WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những mối tình của Lev Tolstoi (1828-1910)

485989_10200142339633955_173445198_n

Đôi điều về tiểu sử của Lev Tolstoi 

Tolstoi là cây đại thụ vĩ đại nhất trong nền văn học Nga. Nhà văn Gorki đã gọi ông là “Vị thần Nga ngự trên ngai gỗ phong, dưới bóng cây bồ đề vàng và mặc dù không uy nghi lắm, nhưng có lẽ ông lại khôn ngoan hơn tất cả các vị thần khác”.

Bá tước Lev Tolstoi sinh ngày 28 tháng 8 (ngày 9 tháng 9 theo lịch cũ của Nga) năm 1828 tại điền trang Yasnaya Polyana gần thành phố Tula trong một gia đình quý tộc. Ông bị mồ côi mẹ từ khi mới hai tuổi và mồ côi bố lúc vừa bảy tuổi. Ông được bà cô đưa về dạy dỗ. Tuổi thơ của ông trôi đi êm đềm và lặng lẽ ở trang ấp Yasnaya Polyana. Năm 1844 ông vào học khoa Phương Đông trường tổng hợp tại thành phố Kazan, sau đó chuyển sang khoa luật, nhưng cuối cùng ông cũng không học hết chương trình ở đây, năm 1847 ông trở lại Polyana để dạy học cho trẻ con nông dân trong vùng vì cá tính sáng tạo của ông quá mạnh mẽ, không thích hợp với việc thi cử ở trường lớp.
Tháng 5 năm 1851 ông đi Caucase, nhập ngũ và ở lại đây cho tới tháng 1 năm 1854. Trong giai đoạn này ông bắt đầu viết văn, cuốn “Thời thơ ấu” (1851), “Thời niên thiếu” (1852-54) và một loạt các truyện ngắn khác của ông đã đưa ông ra nhập văn đàn Nga lúc bấy giờ. Rời khỏi Caucase, ông tình nguyện đi chiến đấu với quân Thổ, và tháng 11 năm 1854 ông đến vùng Crimée tham gia phòng thủ thành phố Sevastopol. Hồi đó ông là một sỹ quan pháo binh. Cuộc sống trong quân ngũ đã giúp ông hiểu được khá chính xác tâm tư của người lính và đời sống trong chiến tranh, suốt trong thời gian quân ngũ ông cũng không ngừng viết, giữa những trận đánh còn nồng mùi khói súng ông vẫn ngồi trong chiến hào và viết nên những trang sách thanh bình nhất. Sau khi Sevastopol thất thù tháng 11 năm 1855 ông đến Peterburg và lần đầu tiên ông đã tiếp xúc với các nhà văn lớn của Nga lúc bấy giờ. Tại đây ông đã sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Tuổi thanh xuân” (1855-57), Buổi sáng của người điền chủ (1856), Bão tuyết (1856), Hai chàng Khinh kỵ binh (1856).

Tháng 11 năm 1856 ông giải ngũ, và lần đầu tiên đi ra nước ngoài trong sáu tháng. Ông đã đến Pháp, Thụy sỹ, Bắc Ý, Đức. Ở Pari ông đã đi nghe mấy buổi thuyết giảng ở trưòng Sorbonne và College de France. Nhưng mong muốn đi tìm một mô hình xã hội lý tưởng của ông thì không thành công, hình ảnh Paris hoa lệ với chiếc máy chém tinh vi và khủng khiếp đã làm ông thất vọng. Trở lại nước Nga, trở về quê hương ông ở làng Yasnaya Polyana, Tolstoi lại miệt mài sáng tác trong một căn phòng đơn sơ, với chiếc ghế được cưa ngắn bớt chân để ông có thể cúi gần trang giấy hơn vì ông bị cận. Trong thời gian này ông đã sáng tác các tiểu thuyết : Ba cái chết (1858), Hạnh phúc gia đình (1858-59), tiếp tục viết bộ “Những người Kozak”. Trong những năm này, ở nước Nga đang chuẩn bị cho cuộc cải cách nông thôn, nhằm xóa bỏ chế độ nông nô. Đây là thời kỳ chính trị sôi động đã ảnh hưởng lớn đến văn đàn của Nga.

Giữa năm 1860, lần thứ hai ông đã ra nước ngoài trong vòng chín tháng để nghiên cứu việc tổ chức giáo dục nhân dân và công tác sư phạm ở Đức, Pháp, Ý, Bỉ, Anh. Trong thời gian này ông đã gặp gỡ với nhiều nhà văn, nhà hoạt động chính trị xã hội nổi tiếng châu Âu như Charles Dickens, Gertsen ở London, Pierre Proudhon người đại diện cho chủ nghĩa xã hội Pháp, I. Lelevel nhà cách mạng Balan ở Bruxelles. Khi ông trở về Nga, chế độ nông nô đã bị xóa bỏ. Ông nhận đuợc một nguồn cảm hứng mới đã bắt tay viết những bộ tiểu thuyết quan trọng nhất trong cuộc đời sáng tác của mình.

Tháng 9 năm 1862 ông lấy vợ là bà Sophia Bers, con một bác sỹ ở Moscow. Sau đám cưới hai người đã về nông trang Yasnaya Polyana của Tolstoi sinh sống. Bà Sophia vừa là người vợ, người bạn, vừa là thư ký tận tụy giúp ông sắp xếp, sao chép các bản thảo. Năm 1863 ông đã hoàn thành bộ tiểu thuyết “Những người Kozak” và bắt tay vào viết thiên tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình”. Phải mất sáu năm khổ luyện ông mới hoàn thành tác phẩm đồ sộ với hơn năm trăm nhân vật này. Bộ tiểu thuyết này đã dựng lại một bức tranh xã hội vô cùng phức tạp giữa các tầng lớp trong xã hội Nga trên bối cảnh của cuộc chiến tranh cứu nước chống quân Napoleon năm 1812. Tác phẩm này đã đua tầm tư duy của các tác phẩm văn học Nga lên một tầm cao mới, cùng với Dostoievski, Tolstoi đã buộc thế giới phải thừa nhận chỗ đứng của nền văn học Nga thời bấy giờ.

Năm 1873 ông bắt đầu viết tiểu thuyết xã hội “Anna Katerina”, cuốn tiểu thuyết nói về bi kịch của người phụ nữ bị khống chế bởi dục vọng, nó cũng nói lên những rạn nứt trong xã hội Nga lúc bấy giờ đã làm lung lay cả nền tảng quan hệ trong gia đình. Cùng với rất nhiều các truyện ngắn và vở kịch khác nữa, Tolstoi đã nói nhiều về cái chết, về sự sám hối, phục sinh, về các vấn đề đạo đức trong xã hội. Ở Nga người ta không chỉ coi ông là một nhà văn lớn mà còn coi ông là một bậc hiền triết đã xây dựng nên cả một chủ thuyết Tolstoi trong văn học, một chủ thuyết luôn đề cao lòng từ bi, bác ái, luôn giáo dục con người bằng lao động và trau dồi trí tuệ. Và nếu quý vị đã đọc bài viết “Bi kịch của một tâm hồn vĩ đại” của tác giả Inna Malkhanova và Nguyễn Minh Cần đăng trên báo Viên Giác và Thế kỷ 21, qúy vị sẽ hiểu hơn, chủ thuyết mà Tolstoi đề cao trong các tác phẩm của ông rất gần với người Việt Nam mình vì đó chính là những điều mà Đạo Phật đã đề cao từ hơn hai ngàn năm qua.

Tolstoi- một con người, một nhà văn khổng lồ, sinh thời người ta đã mang ông ra so sánh với Sa Hoàng, một người có quyền lực và của cải lớn nhất nước Nga xem ai mạnh hơn ai. Đến bây giờ thì không ai còn nghi ngờ rằng Tolstoi mạnh hơn Nga Hoàng rất nhiều lần, ông đã vượt Nga Hoàng cả về thời gian và không gian, cả về tình yêu mến mà người đời dành cho ông. Nhưng đương thời mấy ai hiểu được điều ấy. Ông cô đơn ngay giữa những người thân yêu nhất của mình, không ai có thể hiểu nổi nỗi cô đơn của ông giữa rừng tư tưởng. Ông muốn đi tìm một chân lý tối thượng mà luôn bị những ràng buộc của đời thường ngăn cản. Vợ con cho ông là ông già lẩm cẩm, lập dị và chỉ quan tâm đến tờ di chúc phân chia tài sản.

Tolstoi suốt đời hết sức yêu quý nông dân, và muốn chia sẻ với họ tài sản của mình, nhưng bị gia đình ràng buộc, ông đã quyết định bỏ lại toàn bộ tài sản cho vợ con, còn mình thì lặng lẽ ra đi tìm một cuộc sống giản dị bình thường hợp với tâm tư sở nguyện của ông. Trên đường đi không may ông đã lâm trọng bệnh và mất tại một ga xép ngày 7 tháng 11 (theo lịch cũ là ngày 20) năm 1910, hưởng thọ 82 tuổi.

Những mối tình trong cuộc đời của Lev Tolstoy

Mùa thu năm 1903, một người bạn thân thiết của Tolstoi là P. I. Biriukov đã quyết định viết tiểu sử của ông. Trong số những câu hỏi Biriukov đưa ra để Tolstoi trả lời, có một câu thật lãng mạn về những mối tình của ông thời trẻ. Và đây là những dòng do chính Tolstoi viết về những rung cảm của trái tim mình từ khi ông bắt đầu biết yêu :”Mối tình đầu mạnh mẽ nhất của tôi xảy đến khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi đã yêu thầm nhớ trộm cô bé Sonhia Koloshina, rồi lại chuyển sang thương nhớ cô bé Dinayda Molostova. Tôi yêu trong trí tưởng tượng của tôi, chứ tuyệt nhiên các cô bé ấy chẳng biết gì về tình cảm của tôi dành cho họ. Có lúc tôi lại yêu cô bé người Kazak, được vẽ minh họa trong cuốn sách “người Kozak”. Sau nữa tôi mất ăn mất ngủ vì cô gái Tserbatova -Uvaroba. Và cô ấy cũng chẳng hay biết gì về điều đó. Lúc nào tôi cũng là một chàng trai rụt rè, nhút nhát. Mối tình tương đối nghiêm túc, nặng mối tơ lòng dành cho nàng Arsenheva Valeria, tôi gần như đã trở thành chồng chưa cưới của nàng, tôi đã gửi hàng chồng thư tình cho nàng.”

Thế nhưng thật ra trong câu trả lời của Tolstoi đã “bỏ quên” nhiều mối tình nồng nàn hơn nhiều những mối tình trẻ con ấy. Ông đã không nhắc đến cô thôn nữ vùng Yasnaya Polyana Aksinhya Bazykina, người đã làm ông bị hớp hồn ở độ tuổi 30, ông đã viết trong nhật ký của mình: “Cô ấy mới tuyệt vời làm sao…Tôi đã phải lòng cô ấy, mãnh liệt như chưa bao giờ tôi yêu ai như vậy. Tôi không nghĩ được điều gì khác. Tôi đau khổ biết bao.”

Trí nhớ của Tolstoi tuyệt vời chính xác, thật khó có thể nghĩ rằng ông đã quên tên một người tình ông đã yêu say đắm, dù hơn 40 năm đã trôi qua khi ông ngồi viết lại những dòng tiểu sử tình yêu của mình. Chỉ đơn giản là ông không muốn bà Sôphia Andreevna, vợ ông nổi cơn “tam bành” mà thôi!

Hơn ba mươi năm sau khi mối tình với Aksinhya Bazykina đã đi qua, ông đã làm cô sống lại biết bao sinh động trong chuyện vừa “Quỷ sứ”, vẫn hiện lên cô gái nhí nhảnh, mượt mà với cặp mắt sáng lấp lánh trong chiếc váy đỏ. Tất cả con người cô toát lên vẻ quyến rũ mãnh liệt, có thể cảm nhận được cả sự nuối tiếc và đắm đuối của tác giả dành cho cô khi viết truyện vừa này. Tolstoi đã viết câu truyện trên chỉ trong hơn một tuần lễ, như trong một dòng hồi tưởng liên tục. Nhưng rồi bản thảo lại bị cất dưới lớp vải bọc ghế bành để vợ ông không biết về nó.

Tolstoi còn “quên” tên một người phụ nữ nữa khi viết về những mối tình của mình. Đó là người con gái ông đã từng nhắc đến trong những bức thư gửi cho bà cô Aleksandra Andreevna: “Cháu là một thằng ngốc đã già vậy mà vẫn phải lòng một cô gái”. Ông cũng thú nhận rằng:”Cháu không thể nghĩ rằng mình có thể yêu cuồng nhiệt và là một người hạnh phúc như thế. Mọi chuyện đã đến mức không thể chịu đựng được nữa.” Cũng trong thời gian ấy ông còn viết cho người cô một bức thư nữa, có thể coi là bức thư nói về tình yêu cháy bỏng nhất của ông:” Đã ba tuần nay, ngày nào cháu cũng tự nhủ là hôm nay cháu sẽ phải nói với cô ta tất cả, vậy mà lần nào cháu cũng ra về với một nỗi buồn, nỗi ân hận là chưa nói được, nỗi lo sợ và cả một niềm hạnh phúc lớn lao ở trong lòng. Để rồi hằng đêm, cũng như đêm nay cháu lại gậm nhấm lại quá khứ, dằn vặt bản thân: tại sao cháu đã không nói…, Giá mà cháu đã nói thì có phải tốt không…cháu phải viết thư này vì sợ rồi cháu lại không có đủ can đảm để kể hết với cô. Cháu cảm thấy sợ hãi nếu phải nghe thấy câu trả lời: Không! của cô ấy, nhưng cháu cũng biết trước rằng sự thể có thể là như vậy, và cháu sẽ cố gắng tìm đủ nghị lực để vượt qua nỗi đau này.”. Trong thư gửi cô, Tolstoi đã cố gắng tỏ ra mình mạnh mẽ, rằng ông sẽ tìm được nghị lực để vượt qua đau khổ, nhưng cũng trong lúc ấy, ông lại viết trong nhật ký của mình về một nỗi thất vọng tràn trề, rằng ông muốn tự vẫn vì thất tình: “Tôi đã yêu như không thể tin được rằng có thể yêu say đắm như thế. Tôi đã phát điên vì yêu, nếu mọi chuyện cứ tiếp tục như thế này tôi đến phải tự kết thúc bằng một viên đạn vào đầu mất…Cô ấy thật là hoàn hảo trong tất cả mọi đường. Giá mà ngay bây giờ tôi có thể quay trở lại và nói với cô ấy về tất cả mọi chuyện. Ôi, hỡi Đấng Toàn Năng, hãy giúp con với!” Nhưng rồi ông lại không nói được và tiếp tục trong nhật ký của mình:” Thế là tôi lại ra về với nỗi buồn vô hạn, nỗi ân hận vô bờ, và cả niềm hạnh phúc không gì tả nổi, Mai, nhất định ngày mai tôi sẽ lại đi đến đó khi vừa ngủ dậy và sẽ nói với Nàng tất cả, nếu không tôi sẽ tự vẫn!

Ông cũng không nói lời tỏ tình ngày hôm đó, nhưng cũng còn may là chưa tự vẫn. Thay vào đó ông viết một bức thông điệp dành cho Nàng, cất sẵn trong túi áo. Phải đến ngày thứ ba, khi cùng nhảy một điệu valse với cô em út của nàng, ông mới lấy hết can đảm trao cho cô, nhờ chuyển bức thông điệp đến người chị đã chiếm lĩnh trái tim ông. Những phút giây dài đằng đẵng trôi qua nặng nề, khi Nàng của ông chạy như bay từ lầu trên xuống, ông đang đứng lặng lẽ trong góc phòng, lưng tựa vào tường, căng thẳng chờ đợi câu trả lời thiêng liêng của Nàng, câu trả lời như ông miêu tả:” như là hạnh phúc, như là chính cuộc sống mà ông đã tìm kiếm và mong ước lâu biết bao nhiêu.”. Người phụ nữ được ông dành cho tình yêu cháy bỏng ấy chính là Sophia Berg, mà sau này là Sophia Tolstoi, người vợ mà ông đã yêu suốt nhiềều năm sau này. ̣

Đi tìm tình yêu tuyệt đối- Nàng Chân Lý 

Bà Sopia Andreevna đã viết trong nhật ký của mình: “Tôi đã trải qua những giây phút nặng nề khi đọc những trang nhật ký của Tolstoi, tôi đã khóc thật nhiều khi nhìn lại quá khứ của anh ấy”, bởi vì đó là những trang viết về tình cảm mà Tolstoi đã dành cho cô thôn nữ Aksinhia Bazykina.

Cô gái 18 tuổi Sophia cũng dành cho Tolstoi một tình yêu hết sức nồng cháy. Cô viết trong nhật ký của mình:”Tôi yêu anh ấy điên cuồng, tình yêu ấy xâm chiếm toàn bộ con người tôi, thấm đẫm tâm hồn tôi. Tôi ngày càng hiểu anh ấy rõ hơn, đối với tôi càng ngày anh càng trở nên dễ thương hơn. Mỗi ngày tôi lại tự nhủ, chưa bao giờ tôi yêu anh ấy mạnh mẽ như hôm nay, cứ thế tình yêu ấy mỗi ngày lại lớn dần. Đối với tôi không có gì tồn tại ngoài anh ấy và những điều anh ấy quan tâm”. Cô gái 18 tuổi ấy đã sẵn sàng: “Đánh đổi mọi thứ để được “ngự trị” trong tâm hồn của anh ấy”. Và quả thật, đấy không phải chỉ là những lời sáo rỗng. Bà đã phải trả giá rất đắt, nhưng thực sự trong nhiều năm đã được ngự trị trong tâm hồn của ông. Chính bà đã là người được Tolstoi đọc cho những trang bản thảo đầu tiên, Tolstoi hết sức chăm chú lắng nghe những ý kiến đóng góp của bà. Maxim Gorki, nhà văn Nga biết Sopia Andreevna rất rõ, cũng đã từng nhận xét rằng: “Trong các bộ tiểu thuyết nổi tiếng của Tolstoi, các nhân vật nữ của ông hết sức “nữ tính”, chỉ có phụ nữ mới hiểu rõ về phái nữ như vậy mà thôi, chứng tỏ nhà viết tiểu tuyết đã được một phụ nữ mách bảo cho điều đó”. Tolstoi -một người không bao giờ chịu thừa nhận ảnh hưởng của người khác đối với mình, không phải đơn giản mà ông chịu nhận “sự đóng góp” của vợ, điều đó chứng tỏ Sopia Andreevna đã biết trở thành một cái “tôi” thứ hai của Tolstoi. Tatiana Kuzminskaia, em của Sopia Andreevna cũng nhận xét rằng, Sopia Andreevna luôn nhìn mọi thứ bằng con mắt của chồng bà.

Mặc dù có một tình yêu cuồng nhiệt, những năm tháng sống hòa hợp và thông cảm sâu sắc, nhưng không phải cả cuộc đời họ lúc nào cũng được khăng khít như vậy. Tình yêu là một thế giới kỳ lạ, nó không tuân thủ một quy luật nào, hay nói một cách khác, thế giới của tình yêu cũng như thế giới những ý nghĩ của con người luôn chạy đuổi như khỉ, như ngựa không chịu đứng yên, nên thật khó đoán được cái kết cục cuối cùng. Tình yêu của những thiên tài càng có nhiều bi kịch. Không phải vì họ chơi bời quá độ hay có nhiều đòi hỏi hơn bình thường. Nhưng trên đỉnh cao của tài năng, của lòng hâm mộ và tiền bạc, họ cảm thấy vô cùng cô đơn mà không biết chia sẻ cùng ai. Những thứ cơm, áo, gạo, tiền mà người thường mong mỏi đối với họ đã ở lại phía sau. Một ước mơ, hay lớn hơn nữa là một tình yêu thực sự đó là đi tìm một Chân lý trường tồn, một ý nghĩa đích thực của sự sống đã gậm nhấm, và bắt họ luôn luôn phải kiếm tìm. Và khi đó những người tưởng như gần gũi nhất với họ là người vợ đã chia sẻ với họ bao tháng ngày bỗng trở thành một vật cản họ bước tới tự do tuyệt đối.

Nhưng thực ra bi kịch không chỉ xảy ra cho một người. Thiên tài có cái bi kịch của thiên tài. Những người vợ của họ cũng có bi kịch của người vợ. Họ mong được hòa tan với chồng, được hiểu, chia sẻ với chồng từng ngày tháng, nhưng lại không đủ sức đuổi theo các ông chồng thiên tài của mình trên con đường tâm linh. Họ dừng lại với tất cả công việc gia đình đè nặng trĩu đôi vai nhỏ bé, lo từng bữa ăn cho chồng, lo nuôi dạy các con. Và họ cũng cảm thấy bị hành hạ bởi nỗi cô đơn giữa những người thân yêu nhất. Nhưng thực ra họ- cả hai người- đều không ai có lỗi, mỗi người trong họ đã hoàn thành một sứ mạng của mình: một người là chiếc đòn bẩy để chuyển lay thế giới, còn người kia đã là điểm tựa, tuy bé nhỏ, nhưng thiếu nó thì cũng thật khó để các Thiên Tài có thể làm được tuyệt tác cho thế giới.

Đối với Tolstoi và Sopia Andreevna mọi sự cũng xảy ra đúng như vậy. Những vết rạn đầu tiên đã xảy ra ít ngày sau khi họ cưới nhau. Mười lăm ngày sau khi cưới, cô gái Sophia Bers mà giờ đây đã trở thành nữ bá tước trẻ tuổi Sophia Tolstoi, đã viết trong thư: “Tôi bắt đầu cảm thấy tôi và anh ấy đang xa nhau dần. Anh ấy hạnh phúc nhưng không giống như anh ấy mong đợi, trên mỗi bước đi anh ấy lại thấy thất vọng hơn.”

Nỗi thất vọng ấy có thể thấy trên cả những trang nhật ký của chính Tolstoi, ông viết:”Tính cách của cô ấy càng ngày càng chán hơn, tôi thấy trong cô ấy tất cả mọi thói đỏng đảnh, nhõng nhẽo của Polienka, Mashenka”

Thì ra ông đã thất vọng vì cuộc sống hôn nhân của ông cũng hệt như của mọi người khác với những vấn đề hiện thực, với những lo âu, cãi cọ, giận hờn và vợ ông cũng như những người phụ nữ khác, không thần thoại, huyền diệu như tình yêu sét đánh lúc ban đầu. Ngay năm đầu chung sống, ông đã viết trong nhật ký của mình: “Thật là kinh khủng, thật là khủng khiếp và vô nghĩa làm sao khi phải buộc hạnh phúc của mình với những điều kiện vật chất: vợ, con, tài sản, sức khỏe”. Nhưng khi ấy tình yêu Tolstoi dành cho Chân Lý vẫn chưa đủ chín để ông có thể vứt bỏ tất cả những điều ràng buộc ấy. Phải hơn bốn mươi năm sau, vào cuối mùa thu năm 1910, Nàng Chân Lý mới đủ mạnh để bứt ông ra khỏi những “ràng buộc vật chất” như ông than thở.

Họ cứ xa nhau mãi, đầu tiên là Tolstoi tự xa dần cái tôi ban đầu của mình, ông muốn đi tìm một CÁI ĐẸP, một CHÂN LÝ tuyệt đối, một CÁI TÔI hoàn thiện hay như ông viết vào năm 1895:”một cuộc sống đích thục, luôn tiến về phía trước, luôn tự hoàn thiện mình và hoàn thiện người khác để rồi hoàn thiện cuộc sống của cả thế giới. Tất cả những gì ngược lại chiều hướng đó, đấy không phải là cuộc sống”. Cái mong muốn HOÀN THIỆN của Tolstoi đôi khi đã làm ông nghĩ đến cái chết. Ông viết trong nhật ký của mình:” Và thế là tôi, một người hạnh phúc hẳn hoi, bắt đầu cất tất cả những sợi dây có trong phòng để không nghĩ đến việc treo cổ lên trần nhà, tôi cũng không còn đi săn bằng súng nữa, để không bị thôi miên bởi một cách kết liễu cuộc đời quá ư dễ dàng”.
Cái dằn vặt của Sopia Andreevna hiện thực hơn, nhưng không kém phần đau khổ. Trong cuốn tự chuyện “Cuộc đời tôi” của bà bà đã kể về người chồng bà đã từng rất mực yêu thương như thế này:” Cần phải tạo ra cho Thiên Tài một bầu không khí hòa bình, vui vẻ, thuận tiện, rồi lại phải nấu ăn, may mặc, giặt giữ cho ông, phải viết đi viết lại không biết bao nhiêu lần các bản thảo của Thiên Tài. Phải yêu thương Thiên Tài, lại không bao giờ được tạo nên bất cứ điều gì để ông phải nghen tuông để ông được bình yên trong lòng, lại phải sinh ra và nuôi dạy biết bao người con của Thiên Tài, mà ông chẳng bao giờ có thời gian và hứng khởi chơi với chúng”. “Ông lấy tất cả những gì cần thiết cho công việc và sự sáng tạo của ông từ những người xung quanh. Những điều còn lại thì ông đều vứt bỏ. Chẳng hạn ông nhận lấy của tôi công việc sao chép, sự chăm sóc của tôi, còn thế giới tâm linh của tôi đối với ông hoàn toàn chẳng có gì thú vị, hoàn toàn vô bổ- thế nên ông chẳng bao giờ bước vào đó.”

Trong nhiều năm bà bị ám ảnh bởi ý nghĩ, Tolstoi không yêu bà, không có khả năng để yêu thương gia đình đã càng làm bà xa dần ông. Khi bà sắp sinh đứa con thứ ba -Aleksandra, ông đã một lần định bỏ nhà đi, nhưng rồi ông lại quay trở về nhà. Nhưng cũng từ đấy ông không còn nhờ bà sao chép bản thảo nữa. Các con gái lớn của ông đã đảm nhiệm thay bà việc đó. Đã có lúc chính Sopia Andreevna cũng có ý định tự vẫn. Bà viết trong nhật ký của mình:”Ông đang dần dần trốn khỏi tôi. Ông đang giết tôi một cách có hệ thống, và cũng đang tự giết chính mình. Tôi không thể nào chịu đựng nổi nỗi đau này. Đôi khi tôi cảm thấy một nỗi thất vọng điên cuồng trong cuộc đời này. Tôi chỉ muốn tự vẫn, chạy đi đâu đó, yêu một ai đó.”

Và đó không chỉ đơn giản là những lời nói trong lúc tuyệt vọng. Sopia Andreevna đã tìm cách nhảy xuống hồ, nhưng rất may người ta kịp nhìn thấy và cứu bà. Bà cũng định bỏ nhà ra đi nhưng các con bà không cho. Cuối cùng bà tìm sự quên lãng trong âm nhạc. Bà có thể nghe một nhạc sỹ Piano nổi tiếng là Sergey Tanheev đàn từ giờ này sang giờ khác. Chỉ trong tiếng đàn trầm bổng ấy bà thấy quên đi tất cả nỗi buồn và sự cô đơn của mình để tìm thấy một chút vui vẻ, bình an.

Chính vào những năm tháng bị khủng hoảng trong gia đình ấy, Tolstoi đã viết tiểu thuyết “Anna Keterina”. Tolstoi đã xây dựng nhân vật Konstantin Levin với rất nhiều điểm trùng hợp với ông, ông chia sẻ với nhân vậy này cả tên của mình (họ Levin có từ Lev là tên của ông), những suy nghĩ của Levin và Anna trong câu chuyện này khá trùng hợp với những gì xảy ra giữa ông và vợ ông là bà Sopia Andreevna, cả giây phút họ gặp nhau, cả việc Levin trao cho Anna đọc cuốn nhật ký của mình cũng là điều Tolstoi đã làm với Sopia, đến nỗi chính Sopia Andreevna cũng phải thốt lên rằng, nhân vật Levin chỉ khác Tolstoi ở chỗ ông ta không có tài năng của Tolstoi mà thôi. Cả tình yêu CHÂN LÝ của ông, ông cũng dành cho nhân vật này, cả ý muốn tự sát ám ảnh mình, Tolstoi cũng dựng bên hình tượng Levin. Chỉ có điều cái kết cục buồn thảm của cuốn tiểu thuyết là ông và vợ ông dù sao cũng tránh được.

Tình yêu mà Sopia Andreevna dành cho ông vượt qua tất cả mọi thất vọng đã ngấm vào máu thịt của bà. Vào một ngày cuối năm 1910 khi Tolstoi đã lặng lẽ bỏ bà ra đi, bà cũng hoàn toàn bị nỗi đau khổ đánh gục, không ăn mấy ngày liên tiếp. Nhưng khi vừa nhận được bức điện báo Tolstoi bị ốm nặng ở một ga xép, ga Astapovo, khi cả nhà còn bị sốc nặng chưa biết phải làm gì, thì bà như sống lại, trở về vai trò người chủ gia đình, thu xếp mọi việc gia đình, lấy mọi thứ đồ dùng cần thiết, không hề quên một điều gì, kể cả chiếc gối yêu thích của Tolstoi. Nhưng đến những phút cuối cùng của ông, người ta cũng không dám nói rằng bà đã đến và đang có mặt ở toa bên cạnh để ông ra đi được thanh thản hơn. Và ông đến những giây phút cuối cùng sắp rời khỏi thế giới nhiều ràng buộc này vẫn nhắc đến một NGƯỜI mà ông suốt đời đi tìm:” Tôi yêu CHÂN LÝ, tôi vô cùng yêu CHÂN LÝ.”

Và quả thật, ông suốt đời yêu CHÂN LÝ, đã đi tìm nó ở khắp nơi, và có lẽ ông đã tìm thấy vào những năm tháng cuối cuộc đòi của mình. Và người phụ nữ đã chia sẻ với ông gần 50 năm chung sống, cũng đã làm hết phần trách nhiệm của mình mà một người vợ có thể làm được: giúp đỡ và chia sẻ với ông nhiều năm tháng đau khổ, cáng đáng gánh nặng gia đình, nuôi dạy con cái để ông lao động quên mình, sáng tạo nên những tác phẩm văn học lớn, và để tự hoàn thiện chính mình.

2 Phản hồi cho “Những mối tình của Lev Tolstoi (1828-1910)”

  1. nhan cuoi says:

    Bạn sẽ mang chiếc nhẫn này cả đời , bởi thế
    , bạn nên chọn cặp nhẫn khiến mình cảm thấy không bị gò
    bó , tiện sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày.
    Vàng 14k là lựa chọn thông minh để làm nhẫn cưới cho
    các cặp đôi bởi có tính bền , ít bị méo và biến dạng.

  2. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Nói tới văn học Nga là phải đề cập đến Léon Tolstoi (Lev Tolstoy) . Mà đá động tới Tolstoi là nói tới bộ sử thi nổi tiếng Chiến tranh & hoà bình (War and Peace / Guerre et Paix).

    wikipedia:
    Chiến tranh và hòa bình (tiếng Nga: Война и мир, Voyna i mir) là một bộ tiểu thuyết sử thi của Lev Nikolayevich Tolstoy, được nhà xuất bản Russki Vestnik in lần đầu từ năm 1865 đến 1869. Đây là tác phẩm phản ánh một giai đoạn bi tráng của toàn xã hội Nga, từ giới quý tộc đến nông dân, trong thời đại Napoléon, và được coi là một trong hai kiệt tác chính của Tolstoy (tác phẩm thứ hai là Anna Karenina). Chiến tranh và hòa bình cũng đồng thời được đánh giá là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của văn học thế giới.
    (…)
    Chiến tranh và hòa bình là bộ sử thi vĩ đại nhất của Tolstoy, trước hết là vì tác phẩm đã làm sống lại thời kì toàn thể nhân dân và dân tộc (???) gặp nhau trên chiến trường. Nhân dân là nhân vật trung tâm của toàn bộ cuốn tiểu thuyết anh hùng ca này. Qua đó, Tolstoy muốn làm nổi bật tính chất nhân dân anh hùng quyết định vận mệnh lịch sử của dân tộc.

    Về nghệ thuật, tác phẩm kết cấu dựa trên sự thống nhất hai mặt của chủ nghĩa anh hùng nhân dân và truyện kể lịch sử. Cốt truyện được xây dựng trên hai biến cố lịch sử chủ yếu đầu thế kỉ 19: cuộc chiến tranh năm 1805 và 1812, đồng thời phản ánh cuộc sống hòa bình của nhân dân và giai cấp quý tộc Nga vào các giai đoạn 1805-1812, 1812-1820. Các tình tiết và cốt truyện nói trên lại kết cấu tập trung xung quanh hai biến cố lịch sử chủ yếu: chủ đề nhân dân gắn bó khăng khít với chủ đề lịch sử, và đề tài chiến tranh quán xuyến toàn bộ tác phẩm đan chéo với đề tài về hòa bình. Bởi vậy, truyện kể lịch sử cùng với chủ nghĩa anh hùng nhân dân là hai mặt cơ sở thống nhất tạo thành kết cấu hoàn chỉnh của sử thi, tạo nên mọi tình tiết trong tác phẩm và được hình tượng hóa theo quá trình xây dựng tác phẩm.

    Một trong những đặc điểm nổi bật khác của Chiến tranh và hòa bình là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Số phận nhân vật với những tâm trạng tinh tế đều gắn bó mật thiết với bước thăng trầm của lịch sử. Đây chính là điểm cách tân của Tolstoy về thể loại anh hùng ca, từ đó sáng tạo nên loại anh hùng ca hiện đại trong lịch sử văn học Nga và văn học thế giới.
    (hết trích)

    Đó là phần viết tiếng Việt, còn phần Wikipedia viết tiếng Anh đã đưa ra một số nhận xét rất hay như sau:

    1/
    Bàn về tính có (xác) thực của tác phẩm (realism), Wikipedia cho biết:

    The novel is set 60 years earlier than the time at which Tolstoy wrote it, “in the days of our grandfathers”, as he puts it. He had spoken with people who had lived through war during the French inasion of French invasion of Russia in 1812, so the book is also, in part, accurate ethnography fictionalized (dân tộc ký chính xác được tiểu thuyết hóa). He read letters, journals, autobiographical and biographical materials pertaining to Napoleon and the dozens of other historical characters in the novel. There are approximately 160 real persons named or referred to in War and Peace

    Although Tolstoy wrote most of the book, including all the narration, in Russian, significant portions of dialogue (including its opening paragraph) are written in French with characters often switching between the two languages. This reflected 19th century Russian aristocracy, where French, a foreign tongue, was widely spoken and considered a language of prestige and more refined than Russian. This came about from the historical influence throughout Europe of the powerful court of the Sun King, Louis XIV of France, leading to members of the Russian aristocracy being less competent in speaking their mother tongue. In War and Peace, for example, Julie Karagina, Princess Marya’s friend, has to take Russian lessons in order to master her native language.

    2/
    Reception (Sự đón nhận)

    The novel which has made its author “the true lion of the Russian literature” (according to Ivan Goncharov) upon its publication enjoyed great success with the reading public and spawned dozens of reviews and analytical essays in the press, some of which (by Pisarev, Annenkov, Dragomirov and Strakhov) formed the basis for Tolstoy scholars’ later research. Yet the Russian press’s initial response to the novel was muted, most critics feeling bewildered by this mammoth work they couldn’t decide how to classify. The liberal newspaper Golos (The Voice, April 3, #93, 1865) was one of the first to react. Its anonymous reviewer posed the question which was later repeated by many others: “What could this possibly be? What kind of genre are we supposed to file it to?.. Where is fiction in it, and where is real history?

    Writer and critic Nikolai Akhsharumov, writing in Vsemirny Trud (#6, 1867) suggested that War And Peace was “neither a chronicle (biên niên sử), nor a historical novel (tiểu thuyết lịch sử ; dã/ giả sử”, but a genre merger, this ambiguity never undermining its immense value. Pavel Annenkov, who praised the novel too, was equally vague when trying to classify it. “The cultural history of one large section of our society, the political and social panorama of it in the beginning of the current century,” was his suggestion. “It is the [social] epic, the history novel and the vast picture of the whole nation’s life,” wrote Ivan Turgenev in his bid to define War and Peace in the foreword for his French translation of “The Two Hussars” (published in Paris by Le Temps in 1875).

    In general, the literary left received coldly the novel which, as they saw it, was totally devoid of social critique and keen (sắc sảo) on the idea of national unity (đoàn kết toàn dân thành một khối). The major fault with the novel, being, as they saw it, “author’s inability to portray a new kind of revolutionary intelligentsia (giới trí thức cách mạng) in his novel,” as critic Varfoomey Zaytsev put it. Articles by D.Minayev, V.Bervi-Flerovsky and N.Shelgunov in Delo magazine characterized the novel as “lacking realism” (thiếu xác thực), showing its characters as “cruel and rough”, “mentally stoned”, “morally depraved” and promoting “the philosophy of stagnation”. Still, Mikhail Saltykov-Schedrin, who’s never expressed his opinion of the novel publically, in the private conversation was reported to have expressed delight with “how strongly this Count has stung our higher society”. Dmitry Pisarev in his unfinished article “Russian Gentry of Old” (Staroye barstvo, Otechestvennye Zapiski, #2, 1868) while praising Tolstoy’s realism in portraying members of high society, still was unhappy with the way the author, as he saw it, ‘idealized’ the old nobility, expressing “unconscious and quite natural tenderness towards” the Russian dvoryanstvo (giới qúi tộc Nga). On the opposite front, the conservative press and “patriotic” authors (A.S.Norov and P.A.Vyazemsky among them) were accusing Tolstoy of consciously distorting the 1812 history, desecrating the “patriotic feelings of our fathers” and ridiculing dvoryanstvo.

    One of the first comprehensive articles on the novel was that of Pavel Annenkov, published in #2, 1868 issue of Vestnik Evropy. The critic praised Tolstoy’s masterful portrayal of man at war, marveled at the complexity of the whole composition, organically merging historical facts and fiction. “The dazzling side of the novel”, according to Annenkov, was “the natural simplicity with which [the author] transports the worldly affairs and big social events down to the level of a character who witnesses them.” Annekov thought the historical gallery of the novel was incomplete with the two “great raznotchintsys” (nhân zật bình dân tên tuổi), Speransky and Arakcheev, and deplored the fact that the author stopped at introducing to the novel “this relatively rough but original element”. In the end the critic called the novel “the whole epoch (era; kỷ nguyên) in the Russian fiction”.

    Slavophiles declared Tolstoy their ‘bogatyr’ (anh hùng hải/giang hồ; héro-errant) and pronounced War and Peace “the Bible of the new national idea”. Several articles on War And Peace were published in 1869-1870 in Zarya magazine by Nikolai Strakhov. “War and Peace is the work of genius, equal to everything that the Russian literature has produced before,” he pronounced in the first, samller essay. “It is now quite clear that from 1868 when the War And Peace was published the very essence of what we call Russian literature has become quite different, acquired the new form and meaning,” the critic continued later. Strakhov was the first critic in Russia who declared Tolstoy’s novel to be a masterpiece of level previously unknown in Russian literature. Still, being a true Slavophile, he could not fail to see the novel as promoting the major Slavophiliac ideas of “meek Russian character’ss supremacy over the rapacious European kind” (using Apollon Grigoriev’s formula). Years later, in 1878, discussing Strakhov’s own book The World as a Whole, Tolstoy criticized both Grigoriev’s concept (of “Russian meekness vs. Western bestiality”) and Strakhov’s interpretation of it

    Among the reviewers were military men and authors specializing in the war literature. Most assessed highly the artfulness and realism (đầy nghệ thuật & xác thực) of Tolstoy’s battle scenes. N.Lachinov, a member of the Russky Invalid newspaper stuff (#69, April 10, 1868) called the Battle of Schöngrabern scenes “bearing the highest degree of historical and artistic truthfulness” and totally agreed with the author’s view on the Battle of Borodino which some of his opponents were disputing. The army general and respected military writer Mikhail Dragomirov in an article published in Oruzheiny Sbornik (The Military Almanac, 1868-1870), while disputing some of Tolstoy’s ideas concerning the “spontaneity” of wars and the role of commander in battles, advised all the Russian Army officers to use War and Peace as their desk book, describing its battle scenes as “incomparable” and “serving for an ideal manual to every textbook on theories of military art.”

    Unlike professional literary critics, most prominent Russian writers of the time supported the novel wholeheartedly. Goncharov, Turgenev, Leskov, Dostoyevsky and Fet have all gone on record as declaring War and Peace the masterpiece of the Russian literature.
    (…)
    [hết trích]

    Thời hiện đại coi đó là một loại FACTION = Fact + Fiction. Tức là tiểu thuyết dựa vô một sự kiện có thật (based on the truth), mà sự thật ở đây là lịch sử. Ta thường gọi đó là truyện dã /giả sử !

    Điển hình như ở ta có nhà văn Nguyễn Mộng Giác sáng tác: Sông Côn Mùa Lũ & Mùa Biển Động; Dzoãn Quốc Sỹ : Khu Rừng Lau; Nguyễn Vỹ : Tuấn, chàng trai nước Việt; Ngô Thế Vinh : Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng …..

    Dân Tàu có tài sáng tác dã sử, mà ta quá quen thuộc, chẳng hạn: Xuân Thu Chiến Quốc, Phong Kiếm Xuân Thu, Tam Quốc Chí, Phong Thần, 108 (?) Anh hùng Lương Sơn Bạc, Tây Du ký, Tiết Nhân Qúi (chinh Đông , chinh Tây), Phàn Lê Huê, Tiết Đinh San, Tái Sanh Duyên, Tục Tái Sanh Duyên, Địch Thanh, Thuyết Đường, Tàn Đường …
    Kế tục thời hiện đại có Kim Dung là nhà văn chuyên viết truyện kiếm hiệp nhưng dựa trên lịch sử. Chẳn hạn thời nhà Tống khoảng thời gian sau Nhạc Phi, bị Mông Cổ xâm lăng, da khởi đầu bằng Anh Hùng Xạ Điêu; nối tiếp bằng Cô Gái Đồ Long aka Kiếm Ỷ Thiên Đao Đồ Long …. rồi cứ thế sáng tác tiếp qua Độc Thủ Đại Hiệp, Lục Mạch Thần Kiếm ….; hay thời Phản Thanh Phục Minh qua Lộc Đỉnh Ký !

    Tôi đã đọc được tác phẩm nổi tiếng một số nhà văn Nga thời hiện đại, ngoài Tolstoi, còn có những vị đoạt giải Nobel ăn chương sử thi loại faction nói trên. Điển hình như Dr Zhivago của Boris Pasternak; Sông Đông Êm Đềm (And The Quiet Don) của Sholokhov ; Tầng Đầu Địa Ngục (The First Circle) & Quần Đảo Ngục Tù (The Gulag Archipelago) của Alexandre Solzhenytsin ! Thú thực tôi rất thích Solzhenytsin, sau này là Sholokhov. Nơi Tolstoi có một khoản cách thời gian quá xa, nên tôi chưa thể cảm nhận được cái hay của tác phẩm Chiến Tranh & Hòa Bình.

    Tolstoi tả tỉ mỉ, nói đúng hơn ông chú trọng, đến giai cấp qúi tộc , vốn là trung tâm mọi lãnh vực sinh hoạt xã hội Nga thời đó, cho nên giới bình dân bị lãng quên hoàn toàn. Đó là điều xa lạ với tôi lúc còn trẻ dại, cũng như làm tôi kô ưa thích giới quyền qúi sống
    xa hoa, cách biệt với tuyệt đại đa số dân chúng, lại thường ăn hại đái nát.

    Ngược lại tôi dành cảm tình nhiều nhất cho Solzhenytsin, bởi ông đã đá động đến thật nhiều đến thân phận giới trí thức tiểu tư sản (như tôi), đã bị CS lợi dụng, ngược đãi & đày ải ra sao ?

    Sholokhov đứng ở vị trí của của dân nghèo, nhất là dân tộc thiểu số, như dân Cô-Dắc vùng sông Đông, bị chà qua sát lại bởi đủ mọi thế lực chính trị, ! Họ đã bị lôi kéo, dằng co trong cơn lốc chiến tranh với ngoại bang & với anh em trong một nước, thật khốn khổ khốn nạn. Đọc Sholokhov ta thấy ngay hình ảnh xứ mình, lắm lúc y hệt như dân Cô-Dắc vùng sông Đông ! Tôi đã bật khóc khi đọc cảnh phe Bạch Vệ bị thua phe Hồng quân đã bỏ chạy hỗn loại di tản ra nước ngoài bằng tàu thuyền ở cản Sébastopol ! Bởi nó gợi lại thật sống động trong tôi cảnh tượng tôi chứng kiến hôm 30 tháng 4 năm 1975 tại Sài gòn ra sao ! Tâm trạng hoang mang rối bời bời của tôi chả khác gì nhân vật chính trong truyện lúc đó !
    Sholokhov tả cảnh đã hay, tả tình cũng hay nữa ! Tôi càng này càng thích ông hơn bao giờ hết ,mỗi khi đọc lại Sông Đông Êm Đềm !

    Cũng thích khi đọc Cuốn Theo Chiều Gió của Margaret Mitchell, nhưng thú thực ko đã bằng khi đọc SĐEĐ, bởi hình như tâm tình & sinh hoạt hàng ngày của dân Nga sao giống dân mình quá xá. Căn bản xã hội mình là gia tộc chả khác gì dân Cô Dắc cả.

Phản hồi