng hốt hoảng đổ dồn về Đà nẵng gây ra hỗn loạn. Đã phát thanh lời kêu gọi tử thủ Huế củaTổng thống sau lại cho lệnh bỏ Huế khiến  dân chúng hoang mang mất tin tưởng vào chính phủ và quân đội, binh sĩ cũng mất tinh thần, hốt hoảng khi trông thấy trước nguy cơ sụp đổ như đã diễn ra tại Vùng II.

-Chiến tranh tâm lý có lẽ là nguyên nhân quyết định sự thất thủ Quân khu 1, tin đồn cắt đất nhường cho CS dồn dập từ Vùng II, nay Huế bỏ ngỏ khiến cho dân quân càng tin là đúng, dân di tản náo loạn cả lên, quân nhân bỏ hàng ngũ để tìm kiếm gia đình khiến cho đơn vị rã ngũ nhanh chóng.

-Hệ thống chỉ huy của Bộ Tư lệnh Quân đoàn I đã không chu toàn trách nhiệm trong giai đoạn khó khăn của cuộc lui binh, thiếu khả năng vô trách nhiệm là nguyên nhân chính khiến cho kế hoạch lui binh không thể thực hiện được. Vị Tư lệnh Quân đoàn thiếu khả năng điều động một bộ tham mưu hỗn hợp như Phạm Huấn đã viết.

Cũng theo Nguyễn Đức Phương nhiều sĩ quan cao cấp của Quân đoàn I mất tinh thần đào ngũ bỏ chạy, thiếu cấp chỉ huy các đơn vị lần lượt tan hàng, Cộng quân chiếm được đất mà không phải giao tranh.

Phạm Huấn nhân định rằng các Tướng Việt Nam gặp trở ngại khi lãnh đạo đất nước cũng như chỉ huy mặt trận.

“Một viên chức cao cấp của Mỹ, sau này đã phát biểu về cuộc rút quân tại Huế và Đà Nẵng:

‘Tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, hầu như không ai có đủ kinh nghiệm, để tự mình có thể chỉ huy một cuộc hành quân qui mô với nhiều đại đơn vị trên chiến trường!’.

Sự sụp đổ mau chóng của Quân Đoàn I, vỏn vẹn trong 9 ngày, sau quyết định rút bỏ Huế lần thứ hai ngày 20-3-1975, đã làm kinh ngạc mọi giới. Những người ngưỡng mộ và kính phục Tướng Ngô Quang Trưởng đều nghĩ rằng, sự thảm bại này là hậu quả của quyết định sai lầm, trong chiến lược “Đầu bé Đít to’ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Nhưng theo thời gian, những bí mật được tiết lộ, Tướng Trưởng cũng là người phải chịu trách nhiệm nặng nề nhất đối với những đau thương, kinh hoàng trong hai cuộc rút quân tồi tệ, thê thảm từ Huế và Đà Nẵng”

(Sách đã dẫn, trang 103, 104.)

Cuộc triệt thoái tại hai quân khu đều đã xẩy ra những biểu hiện tiêu cực của nhiều sĩ quan cao cấp bỏ đơn vị chạy, cả một quân khu không có ai chịu trách nhiệm.

“Kể từ ngày 15-3-1975, hệ thống chỉ huy tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I của Tướng Lâm Quang Thi và các Tư Lệnh Mặt trận 2 chiến trường Quảng Trị, Thừa Thiên đã không còn giữ đúng với trách nhiệm, quyền hành và vai trò của mình nữa. Không một Tướng Lãnh, một giới chức Quân sự cao cấp nào dám nhận trách nhiệm khi cần ban hành những quyết định quan trọng. Trung tá Đào Trọng Vượng, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân nói rằng: ‘Họ lặn hết. Tất cả những lệnh đều do các Sỹ quan Phòng Nhì, Phòng ba, cấp Thiếu Tá chuyển lại’.

Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân từ Quảng Ngãi ra thay thế Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến, phòng thủ tuyến đầu Vùng Giới Tuyến. Lực lượng Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân với quân số 100 phần trăm, và Pháo Đội đại bác 105 ly khoảng 1500 người, từ ngày đầu tiên, cho đến ngày rút quân 23-3-1975, gần hai tuần lễ, không nhận được bất cứ một lệnh chính thức nào của Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I, hoặc Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến”

(Phạm Huấn sách đã dẫn, trang 41.)

Nguyễn Đức Phương cùng một nhận xét như trên.

“Theo lời của Đại tá Nguyễn Huy Lợi thuộc Biệt Khu Thủ đô thì một số sĩ quan thuộc Quân đoàn I chạy thoát được về Sài Gòn cho biết tình trạng của quân đoàn như sau ‘Cấp tiểu đoàn không biết họ phải làm gì. Trung đoàn trưởng của họ đã đi mất và chính họ không biết phải đi đâu và  không ai chỉ thị cho họ biết những gì phải làm. Sau quá nhiều chán nản tuyệt vọng, không một ai chịu trách nhiệm cho cả quân khu”

(Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 764, 765)

Tướng Nguyễn Cao Kỳ cũng cho rằng việc cấp chỉ huy bỏ đơn vị chạy trước là một nguyên nhân đưa tới sụp đổ Quân đoàn I, theo ông tại đây cấp chỉ huy không quân nhiều người đã lên trực thăng bay về phía Nam bỏ cấp dưới ở lại.

Sự thực khó thể chối cãi được là áp lực và hỏa lực vô giới hạn của BV đã khiến quân đội VNCH phải rút bỏ nhiều tỉnh, quận để co cụm lại lập phòng tuyến mới nên càng bị mất tinh thần. Các cấp chỉ huy không thấy một tia ánh sáng nào, ngay cả TT Thiệu cũng đã mất tinh thần rối trí chứ đừng nói các cấp thuộc hạ. Biết là tình thế không thể cứu vãn nổi nên nhiều người đành phải chọn kế “tẩu vi thượng sách”.

Theo ý kiến Tướng Toàn (trang 405, Những Sự Thật Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975), mặt trận Trị Thiên bỏ ngỏ vì TT Thiệu đã chủ trương rút bỏ những vùng rừng núi ít dân để bảo vệ những vùng trù phú. QK I chỉ giữ tới Đà Nẵng. Đó là một quyết định tai hại là nguyên nhân chính đưa tới thảm kịch như trên. Trang 407 ông nói đài BBC bình luận miền nam VN có thể sẽ chia cắt ngang từ vĩ tuyến 13, miền nam khó có thể tồn tại được, nguồn tin đã thúc đẩy quân dân hối hả chạy về phương nam. Quân đoàn II bị thảm bại trên đường triệt thoái cũng đã ảnh hưởng nặng đến tinh thần QK I. Sáng ngày 20/3, TT Thiệu đã tuyên bố tử thủ Huế đến chiều lại cho lệnh rút bỏ khiến người dân không ai còn tin tưởng vào chính phủ.

Phải nói đài BBC tuyên truyền xuyên tạc với mục đích phá hoại hơn là loan tin cũng là một trong những nguyên nhân chính đưa tới thảm cảnh hỗn loạn, tháo chạy tại miền Trung.

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, người đóng vai chính tại chiến trường Hoả tuyến có viết sách về cuộc chiến Mùa hè đỏ lửa 1972 nhưng không thấy, không nghe  nói ông viết sách về sự sụp đổ Quân đoàn I năm 1975. Về Quân đoàn I trong trận chiến này chỉ thấy ghi lại trong một bài ngắn “Tại Sao Tôi Bỏ Quân Đoàn Một” đã đăng trên nhiều báo Việt Ngữ tại Hải ngoại từ nhiều năm qua. Nhưng bài này không phải do chính Tướng Trưởng viết ra mà do một người khác ghi lại (Lê Bá Chư, Lịch sử ngàn người viết) lời thuật của Tư lệnh nên cũng không thể coi đó là hoàn toàn ý kiến của ông.

Nội dung bài viết có nhiều điểm trái ngược với các tài liệu, sách vở nói về cuộc Triệt thoái này. Mở đầu bài viết nói.

“Ngày 13 tháng 3 năm 1975, được lệnh vào Sài Gòn họp. Tôi vào đến Sài Gòn nhưng với sự ngạc nhiên là chỉ có mình tôi vào gặp tổng thống và thủ tướng (Trần Thiện Khiêm) mà thôi. Ngoài tôi ra không có ai khác. Thường lệ, khi được lệnh về Sài Gòn họp thì đều có đầy đủ mặt các vị tư lệnh quân đoàn và tư lệnh các quân binh binh chủng khác. Lần này thì chỉ một mình tôi thôi”

Theo ông Cao Văn Viên, Phạm Huấn, Nguyễn Đức Phương và cả ý kiến của Thiếu Tướng Hoàng  Lạc, Tư lệnh phó Quân khu I thì trong các buổi họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia tại dinh Độc Lập ngày 11/3, ngày 13/3 và 19-3 do ông Thiệu chủ tọa như đã nói trên đều có mặt Đại Tướng Cao Văn Viên, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Trung Tướng Đặng Văn quang, riêng buổi họp ngày 19-3 thì có thêm Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Tổng thống Thiệu không hề gặp riêng một Tướng nào, không nghe thấy một tài liệu nào nói như vậy. Về ngày 13/3 nêu trên, Tướng Hoàng  Lạc, phó Tư  lệnh Quân khu 1 cho biết Tướng Trưởng được mời về Sài Gòn trình bầy trước Hội đồng an ninh Quốc gia, các tài liệu của BộTTM, của Phạm Huấn, Nguyễn Đức Phương cũng đều nói như vậy.

Bài viết nói tiếp

“Nhưng khi tổng thống Thiệu cho biết ý định của ông ta là phải rút bỏ Quân đoàn 1 ngay hôm nay thì tôi mới vỡ lẽ, cay đắng, và uất ức vì lệnh ra quá đột ngột ngoài sức tưởng tượng và ngoài ước muốn của tôi…..

… Tôi trình bầy cặn kẽ những ý kiến cũng như những dự định của tôi lên tổng thống nhưng không được chấp thuận. Lệnh bất di bất dịch là: Phải rút khỏi Quân Đoàn 1 càng sớm càng hay….

Lệnh của tổng thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi Quân Đoàn 1 vào ngày 13 tháng 3, và rút Quân Đoàn 2 vào ngày 14 tháng 3. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên, lấy Quốc Lộ 22 làm ranh giới. Việt nam sẽ thu gọn sẽ chạy dài từ Phú Yên đến Hà Tiên”

Theo Tướng Cao Văn Viên, Tướng Hoàng Lạc, tác giả Nguyễn Đức Phương… trong phiên họp ngày 13/3 TT Thiệu chỉ mới lệnh cho Tướng Trưởng rút Sư đoàn Dù về Sài Gòn và báo cáo tình hình Quân sự của Vùng I, không nghe nói ông Thiệu cho lệnh rút bỏ Quân đoàn I ngay hôm 13/3 như trong bài của Tướng Trưởng. Theo ông Cao Văn Viên.

“Buổi họp ở Dinh Độc Lập vào ngày 13 tháng 3, 1975 đã được thuật lại rõ ràng ở trên. Trong dịp đó tổng thống Thiệu đã cho hai vị tư lệnh quân đoàn I và III (tướng Trưởng và tướng Toàn) biết ý định sắp xếp lại lãnh thổ VNCH sao cho phù hợp với sự cắt giảm viện trợ quân sự. Tuy nhiên tổng thống Thiệu chưa cho lệnh rút quân ở bất cứ nơi nào lúc đó, trừ việc bỏ An Lộc ở vùng III. Buổi họp ở Cam Ranh ngày 14 tháng 3 xảy ra sau khi Ban Mê Thuột mất, và tại Cam Ranh tổng thống Thiệu ra lệnh tái phối trí lực lượng của quân đoàn II để chiếm lại Ban Mê Thuột”

(Những Ngày Cuối Của VNCH trang 162)

Theo như  Nguyễn Đức Phương đã nói ở trên, Tổng thống Thiệu chỉ chấp nhận lui binh vào giờ phút chót. Ngày 13/3 ông Thiệu chỉ thị cho Tướng Trưởng trả Sư đoàn Dù về Sài Gòn và tái phố trí lực lượng tại Quân khu I chứ chưa hề cho lệnh rút bỏ bất cứ một tỉnh nào. Cho đến ngày 20/3 khi tình hình Huế khẩn trương ông lệnh cho Tướng Trưởng tùy cơ ứng biến, có thể rút về bảo vệ Đà Nẵng nếu tình hình đòi hỏi.

Trong một cuộc nói chuyện với một nhà báo tại Hải ngoại, cựu Trung Tướng Ngô Quang Trưởng cho rằng những bài nói về ông, khen cũng như chê có nhiều điều không đúng và ông không thích báo chí nói đến mình, như vậy bài trên đây có thể chưa chắc đã nói đúng ý của vị cựu Tư lệnh Quân khu.

Trong cuộc phỏng vấn của ông Lâm Lễ Trinh, Tướng Cao Văn Viên đã kết luận.

“Xin đừng xem những lời của tôi là lịch sử. Mỗi người giải thích sự thật theo lối riêng, như trong phim ‘Rashomon’. Một trăm nhân chứng, một trăm sự thật. Định kiến làm cho lịch sử sai lệch. Tôi chỉ tâm tình với lòng thành. Hãy để cho hậu thế lượng định và phán xét”

(Lâm Lễ Trinh, Về Nguồn, trang 276).

Xem như thế sự thật chỉ là tương đối. Cũng trong bài phỏng vấn này, theo ông Cao Văn Viên, Tướng Trưởng cho biết Bộ tổng tham mưu không tăng viện theo lời yêu cầu của Quân khu I. Tướng Viên cho điều này không đúng vì ông đã tăng cường cho Tướng Trưởng cả hai Sư đoàn tổng trừ bị Dù và TQLC rồi. Bộ Quốc phòng Mỹ trả nhuận bút cho các Tướng lãnh lưu vong Việt Nam để viết tài liệu về chiến tranh Đông Dương. Trong một phiên họp thu thập dữ kiện cho Mỹ, Tướng Trưởng phát biểu sở dĩ thất bại là do lãnh đạo kém, chính phủ Trung ương thiếu nhân tài. Tướng Đồng Văn Khuyên, Trần Đình Thọ bênh vực cho Bộ TTM tranh luận trả lời ông Trưởng: Bộ Tham mưu đã yểm trợ hết mình cho Quân khu I, hai Sư đoàn Tổng trừ bị Dù và TQLC đều đã được tăng phái cho Quân đoàn I.

Như chúng ta đã biết năm 1972 cũng tại chiến trường Trị Thiên, hồi ấy VNCH có đầy đủ tiếp liệu đạn dược, được yểm trợ hùng hậu của không quân chiến thuật và pháo binh mà còn phải có yểm trợ của  B-52.  Tình hình tháng 3/1975 hoả lực VNCH bị cắt giảm 70%, áp lực và hoả lực BV lại mạnh hơn 1972 nhiều. Cái khó nó bó cái khôn, lãnh thổ quá rộng, lực lượng tổng trừ bị không còn. Ngoài ra TT Thiệu cũng không muốn giữ miền Trung nhưng tinh thần buổi họp ngày 11/3/1975 tại dinh Độc Lập. Cuộc lui binh của Quân đoàn I cũng chịu chung số phận với cuộc triệt thoái Cao nguyên chỉ là hành quân phá sản đã làm sụp đổ toàn bộ Quân khu khiến cho VNCH mất hơn một nửa các lực lượng tinh nhuệ.

VNCH mất khoảng 450 xe tăng , trên 400 khẩu đại bác, đạn dược, quân trang quân dụng coi như mất hết, phần đất còn lại của miền nam không thể nào tồn tại được nếu không có yểm trợ của B-52.

Dân tỵ nạn và di tản

Theo ông Cao văn Viên vị Tư lệnh Quân khu I trong khi đương đầu với địch ông còn phải quan tâm giải quyết vấn đề tỵ nạn đang trầm trọng (Những Ngày Cuối của VNCH từ trang 174-185). Khi Kontum, Pleiku mất người dân lo sợ chính quyền cắt đất nhường cho Cộng sản, hàng chục nghìn người đổ dồn về Đà Nẵng mua vé máy bay vào Sài Gòn, hôm 14/3 các Lữ đoàn Dù được điều động để về Sài Gòn khiến dân chúng hốt hoảng kéo nhau về Đà Nẵng. Ngày 19/3 Thủ Tướng Khiêm ra Đà Nẵng giải quyết vấn đề tỵ nạn, Thủ tướng cho thành lập Ủy ban Liên bộ để lo giúp dân tỵ nạn Quân khu để binh sĩ yên tâm chiến đấu. Thủ Tướng hứa sẽ tăng nhiều tầu chở dân di tản và giúp đồng bào tỵ nạn. Trong khi ấy tại địa phương các đoàn thể, hội từ thiện, phú thương… đóng góp vào cuộc cứu trợ hiệu quả hơn của Trung ương nhưng vấn đề tỵ nạn vượt quá khả năng của họ.

Từ ngày 17/3 đường Quốc lộ Một tràn ngập người và xe cộ, tại các bến cảng, tầu chở quân như quân dụng cho chiến trường Huế Đà Nẵng bị dân và lính ép phải chở họ rời bến, giới phụ trách bến tầu phải thuyết phục họ mãi. Ngày 21/3 BV cắt đường Quốc lộ I, dân tỵ nạn bèn đi về miệt biển, tầu bè được mướn hay bị cướp để chạy loạn nhưng không đủ. Ngày 23/3 tầu Trường Thanh do Bộ tổng tham mưu mướn chở được hơn 5,000 người. Huế bỏ ngỏ đêm 25/3, dân quân rút theo bờ biển về Đà Nẵng. Tam Kỳ mất 24 /3, Chu Lai di tản ngày 26/3, dân Quảng Ngãi, Quảng Tín chạy về Đà Nẵng. Ngày 26/3 Tướng Trưởng gửi Tướng Hoàng Lạc Tư lệnh phó QK I về Sài Gòn trình Tổng thống và Thủ Tướng giải quyết ngay vấn đề tỵ nạn vì thành phố sắp rơi vào tình trạng hỗn loạn khiến Đã Nẵng sẽ tự sụp đổ không cần Việt Cộng tấn công. Lưu thông trong thành phố ứ đọng, dân số trước đấy chỉ có 300,000 nay có tới hơn một triệu, cướp của giết người giữa ban ngày.

Ngày 27/3 chuyến phi cơ dân sự đầu tiên mướn của Mỹ đáp xuống Đà Nẵng nhưng mỗi khi có máy bay xuống hỗn loạn diễn ra dữ dội. Các chuyến bay dân sự phải đình chỉ, giới hữu trách cho thay bằng 4 máy bay C-130, nhưng hỗn loạn liên tục nên 4 chiếc này chỉ cất cánh được một lần vào ngày 29/3. Bến tầu cũng hỗn loạn, các tầu thả neo ngoài khơi Đà Nẵng, dân dùng thuyền bè từ bờ ra tầu, mỗi tầu được chừng 10 ngàn thì  nhổ neo về Cam Ranh, Vũng Tầu, Phú Quốc…

Việt Cộng pháo kích tấn công Đà Nẵng mạnh vào đêm 28 /3, dân chúng tiếp tục tìm đường lánh nạn bằng thuyền bè dưới những trận mưa pháo của địch, nhiều người chết chìm khi lội từ bờ ra tầu. Bộ TTM đề nghị Phó thủ tướng Phan Quang Đán trưng dụng 13 tầu thương thuyền để chở dân tỵ nạn và kêu gọi các nước đồng minh giúp chở dân ra khỏi vùng giao tranh . Các nước hưởng ứng lời kêu gọi nhưng không thể gửi tầu tới ngay được trong khi tình hình ngày một thê thảm. Với con số người tỵ nạn quá đông cuộc di tản không thực hiện được như ý muốn, dân tỵ nạn tràn ngập các trại  ở Vùng III và Phú Quốc.

Tướng Viên nói khi chính quyền bắt tay vào giải quyết vấn đề tỵ nạn thì đã quá trễ, nó đã làm đảo lộn kế hoạch quân sự của Vùng I. Người dân bị ám ảnh của quá khứ, họ quá sợ hãi khi nhớ lại cuộc tàn sát tập thể  của CS tại Huế hồi Mậu Thân 1968 cũng như tại Đại lộ Kinh hoàng Quảng Trị năm 1972 để rồi hối hả bồng bế nhau chạy về phương nam.

Cuộc di tản náo loạn khiến cho binh sĩ hoang mang không còn tinh thần chiến đấu đã là một trong những nguyên nhân chính yếu đưa tới sụp đổ cho cả Quân khu. Thầy Mạnh Tử nói Thiên thời bất như Địa lợi, Địa lợi bất như Nhân hòa. Khi kẻ địch cất quân đánh nước ta là chúng có Thiên thời, nước ta có hào sâu, thành cao là ta có Địa lợi, nhưng khi quân địch đến, quân ta quăng gươm giáo chạy là ta không có Nhân hòa.

© Trọng Đạt

©Đàn Chim Việt

——————————————–

Tài liệu tham khảo

 

Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.

Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến tranh Việt Nam 1963-1975, Đại Nam 2001.

Cao Văn viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography 2003

Phạm Huấn: Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988.

Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987

Ngô Quang Trưởng : Tại Sao Tôi Bỏ Quân Đoàn I, do Lê Bá Chư ghi chép, (Lịch Sử Ngàn Người Viết) Sài Gòn Nhỏ Dallas ngày 26-1-2007.

Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Hứa Chấn Minh xuất bản 2005.

Nguyễn Văn Toàn, Lê Bá Khiếu, Nguyễn Văn: Những Sự Thật Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975

Trần Văn Nhựt: Cuộc Chiến Dang Dở, nhà xuất bản An Lộc, 2003.

Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới, Texas 1991.

Văn Tiến Dũng: Đại Thắng Mùa Xuân, nhà xuất bản QĐND Hà Nội, tái bản lần thứ tư, 2003

Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999

Lâm Quang Thi: Autopsy The Death Of South Vietnam, Sphinx publishing 1986.

Marilyn B. young, John J. Fitzgerald, A.Tom Grunfeld: The Vietnam War, A History In Documents – Oxford University press 2002.

Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng: Thiên Thần Mũ Đỏ, Ai Còn, Ai Mất. Người Việt Dallas 7-10-2005.

Lewis Sorley: Lịch Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Trần Đỗ Cung dịch, Người Việt Dallas 22-11-2006.

Nguyễn Văn Châu: Nhớ Về Quân Đoàn I, Sài Gòn Nhỏ Dallas 25-8-2006.

Phan Nhật Nam: Một Đời Trung Liệt, Ba Lần Giữ Nước, Tướng Quân Ngô Quang Trưởng, Sài Gòn Nhỏ Dallas 2-2-2007.

 

 

129 Phản hồi cho “Cuối tháng 3/75 tuyến đầu thất thủ [2]”

  1. Refugees - California - USA says:

    cái việc mấy ngưởi viết bài kêu gọi dân chủ trên Website boxitvn điều đó cũng cho thấy sự dân chủ ở VN. Đa nguyên đa đảng chưa chắc đã có dân chủ, độc đảng chưa chắc đã phi dân chủ. Điều đó trên thế giới có nhiều quốc gia đã chứng minh. Tình hình VN cũng vậy. ĐCSVN công trạng của họ đối với đất nước rất to lớn. Hãy nhìn về quá khứ lịch sử VN đi. 100 năm về trước VN chưa có tên trên bản đồ thế giới. Cái xứ An nam ám chỉ là cái xứ mọi rợ mà chủ nghĩa tư bản coi con người ở đây như xúc vật. Vậy mà 100 năm hiện tại một VN chỉnh tề, uy nghi có đầy đủ lịch thiệp và tư cách để ăn nói với các cường quốc trên thế giới. Được như vậy 100% là công trạng của ĐCSVN. ok ?

    • Tân Mão says:

      Không hiểu anh được loài gì sinh ra vậy?
      Chỉ có loại Cộng Sản VN mới thốt ra những điều phi đạo đức!!! Dân tộc trải qua mấy nghìn năm văn hoá, có chứng cứ di tích. Trống đống hãy còn đó, Kinh dinh vẫn được thế giới công nhận là của dân tộc Việt mặc cho lũ Tàu khăng khăng cướp cho là tinh văn của họ.

      Tôi nghĩ là hồn thiêng sông núi nước Nam sẽ không tha cho những kẻ dám phủ nhận tinh tuý của non sông đất nước.
      Rồi cả lũ CSVN cũng không thoát được những oan hồn vô tội do chúng gây ra. Lịch sử VN đã chứng minh không 1 ông Vua nước Nam nào lại e hèn với lũ giặc phương Bắc, nhưng ĐCSVN lại đi ngược với lịch sử đó. Chối bỏ dân tộc, đê hèn với dân tộc mình. Bán nước và làm dân tộc Việt chậm tiến 100 năm so với các nước xung quanh như : Hàn Quốc, Sing, Nhật.

      Cái nợ này rồi đến lúc cũng phải trả…

  2. Tôi không đồng ý với bạn Lê Minh says:

    Chiến sĩ cách mạng không lương mà trốn cũng không được, nó sẽ cắt tiêu chuẩn thóc gạo của gia đình, nó đấy ải gia đình cho nên hàng triệu chiến sĩ cấm súng lên đường vào Nam nói là đánh Mỹ cho oai chứ biết chắc là chết nhưng vẫn phải đi, biết là nó đấy mình vào chỗ chết cũng vẫn phải đi, cái hèn của các chiến sĩ cách mạng ở chỗ đó, sao không quay súng lại bắn bỏ mẹ tụi chỉ huy, nếu các chiến sĩ đồng lòng như vậy thì xong ngay.
    Quân đội ta trung với Đảng.. đó là cái hèn của quân đội nhân rân, làm tôi mọi cho đảng, quân đội bên Đông Âu nó không trung thành với Đảng, nó quay súng bắn vào đầu tên Chủ tịch nước Ru ma ni gian ác, nó lật đổi đảng CS tại Tiệp, Ba Lan…Quân đội Nhân Rân VN hèn hạ, làm đầy tớ cho Đảng, cho bọn ăn trên ngồi chốc, bảo vệ quyền lợi Đảng, Đảng của bọn ăn cắp, của những thằng ăn cắp tài sản nhân dân xây lâu đài, biệt thự, chơi gái tơ…Quân đội nhân dân đi làm đầy tớ cho bọn ăn cắp, thật xấu hổ, nhục lắm
    Chừng nào quân đội nhân dân quay súng bắn bể đầu những thằng ăn cắp của dân tai Bắc bộ pghủ thì mới là anh hùng
    Cali

  3. leminh says:

    đọc bài này thấy hèn chi chế độ việt nam cộng hòa do Mỹ dựng lên và biên chế hiện đại như vậy mà lại thất bại thảm hại ( chưa nói đến lương trả quá cao ) so với người lính cách mạng: cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm, vũ khí trang bị không có gì để so với vũ khí của quân đội đội đánh thuê cho Mỹ – Việt Nam cộng hòa. Thế mà quân đội được trang bị tối tân hiện đại lại thua, không hiểu vì sao ? Có phải do sức mạnh ở vũ khí hay sức mạnh không do hoàn toàn ở vũ khí mà còn có một sức mạnh tìm ẩn nữa đó là chân lí, chân lí: không có gì quí hơn độc lập tự do. Vì vậy mà mọi kẻ thù xâm lược dù có vũ khí trang bị mạnh tới đâu cũng đều bị đánh đổ. Lịch sử đã chứng minh hùng hồn rằng 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc Việt Nam. Xin nói về lá cờ ba que nó là do ngoại bang làm ra để đại diện cho chế độ bù nhìn, chính là con bài xâm lược, chứ không phải ngon cờ chính nghĩa đâu các bạn. Đừng ảo tưởng nuôi hận thù làm gì vì chế độ Việt Nam, do đảng Cộng Sản lãnh đạo, xuất phát từ trái tim yêu thương giống nòi mới ra đời ( có thể có những khuyết điểm sai lầm nào đó nhất định, nhưng tôi hỏi các bạn có một nhà nước nào trên thế giới này hoàn hảo hết chưa) thân phận của các ban là những kẻ ôm chân giặc để cầu vinh thân, không biết nhục mà bây giờ còn nói thù ai, nếu tỉnh ngộ bạn thù ngay các bạn thì mới được gọi là người chân chính, vì người chân chính là người ghét kẻ gian tà, còn ngược lại tự xưng là chân chính ( chính Nghĩa) mà đi thù người chân chính là sao? Đó là một ngịch lí, mà nghịch lí là luôn luôn bị qui luật của tự nhiên tiêu diệt. Mong các bạn CCCD tỉnh ngộ ra

  4. Man Tran says:

    Ở trên các trang CCCĐ, ngay cả ĐCV nếu bạn có ý kiến nào giống ông Hoàng Duy Hùng thì sẽ được coi là Dư luận viên ngay. Và trên những trang đó, tôi nghĩ, hình như toàn kẻ sống bằng nghề chửi thuê, chửi đi chửi lại, ngày này qua ngày khác, chẳng có ý kiến gì, chẳng cần quan sát, chẳng cần thực tế, cứ chửi… và chửi

  5. Quy Nguyen says:

    Một người đã từng bị CSVN bắt vì tội khủng bố chống phá nhà nước, và hơn 10 năm sau anh về , anh đã có nhiều nhận định trái ngược với mấy cái “loa chống cộng” ở bên Cali này. Anh là con người, có thù CSVN bắt mình không? Có , nhưng anh biết làm cái gì tốt cho dân tộc mình. Còn đám chống cộng bên này thì lại quy là ” Việt Gian , Cộng sản nằm vùng, bị cộng sản mua chuộc,,,.”
    Các ông là người Mỹ, đừng nhân danh người VIệt, chúng tôi ở bên này hay ở trong nước không bao giờ coi các ông là người Việt tốt cả.

  6. Refugees - California - USA says:

    Tôi theo dõi chuyến đi của Nghị viên Hoàng Duy Hùng về VN qua các cuộc phỏng vấn và bài viết của các tờ báo VietWeekly, Kbchn, pho bolsa TV và báo chí trong nước tôi nhân nhận thấy ông Hoàng Duy Hùng là người thật là quân tử. Ông Hùng thể hiện lập trường rất khách quan khi nhận xét về VN qua việc mắt thấy tai nghe của ông. Tôi nghĩ ông Hùng vẫn không thích cái chế độ CS nhưng phải nói ông rất hài lòng và đi đến ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi chứng kiến sự thật và sự đổi thay của trong nước khác hẳn những gì mà ông đã nghe ở bên hải ngoại đồn thổi. Tôi nghĩ nhà nước VN họ biết ông Hùng không yêu chế độ CS nhưng chắc chắn một điều họ không xem ông HÙng là kẻ thù của họ.
    Rồi đây ông Hùng trở về Mỹ chắc sẽ bị một số phần tử CCCD sẽ tảy chay ông nhưng tôi luôn ủng hộ ông Hùng.

  7. Kim KhanH says:

    Thư ngỏ gửi Ông Nghị viên Hoàng Duy Hùng

    Hôm nay tôi được đọc tâm sự của Ông với báo Thế giới & người Việt qua KBCHN nếu quả thực lời tâm sự ấy là thật thì tôi rất mừng cho Ông. Ông thật xứng đáng là một Nghị viên Quân tử, Ông sang Việt Nam Ông là Ông Nghị xứ Hoa kỳ để làm việc, nhưng khi Ông về tới quê hương, Tổ quốc mình ông lại là người Việt vì Ông vẫn mang trong mình dòng máu Việt Nam và Ông vẫn muốn mình là con Lạc cháu Hồng. Ông là người thật có tâm có đức vì đi đến đâu Ông vẫn nghĩ Ông là người Việt Nam là con cháu của Vua Hùng làm việc gì Ông cũng nghĩ đến Tổ quốc đến đồng bào có lúc cực đoan đến lú lẫn ông định mang bom về cho nổ ở Quê hương Tổ quốc mình nhưng đến lúc hành sự Ông lại nghĩ đến đất Mẹ linh thiêng, nghĩ đến tính mạng của đồng bào mình sẽ chết và bị thương vì quả bom định mệnh tàn ác đó của Ông nếu nó phát nổ thì Ông đã gây ra tội ác tày trời với dân với Nước quả thực đất Mẹ rất linh thiêng đã giúp có lý trí và ông biết dừng tay thật đúng lúc nên đã không gây ra tội ác.

     Ông kể năm 1990 Ông trở về Việt Nam khi đó Ông thấy đất nước mình còn nghèo quá, nước mắt ông ứa ra Ông lẳng lặng đến chỗ kín đáo quỳ xuống hôn đất nơi đã sinh ra ông, nơi chôn rau cắt rốn của mình, vì ông đã trở về với đất mẹ. Những suy nghĩ và việc làm của Ông từ Bắc vào Nam đã làm cho người đọc, người nghe, xúc động, đến bùi ngùi chẳng khác nào anh Nguyễn Phương Hùng đã khóc khi về thăm quê hương Tổ quốc mình sau 57 năm xa cách. Con người Ông thật đức độ hào hoa và khẳng khái có những suy nghĩ thực tế, thắm đậm tình người, tình dân tộc, nghĩa đồng bào. Ông sinh ra trong chiến tranh dù còn nhỏ nhưng Ông cũng biết mùi vị cay đắng, mất mát của chiến tranh, của Đất nước cũng như của gia đình mình, sống và lớn lên trong một gia đình có truyền thống chống cộng sâu sắc như Ông đã từng bộc lộ tâm tư thật của mình và luôn có âm mưu lật đổ chế độ này ở Việt Nam bằng mọi cách. Tuy nhiên giờ đây Ông đã có cách nhìn khác và đúng đắn. Bạo lực là hành động khủng bố, bạo lực sẽ đi đôi với tội ác, bạo lực sẽ làm cho tình hình xấu thêm, nên Ông biết mình phải làm gì(cả nghĩa đen và nghĩa bóng) để xây dựng cộng đồng người Việt tại đây phát triển mạnh mẽ hơn nhằm có đủ tiềm lực hướng về Việt Nam, làm thay đổi diện mạo quê hương bằng cách đóng góp tiềm lực kinh tế và trí thức.
     Tuy nhiên thật lòng mà nói một con người yêu nước, thương dân như Ông không ai còn nghi ngờ, nhưng tôi chỉ thấy làm tiếc cho Ông lòng yêu nước của Ông đã bị đặt nhầm chỗ, bởi đến bây giờ quan niệm của ông về cuộc chiến này nếu tôi không lầm thì khác với quan điểm của đại đa số người dân Việt nam. Ông sinh ra, lớn lên và được giáo dục, tuyên truyền ở  một xã hội, một gia đinh có truyền thống chống Cộng sâu sắc. từ miền Bắc gia đình ông di cư vào miền Nam năm 1954 theo Pháp rồi trước 30/4/1975 Ông lại cùng gia đình di tản sang Hoa Kỳ cho nên cũng khẳng định ít nhiều gia đình Ông đã đi theo Pháp, làm việc cho Pháp rồi theo Mỹ, làm việc cho Mỹ.  Ông đã học lịch sử biết rõ thực dân Pháp đã xâm lược, đô hộ  đất nước ta gần 100 năm và gần 100 ấy đã có biết bao nhiêu cuộc khởi nghĩa nổi lên chống thực dân để giành độc lập của các sỹ phu, cùng người dân yêu nước đã không chịu cam tâm làm kiếp nô lệ,  trong khi đó những kẻ như Bá Đa Lộc, Nguyễn Ánh cùng gia đình tam đại Việt gian Ngô đình Khả, Ngô đình Diệm và một số người Việt lại theo Pháp chống lại các cuộc khởi nghĩa của nhân dân, rồi phải mang tiếng để đời là những hạng người như Lê Chiêu Thống, Trần Ich Tắc …….như những kẻ bán nước cầu vinh cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về dầy mả tổ.
     Noi gương các vị tiền nhân Việt Minh đã đứng lên lãnh đạo nhân dân chống thực dân Pháp giành độc lập cho dân tộc bằng cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 long trời lở đất khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa để rồi có chiến thắng Điện Biên vang vọng khắp năm châu, chấn động địa cầu. Thực dân Pháp đã thất bại thảm hại, hiệp định Giơ ne vơ đã được ký kết đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền đó là nỗi đau chung của dân tộc. Nếu hiệp định được thực thi năm 1956 đã có tổng tuyển cử tự do, thống nhất đất nước. Thế nhưng những người theo Pháp trong đó có gia đình Ông năm1954 di cư vào Nam được thực dân Pháp lập ra cái gọi là Quốc gia Việt Nam do gia đình tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm thao túng. Từ lãnh đạo Quốc gia đến công chức và quân đội toàn là những người đi theo Pháp chống lại cuộc kháng chiến của dân tộc, đến khi Mỹ hất cẳng và thay thế Pháp lập ra cái chính thể Việt Nam cộng hòa thực chất cái chính thể đó thoát thai từ cái Quốc gia Việt Nam, Quân, Cán Chính Việt Nam Cộng hòa từ ông Thiệu, ông Kỳ ông Minh ông Khánh…… thậm  chí Thiếu tướng Phạm Văn Phú người Hùng đại úy dù Điện Biên Phủ năm xưa bị bắt làm tù binh được Việt Minh thả lại ngựa theo đường cũ, cùng chủ mới gây biết bao tội ác với Cách mạng, năm 1975 đã làm đến tư lệnh chiến trường Tây Nguyên. Cuộc chiến này là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chứ không phải nội chiến mà các ông đã lầm tưởng và ngộ nhận Thay màu da của xác chết, rượu cũ bình mới vẫn toàn là những hạng người đã theo Tây cầm súng Tây, sau này cầm  súng Mỹ chống lại sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất non sông. Mặc dù Ông không thích Cộng sản nhưng cũng mong Ông nhìn nhận thật khách quan về cuộc chiến Chính nghĩa này của dân tộc.
     Ông là người có học, có bằng cấp tuy nhiên có lúc bằng cấp cũng không lấn át được tư duy, những suy nghĩ cũ do quá khứ và lịch sử để lại còn sâu nặng trong tâm . Song lý trí cũng đã giúp Ông có cái nhìn thực tế và rất nhân văn đã giúp ông trở thành con người tử tế và hướng thiện, để nghĩ về đất nước, quê hương và có trách nhiệm với đồng bào mình, dân tộc mình, thật hiếm những người có đầu óc chống cộng sâu sắc như Ông mà có được những suy nghĩ và hành  động vì nước vì dân đến như vậy, bởi Ông khác với những người chống Cộng cực đoan, vì lúc nào họ cũng muốn đất nước này của Ông rối loạn và đói khổ, thậm chí diệt Cộng trước, chống Tàu sau để thừa cơ đục nước béo cò, thỏa mãn lòng hận thù, luyến tiếc thời vàng son một thời hét ra lửa mửa ra khói và tính ích kỷ cá nhân cố đế, đến độ điên cuồng của họ, chứ chẳng phải vì nước, vì dân, vì tự do dân chủ như họ thường rêu rao. Ông đã có những suy nghĩ và hành động không giống họ.
     Ông yêu nước thương dân thật lòng, được mọi người ghi nhận bằng chính cái tâm, cái đức, cái tầm và cái học thức uyên thâm của một Tiến sỹ luật đã tạo cho mình những tư duy, cách hiểu, cách nhìn và quan điểm khác với những kẻ khoác áo cà xa, miệng rao rảng cái vỏ bọc dân chủ theo kiểu đạo đức giả mà  bụng lại có một bồ dao găm. Cho nên Ông đã nói dân chủ không có nghĩa là đa đảng, đa đảng chưa chắc đã dân chủ và nhiều nước trên thế giới rất dân chủ mà không cần đa đảng. đa nguyên chưa chắc đã dân chủ mà nhất nguyên cũng chưa chắc dân chủ. Câu nói của ông thật khách quan và chí lý phù hợp với ý nguyện của đại đa những người Việt Nam chân chính ở thời điểm hiện tại. Nếu tôi không lầm thì lần đầu tôi nghe một Ông Nghị gốc Việt ở xứ Hoa Kỳ phát biểu quan điểm của mình một cách khách quan đến như vậy về đa nguyên đa đảng ở Việt nam. Nhưng quan điểm của Ông lại trái với những suy nghĩ của một số người cơ hội chính trị, những kẻ thoái hóa biến chất trong nước và một số người Việt Nam hải ngoại có tư tưởng chống cộng cực đoan đang lợi dụng việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để đăng đàn, tuyên truyền cổ súy cho việc đa nguyên đa đảng ở nước nhà. Họ sẽ nghĩ gì về Ông ? Bởi họ đang đặt niềm tin rất lớn vào Ông một người chống Cộng đến độ sâu sắc giờ Ông đã làm cho họ thất vọng, họ nghĩ Ông đã đón gió trở cờ, có khi họ còn nghi ngờ Ông theo Cộng sản cũng nên. Nhưng Ông đã không quan tâm việc ai theo ai, Ông yêu đất nước bằng lý trí chứ không phải chỉ bằng con tim.Thật bái phục 
               Thưa ông Nghị viên Hoàng Duy Hùng
      Chiến tranh đã lùi xa 38 năm  anh Nguyễn phương Hùng và hàng triệu người Việt nam hiểu rõ chân tướng của sự thật nghiệt ngã mà mình đã lỡ bước xa chân, bằng cách này hay cách khác hàng triệu người cũng đã chấp nhận một sự thật cay đắng, một cảm nhận khó có thể vượt qua. Nhưng họ đã dũng cảm, xóa đi những mặc cảm của quá khứ đau thương, cố gắng trở về cội nguồn dân tộc, bởi họ vẫn muốn mang trong mình dòng máu Lạc Hồng là con dân đất Việt, dòng dõi con cháu của Vua Hùng nên đã trở về với dân tộc góp phần hàn gắn vết thương sau chiến tranh xây dựng lại quê hương, đất nước, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, hàn gắn lòng người đang bị li tán. Giờ đây Ông Nghị Hoàng Duy Hùng cũng là một trong  những người như thế. Khi ông trở lại xứ Hoa kỳ thế nào cũng bị những người chống Cộng cực đoan hằn học, tức tối, dùng những lời lẽ, ngôn từ, cử chỉ của những kẻ vô học, hạ cấp, đầu đường xó chợ, nhằm bôi nhọ Ông như anh Nguyễn Phương Hùng ngày nào khi về thăm quê hương, đất nước. Nhưng tôi tin Ông một Chính khách dám nói lên sự thật của mình, quan điểm của mình (dù đúng hay sai) thì chẳng khác nào một Chính nhân Quân tử, đầu đội trời, chân đạp đất xá gì hiểm nguy. Tôi mong Ông tỉnh táo và cầu chúc Ông trước hay sau vẫn là Chính nhân Quân tử từ lời nói đến việc làm, vì ông vẫn là con cháu Vua Hùng theo đúng nghĩa .
           Hôm nay tôi viết thư cho Ông với cái tâm của người dân đất Việt mong muốn người Việt Nam ta dù ở đâu cũng đoàn kết, thương yêu nhau làm việc gì cũng hướng về cội nguồn dân tộc, dù có bất đồng quan điểm. Như Ông đã từng nói quan hệ cộng đồng cũng như cuộc sống gia đình, hai vợ chồng dù có hợp nhau đến đâu cũng chỉ đồng thuận 90 điểm còn 10 điểm chưa đồng thuận thì tìm cách để đồng thuận, hòa hợp. Quan hệ xã hội cũng vậy thì chúng ta hãy ngồi với nhau trên tinh thần người một nhà, làm việc từ các quan điểm giống nhau, còn những bất đồng sẽ giải quyết dần bằng đối thoại có như vậy mới giải quyết được các vấn đề mặc dù còn có những khó khăn và trở ngại và nhiều thách thức cần phải trải qua. Tuy nhiên nhận thức chung là như vậy, nhưng vẫn có những người rất bảo thủ, họ mu ni che tai, bất chấp mọi sự thật, họ chống đối đến mức cực đoan, họ vẫn  muốn đi ngược lại lịch sử phát triển của dân tộc, ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Hôm nay nhân tiện gửi thư cho Ông tôi muốn có vài lời với họ và mong họ suy nghĩ lại
        “Đất nước đã thống nhất non sông đã thu về một mối đồng bào hai miền Nam Bắc đã xum họp một nhà. Hãy vì Việt Nam thống nhất, Tổ quốc chúng ta chỉ có một mà thôi, đừng bao giờ có những suy nghĩ nông cạn tự cho mình là người Mỹ mà chỉ cho mình là người Mỹ gốc Việt, gốc của các vị vẫn là người Việt Nam máu đỏ da vàng làm sao các vị  quyên được gốc gác, tổ tiên, nơi cội nguồn chôn rau cắt rốn của mình . Câu châm ngôn”Cóc chết 3 năm vẫn quay đầu về núi”. Vẫn còn nguyên giá trị ,các vị hãy dũng cảm lên  về thử quê hương Đất nước của mình lấy một lần xem sao nó thay đổi như thế nào, Nhân dân vẫn hoan nghênh các vị có ai cấm đoán ghét bỏ các vị đâu .Đến như Pháp và Mỹ là kẻ thù của dân tộc vì họ xâm lược đất nước ta, mang bom, đạn tàn phá quê hương đất nước ta, giết hại hàng triệu người yêu nước và thường dân vô tội, trên dải đất Việt Nam thân thương hình chữ S không  nơi nào là không có tội ác tày trời của quân xâm lược ,nhưng cũng vì đạo nghĩa với truyền thống bao dung và độ lượng chúng ta đã bỏ qua quá khứ hướng về tương lai bắt tay và hợp tác huống hồ chúng ta là người Việt Nam con Lạc cháu Hồng . Bác Hồ đã nói “ Bàn tay có 5 ngón tay, 5 ngón tay có ngón dài, ngón ngắn nhưng cùng chung một bàn tay” Được ví như anh em trong nhà cùng bố mẹ sinh ra nhưng mỗi người mỗi tính, mỗi ý chẳng ai giống ai nhưng cùng chung cội nguồn dân tộc là con cháu Vua Hùng làm sao chúng ta không  thể thông cảm và tha thứ được cho nhau . Về một lần rồi sẽ thấy và các vị sẽ thấy tình yêu quê hương ,đất nước như thế nào có khi lại trở thành Nguyễn Phương Hùng, Nghị Viên Hoàng Duy Hùng cũng nên, chứ đừng  như “Ếch ngồi đáy giếng” Chẳng đi đến đâu rồi cứ nghe những kẻ xấu bụng, xuyên tạc sự thật ,bôi nhọ, nói xấu quê hương ,đất nước mình . Các cụ ngày xưa thường nói “Làm đĩ bốn phương phải để một phương lấy chồng” Đừng  làm điều gì quá đáng để rồi suốt đời phải ân hận, suốt đời  phải sống kiếp tha hương ,cầu thực, phải gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người cái điều cấm kỵ mà người Việt Nam mình không bao giờ mong muốn”.
      Thôi thư đã dài tôi tạm dừng bút chúc Ông cùng đoàn công tác hoàn thành xứ mệnh cao cả của mình, cho tôi gửi lời chúc tốt lành đến phu nhân của ôn, cùng gia đình mạnh khỏe hạnh phúc 
    Chào Ông xin kính thư 
    .
            Kim Khanh  

    • Austin Pham says:

      Thiệt là rớt nước mắt. Phải chi cộng sản VN chết cho sớm để còn hàng triệu người về giúp dân. Tụi nó đâu có thương dân chứ, toàn là mây thằng lưu manh từ cái gốc đói nghèo dốt nát nên phải thay phiên hút máu người của dân tộc mình. Nhìn ra thế giới quả là xót xa, nhìn mây nước lân bang thì đúng phải gọi là…cha. Thua sút hàng trăm năm mà không biết nhục. Thôi thì ai làm gì được trong lúc này thì cứ việc làm. Lãnh sự thì đi thăm nghĩa trang quân đội VNCH để nhắc nhở moi người biết ơn những ai đã ngã xuống để bảo vệ chén cơm manh áo, tự do cho 1 nửa đất nước. Nghị viên tiếp xúc, động viên khuyến khích tinh thần đấu tranh gì đó của giáo dân là chuyện…đúng phương hướng rồi. Nói chung thì toàn là…điềm lành, phải không K.K?. Chúc ngủ ngon được ngày nào hay ngày nấy, chứ đừng tiếp tục hoảng sợ rồi gởi thơ lộn địa chĩ hoài coi sao đặng. Cái gì phải tới sẽ tới. Chạy đâu cũng chết mà, đó là chính là cái số của đàn chim…Vẹm.

  8. Đặng Chí Hùng says:

    Tôi gọi họ là Anh Hùng ( các chú Lính VNCH)
    Đặng Chí Hùng (Danlambao) – Trong cuộc chiến mà Bên thắng cuộc (theo cách gọi của tác giả Huy Đức) đã được đặt vào thế “tất nhiên phải thắng” như tôi từng chứng minh trong 2 bài “Những sự thật cần phải biết – phần 1” thì không thể đem thành bại ra mà luận anh hùng…
    Cứ mỗi độ xuân về, những ngày tháng 3 cho đến cuối tháng 4, đã gần 40 năm qua chúng ta thường được nghe những luận điệu lặp lại của những người cộng sản chuyên nghề ngậm máu phun người và làm thí ít mà báo cáo láo thì nhiều về cái gọi là “Chiến thắng lẫy lừng” thì tôi lại phải xuống bút.
    Có lẽ tôi không cần phải nói lại về bản thân tôi vì tôi chẳng có cái gốc “Ngụy” để mà đi “chống phá” cách mạng. Nhưng tôi thấy cần phải luận anh hùng với đôi dòng để bạn đọc thấy trong cuộc chiến mà Bên thắng cuộc đã được đặt vào thế “tất nhiên phải thắng” thì không thể đem thành bại ra mà luận anh hùng…
    Tại sao tôi nói như vậy? Vì trong cuộc chiến phi nghĩa mà cộng sản gây ra khiến nhân dân điêu linh (Xin xem thêm “Những sự thật không thể chối bỏ – phần 13”) thì kẻ thắng đã được đặt vào thế “được thắng”, còn người “thua” thì thực tế họ không thua mà họ đang thắng trong lòng chúng tôi, những người dù sinh sau đẻ muộn.
    Một chế độ nào cũng có những khuyết điểm, Việt Nam Cộng Hòa không là ngoại lệ, nhưng ở chế độ đó con người đúng nghĩa là con người, ở đó con người không phải con vật, con thú cho nhà cầm quyền muốn làm gì thì làm như chế độ tôi đang phải sống. Điều này tôi đã chứng minh ở “Những sự thật cần phải biết – phần 2”. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng tôi không có ý ca ngợi VNCH một cách vô lý. Trong con mắt của tôi, đó là một chế độ đáng sống hơn vạn lần so với cộng sản ngày nay. Và nếu được cho lựa chọn thì tôi sẽ quay ngược thời gian về làm người lính VNCH – vì với tôi họ là ‘Anh Hùng’!
    Đã cuối tháng 3 gãy súng (theo lời tác giả Cao Xuân Huy) của gần 40 năm sau cuộc chiến mà ở đó những người anh hùng đã gục xuống vì chính nghĩa. Họ đã gãy súng nhưng họ thực sự là anh hùng. Hãy bình tĩnh nhìn lại họ để xem những gì tôi gọi họ – những người lính VNCH là anh hùng có gì sai không?
    Thứ nhất, trong khuôn khổ bài 1,2 “Những sự thật cần phải biết” tôi đã chứng minh rằng: VNCH không phải là “ngụy” và những người lính VNCH phải gục ngã vì họ bị ép phải thua và không còn khả năng để chiến đấu. Họ không thể dùng tay không đánh nhau với đoàn quân đông đảo có vũ khí, đạn dược áp đảo đang tiến theo thế cờ chính trị. Như vậy họ không phải là những người bại trận. Trên thực tế họ bị ép phải “thua”.
    Thứ hai, với khẩu hiệu “tổ quốc – danh dự – trách nhiệm” thì quân lực VNCH đã chiến đấu cho tự do miền nam hơn 20 năm trời. Họ không phải là những kẻ đi gây chiến, xâm lược nước khác, khủng bố như cộng sản (Xin xem thêm “những sự thật cần phải biết – phần 3,4”). Vậy cớ sao họ vì an ninh, vì quốc gia mà chiến đấu không thể gọi họ là anh hùng?
    Thứ ba, nhìn lại cuộc chiến VNCH và VNDCCH thì ai cũng thấy gương của những ông tướng dám tuẫn tiết theo thành như trường hợp của tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng… Vậy ai còn có thể nói quân lực có những người anh hùng đó không anh hùng? Dám chết cho lý tưởng của mình, dám chết vì thấy rằng mình dù bị ép thua nhưng cũng có trách nhiệm trong nỗi đau đó có thể gọi là anh hùng không? Có! Rất xứng đáng gọi họ là những anh hùng.
    Thứ tư, khi so sánh với quân đội nhân dân VN hiện nay tôi càng thấy sự khác biệt của những người anh anh hùng và những kẻ “tự phong anh hùng”. Nếu quân lực VNCH có Ngụy Văn Thà và đồng đội sẵn sàng hi sinh vì biển đảo tổ quốc thì quân đội nhân dân cộng sản không dám “ho” một tiếng với Trung cộng bắn ngư dân và con “tri ân” giặc như một đứa con nít đang xu nịnh đám giang hồ mất nết. Vậy ai là anh hùng các bạn cũng đã biết rồi chứ?
    Thứ năm, sau khi cuộc chiến kết thúc, hàng triệu người lính VNCH còn kẹt lại ở VN chịu thương tật, không ai giúp đỡ, không có lương hưu nhưng họ vẫn sống thẳng thắn và điềm đạm. Trong khi đó quân đội cộng sản tự cho mình là anh hùng thì lại vì cái sổ hưu mà đang cố bám lấy cái đảng khủng bố, độc tài và chịu làm thân nô lệ cho Tàu. Vậy ai là anh hùng? Xin giành sự suy ngẫm này cho chính các vị tướng già quân đội cộng sản.
    Còn rất nhiều bằng chứng nhưng tôi xin chỉ nêu 5 điều chính cho thấy những người mà tôi gọi là anh hùng – những người lính VNCH là hoàn toàn có cơ sở. Cuộc chiến mà họ phải thua dù họ có chính nghĩa không có ý nghĩa. Điều ý nghĩa đọng lại cho mãi sau này đó là họ đã từng là những người anh hùng, họ xứng đáng được tôn vinh và quan trọng hơn họ đang thắng trong cuộc chiến trong lòng con dân Việt Nam!

    Xin ngả mũ tri ân những người lính VNCH – Những người anh hùng – Những người đã đặt nền móng cho ý chí không chịu khuất phục cộng sản khát máu!
    28/03/2012

    • mythanh says:

      Bạn ĐCH viết thiệt cảm động. Bạn không hề sống dưới thời VNCH mà trái tim bạn, thật đáng quý, đã thuộc về VNCH.

      Bạn hiểu về người lính VNCH lắm. Không biết bạn đã đọc bài thơ này của một người lính già bại trận của VNCH ở hải ngoại chưa? Thôi cứ chép để chia sẻ với bạn nhé.
      Đây là bài thơ của Tướng Lê Quang Lưỡng, cựu tư lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù:

      Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ

      Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ

      Xác thân này đâu chết cho quê hương?

      Súng gươm xưa đã bỏ lại chiến trường!

      Thân chiến bại nhục nhằn nơi đất khách!

      Hơn nửa đời đã tan rồi khí phách.

      Nhớ bạn bè nằm xuống nghĩ mà đau!

      Không quan tài cờ phủ giữa chiến hào,

      Máu thịt đã thấm vào lòng đất mẹ.

      Bao năm trời bao nhiêu người trai trẻ,

      Chết không cần cờ phủ vẫn uy nghi.

      Khi nằm xuống bạn nào đã cần gì??

      Chỉ ước muốn thân này dâng đất nước,

      Ta giờ đây đã tàn bao mơ ước!

      Chuyện ngày xưa chỉ còn thấy trong mơ…

      Ngày về quê càng lúc càng xa mờ.

      Thời gian vẫn lạnh lùng theo năm tháng,

      Tuổi càng cao lòng càng nghe mặn đắng!

      Xót thân này khi chết bỏ lại đây!

      Nơi xứ người bạn hữu chẳng còn ai??

      Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ.

      Lê Quang Lưỡng

  9. Bạn nguyện tường Linh nói sai rồi says:

    Bạn nguyện tường Linh nói sai rồi
    Nhân dân miền nam trước và sau 1975 không ai gọi lính CS là chú giải phóng quân cả mà chỉ gọi là THẰNG VIỆT Cộng, thằng ăn cướp trên răng dưới lựu đạn chỉ có khẩu AK với cái khố rách kéo nhau vào ăn cướp nhân dân miền nam mang theo cái cờ đỏ lòm lòm thấy mà tởm
    Nhân dân trong nước bây giờ chẳng có ai gọi là ông Ng Phú Trọng, ông Ng tấn Dũng, ông Lê Duẫn…mà người ta chỉ gọi chung là những thằng ăn cắp vì chúng chuyên ăn cắp của nhân dân để xây lâu đài biệt thự, mua xe triệu đô, chơi gái chân dài…những thằng ăn cắp Bắc bộ phủ có đáng gọi là ông hay không?

  10. Tường Long says:

    @nguyentuonglinh
    Chú lính ”giải phóng” là vì đám trẻ gọi bằng chú, lính VNCH dân cũng gọi bằng chú,
    NTL là con của chú lính VNCH mà dùng lời thô bỉ hạ nhục chú lính là cha của mình thì là thằng con mất dạy, kém văn hóa, từ lâu nay “chú” lính quân đội nhân dân cúi đầu trước bọn Tàu bắn giết cướp của dân chài trên hải đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì gọi là gì nhỉ? Có thể gọi là thằng lính bộ đội hèn ! chú lính VNCH khi xưa đã không hèn dám bắn vào chiến hạm Tàu, lúc ấy NTL chắc còn nhỏ không biết gì ? Đúng là một lũ hèn. thằng CAM giả danh cút đi .
    Muốn hòa giải thật sự:
    Trước tiên đừng nhắc đến ngày 30 tháng Tư như một chiến thắng vĩ đại của dân tộc, bởi vì ít nhất một nửa dân tộc Việt đang coi ngày đó là một ngày cướp bóc khổng lồ.

Leave a Reply to Bạn nguyện tường Linh nói sai rồi